Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label chiến tranh. Show all posts
Showing posts with label chiến tranh. Show all posts

Hoa Kỳ sẽ không để xảy ra chiến tranh ở Biển Đông

0 nhận xét

Ngày 23/6, khi đánh giá về tình hình an ninh ở khu vực Thái Bình Dương cũng như tình hình tại biển Đông, Tướng Gary L. North, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng không nên để cho tình hình căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông dẫn tới chiến tranh, đồng thời ông khẳng định rằng Washington ủng hộ Manila trên cơ sở Hiệp định phòng thủ chung hiện nay.

Tuong Gary L. North, Bien Dong, Hoang sa, Truong Sa, chien tranh, Trung Quoc, Viet Nam

Tướng Gary L. North

Ông North nói rằng Washington và Manila có mối quan hệ vững chắc và hy vọng tranh chấp trên Biển Đông sẽ không bao giờ dẫn tới giao tranh.

Ông đã kêu gọi các nước cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải minh bạch và tôn trọng các đường biên giới quân sự.

Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.

Ông North bày tỏ hy vọng tình hình ở Biển Đông sẽ không leo thang và không có sự thù địch. Các nước tranh chấp phải sử dụng khả năng của mình để tiến hành đối thoại và ngăn chặn xung đột leo thang.

Trong khi đó, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Philippines Eduardo Oban nói rằng các lực lượng vũ trang Philippines có nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao. Dù có hay không có mối đe dọa từ bên ngoài, Philippines vẫn phải tăng cường và nâng cấp khả năng bảo vệ quyền lãnh thổ và biển đảo của mình.

PV


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tiếc thương Trung tướng Đào Văn Lợi

0 nhận xét



Vẫn biết “sinh lão bệnh tử” là quy luật muôn đời, song khi nhận được tin Trung tướng PGS-TS Đào Văn Lợi vừa ra đi, tôi vẫn bàng hoàng không dám tin đó là sự thật. Nghe tên tuổi ông từ khá lâu, nhưng mãi tới đầu năm 2010 tôi mới có dịp hạnh ngộ. Ấy là khi ông cầm tập bản thảo cuốn hồi ức “Trận mạc và giảng đường” đến làm việc với Chi nhánh NXB QĐND tại TPHCM.




Từng giữ cương vị chỉ huy ở nhiều đơn vị lừng danh, song khi trò chuyện ông vẫn rất mực khiêm nhường. Là người được phân công biên tập bản thảo, qua nhiều lần tiếp xúc và trao đổi, tôi cảm nhận ông một con người rất cẩn trọng, sâu sắc, đậm đà tình nghĩa.


Trong lời giới thiệu cuốn sách, Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, viết: “Đào Văn Lợi nhập ngũ năm 1965, là một chiến sĩ xuất thân từ nông dân, trải qua chiến đấu, công tác, học tập mà trưởng thành, trở thành một vị tướng, một nhà giáo có nhiều đóng góp cho quân đội, cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc”.





Trung tướng Đào Văn Lợi (trái) và Thượng tướng Hoàng Cầm.


Là con trai độc nhất trong một gia đình nghèo thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, đang là xã viên HTX nông nghiệp, Đào Văn Lợi viết đơn xin nhập ngũ. Trở thành chiến sĩ của Trung đoàn 141 Sư đoàn 312, ngay từ đầu, tố chất tham mưu của chàng lính trẻ đã phát lộ. Đầu năm 1966, ông vượt Trường Sơn vào Đông Nam bộ. Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông được Sư đoàn trưởng Lê Nam Phong gọi lên giao nhiệm vụ “ra Bắc học về làm chỉ huy”.

Sau khi được đào tạo trở về, ông tiếp tục gắn bó với Quân đoàn 4. Lăn lộn trong khói lửa cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và những tháng năm làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia, phẩm chất tham mưu tác chiến càng được tôi luyện thêm. Từ chiến sĩ bộ binh, lúc trinh sát, lúc làm trợ lý cơ quan, Đào Văn Lợi trưởng thành nhanh chóng. Ông từng là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, rồi Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Quân đoàn 4…

Trải qua chiến đấu và nhiều cương vị công tác, ở đâu người lính cũng chịu khó học hỏi. Từ những trải nghiệm thực tiễn, ông được tiếp cận với kiến thức khoa học quân sự một cách có hệ thống, bài bản. Nhờ vậy, khi chuyển sang công tác ở lĩnh vực giáo dục đào tạo, ông đã không phụ lòng tin của cấp trên.


Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Học viện Lục quân. Đặc biệt, với thành tích nghiên cứu khoa học cùng những đóng góp tích cực trong quá trình hoạt động giáo dục đào tạo, tháng 11-2004, Trung tướng Đào Văn Lợi được công nhận Phó Giáo sư chuyên ngành Khoa học quân sự. Có lẽ vì vậy mà ân tình sâu nặng luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách. “Tôi ghi mãi trong lòng sự biết ơn tới Đảng, tới Bác Hồ, tới Quân đội đã giáo dục, rèn luyện, tạo mọi điều kiện để tôi phấn đấu”.


Xuất phát từ quan niệm “tôn trọng quá khứ, biết ơn những người đi trước” mà ông luôn ghi nhớ ngay cả từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Lúc mới hành quân vào Tây Nguyên, đang đói mờ cả mắt được anh bạn đồng hương đưa cho cái bánh sắn hấp nóng, khiến ông nhớ mãi. Lần khác, đang nằm run cầm cập vì sốt rét mà chẳng có thuốc thang gì, được anh y tá dúi cho nửa viên ký ninh, nhờ vậy mà cắt được cơn sốt. Tình nghĩa với chị Út Dân trong những năm đánh Mỹ ở Bến Cát, Bình Dương, người mà ông kính trọng như chị ruột của mình. Ông luôn tâm niệm: “Mọi việc đối nhân xử thế cuối cùng phải dựa trên cái tình, dựa vào sự yêu thương, kính trọng người trên, thương đồng đội, bạn bè, thương yêu gia đình” và thực tế ông đã xử sự đúng như vậy.


Một hôm tầm nửa buổi, ông đến gặp tôi ở cơ quan, vẻ mặt đầy xúc động. Ông cho biết vừa đi thăm cụ Hoàng Cầm, thủ trưởng cũ rồi đến thẳng đây luôn. Trời ơi, một vị tướng từng chứng kiến cả ba cột mốc quan trọng (7-5-1954, 30-4-1975, 7-1-1979) công lao chiến tích đầy mình, đạo đức sáng trong mẫu mực, giờ ốm đau nằm một chỗ. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 đều có chung ước nguyện muốn Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT cho cụ…


“Mình muốn có bài viết kiến nghị với cấp trên, sơ phác thế này chú xem sửa giúp tôi” – ông nói. Thói thường, ở đời người ta phù thịnh, mấy ai phù suy? Chỉ ngần ấy thôi, tôi nhận lời. Hai hôm sau, bài viết “Về thăm người Sư đoàn trưởng đầu tiên của Sư đoàn 9 anh hùng” của ông xuất hiện trên Báo Sài Gòn Giải Phóng, gây xúc động mạnh.


Ông còn thảo công văn gửi kèm tờ Báo SGGP, đệ trình lên các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước xem xét việc vinh danh cho Thượng tướng Hoàng Cầm. Là một trong những người đôn đáo lo vận động xây tượng đài chiến thắng Tàu Ô – Xóm Ruộng, khi sắp khánh thành ông có bài “Tượng đài của nghĩa tình đồng đội”. Vị tướng say sưa nói với tôi về những dự định đang ấp ủ, có ai ngờ ông đang gồng mình chống chọi với căn bệnh quái ác.


Khi hay tin ông cấp cứu ở Bệnh viện 175, tôi tức tốc tìm vào thăm. Ông vẫn nhận ra tôi và nói chuyện bình thản, dù thể trạng rất yếu. Nhìn thần sắc, nắm bàn tay khô và lạnh của ông, tôi thấy thắt lòng. Xin vĩnh biệt ông, Trung tướng PGS-TS Đào Văn Lợi kính mến!




Đại tá – Nhà văn



Nguyễn Minh Ngọc





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tiếng nói và niềm tin vào Đảng

0 nhận xét



Hòa trong không khí phấn khởi trước thành công của Đại hội Đảng lần thứ XI, nhiều nghệ sĩ đang hoạt động nghệ thuật tại TPHCM đã bày tỏ niềm tin và hy vọng vào những quyết sách sáng suốt và kịp thời mà đại hội đã thông qua. Đặc biệt là những chủ trương, chính sách mang ý nghĩa thúc đẩy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phát triển lên một tầm cao mới. Chúng tôi xin trích giới thiệu ý kiến tâm huyết của một số nghệ sĩ, nhà quản lý thể thao…







  • Đảng viên trẻ – NSƯT Hồng Vân,



    Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM:



    Sẽ tiếp tục có nhiều đổi mới










Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, nhiều thử thách, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã đưa đất nước ta vượt qua khó khăn và ngày càng phát triển. Sau đại hội lần này, tôi luôn kỳ vọng đất nước sẽ tiếp tục có nhiều đổi mới – phát triển hơn, bền vững hơn. Trong đó, tôi nghĩ cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến sự phát triển đồng bộ của các lĩnh vực văn hóa, sao cho vừa phát huy được những giá trị, những bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa hòa nhập, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Tuy nhiên, để có được sự phát triển văn hóa bền vững, hòa nhập mà không hòa tan, chúng ta cần có những quyết sách mang tính đột phá trong việc đầu tư xây dựng những công trình văn hóa xứng tầm với thời đại. Đặc biệt là sớm đầu tư xây dựng những khu giải trí, những rạp hát hiện đại để qua đó tạo nên môi trường hoạt động văn hóa tốt, mang lại những sản phẩm văn hóa có chất lượng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Giới nghệ sĩ chúng tôi lúc nào cũng luôn mong muốn có được điều kiện cơ sở vật chất tốt – hiện đại để có thể thỏa sức sáng tạo, tiếp tục cống hiến cho khán giả nhiều vở diễn hay hơn nữa.

Qua các tác phẩm nghệ thuật, tôi tin sẽ mang lại những giá trị chân – thiện – mỹ, góp phần giúp cho người xem ngày càng hoàn thiện mình hơn để sống tốt, sống có ích hơn. Song song đó, việc đầu tư đào tạo đội ngũ nghệ sĩ kế tục cũng rất quan trọng. Nếu được, chúng ta nên tuyển chọn các nghệ sĩ trẻ, giỏi nghề để đầu tư, gửi ra nước ngoài học tập (ngắn hạn, dài hạn) để trong tương lai, 5 – 10 năm nữa, nền nghệ thuật nước nhà có được một đội ngũ nghệ sĩ vừa hồng vừa chuyên, đủ sức kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa mà cha ông ta đã dày công sáng tạo từ hàng ngàn năm nay.




  • Diễn viên Hiền Mai: Tôi tin tưởng luồng gió mới từ Đại hội Đảng










Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ và khẳng định được vai trò lãnh đạo của mình qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và vẫn vững vàng trong những năm tháng khó khăn, gian khổ, xây dựng và bảo vệ đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh cho đến ngày nay. Trong tình hình hiện nay, Đảng càng khẳng định vai trò tổ chức và lãnh đạo bản lĩnh, kiên định, lo cho nhân dân, vì nhân dân.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy và dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật để kiểm điểm, đánh giá đúng những thành tựu cũng như những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X. Nhất định Đảng ta sẽ đưa được con thuyền Việt Nam vươn ra biển lớn, đưa đất nước ta đến đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Là một nghệ sĩ trẻ, tôi rất quan tâm đến nghị quyết của Đảng về vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển văn hóa nghệ thuật lên tầm cao mới. Tôi tin tưởng diện mạo văn hóa nghệ thuật sẽ được thổi vào một luồng gió tươi mới. Đồng thời, nghệ sĩ trẻ chúng tôi cũng ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trước thời cuộc. Người nghệ sĩ lại càng phải cố gắng không ngừng, luôn tu dưỡng đạo đức, trau dồi tri thức, nâng cao tâm hồn, cảm xúc, để từ đó cho ra đời những tác phẩm mang đậm tính nhân văn, tính chiến đấu sâu sắc, làm rung động lòng người…




  • Ca sĩ Lương Chí Cường: Nghị quyết Đảng là nền tảng đổi mới diện mạo văn hóa nghệ thuật…










Những kết quả tốt đẹp mà đất nước Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… trong những năm qua đã minh chứng rõ định hướng đúng đắn trong các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trên con đường phát triển và hội nhập cùng thế giới, phát huy được tinh thần đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc, tương thân tương ái, chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, chính sách mở cửa đã tạo nhiều điều kiện để nghệ sĩ Việt Nam mở rộng sự hiểu biết, cập nhật và tiếp thu các thông tin văn hóa nghệ thuật quốc tế, giao lưu với nghệ sĩ các nước, học hỏi, nâng cao tay nghề chuyên môn và phát huy được giá trị nội lực của các tài năng trẻ…

Đặc biệt, vấn đề bảo vệ quyền tác giả được thực thi thông qua Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam trong những năm qua đã tạo sự công bằng, an tâm, niềm tin tưởng và phấn khởi cho đội ngũ nhạc sĩ, những người sáng tác.

Tôi rất tin tưởng và hy vọng, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ tiếp tục là nền tảng đổi mới diện mạo văn hóa nghệ thuật của đất nước trong 5 năm tới, sẽ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ, giúp sức cho văn hóa nghệ thuật nước nhà phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn.







Ông Mai Bá Hùng,



Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TPHCM



: Thể thao sẽ giới thiệu hình ảnh đất nước










Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bên cạnh sự phát triển về kinh tế, ngành TDTT cũng phát triển đúng hướng. Thể thao được xem là một trong những kênh tốt nhất để giới thiệu hình ảnh đất nước ra quốc tế, với bạn bè 5 châu. Tôi nghĩ là ở nhiệm kỳ nào Đảng cũng đều nêu cao và quan tâm đến vấn đề này.

Gần đây, chúng ta có chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 được Chính phủ thông qua ngày 3-12-2010, cho thấy mục tiêu của chiến lược này rất rõ, liên quan đến phát triển con người, nhất là về mặt thể chất. Việc Đảng lãnh đạo để phát triển thể thao với chiến lược này là hết sức cần thiết.


Cụ thể năm 2011 sẽ có SEA Games ở Indonesia; kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành TDTT và ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (27-3-1946 – 27-3-2011). Năm 2012 có Olympic cũng là dịp để giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra quốc tế…

Hy vọng Chính phủ đang và sẽ đầu tư cho ngành, các đội tuyển để có hướng phát triển tốt hơn, đặc biệt là cơ sở vật chất và con người được đầu tư theo tinh thần của chiến lược phát triển được thống nhất và thông qua.


Hy vọng TPHCM sẽ được Chính phủ cho đăng cai SEA Games sắp tới hoặc các kỳ đại hội Olympic trẻ châu Á, đại hội thể thao, võ thuật châu Á. Đó sẽ là chất xúc tác để đầu tư khu thể thao Rạch Chiếc, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động thể thao quần chúng…



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Triển lãm sách chào mừng Đại hội Đảng

0 nhận xét



Chào mừng Đại hội Đảng lần thứ XI, Công ty CP phát hành sách TPHCM (Fahasa) cùng NXB Tổng hợp, NXB Trẻ và NXB Văn hóa Văn nghệ tổ chức triển lãm sách từ ngày 10 đến 16-1-2011 tại Nhà sách 40 đường Nguyễn Huệ, quận 1, TPHCM.




Đây là một trong những tập hợp đầy đủ nhất về sách chính trị hiện nay, được xuất bản bởi các cơ quan, đơn vị: Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Tổng hợp TPHCM, NXB Trẻ, NXB Văn hóa Văn nghệ, NXB Chính trị Quốc gia, NXB Thanh Niên, NXB Công An Nhân Dân…


Triển lãm tập trung hơn 1.500 nhan đề sách về Đảng Cộng sản Việt Nam và truyền thống cách mạng với trên 10.000 bản sách. Trong số đó, có nhiều tác phẩm từng tạo dấu ấn trong lòng bạn đọc như các bộ sách Di sản Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đảng, Lịch sử Việt Nam,

Không phải huyền thoại

(Tiểu thuyết lịch sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp),

Võ Văn Kiệt-Người thắp lửa, Bí thư Tỉnh ủy, Từ Xếp bút nghiên lên đàng đến Xuống đường dậy mà đi, Võ Nguyên Giáp – Hào khí trăm năm, 20 năm những bài báo đổi mới…




Để tạo thuận tiện cho bạn đọc trong việc tiếp cận, tìm kiếm, chọn lựa những cuốn sách cần đọc, ban tổ chức đã sắp xếp triển lãm sách theo từng khu vực. Đầu tiên là khu trưng bày sách về các văn kiện của Đảng, đây cũng là nơi trưng bày các đề cương, nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng trong các thời kỳ, cùng các đầu sách giới thiệu khái quát về hoạt động của Đảng như Văn kiện Đảng toàn tập, Hỏi đáp về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam…


Bên cạnh khu văn kiện là khu vực dành riêng để trưng bày sách có nội dung liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây có các tác phẩm trong và ngoài nước viết về Bác và những tác phẩm do Bác viết trong nhiều giai đoạn của lịch sử. Đồng thời cũng có những tựa sách về cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.


Phần còn lại của cuộc triển lãm dành để giới thiệu những sách viết về những con người, sự kiện không thể nào quên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như các tác phẩm

Người đánh tàu chiến Mỹ USNS CARD, Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam, Ban Thống nhất Trung ương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chuyện của lính Tây Nam…




Ngoài ra còn có những cuốn sách đặc biệt, trong đó nổi bật là cuốn

Hành khúc giải phóng

của các tác giả Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Lê Anh Trung. Sách tập hợp 581 ca khúc được sáng tác vì miền Nam và ở miền Nam trong giai đoạn 1954-1975 của hàng trăm nhạc sĩ, và những bài viết của các văn nghệ sĩ cùng những lá thư từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam của các nhạc sĩ trong những năm tháng chiến tranh.


Trong thời gian diễn ra triển lãm, ban tổ chức sẽ tặng gần 1.000 bản sách cho các chiến sĩ biên phòng đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc.


Ngành xuất bản và phát hành sách TPHCM tổ chức đợt triển lãm lần này với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động chính trị, giáo dục truyền thống. Đây là một hoạt động văn hóa thiết thực mang ý nghĩa chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.




Tường Vy





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Time: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2010

0 nhận xét

(ĐNĐT) – Động đất tại Hahiti, quả bom nhiệt hạch WikiLeaks, căng thẳng bán đảo Triều Tiên, World Cup Nam Phi… là những sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong năm 2010 theo bình chọn của tạp chí Time.


1. Động đất tại Haiti



su kien 1 copy.jpg
 

Trận động đất ngày 12-1 làm rung chuyển thủ đô Port-au-Prince của Haiti có thể chưa phải là trận động đất lớn nhất trong lịch sử cận đại, nhưng nó được xem là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất.

Trong vòng vài giờ, hàng triệu người đã mất nhà cửa. Những tòa nhà trong thành phố và khu vực lân cận đã trở thành những đống đổ nát. Khoảng 230.000 người đã chết, hàng trăm nghìn người bị thương. Cộng đồng quốc tế đã phản ứng một cách nhanh chóng, hàng chục quốc gia đã đưa các nhóm cứu hộ và nhân viên quân đội đến hỗ trợ ổn định tình hình.

Tuy nhiên, sự tàn phá đã ảnh hưởng nặng nề đến quốc gia nghèo nhất vùng Tây Bán cầu này. Hàng chục nghìn người vẫn đang trú trong các thành phố lều. Đã xảy ra nhiều vụ hãm hiếp và một đại dịch tả tấn công, làm chết hơn 300 người, dẫn đến việc kêu gọi cứu trợ quốc tế.

2. WikiLeaks





 


 

WikiLeaks, một tổ chức tìm kiếm và xuất bản những dữ liệu nhạy cảm hoặc các bí mật của chính phủ. Trang tin này đã thả hai quả bom lớn bằng việc tiết lộ 77.000 tài liệu của quân đội Mỹ trong cuộc chiến Afghanistan và hơn 400.000 nhật ký chiến trường từ Iraq vào tháng 10.

Vào tháng 11, trang web này lại cho nổ quả bom nhiệt hạch khi tiết lộ hơn 200.000 bức điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ làm đau đầu Nhà Trắng và buộc Washington phải tiến hành một cuộc điều tra tội phạm đối với Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks.Vụ việc gây phản ứng nhiều chiều trong giới lãnh đạo cũng như cộng đồng mạng của nhiều nước trên thế giới.

3. Giải cứu 33 thợ mỏ Chile


Vào ngày 5-8, 33 thợ mỏ tại mỏ đồng San Jose ở sa mạc Atacama bị vùi lấp ở độ sâu hơn 700 mét dưới lòng đất. 69 ngày, kéo theo một thảm kịch gây sự xúc động sâu rộng trên toàn cầu. Sau một đêm, toàn bộ các thợ mỏ bỗng chốc trở thành những anh hùng, hình ảnh của họ xuất hiện trên hầu hết các tờ báo toàn cầu.

Hình ảnh về cuộc giải cứu, khoang cứu hộ, và cuộc sống riêng tư của họ đã được truyền hình trực tiếp một cách ấn tượng, còn hơn cả phim ảnh khi mỗi con người dũng cảm đi lên từ trong lòng đất đến trong vòng tay đẫm nước mắt của các thành viên gia đình và Tổng thống Chile.

4. Lũ lụt ở Pakistan


 


su kien 4 copy.jpg
 

Những trận mưa mùa vào tháng 7 đã gây ra một nạn lụt chưa từng có trong lịch sử Pakistan. Gần 1/5 đất nước chìm trong nước. Khoảng 20 triệu người Pakistan mất nhà cửa do nước sông dâng cao, 2.000 người chết và khoảng 10 triệu gia súc bị chết hoặc cuốn trôi. Thiệt hại về kinh tế khoảng 43 tỷ USD. Đây là một đòn giáng mạnh vào đất nước Pakistan vốn chịu nhiều mất mát của chiến tranh. 

5. Vụ đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc


 


su kien 5 copy.jpg
 

Vụ việc bắt đầu vào tháng 3 khi tàu Cheonan, một tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc bị chìm tại vùng biển tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên, làm chết 46 thủy thủ. Một cuộc điều tra của quân đội Hàn Quốc tiến hành cho thấy chiếc tàu đã bị ngư lôi Triều Tiên đánh đắm. Vụ việc làm cho tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng.

Sau đó, vào ngày 23-11, Triều Tiên lại nã pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc làm chết 4 người, trong đó có hai lính hải quân và 2 dân thường, làm cho tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng hơn bao giờ hết.

6. World Cup Nam Phi


 


su kien 6 copy.jpg
 

Trong nhiều tháng trước khi diễn ra World Cup tại Nam Phi, báo giới quốc tế nghi ngờ khả năng tổ chức một sự kiện nổi tiếng nhất hành tinh của nước chủ nhà.

Đây là World Cup đầu tiên được tổ chức tại lục địa đen và vì vậy, đã có rất nhiều quan ngại: Liệu các sân vận động mới có được hoàn thành kịp thời gian? Liệu cơ sở hạ tầng có đủ để hàng vạn người hâm mộ trên thế giới đổ về Nam Phi? Liệu các biện pháp an ninh có đảm bảo trong một quốc gia nổi tiếng là tội phạm?

Trong 4 tuần diễn ra World Cup, Nam Phi là một cảnh tượng thành công nhất của những mùa World Cup gần đây, với những đám đông cuồng nhiệt, đặc biệt, trận đấu giữa đội Ghana với Tây Ban Nha và tiếng kèn vuvuzela gây tranh cãi trên toàn cầu.

7. Yemen: Mặt trận chống khủng bố mới





 


 

Vào hôm Giáng sinh năm 2009, một nghi phạm khủng bố đã thất bại trong vụ đánh bom trên chuyến bay đến Detroit. Và vụ đó đã nhắc nhở cộng đồng quốc tế về một Yemen, một quốc gia nghèo nhất và chia rẽ nhất thế giới đang trở nên nổi tiếng về chứa chấp các phiến quân ly khai. Một kẻ đánh bom đã được huấn luyện tại nước này. Kể từ đó, thế giới đã biết về một mối đe dọa đang ngày càng lớn của chi nhánh al Qaeda Yemen.

8. Các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Châu Âu


Đối với châu Âu, có lẽ đó là mùa hè của sự tức giận. Do ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái, một nước  thuộc nền kinh tế châu Âu đã áp dụng biện pháp thắt lưng buộc bụng. Khi Hy Lạp sắp rơi vào phá sản vào tháng 5, hàng chục nghìn người đã biểu tình tại thủ đô Athens và các thành phố khác để phản đối kế hoạch cắt giảm chi tiêu công. Nhiều người cảm thấy họ đang bị trừng phạt vì các lỗi lầm của các chính trị gia. 




 


 

Trên khắp châu Âu, người ta có cảm giác rằng các chính sách xã hội lâu dài được tạo ra sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đang bị đe dọa: trong nhiều tuần tại Pháp, các thành phố và thị trấn đã bị phong tỏa bởi các cuộc đình công khi những thanh niên và người tham gia biểu tình chống các kế hoạch kéo dài tuổi nghỉ hưu thêm hai năm.

Vào tháng 10, chính phủ mới do Đảng Bảo thủ của Anh lãnh đạo đã tuyên bố cắt giảm ngân sách 128 tỷ USD, cắt giảm phúc lợi của quân đội làm dấy lên một sự phẫn nộ của công chúng.

9. Cuộc chiến chống ma túy ở Mexico





 


 

Cuộc chiến của Mexico chống lại các tập đoàn ma túy đã chuyển sang giai đoạn khủng khiếp nhất vào năm 2010. Các thành phố dọc theo biên giới đã bị cuốn vào tình trạng bạo lực trong các cuộc thanh trừng các đầu sỏ ma túy.

Vào tháng 9, đã có khoảng 400 cảnh sát hối lộ bị sa thải. Tổng thống Felipe Calderon đã có một số thắng lợi trong cuộc chiến chống lại các tập đoàn ma túy.

Tuy nhiên, những tin tốt lành còn lâu mới so được với các tin tức đều đặn báo cáo về các vụ bắt cóc, sát hại tập thể và xử tử vào ban đêm. Hơn 3.000 người đã bị giết chỉ trong năm nay.

10. Cuộc biểu tình của những người Áo Đỏ Thái Lan


Vào tháng 4 và tháng 5, hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ đánh chiếm trung tâm thương mại Bangkok, thủ đô Thái Lan. Những người Áo Đỏ đã tìm cách hạ bệ chính phủ mà họ cho là kém dân chủ.




 


 

Sau những cuộc tuần hành liên tục nhằm chứng tỏ một sự không khoan nhượng đối với chính phủ, tình hình đã trở nên bạo lực. Các đường phố ở thủ đô Bangkok đã trở thành chiến trường giữa quân đội của chính phủ và những người biểu tình. Cuộc trấn áp mạnh mẽ của Chính phủ đã dẫn đến cái chết của 91 người và hơn 1.800 người bị thương.

Vào tháng 11, hàng ngàn người Áo Đỏ lại tuần hành ở Bangkok để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong đợt biểu tình đó. Người ta lo rằng, trong tương lai sẽ còn tiếp tục diễn ra biểu tình và các hành động khác nữa.

ĐNĐT


.


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Mỹ – Nhật bắt đầu tập trận, Triều Tiên huy động thêm tên lửa

0 nhận xét

(ĐNĐT) – Ngày 3-12, một cuộc diễn tập lớn nhất từ trước tới nay giữa Mỹ và Nhật Bản đã được tiến hành trên vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, trong khi Triều Tiên huy động thêm tên lửa.


Trong cuộc trình diễn hỏa lực quân sự chung mang tên “Keen Sword”, Mỹ và đồng minh bên kia bờ Thái Bình Dương tiến hành cuộc tập trận 8 ngày với 60 tàu chiến, máy bay 500 và 44.000 quân tại vùng biển phía nam Nhật Bản. Đây là cuộc tập trận đánh dấu kỷ niệm 50 năm liên minh Mỹ-Nhật.








Lực lượng quân đội Mỹ và Nhật Bản tại nghi lễ khai mạc cuộc tập trận ngày 3-12. Ảnh: THX

Cuộc tập trận đã lên kế hoạch từ trước vượt xa cuộc tập trận Mỹ-Hàn trên Hoàng Hải tuần này vốn có ý nghĩ như một cuộc biểu dương lực lượng với Bình Nhưỡng, sau khi Triều Tiên nã pháo tấn công đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.

Trung Quốc, thay vì công khai lên án Triều Tiên về vụ nã pháo vào Hàn Quốc, đã kêu gọi đàm phán với Bình Nhưỡng và cho rằng đàm phán thì tốt hơn là “dương oai diễu võ”.

Tuy nhiên, Washington, Tokyo và Seoul đã phớt lờ đề xuất của Bắc Kinh về đàm phán sáu bên với sự tham gia của Moscow. Thay vào đó, họ sẽ tổ chức một hội nghị ba bên do Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton Mỹ chủ trì vào thứ hai tới (6-12). 

Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao hội nghị này. Do tình hình trên bán đảo Triều Tiên cực kỳ phức tạp và nhạy cảm. Chúng tôi hy vọng hội nghị sẽ làm giảm căng thẳng và thúc đẩy đối thoại, hơn là làm căng thẳng tình hình và đẩy mạnh sự đối đầu.”

Cũng trong ngày 3-12, hãng Yonhap đưa tin, Hàn Quốc cho biết, sẽ sớm tổ chức diễn tập bắn đạn thật trên vùng biển Hoàng Hải và sẽ trả đũa mạnh mẽ hơn đối với bất kỳ sự xâm lược nào của Triều Tiên sau vụ nã pháo.

Một quan chức thuộc Tham Mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch tiếp tục diễn tập bắn đạn thật gần 5 hòn đảo trên Hoàng Hải, kể cả đảo YeonPyeong, càng sớm càng tốt.”

Trước khi bắt đầu diễn tập, chúng tôi đang kiểm tra các biện pháp đối phó lại các khiêu khích trong tương lại của Triều Tiên và huy động vũ khí để đáp trả nếu Triều Tiên gây hấn một lần nữa trong quá trình diễn tập”, quan chức trên cho biết.

Triều Tiên huy động thêm tên lửa nhiều nòng


Trong khi đó, ngày 3-12, một nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho hay Triều Tiên đã huy động thêm các giàn phóng tên lửa nhiều nòng có khả năng dội pháo vào Seoul, một thành phố chỉ nằm cách biên giới chỉ 50 km.

Nguồn tin giấu tên cho biết: “Triều Tiên gần đây đã gia tăng số lượng giàn tên lửa nhiều nòng khoảng từ 100 đến khoảng 5.200 quả, có khả năng tập trung tấn công từ các căn cứ của họ vào Seoul và các khu vực lân cận”.




Tên lửa SA-2. Ảnh: abovetopsecret.com


Tuy nhiên, nguồn tin trên không cho biết liệu các giàn phóng tên lửa nhiều nòng được huy động đến gần biên giới với Hàn Quốc hay không. Seoul và các vùng lân cận là nơi sinh sống của gần một nửa trong số 50 triệu dân Hàn Quốc.

Trước đó, Triều Tiên còn được cho là đã huy động các tên lửa đất đối không SA-2 và SA-5 đến gần biên giới.

Căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên đã dâng cao kể từ khi Triều Tiên nã pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc hôm 23-11 gần khu vực tranh chấp trên biển Hoàng Hải. Hai dân thường và hai lính hải quân Hàn Quốc đã thiệt mạng trong vụ này, đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên vào một khu vực dân sự kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Trong một diễn biến khác,  tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa nguồn tin trích dẫn cho hay, Kim Jong-un, con trai út đồng thời là người kế vị lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, đã lệnh cho quân đội vào đầu tháng 11 sẵn sàng cho một cuộc tấn công bằng pháo binh vào Hàn Quốc.

Tờ nhật báo trên dẫn một tin rất thân cận với quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc cho rằng: “Đầu tháng trước, quân đội Triều Tiên đã phát đi chỉ thị dưới danh nghĩa Kim Jong-un, gửi cho các chỉ huy cao cấp của quân đội sẳn sàng đối phó với sự khiêu khích của kẻ thù bất kỳ lúc nào”.

Nguồn tin dẫn lời một sĩ quan quân đội giấu tên khi đánh giá về vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong rằng: “Nó đã được lên kế hoạch. Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc đó trong thời gian dài”.

Quân đội Triều Tiên đã đợi một cơ hội và dựa trên cái cớ chống lại cuộc tập trận thường niên của Hàn Quốc. Ngoài ra, đây cũng là một nỗ lực nhằm thiết lập hình ảnh của Kim Jong-un như là một lãnh đạo mạnh mẽ để gạt bỏ những sự bất tín nhiệm trong một số binh sĩ”, tờ báo cho biết.

Quang Hiển

(Theo AFP, BBC, Yonhap, Chosun Ilbo)

.


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bán đảo Triều Tiên “hạ nhiệt”

0 nhận xét

Tình hình bán đảo Triều Tiên ngày 21-12 có phần giảm căng thẳng sau khi cuộc tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc trên đảo Yeonpyeong kết thúc mà không có phản ứng của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn đặt quân đội trong tình trạng cảnh giác cao, trong khi nước này thắp sáng cây giáng sinh khổng lồ trên núi Aegibong, gần biên giới với CHDCND Triều Tiên. Hàn Quốc lo ngại Bình Nhưỡng sẽ bắn hạ cây giáng sinh này vì xem đây là hành động tâm lý chiến.

Lực lượng đặc nhiệm Hàn Quốc trong một cuộc diễn tập. (ảnh: AFP)

Theo Yonhap, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin cảnh báo trước Quốc hội nước này rằng “CHDCND Triều Tiên sẽ có thêm nhiều hành động khiêu khích”. Hàn Quốc cũng đã nâng cấp trung tâm xử lý tình hình khủng hoảng quốc gia trở thành đơn vị trực thuộc phủ Tổng thống do chánh văn phòng Tổng thống đứng đầu.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho rằng, tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn phức tạp đồng thời kêu gọi các bên tiếp tục kiềm chế cũng như nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán 6 bên.

K.Minh


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Trần Văn Giàu với cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 ở Nam bộ

0 nhận xét





Là một trong những lớp đàn em được bác Trần Văn Giàu khai tâm đi theo cách mạng qua phong trào Thanh niên Tiền phong, tôi xin được ghi lại vài nét của những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 ở Nam bộ do bác Trần Văn Giàu lãnh đạo, thay nén hương lòng kính dâng lên bác Sáu.









Giáo sư Trần Văn Giàu trao giải thưởng “Trần Văn Giàu” lần 2 năm 2005 cho nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu về công trình “Nghiên cứu địa bạ và ruộng đất triều Nguyễn”. Ảnh: MAI HẢI


Chúng ta đều biết cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt. Số cơ sở cách mạng ở Nam bộ bị triệt tiêu, liên lạc với Trung ương bị gián đoạn… Trong bối cảnh ấy, những đảng viên cộng sản bị địch giam ở các nhà tù, trại tập trung đều đau đáu trong lòng trước những câu hỏi lớn: Làm sao kịp thoát khỏi tay giặc trở về gầy dựng lại phong trào để đưa cách mạng tiến lên? Khi thời cơ tới làm sao có lực lượng  để kịp cùng khởi nghĩa với miền Bắc, miền Trung?

Trong bối cảnh đó, đồng chí Trần Văn Giàu cùng 8 đồng chí vượt căng (trại giam) Tà Lài năm 1941 để trở về xây dựng lại lực lượng cách mạng. Sau một thời gian tạm lánh, các vị đã hình thành được khung Xứ ủy Nam bộ năm 1943. Tình hình thế giới đã đi vào thời kỳ rất khẩn trương: Phát xít Đức bị đánh bại ở Liên Xô và Đông Âu, phát xít Nhật thua to trên mặt trận Thái Bình Dương… Thời cơ đang đến rất gần cho các dân tộc có thể vùng lên giành lại nền độc lập dân tộc. Đồng chí Trần Văn Giàu lúc ấy là Bí thư Xứ ủy Nam bộ, vẫn chưa liên lạc được với Trung ương, đang rất day dứt về đường lối chung, về lực lượng cách mạng cụ thể cần có trong tay khi thời cơ đến.


Lúc sinh thời đồng chí Trần Văn Giàu thường tâm sự với chúng tôi một số vấn đề nổi lên bấy giờ:


Một là, vấn đề đường lối cách mạng. Phải nói rằng sự mất liên lạc với Trung ương là một thiệt thòi lớn cho Đảng bộ Nam bộ. Tuy nhiên Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu không bó tay ngồi chờ. Đồng chí đã căn cứ Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương họp ở Bà Điểm năm 1939, xác định Đảng đã có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra. Nghị quyết Trung ương 6 năm 1939 viết: “Hiện nay tình hình đã có mới. Đế quốc chiến tranh, khủng hoảng cùng với ách thống trị phát xít thuộc địa đã đưa vấn đề dân tộc thành một vấn đề khẩn cấp rất quan trọng… Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mạng, cả vấn đề điền địa cùng nhằm vào mục đích ấy mà giải quyết…”.


Hai là, trong cuộc chạy đua với thời gian để kịp nắm bắt thời cơ, vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng sẵn sàng khi thời cơ đến có ý nghĩa quyết định. Làm thế nào để trong một thời gian ngắn có được một “đội quân chính trị” với số lượng và khí thế áp đảo đối tượng cách mạng mà lúc đó không phải tầm thường?


Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu trước tình hình đó đã tâm sự trong Hồi ký: “Có ba điều mà người cách mạng không thể quên: Một là cách mạng ở Nam bộ phải tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Và cuộc khởi nghĩa ở Nam bộ nhất thiết phải làm gần đồng thời với Bắc, Trung bộ. Khởi nghĩa địa phương không thể tách rời Tổng khởi nghĩa trên cả nước. Cho nên vấn đề hàng đầu là phải cố bắt cho được liên lạc với Trung ương, với Bắc, Trung bộ, đưa cuộc vận động cách mạng làm tổng khởi nghĩa vào hệ thống chỉ đạo thống nhất.


Hai là, nói tổng khởi nghĩa thì vùng đô thị, đặc biệt Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định phải là mục tiêu then chốt. Không xem nhẹ nông thôn nhưng đã nói tổng khởi nghĩa thì cách mạng chỉ thật sự thành công khi chiếm được trung tâm đầu não địch là Sài Gòn – Gia Định. Thành phố trung tâm này lại có vành đai Đỏ truyền thống ngoại thành, rất thuận lợi.


Ba là, cách mạng không phải là một “âm mưu”, hành động theo kiểu “hội kín”, mà là một cuộc nổi dậy có tính quần chúng rất rộng, rất mạnh; cách mạng không thể thành công chỉ với một số ít người dù là những người rất mưu trí, dũng cảm. Cho nên phải bằng mọi giá đưa được phong trào quần chúng lên cao trào, sôi nổi, rộng, mạnh”.


Thực tế đã diễn ra như thế nào?


Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương (9-3-1945), trong thanh niên Nam bộ đã có phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, cắm trại, hát những bài sử ca như Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng, Người xưa đâu tá, Thanh niên hành khúc, Lên đàng… Bí thư Xứ ủy đã đến với các nhóm thanh niên ấy và đã thuyết phục họ đi với cách mạng. Đồng chí đã rất sáng tạo trong việc chuyển phong trào thanh niên từ tự phát sang tự giác trong thời điểm rất sôi nổi của những tháng đầu năm 1945.


Một cơ hội khác lại đến: Nhật muốn xây dựng một tổ chức thanh niên thân Nhật để làm chỗ dựa chính trị, mời bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng ra đảm đương việc này. Người đảng viên Phạm Ngọc Thạch báo cáo việc này với Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu. Có nên nhận làm không? Nếu làm mà Nhật chi phối phong trào thì có khác gì phong trào thể thao của Pháp do Ducoroy làm trước đây?


Bí thư Xứ ủy phân tích: Ta phải “tương kế tựu kế” chủ động đứng ra tổ chức một phong trào thanh niên yêu nước hoạt động công khai do Xứ ủy chỉ đạo, trong thời gian ngắn xây dựng được một lực lượng thanh niên đông đảo, có tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hành động theo lệnh của Xứ ủy. Tổ chức Thanh niên Tiền phong đã ra đời như thế đó. Và chỉ trong vòng 5 tháng đã tập hợp được hơn một triệu đoàn viên, riêng ở Sài Gòn có hơn 200.000 đoàn viên, chưa kể 120.000 công nhân các xí nghiệp trong Tổng Công đoàn Nam bộ, nay cũng công khai nhập vào Thanh niên Tiền phong với danh nghĩa Thanh niên Tiền phong Ban xí nghiệp.


Rõ ràng, quyết định đúng đắn của Xứ ủy về tổ chức Thanh niên Tiền phong, xuất phát từ lòng tin sâu sắc vào thanh niên, vào nhân dân đã tạo bước chuyển về chất, nhanh chóng xây dựng được một đạo quân chính trị với số lượng và khí thế áp đảo, mở ra một thời kỳ Tiền khởi nghĩa với ưu thế chính trị tuyệt đối nghiêng về phía cách mạng. Đông đảo lớp thanh niên chúng tôi đã đi vào cách mạng chính từ phong trào Thanh niên Tiền phong mà công đầu xây dựng là Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.


Phong trào Thanh niên Tiền phong là một sáng tạo của Đảng bộ Nam bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Bí thư. Lực lượng Thanh niên Tiền phong đã nhanh chóng chiếm lĩnh các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở phường, xã theo lệnh của Xứ ủy trong đêm 24-8-1945, góp phần quyết định vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Sài Gòn và Nam bộ; một cuộc cách mạng đã thực sự nổ ra từ trong ruột của chế độ cũ, với lực lượng Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt.




Nguyễn Trọng Xuất





Tổng thư ký Ban Biên soạn Lịch sử Nam bộ Kháng chiến











Thông tin liên quan







- Giáo sư Trần Văn Giàu – Giai thoại và huyền thoại






- Nhà cách mạng lão thành, Giáo sư Trần Văn Giàu đã ra đi





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đưa mẹ Thứ về với đất mẹ

0 nhận xét

(SGGPO).-

Sáng 14-12, lễ truy điệu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ – người có 9 con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ – được Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, tỉnh Quảng Nam, huyện Điện Bàn cùng gia đình tổ chức long trọng tại xóm Rừng, thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung (huyện Điện Bàn). Hàng ngàn người đến tiễn đưa mẹ về với đất mẹ ân tình…

 





Long trọng tiễn đưa mẹ Thứ về với đất mẹ Điện Bàn


Từ mờ sớm, hàng ngàn người dân, các bạn trẻ đến từ Quảng Nam, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành trên cả nước, có cả người nước ngoài đến viếng và tiễn đưa mẹ. Đám tang mẹ đông nghịt người, già có, trẻ có… Trong số những người đến dự tang mẹ, có những cựu chiến binh – những người đã từng gắn bó với gia đình mẹ – đã rơi lệ thương tiếc mẹ. 












Mẹ ra đi ở cái tuổi 106 nhưng đã để lại những trống vắng trong lòng người dân, trong lòng những cựu chiến binh đã từng gắn bó với mẹ bởi sự cống hiến lớn lao vô bờ bến của mẹ, của gia đình mẹ với xóm làng, với quê hương và nền độc lập dân tộc của đất nước. Chiến tranh đã cướp đi bao tuổi thanh xuân, phá vỡ hạnh phúc biết bao gia đình Việt Nam với biết bao nỗi mất mát, đau thương. Nhưng hơn ai hết, mẹ Thứ đã đau, đau như cắt từng khúc ruột khi lần lượt 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại hy sinh. 9 lần tiễn con lên đường là chuỗi ngày chờ đợi, thế nhưng, cuộc đời đã quá cay nghiệt với mẹ khi 9 người con thân yêu của mẹ đã đi mãi không về.

Đau hơn ai hết, 9 giờ ngày 30-4-1975 – khi chỉ còn vài giờ nữa là thống nhất non sông thì anh Lê Tự Chuyển – một chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã nằm xuống trên đường dẫn một cánh quân về giải phóng Sài Gòn. Khi đất nước trọn niềm vui chiến thắng thì cũng là lúc mẹ vĩnh biệt đứa con thứ 9 của mình, mẹ lại lần nữa nuốt nước mắt vào trong. Mỗi lần mẹ nhận tin con là mỗi lần tim mẹ ứa máu, mắt mẹ rơi lệ, tâm can mẹ héo hon.

 




Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đọc điếu văn ôn lại cuộc đời M



ẹ Thứ.


Trong lễ truy điệu của mẹ ngập tràn những cặp mắt đỏ hoe khi ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đọc điếu văn kể về cuộc đời hy sinh, cống hiến của mẹ. Lễ truy điệu như chìm vào những thước phim quay chậm về cuộc đời mẹ với bao hy sinh, mất mát, với nỗi đau mất con, mất cháu. Những thước phim ấy xúc động hàng ngàn con tim của những người dự tang.


“Dẫu biết rằng sinh – lão – bệnh – tử là lẽ thường tình của cuộc đời mỗi con người, hơn nữa, với cái tuổi 106 của mẹ đã là thượng thượng thọ, nhưng mẹ mất đi vẫn là nỗi đau không gì bù đắp được. Mẹ ra đi, nhưng hình ảnh người mẹ thân thương, tấm gương mẫu mực của một bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn còn đó trong mỗi chúng ta và con cháu mai sau… Mẹ vĩ đại bởi tấm lòng trung trinh, trong sáng không gợn chút tư lợi đòi hỏi công lao cống hiến, đã từng cùng chồng nhường suất nhà tình nghĩa cho những gia đình liệt sĩ khác…” – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh xúc động.









Nhiều bạn trẻ từ khắp nơi đổ về thắp hương viếng mẹ Thứ




Trong lễ truy điệu mẹ Thứ, bà Joanne Luke, chuyên gia người Úc của Hội Trợ giúp người tàn tật Việt Nam, tâm sự: “Tôi không họ hàng, không thân thích với mẹ Thứ, nhưng tôi đến đám tang mẹ để thắp nén nhang đưa tiễn mẹ. Tôi không biết nhiều về mẹ, nhưng qua tình cảm mọi người dành cho mẹ tôi biết đó là một người mẹ vĩ đại, một người phụ nữ Việt Nam hiền từ, nhân hậu và đầy đức hy sinh. Và tôi thật sự ấn tượng trước tấm lòng của mọi người đối với mẹ Thứ”. 

 





Bà Joanne Luke, chuyên gia người Úc của Hội Trợ giúp người tàn tật Việt Nam, thắp hương phúng viếng mẹ Thứ. Ảnh: N. KHÔI



Trên đường đưa mẹ về Nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn, quãng đường chỉ 2 cây số bỗng xa vời vợi, thời gian nặng nề trôi qua. Hai bên đường quốc lộ 1A chật kín người dân cúi đầu đưa tiễn. 10 giờ 30, mẹ về với đất mẹ ân tình. Xin mượn mấy câu trong bài Đất nước của Phạm Minh Tuấn như một lời tri ân, một lời tiễn đưa mẹ – người mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ về với đất mẹ Quảng Nam:

“Xin hát về người đất nước ơi!/Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi, suốt đời lam lũ…/Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi, mấy mùa không ngủ/Ngăn bước quân thù phía Nam phía Bắc/Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con…”.




NGUYÊN KHÔI






 









Thông tin liên quan





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →