Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label dân tộc. Show all posts
Showing posts with label dân tộc. Show all posts

Ngày hội bánh tét 2011: Ngày hội của người nghèo

0 nhận xét



Tiếp nối thông lệ, Ngày hội bánh tét 2011 năm nay tiếp tục hướng vào mục tiêu chăm lo cho người nghèo. Ngày hội do hai đơn vị là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) và Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch Phú Thọ tài trợ và tổ chức, hứa hẹn cũng sẽ tiếp nối thành công cả về phần hội và phần lễ như những năm trước.




Ngày hội bánh tét được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 với mục đích xây dựng nét đẹp văn hóa, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân TP. Kết hợp với đường hoa, lễ hội tết khu trung tâm, Ngày hội bánh tét đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong những ngày xuân, được người dân TP đánh giá cao khi tạo nên sắc thái riêng của vùng đất phương Nam.

Sau một thời gian tổ chức thiên về phần hội, những năm gần đây, Ngày hội bánh tét bắt đầu gắn chặt hơn với các hoạt động mang đậm tính xã hội. Năm nay, yếu tố xã hội còn được chú ý nhiều hơn mọi năm với hàng loạt hoạt động vì người nghèo. Mở đầu cho loạt hoạt động của ngày hội là “Cuộc thi nấu bánh tét 2011” được tổ chức từ ngày 26-1 đến hết ngày 31-1-2011 tại trụ sở UBND của tất cả 24 quận huyện trên toàn TP.


Tham dự cuộc thi, ca sĩ Phương Thanh sẽ cùng tình nguyện viên và trẻ em nghèo gói và nấu 800 đòn bánh tét, bánh chưng gửi tặng trẻ em ở các mái ấm tình thương. Sau cuộc thi sẽ có phần tặng bánh tét và quà tết cho các hộ nghèo trong từng địa phương.

Vào lúc 8 giờ ngày 31-1 (28 tháng Chạp), tại sân khấu Ba Hạt Lúa (nằm trong Công viên Đầm Sen), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) sẽ phối hợp với Sở Lao động – Thương binh – Xã hội và Công viên Văn hóa Đầm Sen tổ chức lễ trao tặng 10.000 đòn bánh tét cho các mái ấm, nhà mở… trên địa bàn TP.


Song song đó, để tạo thuận lợi cho các đơn vị tại các quận, huyện ngoại thành, đoàn trao tặng bánh tét cũng tổ chức lễ trao tặng cho các mái ấm, nhà mở thuộc các quận huyện ngoại thành tại 3 địa điểm: Bình Phước, Chánh Phú Hòa (Bình Dương) và Trung tâm Dạy nghề Thanh thiếu niên thành phố (huyện Hóc Môn).


Năm nay, tổng cộng có đến 79 nhà mở, mái ấm, trung tâm chăm sóc trẻ em cơ nhỡ, người tàn tật, khiếm thị, viện dưỡng lão… nhận được quà tết từ Ngày hội bánh tét 2011. Các phần quà tết ngoài bánh tét còn có các món quà có giá trị từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng nhằm giúp cho người dân có hoàn cảnh khó khăn có một cái tết thoải mái hơn. Toàn bộ chi phí tổ chức Ngày hội bánh tét 2011 do Saigontourist và Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch Phú Thọ tài trợ.

Ngày hội bánh tét 2011 là một trong 6 chương trình chính Lễ hội Tết 2011 của TPHCM năm nay. 5 hoạt động còn lại là đường hoa Nguyễn Huệ, pháo hoa đêm giao thừa, phố tỏa sáng, khoảnh khắc đón năm mới, trang hoàng mặt phố tết và biểu diễn Doorshows.

Với các hoạt động xã hội đa dạng, Lễ hội Tết 2011 và nhất là Ngày hội bánh tét 2011 không chỉ là những hoạt động vui chơi, giải trí mà còn là nơi chuyển tải tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào thành phố, thể hiện sự vững tin vào tương lai tươi sáng của thành phố, của dân tộc. Lễ hội tết năm nay đã thật sự là dịp mang lại niềm vui cho những gia đình khó khăn, trẻ em tại các mái ấm, nhà mở thông qua những tình cảm, tấm lòng được gửi gắm qua những đòn bánh tét, những món quà ngày xuân… 




TƯỜNG VY





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tiếc thương Trung tướng Đào Văn Lợi

0 nhận xét



Vẫn biết “sinh lão bệnh tử” là quy luật muôn đời, song khi nhận được tin Trung tướng PGS-TS Đào Văn Lợi vừa ra đi, tôi vẫn bàng hoàng không dám tin đó là sự thật. Nghe tên tuổi ông từ khá lâu, nhưng mãi tới đầu năm 2010 tôi mới có dịp hạnh ngộ. Ấy là khi ông cầm tập bản thảo cuốn hồi ức “Trận mạc và giảng đường” đến làm việc với Chi nhánh NXB QĐND tại TPHCM.




Từng giữ cương vị chỉ huy ở nhiều đơn vị lừng danh, song khi trò chuyện ông vẫn rất mực khiêm nhường. Là người được phân công biên tập bản thảo, qua nhiều lần tiếp xúc và trao đổi, tôi cảm nhận ông một con người rất cẩn trọng, sâu sắc, đậm đà tình nghĩa.


Trong lời giới thiệu cuốn sách, Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, viết: “Đào Văn Lợi nhập ngũ năm 1965, là một chiến sĩ xuất thân từ nông dân, trải qua chiến đấu, công tác, học tập mà trưởng thành, trở thành một vị tướng, một nhà giáo có nhiều đóng góp cho quân đội, cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc”.





Trung tướng Đào Văn Lợi (trái) và Thượng tướng Hoàng Cầm.


Là con trai độc nhất trong một gia đình nghèo thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, đang là xã viên HTX nông nghiệp, Đào Văn Lợi viết đơn xin nhập ngũ. Trở thành chiến sĩ của Trung đoàn 141 Sư đoàn 312, ngay từ đầu, tố chất tham mưu của chàng lính trẻ đã phát lộ. Đầu năm 1966, ông vượt Trường Sơn vào Đông Nam bộ. Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông được Sư đoàn trưởng Lê Nam Phong gọi lên giao nhiệm vụ “ra Bắc học về làm chỉ huy”.

Sau khi được đào tạo trở về, ông tiếp tục gắn bó với Quân đoàn 4. Lăn lộn trong khói lửa cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và những tháng năm làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia, phẩm chất tham mưu tác chiến càng được tôi luyện thêm. Từ chiến sĩ bộ binh, lúc trinh sát, lúc làm trợ lý cơ quan, Đào Văn Lợi trưởng thành nhanh chóng. Ông từng là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, rồi Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Quân đoàn 4…

Trải qua chiến đấu và nhiều cương vị công tác, ở đâu người lính cũng chịu khó học hỏi. Từ những trải nghiệm thực tiễn, ông được tiếp cận với kiến thức khoa học quân sự một cách có hệ thống, bài bản. Nhờ vậy, khi chuyển sang công tác ở lĩnh vực giáo dục đào tạo, ông đã không phụ lòng tin của cấp trên.


Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Học viện Lục quân. Đặc biệt, với thành tích nghiên cứu khoa học cùng những đóng góp tích cực trong quá trình hoạt động giáo dục đào tạo, tháng 11-2004, Trung tướng Đào Văn Lợi được công nhận Phó Giáo sư chuyên ngành Khoa học quân sự. Có lẽ vì vậy mà ân tình sâu nặng luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách. “Tôi ghi mãi trong lòng sự biết ơn tới Đảng, tới Bác Hồ, tới Quân đội đã giáo dục, rèn luyện, tạo mọi điều kiện để tôi phấn đấu”.


Xuất phát từ quan niệm “tôn trọng quá khứ, biết ơn những người đi trước” mà ông luôn ghi nhớ ngay cả từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Lúc mới hành quân vào Tây Nguyên, đang đói mờ cả mắt được anh bạn đồng hương đưa cho cái bánh sắn hấp nóng, khiến ông nhớ mãi. Lần khác, đang nằm run cầm cập vì sốt rét mà chẳng có thuốc thang gì, được anh y tá dúi cho nửa viên ký ninh, nhờ vậy mà cắt được cơn sốt. Tình nghĩa với chị Út Dân trong những năm đánh Mỹ ở Bến Cát, Bình Dương, người mà ông kính trọng như chị ruột của mình. Ông luôn tâm niệm: “Mọi việc đối nhân xử thế cuối cùng phải dựa trên cái tình, dựa vào sự yêu thương, kính trọng người trên, thương đồng đội, bạn bè, thương yêu gia đình” và thực tế ông đã xử sự đúng như vậy.


Một hôm tầm nửa buổi, ông đến gặp tôi ở cơ quan, vẻ mặt đầy xúc động. Ông cho biết vừa đi thăm cụ Hoàng Cầm, thủ trưởng cũ rồi đến thẳng đây luôn. Trời ơi, một vị tướng từng chứng kiến cả ba cột mốc quan trọng (7-5-1954, 30-4-1975, 7-1-1979) công lao chiến tích đầy mình, đạo đức sáng trong mẫu mực, giờ ốm đau nằm một chỗ. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 đều có chung ước nguyện muốn Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT cho cụ…


“Mình muốn có bài viết kiến nghị với cấp trên, sơ phác thế này chú xem sửa giúp tôi” – ông nói. Thói thường, ở đời người ta phù thịnh, mấy ai phù suy? Chỉ ngần ấy thôi, tôi nhận lời. Hai hôm sau, bài viết “Về thăm người Sư đoàn trưởng đầu tiên của Sư đoàn 9 anh hùng” của ông xuất hiện trên Báo Sài Gòn Giải Phóng, gây xúc động mạnh.


Ông còn thảo công văn gửi kèm tờ Báo SGGP, đệ trình lên các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước xem xét việc vinh danh cho Thượng tướng Hoàng Cầm. Là một trong những người đôn đáo lo vận động xây tượng đài chiến thắng Tàu Ô – Xóm Ruộng, khi sắp khánh thành ông có bài “Tượng đài của nghĩa tình đồng đội”. Vị tướng say sưa nói với tôi về những dự định đang ấp ủ, có ai ngờ ông đang gồng mình chống chọi với căn bệnh quái ác.


Khi hay tin ông cấp cứu ở Bệnh viện 175, tôi tức tốc tìm vào thăm. Ông vẫn nhận ra tôi và nói chuyện bình thản, dù thể trạng rất yếu. Nhìn thần sắc, nắm bàn tay khô và lạnh của ông, tôi thấy thắt lòng. Xin vĩnh biệt ông, Trung tướng PGS-TS Đào Văn Lợi kính mến!




Đại tá – Nhà văn



Nguyễn Minh Ngọc





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Dự hội nghị Ủy ban Đoàn kết Công giáo TPHCM, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Chung sức xây dựng đất nước

0 nhận xét

Ngày 22-1, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tham dự Hội nghị tổng kết năm 2010 và tuyên dương những cá nhân tiêu biểu trong đồng bào Công giáo sống tốt đời đẹp đạo, do Ủy ban Đoàn kết Công giáo TPHCM tổ chức.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng hoa nhà nghiên cứu, giáo dân Nguyễn Đình Đầu – người có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội.

Báo cáo với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và các đại biểu tham dự hội nghị, Linh mục Phan Khắc Từ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Đoàn kết Công giáo TPHCM, nêu lên một số nét lớn trong hoạt động của Năm Thánh 2010 hướng về Đại hội dân Chúa và các sự kiện lớn của đất nước. Trong đó có các phong trào thi đua yêu nước “Sống tốt đời đẹp đạo”, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư… Qua phong trào, bà con giáo dân tại các giáo xứ, họ đạo đã đóng góp hơn 55 tỷ đồng vào các hoạt động xã hội từ thiện, giáo dục, y tế cộng đồng và cứu trợ thiên tai.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các linh mục, tu sĩ và đồng bào Công giáo TP trong các phong trào thi đua yêu nước, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban Đoàn kết Công giáo phải thể hiện tốt vai trò và trách nhiệm là cầu nối giữa Giáo hội Công giáo với các cấp chính quyền trong việc thắt chặt mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp lại khoảng cách; động viên, cổ vũ các linh mục, tu sĩ và đồng bào giáo dân đoàn kết, chung sức cùng các giới, các tôn giáo trong cộng đồng mái nhà chung dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nhân dịp chuẩn bị bước sang năm mới Tân Mão, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc đến các linh mục, tu sĩ và bà con giáo dân, chúc cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố.

* Cùng ngày, đồng chí Nguyễn Thái Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, đã đi thăm, chúc tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tòa Tổng Giám mục TPHCM và Ban Trị sự Tổng Liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam).

HOÀI NAM


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tiếng nói và niềm tin vào Đảng

0 nhận xét



Hòa trong không khí phấn khởi trước thành công của Đại hội Đảng lần thứ XI, nhiều nghệ sĩ đang hoạt động nghệ thuật tại TPHCM đã bày tỏ niềm tin và hy vọng vào những quyết sách sáng suốt và kịp thời mà đại hội đã thông qua. Đặc biệt là những chủ trương, chính sách mang ý nghĩa thúc đẩy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phát triển lên một tầm cao mới. Chúng tôi xin trích giới thiệu ý kiến tâm huyết của một số nghệ sĩ, nhà quản lý thể thao…







  • Đảng viên trẻ – NSƯT Hồng Vân,



    Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM:



    Sẽ tiếp tục có nhiều đổi mới










Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, nhiều thử thách, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã đưa đất nước ta vượt qua khó khăn và ngày càng phát triển. Sau đại hội lần này, tôi luôn kỳ vọng đất nước sẽ tiếp tục có nhiều đổi mới – phát triển hơn, bền vững hơn. Trong đó, tôi nghĩ cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến sự phát triển đồng bộ của các lĩnh vực văn hóa, sao cho vừa phát huy được những giá trị, những bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa hòa nhập, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Tuy nhiên, để có được sự phát triển văn hóa bền vững, hòa nhập mà không hòa tan, chúng ta cần có những quyết sách mang tính đột phá trong việc đầu tư xây dựng những công trình văn hóa xứng tầm với thời đại. Đặc biệt là sớm đầu tư xây dựng những khu giải trí, những rạp hát hiện đại để qua đó tạo nên môi trường hoạt động văn hóa tốt, mang lại những sản phẩm văn hóa có chất lượng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Giới nghệ sĩ chúng tôi lúc nào cũng luôn mong muốn có được điều kiện cơ sở vật chất tốt – hiện đại để có thể thỏa sức sáng tạo, tiếp tục cống hiến cho khán giả nhiều vở diễn hay hơn nữa.

Qua các tác phẩm nghệ thuật, tôi tin sẽ mang lại những giá trị chân – thiện – mỹ, góp phần giúp cho người xem ngày càng hoàn thiện mình hơn để sống tốt, sống có ích hơn. Song song đó, việc đầu tư đào tạo đội ngũ nghệ sĩ kế tục cũng rất quan trọng. Nếu được, chúng ta nên tuyển chọn các nghệ sĩ trẻ, giỏi nghề để đầu tư, gửi ra nước ngoài học tập (ngắn hạn, dài hạn) để trong tương lai, 5 – 10 năm nữa, nền nghệ thuật nước nhà có được một đội ngũ nghệ sĩ vừa hồng vừa chuyên, đủ sức kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa mà cha ông ta đã dày công sáng tạo từ hàng ngàn năm nay.




  • Diễn viên Hiền Mai: Tôi tin tưởng luồng gió mới từ Đại hội Đảng










Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ và khẳng định được vai trò lãnh đạo của mình qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và vẫn vững vàng trong những năm tháng khó khăn, gian khổ, xây dựng và bảo vệ đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh cho đến ngày nay. Trong tình hình hiện nay, Đảng càng khẳng định vai trò tổ chức và lãnh đạo bản lĩnh, kiên định, lo cho nhân dân, vì nhân dân.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy và dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật để kiểm điểm, đánh giá đúng những thành tựu cũng như những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X. Nhất định Đảng ta sẽ đưa được con thuyền Việt Nam vươn ra biển lớn, đưa đất nước ta đến đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Là một nghệ sĩ trẻ, tôi rất quan tâm đến nghị quyết của Đảng về vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển văn hóa nghệ thuật lên tầm cao mới. Tôi tin tưởng diện mạo văn hóa nghệ thuật sẽ được thổi vào một luồng gió tươi mới. Đồng thời, nghệ sĩ trẻ chúng tôi cũng ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trước thời cuộc. Người nghệ sĩ lại càng phải cố gắng không ngừng, luôn tu dưỡng đạo đức, trau dồi tri thức, nâng cao tâm hồn, cảm xúc, để từ đó cho ra đời những tác phẩm mang đậm tính nhân văn, tính chiến đấu sâu sắc, làm rung động lòng người…




  • Ca sĩ Lương Chí Cường: Nghị quyết Đảng là nền tảng đổi mới diện mạo văn hóa nghệ thuật…










Những kết quả tốt đẹp mà đất nước Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… trong những năm qua đã minh chứng rõ định hướng đúng đắn trong các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trên con đường phát triển và hội nhập cùng thế giới, phát huy được tinh thần đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc, tương thân tương ái, chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, chính sách mở cửa đã tạo nhiều điều kiện để nghệ sĩ Việt Nam mở rộng sự hiểu biết, cập nhật và tiếp thu các thông tin văn hóa nghệ thuật quốc tế, giao lưu với nghệ sĩ các nước, học hỏi, nâng cao tay nghề chuyên môn và phát huy được giá trị nội lực của các tài năng trẻ…

Đặc biệt, vấn đề bảo vệ quyền tác giả được thực thi thông qua Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam trong những năm qua đã tạo sự công bằng, an tâm, niềm tin tưởng và phấn khởi cho đội ngũ nhạc sĩ, những người sáng tác.

Tôi rất tin tưởng và hy vọng, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ tiếp tục là nền tảng đổi mới diện mạo văn hóa nghệ thuật của đất nước trong 5 năm tới, sẽ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ, giúp sức cho văn hóa nghệ thuật nước nhà phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn.







Ông Mai Bá Hùng,



Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TPHCM



: Thể thao sẽ giới thiệu hình ảnh đất nước










Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bên cạnh sự phát triển về kinh tế, ngành TDTT cũng phát triển đúng hướng. Thể thao được xem là một trong những kênh tốt nhất để giới thiệu hình ảnh đất nước ra quốc tế, với bạn bè 5 châu. Tôi nghĩ là ở nhiệm kỳ nào Đảng cũng đều nêu cao và quan tâm đến vấn đề này.

Gần đây, chúng ta có chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 được Chính phủ thông qua ngày 3-12-2010, cho thấy mục tiêu của chiến lược này rất rõ, liên quan đến phát triển con người, nhất là về mặt thể chất. Việc Đảng lãnh đạo để phát triển thể thao với chiến lược này là hết sức cần thiết.


Cụ thể năm 2011 sẽ có SEA Games ở Indonesia; kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành TDTT và ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (27-3-1946 – 27-3-2011). Năm 2012 có Olympic cũng là dịp để giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra quốc tế…

Hy vọng Chính phủ đang và sẽ đầu tư cho ngành, các đội tuyển để có hướng phát triển tốt hơn, đặc biệt là cơ sở vật chất và con người được đầu tư theo tinh thần của chiến lược phát triển được thống nhất và thông qua.


Hy vọng TPHCM sẽ được Chính phủ cho đăng cai SEA Games sắp tới hoặc các kỳ đại hội Olympic trẻ châu Á, đại hội thể thao, võ thuật châu Á. Đó sẽ là chất xúc tác để đầu tư khu thể thao Rạch Chiếc, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động thể thao quần chúng…



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Hội Phụ nữ Từ thiện TPHCM nhận Huân chương Lao động hạng nhất

0 nhận xét

Ngày 18-1, tại Nhà Thiếu nhi TP, Hội Phụ nữ Từ thiện TPHCM đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Cùng ngày, Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác vận động phụ nữ dân tộc.

Qua các phong trào thi đua, hội đã phát hiện, bồi dưỡng nhiều nhân tố tích cực và kết nạp được 1.840 chị em vào hội, giới thiệu 63 hội viên ưu tú với tổ chức Đảng, qua đó kết nạp 12 phụ nữ Hoa, Nùng vào Đảng.



M.YẾN


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Liên đoàn Xiếc Việt Nam kỷ niệm 55 năm thành lập

0 nhận xét



Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Liên đoàn Xiếc Việt Nam (1956 – 2011) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất đã diễn ra sáng 16-1 tại Hà Nội.




Nhân dịp này, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã tổ chức Gala xiếc toàn quốc từ 14 đến 16-1 tại Hà Nội với nhiều tiết mục từng giành giải thưởng cao trong các kỳ liên hoan trong nước, quốc tế.




Tr.Ngọc







  • Kỷ niệm 10 năm ngày mất của ca nương Quách Thị Hồ




Ngày 16-1, Trung tâm UNESCO Ca trù phối hợp cùng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình hát ca trù kỷ niệm 10 năm ngày mất của NSND Quách Thị Hồ (1909-2001), ca nương bậc nhất Việt Nam thế kỷ XX. Năm 1999, bà được Nhà nước đề cử vào danh sách những người phụ nữ huyền thoại thế giới. Bà đã được Hội đồng Quốc tế âm nhạc UNSECO trao tặng bằng danh dự với những lời trang trọng “Xin cảm ơn bà đã gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại”.




Tr.Phan





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thủ tướng chỉ đạo: Tăng cường phòng chống đói, rét, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, thủy sản

0 nhận xét



Để chủ động phòng chống đói, rét, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, thủy sản, ổn định và phát triển sản xuất, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 70/TTg-KTN ngày 15-1 yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, TP phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra), Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT tập trung chỉ đạo quyết liệt và áp dụng mọi biện pháp để phòng chống đói, rét cho gia súc, gia cầm, thủy sản nhất là đàn trâu bò, đàn cá giống, nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại đối với ngành chăn nuôi, thủy sản.




Cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu ở địa phương, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết; không chủ quan và bị động trong việc phòng chống đói, rét cho vật nuôi; chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ kịp thời công tác phòng chống rét cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc; chỉ đạo chính quyền cơ sở có trách nhiệm thống kê đầy đủ số lượng gia súc, gia cầm, thủy sản bị thiệt hại và thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người sản xuất và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để tình trạng gia súc, gia cầm, thủy sản bị chết nhiều do chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi tại địa phương. 


Theo công điện, đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ đầu tháng 1-2011 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi và sản xuất vụ đông – xuân ở các tỉnh phía Bắc. Đến ngày 15-1, đã có hơn 8.000 con trâu, bò bị chết rét và nhiều loại vật nuôi khác đã bị ảnh hưởng do đói, rét. Theo dự báo, rét đậm, rét hại có thể còn kéo dài và nguy cơ đàn gia súc, gia cầm, thủy sản bị chết vẫn tiếp tục gia tăng nếu các bộ, ngành địa phương không có những biện pháp chủ động phòng chống.




T.T.X.





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Giao lưu trí thức, doanh nhân Việt kiều tiêu biểu

0 nhận xét





(SGGP). – Ngày 15-1, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM, Đài Truyền hình TPHCM, Cung Văn hóa Lao động TPHCM đã phối hợp tổ chức buổi giao lưu với chủ đề “Xuân hội ngộ – 2011”. Ba nhân vật tiêu biểu được chọn giao lưu là hình ảnh đại diện cho nhiều trí thức, doanh nhân Việt kiều bằng tấm lòng yêu nước sâu sắc đã có nhiều đóng góp cho quê hương.






Sau 20 năm sinh sống ở nước ngoài, năm 1995 ông Nguyễn Văn Cường (Việt kiều Mỹ, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Du lịch Việt Thái Bình Dương) quyết định trở về quê hương sinh sống và lập nghiệp, chọn con đường kinh doanh theo hướng làm du lịch và chế biến cà phê. Thông qua thương hiệu VietCoffee, ông đã góp phần giới thiệu đến bạn bè khắp năm châu một đặc sản rất tiềm năng của Việt Nam – cà phê.


Tiến sĩ kỹ thuật Trần Đức Vĩ (Việt kiều Singapore, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế miền Đông – tỉnh Bình Dương) lại chọn hướng đóng góp khác cho quê hương. Sang Singapore du học từ năm 2001, ông tham gia nghiên cứu và làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao với rất nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Thế nhưng tháng 9-2010, ông quyết định về Việt Nam để góp phần cùng các đồng nghiệp xây dựng nên một trường đại học có quy mô quốc tế đầu tiên ở khu vực miền Đông.


Về phần mình, bà Đinh Kim Nguyệt (Việt kiều Canada, Chủ tịch Tổ chức Bảo tồn văn hóa truyền thống đa sắc tộc của TP Whitehorse – Canada) góp phần giữ gìn và truyền bá những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ở nước ngoài thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc (Tết Trung thu, Tết Nguyên đán), thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia; mở nhiều lớp học dạy tiếng Việt cho thế hệ người Việt trẻ ở nước ngoài.


Phát biểu tại buổi giao lưu, bà Nguyễn Thị Việt Thùy (Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM) thể hiện sự trân trọng đối với sự đóng góp của những người Việt Nam đã và đang ở nước ngoài luôn hướng về quê hương, góp phần không nhỏ vào những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Bà cũng bày tỏ hy vọng sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng sẽ có những chính sách tiếp theo hoặc cụ thể hóa hơn nữa Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, qua đó tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho bà con kiều bào về làm ăn, sinh sống.




A.CHÂN





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Chương trình ca trù đặc biệt tưởng nhớ nghệ nhân Quách Thị Hồ

0 nhận xét

(SGGPO).-



Một chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 10 năm ngày mất của NSND Quách Thị Hồ, một ca nương bậc nhất của Việt Nam thế kỷ XX sẽ được tổ chức tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam.









Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ


Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát ca trù, bà được mẹ nghiêm khắc chỉ dạy nghệ thuật hát ca trù. Lên 6 tuổi, đã được theo mẹ và các dì đi hát. 8 tuổi, bà đã nổi tiếng hát hay trong giáo phường, 10 tuổi được giáo phường cho hát chính, 12 tuổi đi hát các nơi hội hè và đến năm 15 tuổi, tiếng hát của Quách Thị Hồ đã nổi tiếng khắp nơi kinh thành Thăng Long. Giọng ca của bà có một không hai, những trong nghề cho rằng bà là một trong số rất ít người đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật hát ca trù.


Năm 1983 băng ca trù do bà Quách Thị Hồ biểu diễn đã giành được giải thưởng tiết mục xuất sắc nhất tại diễn đàn Âm nhạc châu Á, tổ chức tại Bình Nhưỡng. Bà đã được hội đồng quốc tế âm nhạc UNSECO trao tặng bằng danh dự với những lời trang trọng

“Xin cảm ơn bà đã gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của việt Nam, một vốn quý của nhân loại”.

Năm 1988 bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Bà đã góp phần gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại.


Buổi biểu diễn ca trù tưởng nhớ cố NSND Quách Thị Hồ sẽ được tổ chức vào sáng 16-1 là dịp để các nghệ sĩ, ca nương gặp gỡ, tôn vinh nghệ thuật ca trù và người ca nương tài hoa này.




MAI AN





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Trao giải Cuộc thi truyện ngắn, bút ký, phóng sự về ngành giáo dục

0 nhận xét

(SGGPO).-

Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn, bút ký, phóng sự về ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục – Đào tạo, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp tổ chức đã diễn ra sáng nay, 7-1, tại Hà Nội.




Được phát động từ tháng 4 -2009, cuộc thi đã tập hợp được đông đảo các nhà văn, nhà báo, cán bộ đương chức ở các ngành nghề và cán bộ, quân nhân đã nghỉ hưu và cả các em học sinh – sinh viên tham gia. Mảng đề tài được nhiều tác giả đề cập tới là giáo dục ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo mà vấn đề cốt lõi là chế độ đãi ngộ và chính sách với giáo viên, là trường lớp, thiết bị dạy học…


Có 2.205 tác phẩm dự thi của 2012 tác giả đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, trong đó có 12 tác giả là người dân tộc. Ban tổ chức đã chọn ra 202 tác phẩm vào vòng chung khảo. Từ đó, 12 tác phẩm được giải ở thể loại ký, phóng sự (với 1 giải nhất, 2 giải nhì, 4 giải 3 và 5 giải khuyến khích); 12 tác phẩm được giải ở thể loại truyện ngắn (không có giải nhất, 2 giải nhì, 4 giải 3 và 6 giải khuyến khích). Tổng cộng có 24 tác giả, trong đó có 12 nhà văn, nhà báo, 7 nhà giáo, 4 cán bộ khoa học kỹ thuật và 1 sinh viên được nhận giải thưởng.


Từ cuộc thi này, đã có hơn 100 tác phẩm ký, phóng sự và truyện ngắn đã được giới thiệu trên các báo Văn nghệ, Giáo dục – Thời đại và tạp chí Thế giới mới, tạp chí Văn học tuổi trẻ trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi.


Trong thời gian tới, Ban tổ chức cuộc thi sẽ cho xuất bản 2 tập sách ký, phóng sự và truyện ngắn được giải và phát hành rộng rãi tới các trường học trong cả nước.


Đáng chú ý, thể loại  truyện ngắn không có giải nhất. Còn giải nhất  thể loại ký, phóng sự được trao cho nhà báo Phạm Ngọc Dương (VTC New) với tác phẩm “Hành trình kéo người La Chí ra khỏi rừng rậm”.




Phan Thảo





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Lên mạng tìm sách xưa

0 nhận xét

Khác với dân chơi sách chuyên nghiệp luôn quan tâm đến những chi tiết xung quanh cuốn sách như bản in năm nào, chất lượng in ấn, lịch sử cuốn sách…, những nhà nghiên cứu chỉ quan tâm duy nhất đến nội dung sách. Thế nhưng, để tìm được một cuốn sách cũ có giá trị, đôi khi lại quá khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc nhiều thư viện trong và ngoài nước, nhiều tổ chức, cá nhân số hóa các đầu sách rồi đưa lên mạng đã trở thành một nguồn cung cấp tư liệu đầy hấp dẫn với bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu.



Trang mạng bán sách trực tuyến của Nhà sách Phương Nam. Ảnh: T.L.

Từ trong nước



Một trong những địa chỉ quen thuộc nhất của giới tìm sách xưa trên mạng là trang web sachxua.net do một nhóm những người mê sách tự tổ chức. Điểm nhấn lớn nhất của sachxua.net là xây dựng một diễn đàn trên mạng cho những người mê sưu tầm sách. Đến đây, bạn đọc có thể trao đổi những kinh nghiệm phục hồi sách cũ như kỹ thuật dán sách, cách đóng và bảo quản sách… Bạn đọc cũng có thể đưa lên những cuốn sách không còn nguyên vẹn để nhờ những thành viên diễn đàn tìm giùm phần còn thiếu, hay tìm những người cũng có cuốn sách giống mình nhưng hư hỏng, phần khác nhằm kết nối lại thành một cuốn sách hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, sachxua.net cũng còn được nhắc đến như là một trong những địa chỉ cung cấp những bản sách xưa dưới dạng sách điện tử (e-book) rất được chú ý. Tại đây, bạn có thể tìm thấy bản e-book chụp lại toàn bộ tác phẩm tranh mộc bản Những kỹ thuật của người An Nam do Henri Oger thực hiện từ khoảng năm 1907-1909, hay các bộ báo cũ như Nông Cổ Mín Đàm, tạp chí Thanh Nghị (1941-1945), Nam Phong, Đông Dương… Tất cả đều được đưa lên trên tinh thần tự nguyện và miễn phí. Các thành viên cũng rất quan tâm đến vấn đề bản quyền, những tác phẩm đang được kinh doanh ngoài thị trường sẽ không được đưa lên, chỉ cho phép cập nhật những tác phẩm đã ngừng kinh doanh.

Ngoài ra, một số trang web khác trong nước cũng là địa chỉ quen thuộc của những người chuyên đi tìm sách xưa, hiếm trên mạng như trang web của Thư viện quốc gia (www.thuvienquocgia.vn) hay các trang sách điện tử như e-thuvien.com, ebook4u.vn… Tuy nhiên, ở các trang này chủ yếu là các nhan đề sách mới, muốn tìm sách xưa, hiếm đòi hỏi bạn đọc có nhu cầu phải tìm kiếm tỉ mỉ.

Đến nước ngoài



Một trong những địa chỉ tìm sách cũ được bạn đọc quan tâm nhất là Thư viện Quốc gia Pháp (www.bnf.fr). Tại đây có một kho tàng sách cũ về Việt Nam vô cùng đồ sộ, nhập vào từ khóa “An Nam” bạn đọc có thể tiếp cận đến gần 20 ngàn tài liệu sách, báo các loại về đất nước Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Có nhiều loại sách khá đặc thù bình thường ít gặp như cuốn sách hướng dẫn du lịch cho du khách Pháp được phát hành vào những năm 1930 với nhiều chi tiết hình ảnh khá độc đáo về văn hóa, xã hội, con người Việt Nam thời kỳ đó. Do có mối liên hệ đặc thù với lịch sử Việt Nam nên thư viện Pháp được xem là một trong những thư viện có nhiều đầu sách xưa và hiếm về đề tài Việt Nam nhất hiện nay. Tại đây, bạn đọc có thể tìm thấy bản chụp các cuốn sách nổi tiếng như Rừng người Thượng (Les Jungles Moi) của tác giả Henri Maitre xuất bản năm 1912 viết về người dân tộc ở Tây Nguyên. Đây được coi là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về các tộc người ở Tây Nguyên Việt Nam. Điều đáng nói là các loại sách được cung cấp trên mạng đều là bản chụp sách gốc nên rất có giá trị tham khảo cho những ai có yêu cầu.

Một trang sách điện tử khác cũng rất được chú ý là trang của Thư viện Waseda (Tokyo-Nhật). Tại đây cung cấp bản chụp một kho sách cực kỳ đồ sộ, trong đó chiếm một số lượng khá lớn là các loại sách chữ Hán. Với các nhà nghiên cứu, kho sách của thư viện Waseda là một kho tàng đầy hấp dẫn khi cung cấp một lượng lớn bản gốc các tư liệu cổ, một số trong đó có liên quan đến Việt Nam được đánh giá cao như Hải quốc đồ chí, Quảng Đông thông chí, Đại Thanh nhất thống toàn đồ…

Dự án số hóa sách Google đã làm bùng lên sự chú ý của dư luận với vấn đề số hóa các loại sách từ xưa đến nay. Hàng loạt dự án số hóa sách ra đời, từ quy mô nhỏ của các thư viện, trường đại học đến quy mô quốc gia như ở Đức, Pháp, Trung Quốc… rồi quy mô khu vực như dự án số hóa toàn châu Âu, và dĩ nhiên đình đám nhất vẫn là dự án số hóa sách toàn cầu của Google. Từ các dự án này, nhiều đầu sách xưa, hiếm vốn nằm im trong các thư viện trên khắp thế giới bỗng chốc dễ dàng đến tay bạn đọc ở bất cứ nơi đâu. Trong số đó, có không ít tác phẩm quý và hiếm. Điều đáng tiếc là các dự án số hóa mới chỉ tập trung vào số lượng chứ chưa hệ thống hóa các tư liệu khiến việc tìm kiếm còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dù vậy số hóa sách cũng đã và đang mở ra một cánh cửa tri thức vô tận cho các nhà nghiên cứu, cho bạn đọc.

Tường Vy


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →