Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label cán bộ. Show all posts
Showing posts with label cán bộ. Show all posts

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TPHCM đào tạo cán bộ chính trị giúp Champasac

0 nhận xét

Kết thúc chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào, sáng 13-4, đoàn đại biểu cấp cao TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, dẫn đầu đến thăm tỉnh Champasac – địa phương kết nghĩa với TPHCM.

Vị trí của Champasak trên đất nước Lào

Đến nay, Việt Nam là nhà đầu tư đứng đầu tại tỉnh Champasac, trong đó có nhiều doanh nghiệp đến từ TPHCM. Bên cạnh hiệu quả về mặt kinh tế, mối quan hệ hợp tác giữa hai địa phương đã tạo điều kiện cho tỉnh Champasac thực hiện có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo; đồng thời số cán bộ của tỉnh được TPHCM đào tạo đã phát huy tốt năng lực quản lý, điều hành hoạt động kinh tế – xã hội của địa phương.

Sân bay Champasak với lối kiến trúc truyền thống Lào

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nhấn mạnh: TPHCM sẽ làm hết sức mình để ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Lào anh em cùng phát triển, tiếp tục dành nhiều ưu tiên, ưu đãi đầu tư, hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục với các địa phương của Lào, đặc biệt là tỉnh kết nghĩa Champasac.

Bà con Phật tử Việt kiều chùa Long Vân, Chămpasak, Lào

Dịp này, thừa ủy nhiệm của Nhà nước Lào, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Tỉnh trưởng Champasac Sonsay Siphandon đã trao tặng TPHCM Huân chương Lao động hạng nhì vì đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong chương trình hợp tác giáo dục – đào tạo của TPHCM với tỉnh Champasac.

Tuấn Sơn


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Đồng chí Lê Thanh Hải – Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ

0 nhận xét

Mô hình tăng trưởng phải gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế

“Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc chủ yếu là do những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp. Từ nhận định này của Bộ Chính trị, TPHCM thấy có nhiều vấn đề cần nhanh chóng tháo gỡ” – đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM phát biểu kết luận Hội nghị Thành ủy TPHCM lần thứ 4 diễn ra sáng 30-3.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải trao đổi cùng các đại biểu tại Hội nghị Thành ủy. Ảnh: VIỆT DŨNG

Kích cầu đầu tư, tiết kiệm tối đa

Đồng chí Lê Thanh Hải cho rằng, cần học tập kinh nghiệm qua thực hiện Chương trình kích cầu đầu tư. Chương trình là giải pháp kịp thời giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) vượt khó đạt kết quả khả quan, từng bước đi vào ổn định và phát triển. Nhiều DN nhận được sự hỗ trợ kịp thời của gói kích cầu đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội. Song quan trọng là xuất hiện hiệu ứng tâm lý tích cực, làm tăng lòng tin của các DN vào sự giúp đỡ của chính quyền TP và triển vọng môi trường đầu tư ở TPHCM.

Đồng chí dẫn chứng, TPHCM có 780 DN thực hiện chương trình này với nguồn vốn huy động trên 21.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách bù lãi suất là 860 tỷ đồng để các DN đổi mới thiết bị (bình quân ngân sách bù lãi suất khoảng gần 100 tỷ/năm). “Trong 5 năm tới, nếu TP huy động vài chục ngàn tỷ đồng cho các DN đầu tư máy móc hiện đại, sản xuất hàng nội chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu, hỗ trợ các dự án đầu tư tạo ra nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu thì TP sẽ có điều kiện đẩy mạnh hơn chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế” – đồng chí Lê Thanh Hải khẳng định. Vấn đề đặt ra là UBND TP cùng với hệ thống ngân hàng và các ngành chức năng đến với DN thật nhanh và hiệu quả, trước mắt là tháo gỡ về lãi suất vay.

Đồng chí yêu cầu UBND TP tiếp tục rà soát, ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước triển khai thực hiện chậm, chưa cấp bách, các dự án không có khả năng thực hiện trong năm 2011. Ngược lại, TP sẽ tập trung nguồn vốn cho các dự án, công trình cấp thiết về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, phục vụ dân sinh và nhà ở cho sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

“Để kiềm chế lạm phát hiệu quả hơn, phải thực hiện tiết kiệm toàn diện, như tiết giảm đầu tư công, sử dụng tối đa hàng tái chế, nhất là tiết kiệm điện. TPHCM phải đi đầu về tiết kiệm điện thông qua việc đổi mới thiết bị điện. Trước mắt, giao Công ty Điện lực TP cùng Sở Kế hoạch – Đầu tư TP nghiên cứu, xây dựng chương trình giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm điện năng đạt hiệu quả nhất, đồng thời sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo” -  đồng chí Lê Thanh Hải đặt vấn đề.

Mấu chốt là đánh giá cán bộ

Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị Thành ủy. Ảnh: VIỆT DŨNG

Công tác quy hoạch cán bộ một lần nữa được “mổ xẻ” khá nhiều tại hội nghị. Đồng chí Lê Thanh Hải cho rằng, mặc dù tỷ lệ cấp ủy viên trẻ tăng hơn so với nhiệm kỳ trước và tỷ lệ cấp ủy viên nữ cao hơn mức yêu cầu của trung ương, tuy nhiên so với chỉ tiêu Thành ủy đặt ra, vẫn chưa đạt yêu cầu. Công tác cán bộ không chỉ được tiến hành một sớm, một chiều mà đòi hỏi quá trình quy hoạch, chuẩn bị công phu bảo đảm tính kế thừa và phát triển. Do đó, ngoài việc thực hiện đồng bộ các khâu từ rà soát, tạo nguồn, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ… thì vấn đề đặt ra là phải tạo môi trường để cán bộ trẻ, nữ được thử thách và rèn luyện. Ngoài ra, việc TPHCM được trung ương cho phép tăng thêm 10% cấp ủy viên là cán bộ trẻ đối với cấp ủy cấp trên cơ sở là điều kiện thuận lợi mà các cấp ủy cần khai thác hiệu quả.

Đồng chí Lê Thanh Hải yêu cầu các cấp ủy nhanh chóng quán triệt và triển khai nội dung mới trong Quy chế đánh giá cán bộ mà Bộ Chính trị vừa ban hành. Đây là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, đó là việc làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt. Đánh giá cán bộ đúng sẽ tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ không đúng thì không những bố trí, sử dụng cán bộ không đúng mà quan trọng hơn là làm mai một dần động lực phát triển, có khi thui chột những tài năng, làm cho chân lý bị lu mờ, vàng thau lẫn lộn, xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng đối với cơ quan lãnh đạo, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. “Quan trọng là cấp ủy căn cứ thực tế để đề ra tiêu chí phù hợp ở đơn vị mình và phải có sự quyết tâm, làm quyết liệt của các cấp ủy mà trước hết là bí thư cấp ủy” – đồng chí nhấn mạnh.

Công tác tuyên truyền miệng phải tập trung cao độ cho cơ sở và tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng theo phương châm “hướng về cơ sở, thực hiện thông tin nhiều chiều, tích cực đối thoại, giải đáp những vấn đề bức xúc đặt ra từ cuộc sống”. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên – khâu quan trọng nối liền quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, phải là người phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức và kỹ năng truyền đạt, có như thế mới phổ biến nghị quyết Đảng đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Cần định hướng thông tin nhất là một số sự kiện có tính nhạy cảm, mới phát sinh, đồng thời tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, âm mưu và hoạt động “diễn tiến hòa bình” của các thế lực thù địch, xử lý kiên quyết các biểu hiện “tự diễn tiến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Trích phát biểu của Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải

Tuấn Sơn – Hồng Hiệp


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Ngày làm việc đầu năm – Nơi làm, nơi còn đủng đỉnh!

0 nhận xét



Hôm qua 8-2 (tức mùng 6 Tết), ngày đầu tiên các đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp làm việc trở lại sau những ngày nghỉ Tết Tân Mão. Ghi nhận của PV Báo SGGP cho thấy, tại nhiều cơ quan, đơn vị không khí làm việc khá nghiêm túc nhưng cũng có những cơ quan không khí xuân vẫn còn… bao trùm.







  • Cán bộ chờ… dân




Ghi nhận của PV tại trụ sở làm việc của Thanh tra xây dựng quận 1 – một trong những cơ quan phải xử lý nhiều vấn đề “nóng” xảy ra trong dịp tết liên quan đến tình hình an ninh, trật tự lòng lề đường tại khu vực trung tâm TP: Đúng 7 giờ 30 thủ trưởng cơ quan này “triệu” cuộc họp giao ban đầu năm với sự tham dự đầy đủ của cán bộ, công nhân viên. Từng tổ công tác lần lượt báo cáo nhanh về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn quận 1 trong tết.


Theo đó, dịp Tết Nguyên đán này có 30 trường hợp bãi giữ xe sử dụng quá diện tích bị nhắc nhở; phối hợp với các cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt 27 trường hợp giữ xe quá giá với số tiền hơn 200 triệu đồng; giải tỏa trắng 2 bãi giữ xe trái phép trên tuyến đường Ngô Đức Kế, Tôn Đức Thắng… Sau đó, các tổ công tác được giao nhiệm vụ mới và tỏa ra các tuyến đường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.


“Những ngày này, anh em phải làm việc với áp lực cao, việc nặng nề hơn rất nhiều so với ngày thường. Những ngày trước tết, trong tết, anh em ở đây như không có tết vì phải làm việc suốt. Sau tết, chúng tôi xếp lịch cho anh em nghỉ bù nhưng vẫn đảm bảo lực lượng tuần tra, kiểm soát”, ông Thái Đức Độ, Chánh Thanh tra xây dựng quận 1, nói.


Tại UBND phường Tân Tạo A (quận Bình Tân), anh Nguyễn Văn Thủy cho biết: “Sáng sớm nay tôi cần sao y một số giấy tờ để thanh toán bảo hiểm y tế do phải nằm viện dịp tết, đến là có nhân viên giải quyết ngay”.


Ông Nguyễn Văn Chín, Chủ tịch UBND phường Tân Tạo A, cho biết đến 15 giờ chiều đã có 109 người đến sao y, chứng thực, khai sinh… Phường quán triệt nhân viên vào việc ngay, điểm danh cụ thể. Việc tổ chức gặp mặt đầu năm cũng làm nhanh gọn.


Tương tự, tại UBND phường 2 (quận Tân Bình), cán bộ – nhân viên có mặt khá đầy đủ để làm việc và tiếp dân nhưng chỉ có vài người đến chứng thực giấy tờ và nhận hoàn trả hồ sơ. Chủ tịch UBND phường 2, quận Tân Bình Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết: “Có lẽ do chưa hết “mùng”, không khí tết vẫn còn nên chỉ có những trường hợp cần thiết lắm bà con mới ra phường làm giấy tờ!”.


Tại Phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ UBND quận Tân Phú, cả ngày mùng 6 Tết chỉ có khoảng chục người dân đến làm giấy tờ. Theo ông Lê Văn Trung, Chánh Văn phòng UBND quận Tân Phú, trong ngày đầu tiên của năm mới, cán bộ, nhân viên quận làm việc khá nghiêm túc, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giải quyết các thủ tục giấy tờ cho dân.



Tuy nhiên, do địa bàn đông dân nhập cư, bà con về quê chưa trở lại nên còn thưa vắng.


Bà Phạm Hồng Phương (ngụ phường 12 quận Tân Bình) nhận xét: “Người dân mình còn vui tết nên chỉ có ít người đi làm giấy tờ thủ tục vào ngày này. Thật ra, những lúc vắng người như vầy đi làm giấy tờ được cán bộ giải quyết nhanh, không phải xếp hàng chờ đợi”.


Tương tự, tại UBND phường An Phú Đông (quận 12), mới hơn 7 giờ sáng, cán bộ, chuyên viên của phường đã có mặt đông đủ trong khi người dân đến làm giấy tờ chỉ lác đác. Chỉ riêng bộ phận sao y chứng thực có vẻ “đắt khách” hơn. Tính đến 4 giờ chiều, tại UBND phường có trên 25 lượt người dân đến sao y, chứng thực và làm các loại giấy tờ, chỉ bằng một nửa so với ngày thường. Lãnh đạo phường cũng túc trực tại chỗ nên việc ký giấy tờ nhanh chóng, người dân không phải chờ đợi lâu”.


Hơn 10 giờ ngày 8-2, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TPHCM chỉ tiếp nhận hơn 150 hồ sơ các loại, trong khi đó, theo đại tá Nguyễn Văn Anh, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TPHCM ngày thường trung bình phòng tiếp nhận đến hơn 1.000 hồ sơ…




Dân chờ… cán bộ




Tuy nhiên, bên cạnh những cơ quan, đơn vị làm việc khá nghiêm túc trong ngày đầu năm như trên vẫn có những nơi không khí tết còn bao trùm.


8 giờ 30 giờ sáng 8-2, có mặt tại UBND phường 11 quận 3 không khí tết vẫn còn bao trùm cả trụ sở. Bàn ghế được sắp để liên hoan gặp mặt đầu năm vẫn còn nguyên dãy với những dĩa trái cây trên bàn. Đến gần 9 giờ, một số cán bộ, nhân viên mới cho tháo gỡ phông trang trí và sắp lại bàn ghế làm việc. Trong khi đó, nội quy cơ quan ghi rõ giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ 30.


Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND phường 11, quận 3, cho biết: “Do sáng nay phường tổ chức gặp mặt đầu năm nên bây giờ mới thu dọn được. Vả lại do người dân đến liên hệ làm việc đầu năm chưa nhiều nên đa số nhân viên vẫn còn thoải mái trong những ngày này. Trong ngày làm việc đầu tiên chúng tôi đã điểm danh đầy đủ, nhưng do người dân đến làm việc ít nên cũng chưa khắt khe lắm!”.


Vòng qua UBND phường 7, quận 3, mới 11 giờ trưa nhưng cổng UBND phường đã khép hờ. Khi PV đẩy cổng vào cũng không thấy bóng dáng bảo vệ hay nhân viên đâu. Phòng tiếp nhận hồ sơ đề “mở cửa vào” nhưng bên trong lại khóa. Đi sâu vào phía sau, PV gặp mấy chị em phụ nữ đang ăn cơm khi được hỏi “còn làm việc không” thì người nói có, kẻ bảo không. Nhưng cuối cùng thì một phụ nữ hướng dẫn “chiều đến cho chắc ăn”.


13 giờ 30, chúng tôi ghé trụ sở UBND phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Lúc này đã có một số người dân ngồi chờ chứng thực hồ sơ tại đây. Anh Nguyễn Văn Phụng, quê Đồng Tháp, chứng thực hộ khẩu và CMND để đi xin việc làm cho biết, đã ngồi chờ từ lúc 1 giờ nhưng không có một ai đến mặc dù trước trụ sở có treo bảng nội quy trong đó ghi rõ giờ làm việc buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ.





Dù quy định làm việc từ 13 giờ, nhưng đến 13 giờ 45 phút ngày 8-2, bộ phận tiếp nhận hồ sơ vẫn tắt đèn khóa cửa (ảnh chụp tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân).


Đến 13 giờ 40 vẫn không thấy có nhân viên nào đến làm việc. Phòng làm việc của lãnh đạo Đảng ủy, UBND tất cả đều khóa ngoài. PV đã gọi điện vào số điện thoại di động của ông Nguyễn Công Luân, Chủ tịch UBND phường để hỏi nguyên nhân vì sao thì được ông Luân cho biết giờ làm việc bắt đầu từ 13 giờ 30.

Lý giải vì sao UBND phường đến giờ này (13 giờ 40) vẫn tắt điện, đóng cửa, ông Luân cho biết sẽ gọi điện cho thuộc cấp kiểm tra. 10 phút sau chúng tôi ghi nhận có 2 nhân viên (không đeo bảng tên) đến mở cửa và tiếp nhận hồ sơ. Ít phút sau chúng tôi cũng gặp ông Trần Ngọc Bửu, Phó Chủ tịch UBND phường đến mở cửa ký giấy cho người dân, còn các phòng khác vẫn đóng cửa im ỉm.







CSGT đội An Lạc lập biên bản người vi phạm luật giao thông trên quốc lộ 1A vào sáng 8-2. Ảnh: KIM NGÂN



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đầu năm biển động, nghề câu cá ngừ đại dương thất thu

0 nhận xét

(SGGP). –



Ngày 7-2, Ban quản lý Cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) cho biết, từ sau tết Tân Mão đến nay đã có gần 200 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân TP Tuy Hòa phải cập cảng sớm vì biển động. Mỗi tàu chỉ đánh bắt được khoảng 500 – 2.000kg, thấp hơn rất nhiều so với cùng thời điểm năm trước.









Ngư dân thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) vận chuyển cá ngừ đại dương từ tàu lên bờ


Trong khi đó, ông Võ Văn Thành, cán bộ hải sản xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cũng cho biết đã có khoảng 50% trong tổng số hơn 410 tàu câu cá ngừ đại dương trong xã đã vào bờ, sản lượng trung bình 1.500kg đối với mỗi chuyến đi 15 – 20 ngày. Hiện giá cá ngừ đại dương bán tại Cảng cá phường 6 và Cảng cá Tam Quan Bắc chỉ ở mức 125.000 – 175.000 đồng/kg, thấp hơn thời điểm trước Tết Tân Mão khoảng 45.000 đồng/kg.


Do giá cá ngừ đại dương giảm trong khi chi phí tăng cao nên hầu hết các tàu ra khơi trong dịp Tết Tân Mão không lãi cao như những năm trước. Tuy nhiên, đây chỉ mới là thời điểm đầu vụ nên hầu hết các tàu hành nghề câu cá ngừ đại dương vẫn tiếp tục chuẩn bị cho những chuyến ra khơi tiếp theo.




H.TRỌNG





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đồng chí Trương Tấn Sang thăm Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam

0 nhận xét

Sáng 1-2 (nhằm ngày 29 Tết), đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã đi thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân lao động Công ty CP Tập đoàn Khang Thông – đơn vị chủ đầu tư Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam tại xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (tỉnh Long An).

Đồng chíTrương Tấn Sangtham quan mô hình Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam

Tham quan mô hình thu nhỏ với những hạng mục công trình biểu tượng của phong cảnh, văn hóa 3 miền Bắc-Trung-Nam và các khu phục vụ vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng cao cấp, đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị chủ đầu tư cần chú trọng đến tính dân tộc và đặc thù văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam phải gắn kết với quy hoạch phát triển du lịch trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước, cũng như người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Một công trình kiến trúc cổ trưng bày tại Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam

Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland có diện tích giai đoạn 1 là 338 ha, tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD và là dự án phát triển du lịch lớn nhất các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công  ngày 14-2, hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2014.

Tin, ảnh: Hoài Nam


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Ích công lợi dân

0 nhận xét



Từ một doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp nước sạch cho người dân TPHCM, hoạt động nặng tính công ích, Tổng Công ty Cấp nước TPHCM (Sawaco) đã được cổ phần hóa và chủ động hoạt động như bao doanh nghiệp khác. Sawaco làm thế nào để vừa đảm bảo thực hiện nghĩa vụ công ích – một nhiệm vụ rất nặng nề, vừa cân đối lợi ích của người lao động và các cổ đông?






Tôn trọng nghĩa vụ công ích







Người dân quận 8 nay đã có nước máy sử dụng. Ảnh: KIM NGÂN


“Không được để người dân thiếu nước sạch sử dụng trong những ngày tết”, đó là mệnh lệnh của lãnh đạo TP giao cho Sawaco – đơn vị cung ứng tới gần 90% lượng nước sạch cho người dân TPHCM. Hiện việc phân công trực trong những ngày tết đã hoàn tất với cơ cấu luôn có người trực ở tất cả các bộ phận quan trọng, đủ khả năng ứng phó tốt nhất với những tình huống xấu có thể xảy ra.

Ông Trần Văn Thành, Chủ tịch Công đoàn Sawaco, cho biết các cán bộ công nhân buộc phải trực những ngày tết đều được nhận chế độ chăm sóc đặc biệt với bánh mứt, hoa quả… đầy đủ. Đối với những khu vực nước yếu, đội xe bồn chở nước của các đơn vị trực thuộc Sawaco cũng đều đã có kế hoạch chở nước đến phục vụ người dân. Qua tết, Sawaco sẽ triển khai xây dựng mạng cấp nước, đưa nước sạch đến phục vụ bà con ở huyện Cần Giờ. Đầu tư cả một hệ thống cấp nước cho Cần Giờ đứng ở góc độ kinh tế là không có lãi. Thế nhưng, đây là trách nhiệm chăm lo cho người dân mà lãnh đạo TP đã giao và Sawaco phải thực hiện. Nghĩa vụ công ích luôn luôn được Sawaco quan tâm ưu tiên thực hiện bên cạnh việc chăm lo đời sống công nhân, ông Trần Văn Thành nói.


Tuy nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa là Sawaco quên đi trách nhiệm đối với các cổ đông của mình. Theo ông Võ Quang Châu, Phó Tổng giám đốc Sawaco, trong nỗ lực cân đối giữa trách nhiệm với công nhân, cộng đồng và cổ đông, năm 2010 các cổ đông của Sawaco vẫn được chia lãi với lãi suất trung bình khoảng 12%. Mức lãi suất này không cao hơn lãi suất của nhiều ngân hàng. Tuy nhiên Sawaco là một đơn vị kinh doanh lớn của TP với nhiều dự án mới và nhiều tiềm năng phát triển mới. Do đó, nhiều cổ đông vẫn tiếp tục gắn bó với Sawaco. Đúng như Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân nhận xét: “Sawaco đã đạt được nhiều thành tựu và có chiều hướng phát triển tốt, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ mà TP giao, đồng thời đảm bảo lợi ích của các thành viên và người lao động”.




Đón tết ở nhà mới




Tết Tân Mão 2011 là một dịp thật đặc biệt đối với chị Nguyễn Thị Hoa, công nhân tạp vụ của Nhà máy nước Tân Hiệp thuộc Sawaco. Sáng ngày 30-1 (ngày 27 tháng chạp năm Canh Dần), chị Hoa được đại diện Công đoàn Sawaco trao tặng ngôi nhà tình thương trị giá 20 triệu đồng để đón tết. Chị Nguyễn Thị Hoa, sống cùng mẹ già 84 tuổi, từ nhiều năm nay đã không có nổi một căn nhà riêng để trú ngụ. Hai mẹ con đã từng phải che tạm mấy tấm tôn ở gần một ngôi mộ tại Hóc Môn để sinh sống qua ngày. Thương hoàn cảnh chị, Công đoàn Sawaco đã xây dựng giúp chị ngôi nhà. “Tôi mới chính thức làm việc ở Nhà máy nước Tân Hiệp gần 4 năm nay mà đã được quan tâm như thế, tôi rất biết ơn tổ chức Công đoàn” – chị Nguyễn Thị Hoa xúc động.


Theo ông Trần Văn Thành, còn khá nhiều công nhân ngành cấp nước có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy, trong khả năng của mình, Công đoàn Sawaco luôn nỗ lực tìm giải pháp hỗ trợ công nhân có điều kiện tạo dựng cuộc sống mới. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Hoa không phải là cá biệt. Trong năm 2010, Công đoàn Sawaco đã xây dựng 5 nhà tình thương, mỗi căn nhà trị giá 20 triệu đồng cho 5 công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhất. Hiện Công đoàn đã bàn giao 3 căn cho 3 công nhân: một ở Hóc Môn (chị Hoa) và hai ở Bình Chánh. Những công nhân đã về hưu nhưng gặp hoàn cảnh khó khăn cũng được Sawaco tặng quà tết trị giá 400.000 đồng.


Tuy còn rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh chi phí xử lý nước thô (để sản xuất ra nước sạch) ngày càng tăng cao, lợi nhuận bị giảm đi nhưng Sawaco vẫn cố gắng để thưởng tết cho công nhân trung bình mỗi người khoảng 12 triệu đồng. “Đây là khoản tiền thưởng không lớn so với nhiều đơn vị kinh doanh khác song nó cũng tạm đủ hỗ trợ công nhân mua bánh, kẹo, mua quần, áo mới cho con và sắm sửa lại vài vật dụng trong nhà đón tết”, ông Trần Văn Thành nói.




NGUYỄN KHOA





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Lãnh đạo Đảng, TPHCM, Hà Nội chúc tết các đơn vị, cơ sở tôn giáo

0 nhận xét

(SGGP).-

Nhân dịp tết cổ truyền dân tộc, ngày 28-1, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn đầu, đi thăm và chúc tết các chư tôn đức giáo phẩm Văn phòng 2 Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TPHCM và Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM.




Vui mừng được đón tiếp đoàn, hòa thượng Thích Từ Nhơn (Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam), hòa thượng Thích Trí Quảng (Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM) bày tỏ lòng cảm ơn lãnh đạo TPHCM đã quan tâm, tạo điều kiện, ủng hộ nhiều mặt để Phật giáo phát triển và cho biết sẽ tiếp tục vận động tăng ni, phật tử phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, tham gia các phong trào ích nước lợi dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.


Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải ghi nhận những đóng góp tích cực, hiệu quả của tăng ni, phật tử Việt Nam và TPHCM trên nhiều mặt, đặc biệt là sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, từ thiện xã hội, phát triển đời sống văn hóa tinh thần…


Cùng ngày, đoàn lãnh đạo UBND TP do đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM dẫn đầu, đã đi thăm, tặng quà và chúc tết các vị chức sắc trong Ban quản nhiệm Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TPHCM và Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP.


Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp tích cực của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP, đã chung sức cùng các cấp chính quyền quan tâm, chăm lo các gia đình hộ nghèo, neo đơn nhân dịp tết đến, xuân về.


Tiếp đoàn, các vị chức sắc, linh mục đều bày tỏ tình cảm đối với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền TP trong hoạt động tôn giáo thời gian qua. Theo linh mục Nguyễn Công Danh, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TPHCM, trong Năm thánh 2010, các cấp chính quyền TP đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hoạt động tại các giáo xứ, họ đạo đạt được kết quả tốt. Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP sẽ làm tốt vai trò là cầu nối giữa giáo hội Công giáo với chính quyền các cấp trong mục tiêu thực hiện theo đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”.


Ngày 28-1, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng đoàn công tác đã về thăm và chúc tết tại tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa. Ghi nhận những thành tựu các địa phương đã đạt được, chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn trong năm tới, đồng chí Phạm Quang Nghị lưu ý các địa phương tiếp tục tạo ra nhiều bứt phá mới và có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời kiên trì giải quyết những khó khăn về đời sống, văn hóa, nhất là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa để đưa nền kinh tế – xã hội tiếp tục phát triển.


Trong 2 ngày 27 và 28-1, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác đã thăm, làm việc, chúc tết cán bộ, chiến sĩ công an 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đại tướng chỉ đạo lực lượng công an các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nỗ lực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn phẩm chất đạo đức người cán bộ, chiến sĩ CAND.


Cùng ngày, đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng đã về thăm và chúc tết Đảng bộ, nhân dân tỉnh Lâm Đồng.





TPHCM họp mặt “Mừng Đảng, mừng xuân”




Cùng ngày, tại Hội trường TP, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TPHCM đã tổ chức buổi họp mặt “Mừng Đảng, mừng xuân” với sự tham dự của hơn 500 đại biểu là các đồng chí lão thành cách mạng, bà mẹ VN anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; các vị nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học; các vị chức sắc tôn giáo… Phát biểu chúc mừng năm mới, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải bày tỏ niềm vui vì những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM đạt được trong năm qua, đồng thời mong muốn các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy hơn nữa góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM đã đề ra.






Nhóm PV







(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang: Cần Thơ phải trở thành trung tâm vùng ĐBSCL

0 nhận xét




  • Lãnh đạo MTTQ Việt Nam thăm, chúc tết cán bộ lão thành




(SGGP).– Ngày 25-1, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã thăm và chúc tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Cần Thơ. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Trương Tấn Sang biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Cần Thơ đã nỗ lực phấn đấu, xây dựng TP ngày một văn minh, hiện đại. “Mong muốn của Trung ương khi ra đời Nghị quyết 45 về Cần Thơ là thúc đẩy khu vực ĐBSCL phát triển. Muốn làm được điều này, Cần Thơ phải trở thành trung tâm kinh tế – văn hóa – xã hội của vùng”.


Thông tin nhanh với cán bộ chủ chốt của TP Cần Thơ về thành công của ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Như vậy, chúng ta chỉ còn 10 năm nữa để thực hiện mục tiêu chiến lược về phát triển KT-XH. 10 năm là khoảng thời gian ngắn, đòi hỏi sức phấn đấu cao và quyết liệt, nhất là giai đoạn từ nay đến năm 2015, chúng ta phải tạo ra được nền tảng căn bản, làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo”.


Trước đó, đồng chí Trương Tấn Sang đã đến thăm cảng Cái Cui và chúc tết Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Tại đây, đồng chí Trương Tấn Sang đã biểu dương những thành tích và kết quả công tác trong năm 2010 của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Trong năm 2010, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã vượt qua nhiều khó khăn, góp phần ổn định tình hình chính trị trong khu vực; phối hợp với các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp về phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi và giáo dục, thúc đẩy ĐBSCL ngày một phát triển. Trong dịp này, đồng chí Trương Tấn Sang cũng đến thăm, chúc tết các đồng chí lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách tại TP Cần Thơ.


Ngày 25-1, tại Ban công tác phía Nam thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ VN tổ chức họp mặt cán bộ cơ quan T.176 “Mừng xuân Tân Mão 2010”. Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Huỳnh Đảm thông báo nhiều sự kiện quan trọng trong năm 2010, đồng thời nhấn mạnh: Mặt trận là liên minh chính trị vì sự nghiệp phát triển của dân tộc, đóng vai trò nòng cốt trong xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để phát huy vai trò này, mặt trận cần tăng cường giám sát, phản biện xã hội, bởi chỉ có giám sát, phản biện mới đem lại sự minh bạch trong sự phát triển bền vững của đất nước.


Đồng chí Huỳnh Đảm cũng nhấn mạnh hiệu quả của công tác vì người nghèo do mặt trận các cấp thực hiện. Đến nay, mặt trận các cấp đã vận động được hàng ngàn tỷ đồng để ủng hộ người nghèo; xây dựng khoảng 1,1 triệu căn nhà đại đoàn kết cho đồng bào nghèo…


Dịp này, đồng chí Huỳnh Đảm thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng ba cho ông Lê Minh Hiền, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN; Huân chương Lao động hạng nhì cho ông Lê Quang Trang, nguyên Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết và Huân chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc” cho GS-TS Trình Quang Phú, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ VN, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn đối ngoại kiều bào.


Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Huỳnh Đảm cùng đoàn cán bộ mặt trận đã đến thăm, chúc tết gia đình nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công; nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; thăm và thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ, cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng…


Cùng ngày, Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo đến thăm, tặng quà 3 hộ nghèo người Hoa tại quận 4; Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP Phạm Văn Đông thăm, tặng quà 3 hộ người Hoa nghèo tại quận 6; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Huỳnh Thành Lập thăm, tặng quà các hộ nghèo và gia đình người Hoa trên địa bàn huyện Bình Chánh; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP Võ Thị Dung thăm, tặng quà 8 hộ dân nghèo ở quận Bình Tân; Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trung Tín thăm, tặng quà và chúc tết cán bộ, công nhân viên, học viên Trung tâm Giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân (Hóc Môn), bác sĩ cán bộ Bệnh viện 115 và Bệnh viện Nhi đồng 1.






Nhóm PV







* Hỗ trợ đồng bào nghèo trên địa bàn Trường Sơn đón Tết Nguyên đán, thông qua chương trình Nghĩa tình Trường Sơn của Báo SGGP, Công ty PepsiCo Việt Nam đã dành 150 triệu đồng tặng 300 phần quà tết cho bà con nghèo thuộc các dân tộc ít người ở vùng ngã ba biên giới thuộc huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum. Công ty CP Hoàng Gia (Hà Nội) cũng ủng hộ 100 triệu đồng làm quà tết hỗ trợ bà con dân tộc nghèo tại huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An). Công ty CP Bao bì Tín Thành cũng ủng hộ 15 triệu đồng làm 50 phần quà.


* Ngày 25-1, hơn 4.000 phần quà đã được chuyển đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại TPHCM và 25 tỉnh, thành khác trong cả nước, mỗi một phần quà trị giá 200.000 đồng. Đây là hoạt động chăm lo tết cho những gia đình khó khăn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Riêng tại TPHCM, SCB đã trao tặng 1.000 phần quà cho 1.000 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.


* Ngày 25-1, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) phối hợp với Báo Thanh Niên và các ban ngành quận Phú Nhuận trao tặng quà tết cho 580 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận. Mỗi phần quà trị giá từ 300.000 – 400.000 đồng.


* Nhân dịp Tết Nguyên đán, Tỉnh đoàn Kon Tum đã trao 39 suất học bổng “Thắp sáng ước mơ” (mỗi suất 500.000 đồng) cho các em học sinh và sinh viên tỉnh nhà đang theo học tại các trường ĐH, CĐ trong cả nước có hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt khó, học giỏi. Đồng thời, Tỉnh đoàn đã trao 80 phần quà cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có điều kiện vui xuân, đón Tết Nguyên đán (150.000 đồng/phần quà).


* Ngày 25-1, Ủy ban MTTQ TPHCM phối hợp Hội Sinh viên TP tổ chức lễ tiễn sinh viên về quê đón Tết Tân Mão 2011. Năm nay, đã có tổng cộng 60 chuyến xe được tổ chức đưa 2.700 sinh viên từ TPHCM về quê đón tết (tổng trị giá 750 triệu đồng). Trong đó, 1.800 vé được ưu tiên tặng các sinh viên nghèo khu vực miền Trung bị thiệt hại nặng trong đợt bão lũ vừa qua; 900 vé còn lại tặng sinh viên nghèo, sinh viên khuyết tật, sinh viên dân tộc ít người.


* Thực hiện chương trình “Cây mùa xuân” dịp xuân Tân Mão năm nay nhằm chăm lo tết cho đồng bào vùng sâu, vùng xa TPHCM, Hội Phụ nữ từ thiện TPHCM đã vận động các đơn vị tập thể và các nhà hảo tâm đóng góp được gần 1.300 suất quà tết với tổng trị giá hơn 300 triệu đồng để trao tặng cho hàng ngàn người già neo đơn, trẻ em khuyết tật, bất hạnh và đồng bào nghèo tại các quận, huyện: 4, 8, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ… Hội Phụ nữ từ thiện TP đã đến tận nơi trao tặng quà tết cho bà con, mỗi quận được tặng từ 50 – 150 suất quà, mỗi suất quà trị giá từ 100.000 – 300.000 đồng.



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tiếc thương Trung tướng Đào Văn Lợi

0 nhận xét



Vẫn biết “sinh lão bệnh tử” là quy luật muôn đời, song khi nhận được tin Trung tướng PGS-TS Đào Văn Lợi vừa ra đi, tôi vẫn bàng hoàng không dám tin đó là sự thật. Nghe tên tuổi ông từ khá lâu, nhưng mãi tới đầu năm 2010 tôi mới có dịp hạnh ngộ. Ấy là khi ông cầm tập bản thảo cuốn hồi ức “Trận mạc và giảng đường” đến làm việc với Chi nhánh NXB QĐND tại TPHCM.




Từng giữ cương vị chỉ huy ở nhiều đơn vị lừng danh, song khi trò chuyện ông vẫn rất mực khiêm nhường. Là người được phân công biên tập bản thảo, qua nhiều lần tiếp xúc và trao đổi, tôi cảm nhận ông một con người rất cẩn trọng, sâu sắc, đậm đà tình nghĩa.


Trong lời giới thiệu cuốn sách, Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, viết: “Đào Văn Lợi nhập ngũ năm 1965, là một chiến sĩ xuất thân từ nông dân, trải qua chiến đấu, công tác, học tập mà trưởng thành, trở thành một vị tướng, một nhà giáo có nhiều đóng góp cho quân đội, cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc”.





Trung tướng Đào Văn Lợi (trái) và Thượng tướng Hoàng Cầm.


Là con trai độc nhất trong một gia đình nghèo thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, đang là xã viên HTX nông nghiệp, Đào Văn Lợi viết đơn xin nhập ngũ. Trở thành chiến sĩ của Trung đoàn 141 Sư đoàn 312, ngay từ đầu, tố chất tham mưu của chàng lính trẻ đã phát lộ. Đầu năm 1966, ông vượt Trường Sơn vào Đông Nam bộ. Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông được Sư đoàn trưởng Lê Nam Phong gọi lên giao nhiệm vụ “ra Bắc học về làm chỉ huy”.

Sau khi được đào tạo trở về, ông tiếp tục gắn bó với Quân đoàn 4. Lăn lộn trong khói lửa cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và những tháng năm làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia, phẩm chất tham mưu tác chiến càng được tôi luyện thêm. Từ chiến sĩ bộ binh, lúc trinh sát, lúc làm trợ lý cơ quan, Đào Văn Lợi trưởng thành nhanh chóng. Ông từng là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, rồi Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Quân đoàn 4…

Trải qua chiến đấu và nhiều cương vị công tác, ở đâu người lính cũng chịu khó học hỏi. Từ những trải nghiệm thực tiễn, ông được tiếp cận với kiến thức khoa học quân sự một cách có hệ thống, bài bản. Nhờ vậy, khi chuyển sang công tác ở lĩnh vực giáo dục đào tạo, ông đã không phụ lòng tin của cấp trên.


Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Học viện Lục quân. Đặc biệt, với thành tích nghiên cứu khoa học cùng những đóng góp tích cực trong quá trình hoạt động giáo dục đào tạo, tháng 11-2004, Trung tướng Đào Văn Lợi được công nhận Phó Giáo sư chuyên ngành Khoa học quân sự. Có lẽ vì vậy mà ân tình sâu nặng luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách. “Tôi ghi mãi trong lòng sự biết ơn tới Đảng, tới Bác Hồ, tới Quân đội đã giáo dục, rèn luyện, tạo mọi điều kiện để tôi phấn đấu”.


Xuất phát từ quan niệm “tôn trọng quá khứ, biết ơn những người đi trước” mà ông luôn ghi nhớ ngay cả từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Lúc mới hành quân vào Tây Nguyên, đang đói mờ cả mắt được anh bạn đồng hương đưa cho cái bánh sắn hấp nóng, khiến ông nhớ mãi. Lần khác, đang nằm run cầm cập vì sốt rét mà chẳng có thuốc thang gì, được anh y tá dúi cho nửa viên ký ninh, nhờ vậy mà cắt được cơn sốt. Tình nghĩa với chị Út Dân trong những năm đánh Mỹ ở Bến Cát, Bình Dương, người mà ông kính trọng như chị ruột của mình. Ông luôn tâm niệm: “Mọi việc đối nhân xử thế cuối cùng phải dựa trên cái tình, dựa vào sự yêu thương, kính trọng người trên, thương đồng đội, bạn bè, thương yêu gia đình” và thực tế ông đã xử sự đúng như vậy.


Một hôm tầm nửa buổi, ông đến gặp tôi ở cơ quan, vẻ mặt đầy xúc động. Ông cho biết vừa đi thăm cụ Hoàng Cầm, thủ trưởng cũ rồi đến thẳng đây luôn. Trời ơi, một vị tướng từng chứng kiến cả ba cột mốc quan trọng (7-5-1954, 30-4-1975, 7-1-1979) công lao chiến tích đầy mình, đạo đức sáng trong mẫu mực, giờ ốm đau nằm một chỗ. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 đều có chung ước nguyện muốn Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT cho cụ…


“Mình muốn có bài viết kiến nghị với cấp trên, sơ phác thế này chú xem sửa giúp tôi” – ông nói. Thói thường, ở đời người ta phù thịnh, mấy ai phù suy? Chỉ ngần ấy thôi, tôi nhận lời. Hai hôm sau, bài viết “Về thăm người Sư đoàn trưởng đầu tiên của Sư đoàn 9 anh hùng” của ông xuất hiện trên Báo Sài Gòn Giải Phóng, gây xúc động mạnh.


Ông còn thảo công văn gửi kèm tờ Báo SGGP, đệ trình lên các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước xem xét việc vinh danh cho Thượng tướng Hoàng Cầm. Là một trong những người đôn đáo lo vận động xây tượng đài chiến thắng Tàu Ô – Xóm Ruộng, khi sắp khánh thành ông có bài “Tượng đài của nghĩa tình đồng đội”. Vị tướng say sưa nói với tôi về những dự định đang ấp ủ, có ai ngờ ông đang gồng mình chống chọi với căn bệnh quái ác.


Khi hay tin ông cấp cứu ở Bệnh viện 175, tôi tức tốc tìm vào thăm. Ông vẫn nhận ra tôi và nói chuyện bình thản, dù thể trạng rất yếu. Nhìn thần sắc, nắm bàn tay khô và lạnh của ông, tôi thấy thắt lòng. Xin vĩnh biệt ông, Trung tướng PGS-TS Đào Văn Lợi kính mến!




Đại tá – Nhà văn



Nguyễn Minh Ngọc





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Trùng tu di tích ở TPHCM – Những tín hiệu vui

0 nhận xét



Có thể nói công tác tôn tạo, tu bổ di tích ở TPHCM đang có nhiều khởi sắc và những tín hiệu vui trong năm mới. Ngoài các di tích đã hoàn tất trùng tu và đưa vào phục vụ cộng đồng, phát huy giá trị, trong năm 2011 nhiều thiết kế và dự án tu bổ di tích sẽ tiếp tục được triển khai. Đây được xem là một trong những bước đệm quan trọng tiếp nối cho quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn TPHCM đến năm 2020.

Nhiều di tích được bảo tồn, trùng tu



Lăng tả quân Lê Văn Duyệt hoàn tất trùng tu tôn tạo, phát huy giá trị di tích từ tháng 7-2010. Ảnh: AN DUNG




Sau hơn 2 năm thi công, tháng 7-2010 vừa qua, công trình trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh) với tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ đồng đã được khánh thành, phát huy giá trị phục vụ nhân dân TP và cả nước. Lăng Lê Văn Duyệt ngoài những công trình kiến trúc có quy mô lớn, với tuổi đời gần 200 năm, có giá trị nghệ thuật và còn nguyên vẹn, còn có một ý nghĩa tinh thần rất lớn với cộng đồng. Không chỉ có giá trị văn hóa vật thể, lăng còn mang giá trị văn hóa phi vật thể, cơ sở tín ngưỡng dân gian với nhiều lễ hội truyền thống. Đây cũng là nơi quy tụ đông đảo khách thập phương, người dân các tỉnh đến tham quan, dâng hương cúng bái và là một điểm hẹn du lịch của TP.

Cùng với di tích này, mới đây, tháng 12-2010, công trình tu sửa cấp thiết di tích lịch sử địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú) – địa đạo duy nhất nằm trong lòng TP – đã hoàn thành dự án tu sửa giai đoạn 2 gồm cải tạo nắp miệng hầm, các lỗ thông hơi, nút giao giữa tầng hầm 1 và tầng hầm 2, xử lý chống thấm, chống ngập nước… cho các đường hầm, kinh phí 300 triệu đồng.

Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TPHCM Vũ Kim Anh cho biết, sau khi hoàn tất tu sửa địa đạo, Sở VH-TT-DL, Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích TPHCM sẽ sớm triển khai thực hiện giai đoạn 3 dự án trùng tu di tích lịch sử địa đạo Phú Thọ Hòa (xây dựng khuôn viên, tu bổ lăng mộ, cải tạo không gian cảnh quan và trồng cây xanh…) và công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2011.

Ngoài các công trình trên, ông Phạm Hữu Mý, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di sản TPHCM, cho biết, năm 2010 Sở VH-TT-DL và trung tâm này đã hoàn thiện nhiều công trình: thi công trưng bày Nhà truyền thống Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã ba Giồng, tu sửa cột cờ Thủ Ngữ…

Được biết, UBND TPHCM đã phê duyệt kinh phí tôn tạo di tích đình Thông Tây Hội (quận Gò Vấp). Theo đó, dự án trùng tu tôn tạo đình Thông Tây Hội và chùa Giác Viên (quận 11) sẽ được tiến hành trong năm nay.



Nâng cao ý thức bảo vệ và bảo tồn di sản



Thời gian qua, qua công tác vận động, hoạt động xã hội hóa trong việc tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích tại TPHCM đã mang lại những hiệu quả thiết thực. “Hoạt động xã hội hóa bảo vệ và phát huy các giá trị di tích thời gian qua đạt hiệu quả khá tốt là do các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền về Luật Di sản văn hóa, công khai bàn bạc trong nhân dân, các tổ chức xã hội quần chúng ở cơ sở qua đó tháo gỡ những vấn đề khó khăn mà di tích đang gặp phải”, bà Vũ Kim Anh nhận định. Sắp tới khi triển khai giai đoạn 3 dự án trùng tu di tích lịch sử địa đạo Phú Thọ Hòa, Sở VH-TT-DL và các ban ngành sẽ trưng bày và lấy ý kiến đóng góp của người dân.

Nằm trong mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa, 2 năm qua, Sở VH-TT-DL TPHCM phối hợp với trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TPHCM tổ chức lớp tập huấn kiến thức về quản lý di tích cho hàng trăm cán bộ quản lý di tích ở các quận-huyện. Chương trình này được Bộ VH-TT-DL đánh giá cao. Ngoài ra, nhiều đơn vị đã chủ động tổ chức các hoạt động giới thiệu phát huy giá trị di tích như: quận Tân Phú duy trì và phát huy tốt hoạt động của Câu lạc bộ Bảo vệ di sản văn hóa quận… Chính nhờ những cách làm năng động sáng tạo này mà các di tích ở TPHCM đã thu hút ngày càng đông khách tham quan.



Còn nhiều khó khăn


Tuy nhiên, trong thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị di tích vẫn còn nhiều bất cập. Những quy định quản lý đầu tư xây dựng và quản lý văn hóa chưa thống nhất để áp dụng trong thực tế về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án; thẩm quyền thẩm định, nội dung thẩm định các dự án bảo quản, phục hồi. Kể cả đơn giá xây dựng công trình, hạng mục tu bổ, dự án tôn tạo di tích cũng phải thực hiện theo đơn giá vật liệu xây dựng, đã gây nhiều khó khăn trong hoạt động này.

Thực tế, Luật Di sản Văn hóa sửa đổi bổ sung năm 2009, những quy định tại điều 35 (ước tính giá trị công trình, quy định vật tư tu bổ di tích…) đã bãi bỏ nhưng sau 1 năm có hiệu lực, mãi đến nay Bộ VH-TT-DL vẫn chưa có thông tư hướng dẫn. Mặt khác, công tác quản lý di tích là hoạt động khá “kén”, đòi hỏi nhân lực chuyên môn sâu và phải có bằng cấp chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trong khi nguồn nhân lực ở cơ sở còn quá mỏng. Hiện nay Sở VH-TT-DL TPHCM đang kiến nghị UBND và HĐND TP có chế độ bồi dưỡng cho những người làm công tác quản lý di tích ở cơ sở.

Hướng tới, Sở VH-TT-DL TPHCM dự kiến sẽ công khai những công trình tu bổ di tích, kêu gọi các đơn vị thực hiện từ các tỉnh thành (nếu đáp ứng được điều kiện quy định) cùng tham gia đấu thầu rộng rãi.

MINH AN




(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →