Đồng chí Lê Thanh Hải dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2011

0 nhận xét

Ngày 23-12, Công an TPHCM đã tổ chức hội nghị tổng kết tình hình, công tác đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng lực lượng năm 2011 và triển khai công tác năm 2012. Đến dự hội nghị có đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an. Một trong những công tác trọng tâm của Công an TP trong thời gian tới là tập trung tấn công các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm gây án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, sử dụng vũ khí nóng, tội phạm là người nước ngoài, nâng cao hiệu quả đấu tranh tội phạm lợi dụng công nghệ cao.

24 12 2011LTHai Đồng chí Lê Thanh Hải dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2011

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các đơn vị.

Theo báo cáo của Công an TP, trong năm 2011 lực lượng công an TP đã tăng cường kiểm tra xử lý các vụ vi phạm về kinh tế; tiếp nhận, điều tra làm rõ 44 vụ cố ý làm trái, tham ô, phát hiện làm giả các loại giấy tờ, lập hồ sơ và sử dụng hóa đơn khống để quyết toán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản Nhà nước. Đặc biệt, phát hiện 1.130 vụ vi phạm kinh tế, qua điều tra, xử lý đã thu nộp ngân sách Nhà nước trên 22 tỷ đồng.

Công an TP đã tăng cường trấn áp tội phạm ngay tại cơ sở, phát huy các giải pháp nhằm kéo giảm tội phạm, nhờ đó so với năm 2010: án giết người giảm 59,09%, cướp xe ôm giảm 55,55%, cố ý gây thương tích giảm 21,75%… Nổi bật nhất là đã điều tra khám phá 3.730 vụ phạm pháp hình sự, bắt 4.878 tên, tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay.

Ngoài ra, lực lượng Công an TP vẫn tích cực tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn; phòng ngừa, ngăn chặn đua xe trái phép và tụ tập chạy xe gây rối trật tự công cộng…

Chỉ tiêu Công an TP đặt ra trong năm 2012 là phấn đấu kéo giảm tội phạm hình sự từ 3-5% so với năm 2011, nâng tỷ lệ điều tra khám phá án hình sự đạt từ 72-75% trở lên, phá án đặc biệt nghiêm trọng đạt 100%, đẩy mạnh các giải pháp kéo giảm 10% tai nạn giao thông trên cả ba mặt, giảm 20% số vụ ùn tắc giao thông trên 30 phút…

Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh: TPHCM là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế và có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh ở phía Nam đất nước. Vì vậy, Công an TPHCM có trách nhiệm đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững của TP.

Thượng tướng Trần Đại Quang đề nghị Công an TPHCM chú trọng các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, chủ động, kịp thời đề xuất các chủ trương, phương án, biện pháp đảm bảo an ninh – trật tự ở TP; đặc biệt chú trọng các biện pháp bảo vệ an ninh kinh tế, nhất là an ninh tài chính, ngân hàng, tiền tệ, ngăn chặn kịp thời hoạt động phá hoại kinh tế.

Tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” gắn với các phong trào thi đua yêu nước khác của TP. Chú trọng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là đội ngũ điều tra viên, cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông.

Dịp này, Thiếu tướng Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Công an TPHCM; Thiếu tướng Lê Đông Phong, Phó Giám đốc Công an TPHCM; Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TPHCM vinh dự đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba của Chủ tịch nước; Đại tá Ngô Minh Châu, Phó Giám đốc Công an TPHCM đón nhận Huy chương Vì An ninh Tổ quốc của Chủ tịch nước.

Tại hội nghị, Công an TP cũng đã tổ chức trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 7 tập thể thuộc Công an TP; UBND TP cũng đã tặng cờ thi đua cho 8 tập thể.

Thiên Linh


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Toàn văn báo cáo giải trình trước Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

0 nhận xét

Sáng nay, 25/11, tại Hội trường Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Sau đây Ban biên tập xin gửi đến bạn đọc Toàn văn báo cáo giải trình trước Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

231 Toàn văn báo cáo giải trình trước Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Thưa các vị đại biểu Quốc hội,

Thưa đồng bào đồng chí,

Trước hết, thay mặt Chính phủ, tôi xin chân thành cảm ơn Quốc hội đã cơ bản đồng tình với các Báo cáo của Chính phủ và đã thông qua các Nghị quyết về kinh tế, xã hội năm 2012 và 5 năm 2011 – 2015.

Tại Kỳ họp này, đã có 77 đại biểu Quốc hội gửi 145 phiếu chất vấn với 237 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ; trong đó, có 8 phiếu với 11 câu hỏi chất vấn Thủ tướng. Chính phủ đánh giá cao các vị đại biểu Quốc hội đã chất vấn về những vấn đề thiết thực trong quản lý điều hành của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các thành viên Chính phủ trả lời bằng văn bản đến các vị đại biểu Quốc hội. Hai ngày qua đã có 5 Bộ trưởng trực tiếp và 2 Phó Thủ tướng cùng 6 Bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn tại Hội trường. Các ý kiến giải trình, trả lời chất vấn của các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng là trách nhiệm và cầu thị. Thay mặt Chính phủ, tôi xin báo cáo, giải trình thêm về một số nội dung mà nhiều đại biểu Quốc hội và đồng bào cả nước quan tâm, chất vấn. Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới.

I. VỀ CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI

Đầu Kỳ họp, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tình hình kinh tế, xã hội 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm. Trong tháng 10 và 11 tình hình kinh tế, xã hội có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng giá tiêu dùng tiếp tục giảm, tháng 10 là 0,36%, tháng 11 là 0,39%. Thu ngân sách đạt khá, đến ngày 15/11 đạt khoảng 98,5% kế hoạch; xuất khẩu 11 tháng tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3 lần chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua1; nhập siêu 11 tháng giảm còn 10,2% kim ngạch xuất khẩu; lãi suất có xu hướng giảm. Cán cân thanh toán có bước được cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng so với năm 2010. Sản xuất tiếp tục phát triển. Các lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng khá, tổng mức bán lẻ 11 tháng tăng 23,5% so với cùng kỳ. Văn hoá, xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát tuy đã giảm dần trong 6 tháng qua nhưng tính chung cả năm vẫn rất cao; lãi suất chưa giảm nhiều, thanh khoản của ngân hàng và của cả nền kinh tế còn khó khăn, nợ xấu có dấu hiệu tăng lên; nhu cầu ngoại tệ và sức ép về tỷ giá vào cuối năm là khá lớn. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán trầm lắng. Việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát có kết quả, nhưng hệ quả là các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng2… nếu không tháo gỡ kịp thời, sản xuất sẽ trì trệ, tăng trưởng suy giảm, tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô. Nhiều công trình đầu tư dở dang nếu không được xử lý phù hợp sẽ gây lãng phí. Sản xuất công nghiệp đang có xu hướng tăng chậm lại3, sản xuất nông nghiệp bị tác động nặng của thiên tai, lũ lụt. Việc làm và đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp, công nhân mất việc đang là vấn đề bức xúc.

Tình hình kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Theo nhiều dự báo, khủng hoảng nợ châu Âu sẽ nghiêm trọng hơn, có thể đẩy kinh tế khu vực này vào nguy cơ suy thoái, làm cho kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, sản xuất và nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm, giá dầu và giá lương thực có khả năng tăng mạnh. Các nhân tố đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta.

Tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải phát huy lợi thế và những kết quả đã đạt được, kiên định các giải pháp đã và đang phát huy hiệu quả, đồng thời theo sát tình hình, kịp thời xử lý những khó khăn, thách thức mới nảy sinh, điều hành linh hoạt, sát thực tế; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011 và chuẩn bị tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2012.

II. VỀ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

Các vị đại biểu Quốc hội và cử tri đang rất quan tâm đến các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, điều hành lãi suất, tỷ giá, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng. Tôi xin trình bày thêm như sau:

Với những giải pháp điều hành quyết liệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng có xu hướng giảm liên tục trong 6 tháng qua, tính chung 11 tháng tăng 17,5%. Với xu thế này, mục tiêu kiềm chế tăng giá tiêu dùng năm 2011 khoảng 18% là có khả năng thực hiện được. Chính phủ đang chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh sản xuất, chuẩn bị đủ hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là về lương thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp cuối năm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ tăng giá; tăng cường thông tin, tuyên truyền để ngăn chặn tình trạng tăng giá do tâm lý.

Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, vừa bảo đảm kiểm soát lạm phát, vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế theo các chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Giảm dần lãi suất theo mức giảm của lạm phát và chủ động điều hành thực hiện lạm phát mục tiêu. Điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu và bảo đảm giá trị của đồng tiền Việt Nam. Có giải pháp thích hợp để hỗ trợ phục hồi lành mạnh thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Quản lý chặt chẽ việc xuất nhập khẩu và thị trường vàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn so với giá thế giới; bảo đảm quyền sở hữu vàng của người dân; không để vàng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến; có chính sách phù hợp để huy động nguồn lực vàng trong dân phục vụ mục tiêu phát triển.

Về tài khóa, năm 2012 tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả, phấn đấu giảm mức bội chi ngân sách xuống dưới 4,8% và giảm dần trong những năm tiếp theo, bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng cường quản lý thu ngân sách, thực hiện quyết liệt các biện pháp chống thất thu, nhất là các khoản thu liên quan đến đất đai, chống gian lận thuế và chuyển giá, trốn thuế trong các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đi đôi với tiết kiệm chi; nghiên cứu giảm tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước nhằm nuôi dưỡng nguồn thu và tăng sức đầu tư của khu vực dân doanh, hỗ trợ tái cơ cấu đầu tư. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra các khoản chi ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm các quy định về mua sắm tài sản công.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán, góp phần tăng dự trữ ngoại hối. Tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu; phát triển sản xuất thay thế có hiệu quả hàng nhập khẩu; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích và các mặt hàng trong nước đã sản xuất được phù hợp với các cam kết quốc tế. Thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA và FDI. Tăng cường quản lý các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Thu hút khách du lịch quốc tế và nguồn kiều hối.

Đối với giá điện, xăng dầu, than và các hàng hoá, dịch vụ quan trọng khác, đề nghị Quốc hội ủng hộ chủ trương kiên định thực hiện cơ chế giá thị trường; đồng thời, có hỗ trợ phù hợp đối với các đối tượng chính sách. Chính phủ sẽ xác định lộ trình hợp lý để thực hiện, vừa từng bước tiếp cận giá thị trường, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải công khai minh bạch kết quả sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm để Quốc hội và cử tri giám sát. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sản xuất kinh doanh các mặt hàng này phải được cơ cấu lại bảo đảm hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ và vai trò Nhà nước giao.

III. THÁO GỠ KHÓ KHĂN, HỖ TRỢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Cần có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng cũng là vấn đề cả nước quan tâm và nhiều vị đại biểu Quốc hội nêu ý kiến. Tôi xin báo cáo thêm như sau:

Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm, có trên 48.700 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 21,8% so cùng kỳ năm 2010. Việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Chính phủ đã và đang chỉ đạo thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:

- Phải tập trung sức kiềm chế lạm phát, đưa lạm phát năm 2012 về 1 con số để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào; ưu tiên tín dụng phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, bảo đảm điện, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu.

- Đồng thời, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tài chính gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia4; phát hành trái phiếu doanh nghiệp5; cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa6, cơ chế tín dụng đầu tư hỗ trợ xuất khẩu7 và các chính sách khác.

- Theo thẩm quyền, Chính phủ sẽ xem xét kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ thuế8 và đề nghị Quốc hội xem xét việc miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp ở mức phù hợp.

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp để mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do để tăng nhanh xuất khẩu; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

- Khẩn trương hỗ trợ khắc phục khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất vụ Đông Xuân. Triển khai có hiệu quả các chương trình về giống, chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

- Rà soát các dự án bất động sản, có chính sách phù hợp, nhất là về tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho các dự án sắp hoàn thành trong các lĩnh vực: Xây dựng nhà xưởng sản xuất, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, ký túc xá sinh viên và các dự án đầu tư cho giáo dục, y tế.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển, đa dạng các hình thức đầu tư, đẩy mạnh hợp tác công – tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong các hoạt động của doanh nghiệp.

IV. VỀ CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ

Qua thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí với chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế tập trung vào 3 nội dung, nhưng nhiều ý kiến còn băn khoăn về phương thức và lộ trình tổ chức thực hiện. Tôi xin báo cáo giải trình thêm như sau:

1. Về cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công

Để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát phải cắt giảm gắn liền với nâng cao hiệu quả đầu tư công, dành thêm nguồn từ ngân sách để đầu tư cho các lĩnh vực xã hội; đồng thời phải có cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

Chính phủ đang tập trung chỉ đạo khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ, gây thất thoát, lãng phí. Rà soát lại quy hoạch và các quy định về phân cấp đầu tư, bảo đảm mỗi dự án khởi công mới đều phải được cấp có thẩm quyền thẩm định và kiểm soát chặt chẽ về quy hoạch, tính cấp thiết, mục tiêu, quy mô, nguồn vốn trước khi quyết định đầu tư, bảo đảm hiệu quả đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với các dự án chuyển tiếp, phải rà soát để bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên; các dự án không tiếp tục cân đối được nguồn vốn phải chuyển sang thực hiện đầu tư dưới hình thức khác hoặc đình hoãn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánh giá hiệu quả đầu tư; xử lý nghiêm những việc làm sai trái. Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đề cao trách nhiệm, kỷ luật kỷ cương, thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.

Chính phủ sẽ khẩn trương hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư kết cấu hạ tầng thông qua các hình thức BT, BOT, BTO, PPP, tạo bước đột phá trong phát triển một số công trình hạ tầng có quy mô lớn.

Việc huy động và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải được xem xét, cân đối một cách tổng thể, gắn kết với các nguồn vốn phát triển khác. Tập trung cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, bảo đảm điện, bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục; đồng thời sắp xếp dự án theo thứ tự ưu tiên để bố trí vốn đối ứng một cách phù hợp.

Điều chỉnh chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, phát triển kết cấu hạ tầng; ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường. Không khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng lao động có chi phí nhân công thấp, tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến.

Cơ cấu lại đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm của cả nước, của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, vừa là yêu cầu cấp bách, vừa phải được thực hiện cụ thể, liên tục trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ sẽ khẩn trương chuẩn bị dự án Luật Đầu tư công và sửa đổi Luật Ngân sách để trình Quốc hội.

2. Về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt hơn vai trò của doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu cấp thiết, là một trong 3 nội dung quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế. Chính phủ đang tập trung chỉ đạo thực hiện những công việc cụ thể như sau:

- Xác định rõ chức năng của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tổng kết đánh giá mô hình quản lý, hiệu quả hoạt động, xác định rõ phạm vi, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và phê duyệt phương án tổng thể cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Căn cứ phương án tổng thể, xem xét phê duyệt đề án cơ cấu lại từng tập đoàn, tổng công ty nhà nước ngay trong năm 2011.

- Đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện đa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, kể cả tập đoàn và tổng công ty; chỉ giữ lại những doanh nghiệp thực sự cần thiết nhằm thực hiện vai trò của doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc kiện toàn về tổ chức và quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ tập trung hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính; thực hiện xong việc thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính trước năm 2015.

- Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, hoạt động không hiệu quả kéo dài bằng các hình thức thích hợp như cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể, bán, phá sản doanh nghiệp.

- Khẩn trương nghiên cứu để đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước và cơ chế đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại tập đoàn và tổng công ty. Xây dựng tiêu chí quản trị và lựa chọn bố trí đúng cán bộ để lãnh đạo quản lý hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty.

- Thực hiện công khai minh bạch hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác; kiểm soát có hiệu quả độc quyền tự nhiên.

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là một quá trình không dễ dàng, Chính phủ sẽ quyết tâm hành động, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để thực hiện thành công nhiệm vụ này, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3. Về cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại

Cơ cấu lại để có hệ thống ngân hàng thương mại được quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường với đại bộ phận là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất kinh doanh; từng bước nâng cao tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh; không còn ngân hàng yếu kém kéo dài, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng quản lý và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, xây dựng phương án tổng thể cơ cấu lại toàn bộ hệ thống với mục tiêu, mô hình và cơ chế chính sách phù hợp.

- Hoàn thiện và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn quản trị mới, các quy định về an toàn và phòng tránh rủi ro theo hướng tiếp cận nhanh thông lệ quốc tế; tăng cường vai trò giám sát của ngân hàng nhà nước trong việc thực hiện các tiêu chuẩn này.

- Có cơ chế, chính sách để những ngân hàng thương mại có đủ điều kiện phát triển nhanh và cạnh tranh có hiệu quả trong nước và quốc tế; đồng thời, khuyến khích các ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

- Thực hiện cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước, nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng quản trị, chất lượng các dịch vụ, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động để ngân hàng thương mại nhà nước thực sự làm nòng cốt trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cả nước.

- Bổ sung hoàn thiện thể chế để các ngân hàng thương mại cổ phần nâng cao chất lượng quản trị, hoạt động minh bạch, thực sự là ngân hàng đại chúng; quy định mức vốn tối thiểu và lộ trình thực hiện phù hợp với quy mô và địa bàn hoạt động. Ban hành quy định cụ thể về mua bán, sáp nhập và khuyến khích việc tự nguyện hợp nhất để có thêm những ngân hàng lành mạnh về tài chính, đa dạng về sản phẩm dịch vụ và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Có phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm.

- Sơ kết, đánh giá để kiện toàn, phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng ở nông thôn. Việc lập mới các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính, kể cả lập mới các hợp tác xã tín dụng ở địa bàn nông thôn phải được thẩm định chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật.

- Cùng với cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tiến hành cơ cấu lại và phát triển mạnh các thị trường tài chính khác như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường bảo hiểm và các quỹ đầu tư theo những tiêu chuẩn quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Thực hiện công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các định chế tài chính này.

Do tính tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, cả ba nội dung tái cấu trúc trên phải được thực hiện đồng bộ, với các chính sách tài khóa, tiền tệ đúng đắn, hiệu quả đi đôi với việc tiến hành đồng bộ 3 khâu đột phá chiến lược. Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tại kỳ họp tới của Quốc hội.

V. VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

Một số đại biểu Quốc hội có ý kiến là nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đúng mức; chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai còn chậm, khó khăn trong việc huy động nguồn lực, một số tiêu chí chưa phù hợp. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trực tiếp giải trình. Tôi xin nhấn mạnh thêm như sau:

1. Nông nghiệp, nông thôn luôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra yêu cầu phải tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nước bảo đảm 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước.

Trong 5 năm 2004 – 2008, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn 181 nghìn tỷ đồng, bằng 39,1% tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và trái phiếu chính phủ. Từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, vốn đầu tư từ 2 nguồn trên cho nông nghiệp nông thôn tiếp tục tăng, trong 4 năm 2009 – 2012 đã bố trí trên 380 nghìn tỷ đồng, bằng 49,3% tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và trái  phiếu chính phủ, gấp 2,1 lần so với 5 năm trước. Hàng năm Nhà nước còn chi thêm 7 đến 8 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương, chủ yếu hỗ trợ các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Ngoài ra, còn nhiều khoản hỗ trợ khác thông qua các chính sách miễn giảm thuế, phí, bù lãi suất tín dụng ưu đãi…

Vốn tín dụng dành cho nông nghiệp nông thôn cũng ngày càng tăng, dư nợ ước tính đến cuối năm 2011 đạt gần 595 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng 3 lần so với cuối năm 2006. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và vốn đầu tư từ dân cư cho phát triển nông nghiệp nông thôn…

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận thấy việc bố trí vốn và thu hút vốn đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và vai trò quan trọng của nông nghiệp nông thôn như một số đại biểu đã phát biểu. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục quan tâm tăng đầu tư từ ngân sách và trái phiếu chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ sẽ trình Quốc hội Kế hoạch đầu tư phát triển 3 năm 2013 – 2015, nếu kế hoạch này được thông qua thì sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (2009 – 2013) tổng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ bố trí cho nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 500 ngàn tỷ đồng, gấp 2,76 lần so với 5 năm 2004 – 2008, vượt mục tiêu Nghị quyết Trung ương 7 đề ra.

Chính phủ đang tập trung chỉ đạo rà soát quy hoạch phát triển các lĩnh vực nông lâm thuỷ sản; quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả đầu tư. Tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi và khuyến khích việc cho vay đối với nông nghiệp nông thôn; thu hút mạnh đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu vực này; ưu tiên đầu tư vào chọn tạo giống mới, áp dụng các quy trình canh tác, nuôi trồng tiên tiến, phát triển công nghiệp chế biến, hệ thống kho bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch. Hoàn thiện cơ chế liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến và doanh nghiệp phân phối để hình thành chuỗi cung ngay trên thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, phòng chống thiên tai, phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển văn hoá xã hội ở nông thôn.

2. Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội với 11 nội dung10, cần được thực hiện kiên trì, đồng bộ trong thời gian dài, theo quy hoạch mà cộng đồng dân cư trên mỗi địa bàn là chủ thể, với sự tham gia của toàn xã hội.

Sau hơn 1 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được kết quả bước đầu, tuy nhiên việc triển khai còn chậm. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc, có hướng dẫn phù hợp và bố trí vốn để xây dựng quy hoạch, đề án. Khẩn trương sửa đổi một số tiêu chí cho phù hợp với từng vùng. Phân bổ vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ theo kế hoạch; lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn. Tiếp tục có chính sách để thu hút nhiều hơn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh Chương trình đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015 cả nước có 20% số xã, đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

VI. VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI BỨC XÚC

Cử tri và đại biểu Quốc hội rất quan tâm và có ý kiến về các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm nghèo, lao động – việc làm. Tôi xin trình bày thêm như sau:

1. Tai nạn và ùn tắc giao thông là vấn đề nghiêm trọng, bức xúc. Chính phủ đã có báo cáo chuyên đề trình Quốc hội, trong đó đã nêu rõ thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp đồng bộ để khắc phục cả trước mắt và lâu dài. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã giải trình cụ thể trước Quốc hội.

Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội có Nghị quyết về vấn đề này nhằm thống nhất nhận thức và hành động trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đề cao trách nhiệm và kỷ luật kỷ cương, huy động mọi nguồn lực để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phấn đấu giảm dần tai nạn và ùn tắc giao thông.

2. Tạo việc làm cho người lao động và giảm nghèo bền vững luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều chính sách, giải pháp cụ thể đã được thực hiện và mang lại kết quả tích cực.

Năm 2011, cả nước tạo được khoảng 1,6 triệu việc làm, đạt kế hoạch đề ra. Trong năm 2012, việc thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 6 – 6,5%) là điều kiện quyết định để tạo thêm 1,6 triệu việc làm mới. Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ các chính sách đào tạo nghề, phát triển công nghiệp, dịch vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm mạnh tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, nâng cao thu nhập.

Về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010. Năm 2011, trong điều kiện phải tập trung kiềm chế lạm phát, cắt giảm chi tiêu công nhưng Nhà nước vẫn ưu tiên nguồn lực để bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo11; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%, đạt mục tiêu đề ra.

Tiếp tục đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, tập trung nguồn lực để hỗ trợ đào tạo nghề, tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng; hỗ trợ học phí và tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nghèo; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là số người nghèo chưa có bảo hiểm y tế. Thực hiện việc phân loại hộ nghèo để có phương thức hỗ trợ phù hợp. Riêng đối với những người nghèo do lười lao động thì việc hỗ trợ phải kèm theo sự giám sát và giáo dục của cộng đồng.

Thưa Quốc hội,

Trên đây tôi đã báo cáo giải trình thêm một số vấn đề mà Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước quan tâm.

Nhiệm vụ sắp tới là rất nặng nề. Tiếp thu những ý kiến thiết thực của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ khẩn trương triển khai và nỗ lực thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Chính phủ xin trân trọng đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát và trên cương vị công tác của mình, mỗi vị đại biểu Quốc hội có những đóng góp thiết thực cùng toàn Đảng, toàn dân phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ mà Quốc hội đã đề ra.

Xin cảm ơn Quốc hội;

Sau đây, tôi xin trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu./.

Theo nguyentandung


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải dự lễ Thông xe hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á

0 nhận xét

Chiều 20/11, hàng ngàn người dân TP HCM đã có mặt tại buổi lễ thông xe hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á và toàn bộ Đại lộ Đông tây. Chủ tịch nước đến dự, hòa chung niềm vui trong sự kiện này.

Đến dự lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị – Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

images799299 2 1  Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải dự lễ Thông xe hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

“Việc hoàn thành tuyến đường này góp phần phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm trở thành trung tâm tài chính – thương mại – dịch vụ lớn của khu vực. Công trình này cũng thể hiện ý chí, tình hữu nghị trong quan hệ giữa hai nước Việt – Nhật”, Chủ tịch Lê Hoàng Quân khẳng định.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đánh giá cao khả năng tranh thủ thời cơ, huy động vốn, sáng tạo của TP HCM. “Đây là công trình trọng điểm mang tính đột phá, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của TP HCM”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì cho Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình giao thông đô thị TP HCM và 3 Huân chương lao động hạng Ba cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thi công hoàn thành dự án.

A NG8661 Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải dự lễ Thông xe hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (thứ 3 từ phải sang) và lãnh đạo TPHCM kéo tấm vải phủ tấm bia đá ghi "xuất xứ" của dự án đại lộ Đông Tây được đặt ở đầu hầm dẫn phía quận 2

Ông Trần Văn Mận, người dân có nhà trong khu vực bị giải tỏa để phục vụ cho dự án hầm Thủ Thiêm và Đại lộ Đông Tây cho biết, gia đình ông đã sinh sống 4 đời ở mảnh đất quận 2. Sau khi biết chủ trương xây dựng đại lộ hiện đại để phát triển kinh tế, ông và gia đình đã di dời đi nơi khác và có cuộc sống ổn định. Giờ chứng kiến ngày thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây là niềm vui rất lớn của nhiều người như ông.

tt 7 Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải dự lễ Thông xe hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á

Đúng 15h05, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính phủ nước Việt Nam cùng nhiều vị đại biểu đã mở bảng tên công trình và cắt băng khánh thành công trình hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây.

Cùng chung tâm trạng, ông Bùi Tống Hòa cũng là người dân ở quận 2 có nhà bị giải tỏa để phục vụ cho dự án thế kỷ này, hồ hởi: “Quá trình đền bù tất nhiên cũng có những thiệt thòi. Nhưng hôm nay chúng tôi chứng kiến cảnh thông xe, rồi ngày mai có thể chạy một mạch từ quận 2 qua quận 1 thì không hề tiếc gì cả”

Trong quá trình thực hiện, các hạng mục công trình của dự án đã sử dụng khoảng 61 ngàn tấn thép, 450 ngàn m3 bê tông, đào đắp 3 triệu m3 đất, xây dựng hơn 1 triệu m2 diện tích mặt đường. Hơn 1.500 cán bộ tham gia thực hiện dự án với tổng cộng 5,1 triệu ngày công, trên 400 chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia với hơn 7,4 nghìn ngày công để nghiên cứu, thiết kế và triển khai thực hiện dự án.

Toàn bộ tuyến Đại lộ Đông – Tây TP HCM sau khi được thông xe đưa vào khai thác, sử dụng sẽ rút ngắn thời gian đi lại của người dân thành phố, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Đây còn là con đường ngắn nhất nối kết giữa thành phố hiện hữu với bán đảo Thủ Thiêm, tạo tiền đề phát triển khu đô thị phía Đông của thành phố. Nhờ có dự án, đô thị thành phố được chỉnh trang, vệ sinh môi trường được cải thiện, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao.

Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây của TP HCM. Công trình hầm vượt sông Sài Gòn này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m, với 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra còn có 2 làn đường thoát hiểm hai bên. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ.

Sau lễ thông xe, người dân sẽ được đi bộ tham quan qua hầm Thủ Thiêm đến 20h tối. Bắt đầu từ ngày 21/11 các phương tiện chính thức được chạy qua hầm.

images799305 12 1  Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải dự lễ Thông xe hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á

Đoàn xe của các vị lãnh đạo và các đại biểu lưu thông qua đường hầm Thủ Thiêm.


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tham dự Lễ truy điệu đồng chí Võ Trần Chí

0 nhận xét

6g20 ngày 20-11, đoàn xe rời Hội trường thành phố (111 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3) tiễn đưa nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Trần Chí về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang TP.HCM.

Dự Lễ truy điệu có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, Chủ tịch UBND TP,HCM Lê Hoàng Quân cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; đại diện các tỉnh, thành trong cả nước và tỉnh Long An – quê hương của đồng chí Võ Trần Chí. Dự lễ truy điệu còn có hàng ngàn người là các đồng chí cách mạng lão thành, các Mẹ Việt Nam anh hùng, những đồng đội và các tầng lớp nhân dân.

20 11 2011VTChi 2 Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tham dự Lễ truy điệu đồng chí Võ Trần Chí

Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Lễ truy điệu đồng chí Võ Trần Chí

Từ sáng sớm, đông đảo người dân, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại diện các ban ngành đoàn thể đã đến để tiễn đưa, vĩnh biệt nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Trần Chí.

Trước đó, lúc 5g30 đã diễn ra lễ truy điệu trọng thể ông Võ Trần Chí. Trong bài điếu văn tại lễ truy điệu, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, trưởng ban lễ tang Lê Hồng Anh đã ôn lại những đóng góp, công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của ông Võ Trần Chí – một đảng viên trung kiên, một nhà lãnh đạo tài năng, người đứng đầu của Đảng bộ TP.HCM trong mười năm đầu đổi mới, người suốt đời vì dân vì Đảng, người anh, người đồng chí rất thân thương của bao thế hệ.

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh xúc động: “Thưa đồng chí Võ Trần Chí – anh Hai Chí kính mến, chúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình với niềm thương tiếc vô hạn, vĩnh biệt anh trong giờ phút đau thương này. Trước hương hồn anh, chúng tôi thành tâm xin được chia sẻ nỗi đau, mất mát to lớn không gì bù đắp được của chị Hai và các cháu. Xin anh hãy yên lòng, thanh thản trong giấc ngủ ngàn thu. Vĩnh biệt anh Hai Chí”.

7g20, các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng gia quyến đã thắp nén hương cuối cùng trước khi an táng ông Võ Trần Chí.

532936 Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tham dự Lễ truy điệu đồng chí Võ Trần Chí

6g10 sáng 20-11, linh cữu ông Võ Trần Chí được di chuyển ra xe để đến an táng tại nghĩa trang thành phố

532935 Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tham dự Lễ truy điệu đồng chí Võ Trần Chí

Các lãnh đạo cùng di quan linh cữu ông Võ Trần Chí ra xe

532937 Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tham dự Lễ truy điệu đồng chí Võ Trần Chí

Rất đông học sinh, đoàn viên thanh niên cùng người dân thành phố đến tiễn đưa ông Võ Trần Chí

532940 Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tham dự Lễ truy điệu đồng chí Võ Trần Chí

Đoàn xe chở linh cữu ông Võ Trần Chí tiến vào nghĩa trang thành phố

Theo Tuoitre


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Lễ viếng trọng thể đồng chí Võ Trần Chí, Nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM.

0 nhận xét

Đúng 8 giờ ngày 18-11, tại Hội trường TPHCM đã diễn ra lễ viếng trọng thể ông Võ Trần Chí, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM.

Nhiều đoàn đại biểu của Trung ương, TPHCM, tỉnh Long An và các tập thể, cá nhân đã đến viếng ông Võ Trần Chí. Trong đó có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải

Ngoài ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng gửi vòng hoa viếng.

Trong không khí trang nghiêm và xúc động, ông Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng ban tổ chức lễ tang đã đọc điếu văn ôn lại chặng đường hoạt động cách mạng vẻ vang của ông Võ Trần Chí.

Hơn 60 năm hoạt động cách mạng, ông Võ Trần Chí đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Ông mất đi là một tổn thất lớn lao đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Trong sổ tang, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xúc động viết: “Cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú và sôi nổi của đồng chí là tấm gương sáng về sự hết lòng, hết sức phụng sự, phục vụ nhân dân. Đồng chí là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người lãnh đạo bình dị, gần gũi với mọi người, gắn bó mật thiết với nhân dân”.

37 Lễ viếng trọng thể đồng chí Võ Trần Chí, Nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải và Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân lần lượt ghi vào sổ tang

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, gia đình và tập thể các giáo sư, bác sĩ hết lòng chăm sóc, cứu chữa song vì tuổi cao, bệnh nặng, ông Võ Trần Chí đã từ trần hồi 15 giờ 35 phút, ngày 16-11-2011 (tức ngày 21 tháng 10 năm Tân Mão) tại Bệnh viện Chợ Rẫy – TPHCM.

Ông Võ Trần Chí sinh ngày 22-5-1927, quê quán xã Hướng Thọ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An; thường trú tại số 67 An Dương Vương, phường 8, quận 5, TPHCM. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ tháng 8-1945; vào Đảng Cộng sản VN tháng 9-1946; nguyên ủy viên Trung ương Đảng các khóa VI và VII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, Khu ủy viên Khu II, Bí thư Tỉnh ủy Long An và Bí thư Thành ủy TPHCM.

Lễ tang ông Võ Trần Chí được tổ chức theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước. Lễ viếng được tổ chức từ 8 giờ ngày 18-11-2011 và lễ truy điệu sẽ diễn ra lúc 5 giờ 30 phút ngày 20-11-2011, sau đó an táng tại nghĩa trang TPHCM.

Theo baomoi


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tôn vinh những cống hiến của cố giáo sư Trần Đại Nghĩa

0 nhận xét

Cuộc đời của cố GS Trần Đại Nghĩa là một tấm gương sáng về ý chí, bản lĩnh về sự quả cảm và đức hy sinh tham gia chiến đấu và xây dựng Tổ quốc

Sáng 17/11, tại TP HCM, ông Lê Thanh Hải – Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Thành ủy đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ thành phố đến thăm gia đình cố GS Trần Đại Nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Ông Lê Thanh Hải đã gửi tặng gia đình cố GS Trần Đại Nghĩa một phần quà cùng lẵng hoa mang dòng chữ “Thành ủy-HĐND-UBND-Uỷ ban MTTQ TP HCM chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”.

Ông Lê Thanh Hải đánh giá cao những cống hiến to lớn trong suốt cuộc đời của cố GS Trần Đại Nghĩa, người đã miệt mài lao động, đem trí tuệ, tài năng, công sức không ngừng sáng tạo tham gia chiến đấu và xây dựng Tổ quốc. Cuộc đời của cố GS Trần Đại Nghĩa là một tấm gương sáng về ý chí và bản lĩnh, về sự quả cảm và đức hy sinh, về tài năng và nhân cách.

12 Tôn vinh những cống hiến của cố giáo sư Trần Đại Nghĩa

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tặng lẵng hoa cho gia đình cố GS Trần Đại Nghĩa

Ông Lê Thanh Hải mong muốn gia đình và các thế hệ con cháu của GS Trần Đại Nghĩa sẽ tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp, tiếp tục cống hiến trí tuệ và công sức cho sự phát triển của thành phố và đất nước.

Sáng cùng ngày, ông Lê Thanh Hải cũng đã đến thăm GS – TS Chu Phạm Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM.

Với 75 tuổi đời, GS Chu Phạm Ngọc Sơn từng giảng dạy tại nhiều trường đại học và hiện là cố vấn khoa học cho các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, đào tạo và phát triển khoa học, công nghệ.

Ông Lê Thanh Hải đã thăm hỏi tình hình sức khỏe của GS Chu Phạm Ngọc Sơn và chúc giáo sư luôn mạnh khỏe, sống lâu cùng với sự phát triển của đất nước, của TP HCM./.

Xuân Ngọc


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Đoàn kết để vượt qua khó khăn

0 nhận xét

Tối 12-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2011 tại khu phố 5, phường 2, quận 5, nhân kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18-11-1930 – 18-11-2011).

33 Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Đoàn kết để vượt qua khó khăn

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong ngày Hội đoàn kết toàn dân tộc tại khu phố 5, phường 2, quận 5

Đồng chí Lê Thanh Hải biểu dương tinh thần đoàn kết vượt khó, tương thân tương trợ, chung sức chung lòng của bà con xây dựng địa bàn dân cư văn minh, sạch đẹp. “Thành tích này có được vì bà con trong khu phố đã thấm nhuần tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Bác Hồ, của Đảng. Với thành tích này- khu phố 8 năm liền đạt chuẩn khu phố văn hóa đã góp phần vun đắp bề dày truyền thống Mặt trận suốt 81 năm”, đồng chí nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải khẳng định: nhờ thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc mà trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đất nước ta giành được độc lập. Hòa bình lập lại, Đảng ta luôn luôn quan tâm, động viên nhắc nhở việc thực hiện tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Bác và nhờ đó đã đạt được nhiều thành quả có giá trị to lớn. Trong khó khăn, bên cạnh chính sách mà Đảng và Nhà nước chăm lo đời sống nhân dân, nhất là bà con nghèo, bà con cùng đồng cam cộng khổ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải mong muốn bà con tiếp tục phát huy tinh thần tương trợ này; đồng thời, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó học ở Bác tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau, đấu tranh chống tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; học Bác về tinh thần đại đoàn kết dân tộc, sống nghĩa tình.

VÂN ANH (Theo baomoi)


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt quy định cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ

0 nhận xét

Hôm nay, 9/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định  phê duyệt Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Theo đó, sẽ soạn thảo, trình Chính phủ 13 dự thảo gồm: dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và 12 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ là: Quốc phòng, Nội vụ, Y tế, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ủy ban Dân tộc và Thanh tra Chính phủ.

news 41638chinh phu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt quy định cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ

Hình Minh Họa

Theo yêu cầu của Thủ tướng, các dự thảo này phải được hoàn thiện, trình Chính phủ vào tháng 12/1011 và trong quý I/2012.

Cụ thể, Bộ Nội vụ sẽ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trình Chính phủ trong tháng 12/2011.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, trình Chính phủ trong Quý I/2012.

Bộ Y tế có nhiệm vụ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Trong đó dự kiến vấn đề cần sửa đổi, bổ sung là điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước về y tế.

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp dự kiến sẽ bổ sung chức năng, nhiệm vụ về bồi thường nhà nước, lý lịch tư pháp, thi hành án hành chính. Dự thảo này do Bộ Tư pháp trình trong quý I/2012.

Bộ Công Thương dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. Dự kiến sẽ bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương hiệu quốc gia; kiện toàn tổ chức quản lý một số lĩnh vực.

Kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về nhà ở và kinh doanh bất động sản là nội dung dự kiến được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

Thủ tướng cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc xây dựng, ban hành các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trừ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Thùy Trang


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thông cáo số 11 kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII

0 nhận xét

Ngày 3-11-2011, buổi sáng, Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi và dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường.

01 qh2 k13 663 Thông cáo số 11 kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII

Ảnh họp Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.

Quốc hội đã nghe:

- Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quảng cáo.

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Ðào Trọng Thi trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quảng cáo.

- Bộ trưởng Tài chính Vương Ðình Huệ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá.

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá.

- Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giám định tư pháp.

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giám định tư pháp.

- Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thứ sáu, ngày 4-11-2011, buổi sáng, Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về dự án Luật Quảng cáo và dự án Luật Giáo dục đại học; buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền; dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi); dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →