Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label Văn hóa. Show all posts
Showing posts with label Văn hóa. Show all posts

Ông Đinh Thế Huynh gặp mặt nhà báo tại Ban Tuyên giáo Trung ương

0 nhận xét

Liên Chi hội nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương đã tập hợp được lực lượng và trí tuệ của những người làm báo trong Ban, góp phần phụng sự tốt sự nghiệp báo chí cách mạng nước nhà. Nhiều đồng chí có mặt trong cuộc gặp mặt hôm nay đã và đang là nhà báo thành danh, giữ cương vị trọng trách quan trọng trong hệ thống báo chí cả nước. Nhiều nhà báo trong Liên Chi hội được bạn đọc biết đến và yêu mến qua các tác phẩm báo chí.

Dinh The Huynh, Ban Tuyen Giao Trung Uong

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tặng hoa chúc mừng đồng chí Đinh Thế Huynh, UVBCT, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

Sáng ngày 21/6/2011, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức gặp mặt thân mật các nhà báo đang công tác tại Ban nhân kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2011). Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí Lãnh đạo Ban và toàn thể các phóng viên, nhà báo, nhà quản lý của tất cả các báo, tạp chí hiện đang công tác tại Ban Tuyên giáo Trung ương.

Thay mặt Liên Chi hội Nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Tổng biên tập Tạp chí Tuyên giáo, Chủ tịch Liên chi Hội Nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổng kết lại một số hoạt động của Liên chi hội trong năm qua.

Hoạt động của Liên Chi hội Nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương trong năm vừa qua chủ yếu là hướng vào chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, trao đổi tri thức lý luận bằng việc theo học các khóa học về lý luận chính trị theo quy định của cán bộ, công chức; các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ quan quản lý chỉ đạo báo chí hay Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Một số đồng chí (chủ yếu là cán bộ, phóng viên trẻ) đã tích cực tham gia các chương trình ngoại ngữ, tin học, các khóa đào tạo sau đại học, học để lấy văn bằng 2, 3 các lớp đào tạo chuyên ngành. Ngày 10/6 vừa qua, Liên Chi hội Nhà báo của Ban đã cùng Chi hội Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề “Nâng cao chất lượng ảnh báo chí”.

Ngoài các hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ, Liên Chi hội vẫn tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, các chương trình biểu diễn văn học nghệ thuật hướng về những sự kiện lớn của dân tộc, đón chào mùa xuân mới, kỷ niệm ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo… Trong ngày kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam năm nay, Liên Chi hội đã tổ chức Giải cầu lông mở rộng, thu hút sự tham gia nhiệt tình của đông đảo các hội viên, nhà báo trong Liên chi hội.

Liên Chi hội nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương đã tập hợp được lực lượng và trí tuệ của những người làm báo trong Ban, góp phần phụng sự tốt sự nghiệp báo chí cách mạng nước nhà. Nhiều đồng chí có mặt trong cuộc gặp mặt hôm nay đã và đang là nhà báo thành danh, giữ cương vị trọng trách quan trọng trong hệ thống báo chí cả nước. Nhiều nhà báo trong Liên Chi hội ta được bạn đọc biết đến và yêu mến qua các tác phẩm báo chí. Và cũng có những đồng chí không trực tiếp làm báo hàng ngày, công tác ở các vụ chức năng, tham mưu song đã và vẫn có nhiều tác phẩm báo chí, các công trình nghiên cứu khoa học, lý luận đóng góp trực tiếp và gián tiếp cho đời sống báo chí.

Thay mặt cho Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Vũ Ngọc Hoàng – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã chúc mừng và biểu dương những thành tích Liên chi hội nhà báo của Ban Tuyên giáo đã đạt được. Đồng chí nhấn mạnh: Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ quan tâm hơn nữa trong việc trang bị những phương tiện kỹ thuật cần thiết, hiện đại để các nhà báo, phóng viên có điều kiện tác nghiệp thuận lợi.

Các nhà báo, phóng viên công tác tại Ban cần luôn giữ vững bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm chắc các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước khi tác nghiệp, luôn tự nâng cao nghiệp vụ tinh thông, chuyên nghiệp và hiện đại, học thêm ngoại ngữ và nâng cao phẩm chất đạo đức trong sáng của người làm báo.

Thu Hằng


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Ông Trương Tấn Sang dự Lễ tôn vinh tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí năm 2010

0 nhận xét

Đúng ngày kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức trọng thể Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V cho 128 tác phẩm đoạt giải ở 8 thể loại giải.

Một trong 2 tác phẩm đoạt giải A là của tác giả Nguyễn Đăng Lâm – Phóng viên TTXVN tại Quảng Ngãi với chủ đề “Lý Sơn – Bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.” Đây là tác phẩm viết về đề tài biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Truong Tan Sang, Nguyen Dang Lam, Bao Lao Dong

Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao hai giải A cho tác giả Nguyễn Đăng Lâm - TTXVN (ngoài cùng bên trái) và nhóm tác giả Báo Lao Động.

Bằng những tư liệu phong phú, được cung cấp từ những nhà nghiên cứu lịch sử, từ những người dân ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi – những con người bình thường nhưng giàu lòng yêu nước, coi trọng chủ quyền biển đảo quê hương; rất có ý thức về việc giữ gìn báu vật của cha ông từ bao đời để lại. Từ hàng trăm năm qua, các tộc họ trên đảo luôn gìn giữ, bảo vệ và lưu truyền từ đời này sang đời khác những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, được coi là Bảo tàng sống về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài giải A về thể loại Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép của Nguyễn Đăng Lâm, Liên chi hội nhà báo TTXVN còn có 3 giải C cho các tác giả và nhóm tác giả đoạt Giải xã luận, bình luận, chuyên luận; Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí. TTXVN cũng đoạt 1 giải B, 1 giải C và 3 giải khuyến khích ở thể loại Giải Ảnh báo chí.

Giải Báo chí Quốc gia năm 2010 có số lượng tác phẩm dự giải cao nhất từ trước đến nay, 1.321 tác phẩm tham dự 8 loại giải (tăng 30% so với năm 2009). So với 4 mùa giải trước, đây cũng là năm có số lượng đơn vị báo chí tham dự Giải nhiều nhất (125 đơn vị); số lượng tác phẩm ảnh báo chí cao nhất, có 27 cá nhân gửi tác phẩm dự thi không qua tuyển chọn của cơ sở (theo cơ chế mới) và số tác phẩm của cộng tác viên dự thi nhiều nhất (244 tác phẩm).

Theo đánh giá của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia: mặt bằng chất lượng các tác phẩm dự Giải năm 2010 đồng đều hơn các năm trước. Tác phẩm có chất lượng cao vẫn tập trung ở khối báo chí Trung ương và các thành phố lớn. Đồng thời, xuất hiện nhiều đơn vị địa phương dự Giải với nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, có tính phát hiện, có hiệu quả xã hội như các Đài Phát thanh Hà Tĩnh, Ninh Bình, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Vính Long; Đài Truyền hình Nghệ An, Bến Tre, Lâm Đồng, Hà Nội; các tác phẩm báo in của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Ở một số loại giải, chất lượng tác phẩm vượt các năm trước.

Giải Tin, bài phản ánh, bút ký (báo in) có nội dung phong phú, nhiều bài nhiều kỳ. Giải Xã luận, bình luận, chuyên luận (báo in) có nội dung sát thực tiễn, bớt lý luận hàn lâm, nhiều bài đạt chất lượng cao. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra (báo in, truyền hình) đều tăng cả về số lượng và chất lượng… Một số loại giải chất lượng ở mức trung bình khá, chưa vượt các kỳ Giải trước. Tác phẩm báo điện tử tham dự nhiều nhưng chưa rõ về thể loại và chất lượng chuyên môn chưa cao…

Phát biểu tại Lễ tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí Quốc gia năm 2010, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhấn mạnh báo chí cách mạng Việt Nam luôn kịp thời trong việc phát hiện, biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong chiến đấu, lao động sản xuất, trong học tập…; phê phán những sai trái, những việc làm không có lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu xuyên tạc của kẻ địch; tuyên truyền đối ngoại để bạn bè thế giới hiểu về đất nước và con người Việt Nam… Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới yêu cầu đội ngũ những người làm báo Việt Nam càng phải tích cực học tập nghiệp vụ, trau dồi đạo đức cách mạng, gần gũi với nhân dân để có ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

Trong diễn văn khai mạc, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia nêu rõ những tác phẩm đoạt giải, đặc biệt là các tác phẩm đoạt giải A thực sự là những tác phẩm chất lượng cao cả về nội dung và phương pháp thể hiện. Những tác giả, tác phẩm đoạt Giải báo chí Quốc gia năm 2010 thực sự là những tấm gương tiêu biểu cho đội ngũ những người làm báo Việt Nam đang ngày đêm đem hết sức lực, trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước; góp phần xây dựng nước Việt Nam “dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Vòng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia 2010 có 161 tác phẩm tham dự ở 8 loại giải. Đây là những tác phẩm xuất sắc, có tính phát hiện, phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của đất nước; có định hướng dư luận xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; có chất lượng tốt về nội dung và hình thức thể hiện.

PV


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Biểu dương chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng  đồng ý chủ trương tổ chức Hội nghị biểu dương các chiến sỹ cách mạng, chiến sỹ yêu nước bị địch bắt và tù đày.Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuẩn bị nội dung và thời điểm tổ chức Hội nghị trong năm 2012.

Tôn vinh các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Hiện nay, cả nước còn gần 90.000 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày. Đó là những người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất nước. Tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của họ là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay học tập.

Xuất phát từ thực tế đó, Bộ LĐTBXH đã đề nghị được phối hợp với Bộ Quốc phòng, Báo Nhân dân và UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc với chủ đề “Hội nghị biểu dương các chiến sỹ cách mạng, chiến sỹ yêu nước bị địch bắt tù đày” tại thành phố Cần Thơ.

Đức Nam


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh thăm chúc mừng Đại lễ Phật đản 2011

0 nhận xét

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2555 – dương lịch 2011, ngày 13/5 (11 tháng Tư âm lịch), đoàn đại biểu Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh do bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy dẫn đầu đã đến thăm, chúc mừng Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.

Thay mặt lãnh đạo thành phố, bà Nguyễn Thị Thu Hà gửi lời chúc sức khỏe đến các vị hòa thượng, chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thành hội Phật giáo thành phố, chúc các vị chức sắc và toàn thể tăng, ni, phật tử thành phố đón mùa Phật đản vui tươi, an lạc. Phó Bí thư Nguyễn Thị Thu Hà đánh giá cao các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo và đồng bào Phật giáo thành phố, đặc biệt là các chương trình văn hóa, chăm sóc sức khỏe, từ thiện xã hội, tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở địa bàn dân cư, đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước và thành phố. Phó Bí thư Thành ủy mong các vị hòa thượng, chư tôn giáo phẩm động viên tăng, ni, phật tử tiếp tục đóng góp cho xã hội, cho thành phố; tích cực tham gia góp phần cho thành công của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu HĐND thành phố khóa VIII nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Phật Giáo TP.HCM

Hòa thượng Thích Từ Nhơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các vị hòa thượng trong Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố bày tỏ hoan hỷ trước tình cảm và lời chúc tốt đẹp của lãnh đạo thành phố nhân Đại lễ Phật đản; khẳng định Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, chăm lo đời sống đồng bào của thành phố và cả nước. Các vị hòa thượng cũng cám ơn Thành ủy, chính quyền thành phố đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để Giáo hội và Thành hội thực hiện vai trò của mình trong sự vận hành của dân tộc, đất nước và xã hội.

Lãnh đạo TPHCM tặng hoa chúc mừng các vị hòa thượng, chư tôn giáo phẩm Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: T. Anh

Cùng ngày, đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã đến chúc mừng Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam . Mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2555, Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban MTTQ 24 quận, huyện cũng đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm, chúc mừng chư tôn giáo phẩm Ban Trị sự Thành hội, Ban đại diện Phật giáo các quận, huyện và trụ trì các chùa, tự viện trên địa bàn./.


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Cô giáo Trường Sa

0 nhận xét

Trường Sa

Đem chữ ra Trường Sa

Cô giáo thành cây phong ba con gái

Xanh tươi tỏa bóng một góc trời

Lớp học có bốn em

Mỗi em một lớp

Một mình cô loay hoay viết, đọc

Trong sóng va kè đá liên hồi

Tiếng trẻ thơ đùa giỡn nô cười

Như nắng ấm từng viên cuội sỏi

Cơn gió bỏng kéo mây trùm kín lối

Biển nhằng lên những lằn chớp dây thừng

Em đứng lớp

Chép vào tôi cổ tích

Nàng tiên san hô huyền diệu

giữa trùng dương

Con chữ em mang qua hàng trăm hải lý

Là chứng nhân, chứng chỉ cuộc đời

Trong giáo án từ những người lính đảo

Lặng lẽ sáng lên giữa ngàn khơi.

LAM GIANG

(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Gieo chữ giữa Trường Sa

0 nhận xét

Ai đã một lần ra Trường Sa hẳn sẽ rất ấn tượng khi nhìn thấy đám trẻ nô đùa tinh nghịch dưới bóng những cây phong ba, bàng vuông xanh thắm. Bất ngờ hơn khi gặp những lớp học đặc biệt giữa đảo khơi. Trường, lớp, giáo viên đều khác với đất liền nhưng tất cả đều có chung lý tưởng: Vì một thế hệ trẻ đang lớn dần nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

1. Đến xã đảo Song Tử Tây thuộc huyện Trường Sa (Khánh Hòa) vào những ngày cuối tháng 3-2011, chúng tôi rất ngạc nhiên khi tiếng học sinh tập đọc ê a hòa lẫn với những cung bậc thăng trầm của sóng biển. Lớp học nằm ngay trong trụ sở UBND xã, dưới những tán cây phong ba, bàng vuông đặc thù của vùng biển đảo phủ dày bóng mát. Cũng bàn ghế, cũng phấn trắng bảng đen, cũng những chương trình học phổ thông như đất liền. Bất ngờ với chúng tôi là sĩ số lớp học ở đây nhiều nhất chỉ 2 học sinh. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy cho con em trên đảo chủ yếu là cán bộ xã kiêm nhiệm. Toàn xã Song Tử Tây chỉ có 8 học sinh nhưng lại được chia thành 5 khối lớp (từ mầm non đến lớp 4) nên có lớp chỉ một học sinh.

Phó Chủ tịch UBND xã Song Tử Tây Đoàn Quốc Thái đang dạy học cho các em trên đảo.

 

Anh Đoàn Quốc Thái, quê huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) tình nguyện công tác ở đảo Song Từ Tây từ 3 năm qua. Anh là Phó chủ tịch UBND xã nhưng công việc chính của anh chủ yếu là dạy học. “Công việc hành chính ở xã thì nhàn trong khi các cháu ở đây chưa chưa có giáo viên chính thức để dạy. Không để các em thất học, với vốn kiến thức của mình, những cán bộ xã ở đây đều tìm cách tốt nhất để truyền đạt cho các em”, anh Thái giãi bày. Lớp học ở đây cũng khác với lớp học ở đất liền. Do quá ít học sinh nên các thầy giáo phải tổ chức dạy ghép. Nếu như đất liền 1 khối học có nhiều lớp thì ở đảo ngược lại, một lớp học có nhiều khối. Ghé lớp học bên cạnh do thầy giáo Nguyễn Đình Việt (cũng là Phó chủ tịch UBND xã) phụ trách. Hai đầu lớp hai chiếc bảng, học trò chia thành hai nhóm ngồi quay lưng lại với nhau.

Thầy giáo cứ ngược xuôi, xuôi ngược, hết viết ở bảng này xong, lại chạy đến bảng kia để vẽ hình, làm toán, giảng cho lớp khác. Hết nghe bên này lớp 2 tập đọc, tiếp đến lại quay sang chấm bài cho các em lớp 3 đang tập viết. Cháu Nguyễn Thị Linh Đoan, học sinh lớp 4 duy nhất thì đang cặm cụi làm toán. Khó khăn là vậy nhưng các học sinh ở đây năm nào cũng đạt loại khá. “Cuối năm nay cháu phải vào đất liền học rồi vì ở đảo chưa có ai dạy lớp 5. Các thầy bảo lớp 5 phải vào trong đất liền học để thi tốt nghiệp chuyển cấp chứ ở ngoài này không có hội đồng thi.

Cháu rất muốn học ngoài này cùng các em và được gần bố mẹ” – Linh Đoan bày tỏ nguyện vọng. Đó cũng là mong muốn của chính quyền và người dân xã đảo Song Tử Tây về việc có giáo viên đủ chuyên môn nghiệp vụ từ đất liền ra đảo để các em đỡ vất vả. “Bình thường tôi dạy lớp 3 và 4, nhưng thỉnh thoảng cũng phụ với thầy khác dạy các cháu mẫu giáo.

Mấy anh em đều là nam giới nên khi dạy các cháu hờn, khóc rất khó dỗ dành. Thậm chí lúc đầu có cháu đang học tè ra quần chúng tôi cũng lóng ngóng không biết xử lý thế nào. Nhưng rồi vì trách nhiệm và tình thương nên chúng tôi luôn gắn bó với lớp, với những công dân trẻ trên đảo. Nhìn các em ê a tập đọc, tập viết, ham học đến mức nửa đêm cũng nhờ phụ huynh đưa đến nhà để hỏi bài. Có thể nói chưa ở đâu tình thầy trò lại gắn bó với nhau như ở trên đảo”, thầy Thái giãi bày.

2. Ở đảo Sinh Tồn có 4 cán bộ có chức danh trong UBND xã thì cả bốn đều làm thầy giáo. Thầy Cao Văn Giáp, sinh năm 1984, Phó chủ tịch UBND xã và là giáo viên lớp 4. Khi chúng tôi đến đây làm một trắc nghiệm nho nhỏ về kiến thức của các em thì em nào cũng đọc vanh vách tên từng đảo lớn, đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa. Và trẻ em ở đây từ nhỏ đến lớn đều thuộc làu khúc quân ca Trường Sa. Thật xúc động khi các em trong giờ chơi luôn miệng hát đồng ca: “Biển này là của ta, đảo này là của ta…”.

Lớp học của thầy Giáp có lẽ là lớp học đặc biệt nhất trên thế giới. Bởi lẽ chỉ duy nhất 1 học sinh lớp 4. Góc bảng ghi rõ “Sĩ số 1, vắng 0”. Nhưng cũng lẽ vì cái đặc biệt đó mà thầy quan tâm đến học sinh của mình nhiều hơn. Thầy kể, học sinh Lê Thị Thục Quyên trước khi cùng gia đình ra đảo học lực rất yếu nhưng nay cháu học rất khá và sắp chuyển vào đất liền để học lớp 5 ở Cam Ranh.

Thầy Giáp không chịu nói nhiều về mình nhưng những đồng nghiệp của thầy kể: Sau khi học ở Đại học Đà Lạt, Giáp tham gia đội thanh niên tình nguyện của tỉnh Khánh Hòa đi vùng sâu, vùng xa để cống hiến vô thời hạn. Giáp từng làm việc ở một trung tâm giáo dục lao động của tỉnh nhà rồi tình nguyện lên giúp đồng bào dân tộc Rắc Lây ở xã Sơn Tân, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa định canh định cư, làm kinh tế, nâng cao nhận thức. Rồi cũng theo tiếng gọi tình nguyện, năm 2008, Giáp chia tay bà con Rắc Lây ra với xã đảo Sinh Tồn.

Để rồi từ đó Giáp gắn bó với mảnh đất nhiều sóng gió nhưng luôn đầy ắp tình người. Giáp luôn tâm niệm một điều rằng, thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu giành lấy chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thì thế hệ trẻ hôm nay phải có trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước.

Trường Sa lớn

 

3. Không như ở các xã đảo khác, tại đảo Trường Sa Lớn lần đầu tiên đã có một cô giáo được đào tạo bài bản xung phong ra đảo vì sự nghiệp trồng người. Đó là cô Bùi Thị Nhung. Sinh năm 1981, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, cô Nhung từng dạy học ở Trường Tiểu học xã Suối Cát (Cam Lâm, Khánh Hòa) trước khi cùng chồng con ra đảo định cư. Cũng như lớp học ghép trên đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn nhưng ở Trường Sa Lớn, một mình cô Nhung dạy từ mẫu giáo đến lớp 4.

Tổng số học sinh ở đây có 11 cháu, trong đó có hai cháu học lớp 4, một cháu học lớp 3, hai cháu học lớp 2 và sáu cháu học lớp mẫu giáo. Cô Nhung cho biết: “Nếu tính về sĩ số thì chỉ bằng 1/4 lớp thường trong đất liền nhưng cái cực nhất ở đây mình phải dạy tất cả các khối lớp trong cùng 1 lớp”. Quả thật, một mình cô Nhung dạy hết tất cả các môn cho tất cả các lớp. Cả sáng lẫn chiều, khi dạy tập viết, tập đọc cho học sinh lớp 1, lúc dạy văn, dạy toán cho các em lớp 2, lớp 3, lớp 4. Riêng lớp 4, cô phải soạn giáo án đến 11 môn học, các lớp 2 và 3 phải soạn 9 môn. Đó là chưa kể ở đảo Trường Sa Lớn được mọi người gọi vui là cô là người có nhiều chức danh nhất: hiệu trưởng, thủ quỹ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn…

Theo cô Nhung, dù thiếu thốn về trang thiết bị và điều kiện dạy học so với đất liền, nhưng với sĩ số học sinh ít, nên có thời gian kèm cặp, giảng bài cụ thể, chi tiết hơn. Cô Nhung cũng ấp ủ sẽ truyền đạt vốn kiến thức ngoại ngữ và vi tính ít ỏi của mình để cho học sinh không còn “lạc hậu” khi vào học ở đất liền.

Khi được hỏi về động lực nào đã đưa cô đến với các trẻ ngoài đảo, cô Nhung nhớ lại: “Khi tôi quyết định đi, cô hiệu trưởng và các em học sinh trường cũ khuyên tôi ở lại. Nhưng tôi nghĩ các em ở ngoài đảo đang rất cần giáo viên nên quyết tâm ra đi. Ban đầu cũng phải thuyết phục gia đình và chồng. Cũng may chồng tôi hiểu và thông cảm và cùng nhau ra đảo”. Kết quả của sự chung sức đồng lòng là một thành viên mới của gia đình cô sẽ ra đời vào tháng 5 tới và hiện tại chồng cô cũng đã có công việc ổn định trên đảo và quyết tâm gắn bó lâu dài với biển đảo, với các thiên thần nhỏ của cô.

HỒ THU


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Quỹ Harvard chọn Shakira là Nghệ sĩ của năm

0 nhận xét

(SGGPO).- Tại Lễ hội Nhịp điệu Văn hóa diễn ra tại sân khấu Sanders, trong khuôn viên Đại học Harvard, bang Massachusetts (Mỹ) vào ngày 26-2 tới, ngôi sao ca nhạc Shakira đến từ thành phố cảng Barranquilla của Colombia sẽ nhận huân chương Nghệ sĩ của năm do Quỹ Harvard trao tặng. Đây là danh hiệu cao quý nhất mà Quỹ Harvard dành tặng cho những nhân vật nổi tiếng có những đóng góp lớn cho xã hội trên nền tảng quá trình lao động nghiêm túc, tạo được tác động tích cực trong đại chúng.





Nữ ca sĩ Shakira


Giám đốc Quỹ Harvard S. Allen Counter trong bài phát biểu công bố danh hiệu đã nhấn mạnh: “Sinh viên đại học Harvard nói chung và Quỹ Harvard nói riêng dành huân chương cao quý này cho Shakira. Cô đã mang đến cho cả thế giới những giai điệu âm nhạc sống động, đầy sáng tạo dựa trên tinh thần làm việc không mệt mỏi. Và hơn hết là sự cống hiến bền bỉ của cô với các hoạt động nhân đạo xã hội, đánh dấu từ khi Quỹ Đôi chân trần (Barefoot Foundation) ra đời năm 1995, khi cô 18 tuổi. Đến nay, thông qua Quỹ Đôi chân trần, 6 trường học đã được dựng nên ở những khu vực khó khăn nhất, trong đó có Haiti và Nam Phi.


Nhiều lần trả lời trên các phương tiện truyền thông, Shakira tâm sự rằng không nghĩ những điều mình làm là công việc từ thiện. Động lực thôi thúc cô dành nhiều thời gian và tâm sức cho trẻ em thiệt thòi là vì cô tin rằng mỗi trẻ em đều có năng khiếu và có thể phát triển ở ít nhất một lĩnh vực. Do đó, nếu được tạo điều kiện cần thiết, các em sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và có thể làm nên nhiều điều kỳ diệu, trước tiên là thoát được cảnh nghèo đói từ muôn đời.




HÀ NHI




>> Mời bạn cùng nghe bài hát



Hips Dont Lie



nổi tiếng của Shakira:










(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Cái vú cau trong khay đựng trầu bà nội

0 nhận xét



Bé trai nghèo, nghịch ngợm và thèm ăn. Ông già thanh bạch, hóm hỉnh và thích ngắm người khác uống rượu. Vườn nhà bao nhiêu là cây trái (kể cả vú sữa) mà bé trai chỉ nhớ vú cau trong khay trầu bà nội. Ông già làm thơ…

Đọc tập thơ “Đắng và Ngọt” của Trang Thế Hy, tôi bị hẫng hụt. Tôi phải đọc nhiều lần. Và mỗi lần tôi đều tò mò tìm xem đằng sau tập thơ mỏng là chiều dày suy nghĩ, quan niệm, suy tư, triết lý gì sâu xa nặng tình lắm. Hẫng hụt vì lòng yêu thơ của tôi bị tổn thương. Vì rằng những suy nghĩ thông thường về thơ của tôi bị lung lay. Chắc Trang Thế Hy đã chứng minh được một điều, hiện thực trong thơ sâu xa hơn ta tưởng. Cái hiện thực được chắt lọc trong tâm thức, tâm tưởng, trong cách thể hiện, nó là hiện thực thời đại Trang Thế Hy sống chứ không chỉ là hiện thực thời sự hàng ngày.





Ảnh bìa tập thơ “Đắng và ngọt”.


Trang Thế Hy được biết đến là một nhà văn, chuyên viết văn xuôi. Cũng như nhà văn Nguyên Hồng, ông có làm thơ. Trong cuốn sách “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX” do một số người yêu thơ tuyển chọn, xuất bản, nhà văn Nguyên Hồng có bài “Cửu Long Giang ta ơi”, nhà văn Trang Thế Hy có bài “Lời nói dối nhân ái”. Đất Bến Tre có 3 tác giả được chọn là Ca Lê Hiến, Trang Thế Hy và Đinh Thị Thu Vân.

Khiêm tốn đến bất ngờ, tập thơ “Đắng và Ngọt” (NXB Thanh Niên 2010) vừa mỏng manh vừa nhỏ nhắn. Nói tóm lại tập thơ của Trang Thế Hy… là hơi khiêm tốn. Khiêm tốn đấy, nhưng đầy tính kiêu kỳ trí tuệ.

Gần đây tôi thường đọc thơ người khác khi về thăm mẹ. Một niềm trân trọng người làm thơ. Thơ Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Lê Quang Trang, Trần Ninh Hồ… Thơ Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… Thơ Uýt Man, Nêruda, Nazim Hít Mét… và thơ Trang Thế Hy. Tôi phát hiện ra, hay nói đúng hơn là tôi cố gắng phát hiện ra đằng sau câu chữ qua thơ Trang Thế Hy ẩn chứa điều chi khiến tôi tìm kiếm không yên?

Đầu năm 2011, trong đám cưới con gái nhà văn – nhà thơ Nguyễn Mạnh Tuấn – Hà Phương, nhà thơ Đinh Trần Toán đã vẫy tôi lại, quá trịnh trọng đưa tặng cho tôi tập thơ “Đắng và Ngọt” của Trang Thế Hy. Tập thơ bỏ gọn trong túi áo, nghĩa là nhỏ mỏng nhưng đọc kỹ thấy đầy đặn cuộc đời và sự nghiệp của một nhà văn.

Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh năm 1924 tại Châu Thành, Bến Tre. Ông có các tác phẩm: “Nắng đẹp miền quê ngoại” (1964), “Anh thơm râu rồng” (in chung 1965), “Mưa ấm” (1981), “Người yêu và mùa thu” (1981), “Vết thương thứ 13” (1989), “Tiếng khóc và tiếng hát” (1993), “Nợ nước mắt” (2002). Tất cả đều là truyện ngắn, riêng tập “Đắng và Ngọt” xuất bản 2010 là tập sách mới nhất và là tập thơ duy nhất Trang Thế Hy. Đây là tập thơ song ngữ Việt – Anh do Nguyễn Tiến Văn dịch. Chỉ có 13 bài thơ của cả đời thơ, Trang Thế Hy và 9 bài thơ của R.Tagore do Trang Thế Hy dịch. Điều đó dường như cho thấy ông yêu mến quý trọng và phần nào có ảnh hưởng bởi R.Tagore.

Trang Thế Hy có nhiều bút danh khác nhau: Phạm Võ, Triều Phong, Vũ Ái Văn, Minh Phẩm… và nhiều người gọi ông bằng cái tên thân mến – Chú Tư! Chú Tư sống viết văn ở Sài Gòn, vô chiến khu tham gia kháng chiến, hòa bình về sống tại quê nhà Bến Tre. Chú Tư là ông già Bến Tre đúng nghĩa. Dù ở quê, ông lại ít nói, nhưng bạn bè ông rất đông, quý mến.

Đến tuổi 86, Trang Thế Hy mới in tập thơ cho thấy ông coi trọng thơ như thế nào. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng nói “Thơ là tinh túy. Thơ là rượu ngon, F1. Mình không làm thơ nhưng mình quý trọng người làm thơ”. Có lẽ cũng với cách suy nghĩ ấy mà Trang Thế Hy muốn rà soát cuộc đời mình bằng một tập thơ, tập “Đắng và Ngọt”. Chỉ có vài bài ông ghi năm sáng tác còn lại những trải nghiệm của ông trong cuộc sống rất đáng sống và khốc liệt.

Thơ Trang Thế Hy không thuộc loại thơ miêu tả mà là thơ của cảm nhận, của tiềm thức. Tư duy thơ của Trang Thế Hy là những kết luận, những ẩn dụ được nói trực tiếp từ kiểm nghiệm. Thơ ông tôn trọng tứ hơn là câu chữ. Ông viết thơ văn xuôi, ngắn gọn súc tích.


Trang Thế Hy đưa văn xuôi vào thơ và lôi thơ về với văn xuôi. Hãy đọc bài “Lời nói dối nhân ái”:

“Gió nói với chiếc lá úa/trong vòng luân hồi bất tận của chiếc lá màu vàng của mi trong khoảnh khắc này là nét đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa thu tàn phai nhanh/Đừng buồn/Cái đẹp nào cũng phù du/và chỉ có cái phù du mới đẹp/Lá biết gió nói dối nhưng lá vẫn vui vẻ bay vèo theo gió” … “Chàng thấy nàng đẹp rồi chàng mới yêu/Anh thì ngược lại/Anh yêu em trước rồi sau mới thấy em đẹp/Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng/Làm ửng hồng đôi má cô vợ trẻ…”.

Tiếc thay lời nói dối ta phải nghe hàng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái…

Thơ Trang Thế Hy có kỷ niệm, có ước mơ, có quá khứ và hiện tại. Tất cả được ông viết bằng dòng suy nghĩ thoải mái nghiêm túc. Trang Thế Hy không câu nệ vần điệu thông thường của thơ mà chỉ chú trọng tới dòng suy tưởng của nhà thơ trước cuộc đời. Cái vị “Đắng và Ngọt” là vị chính của “những cái vú cau” mà nhà thơ nhớ nhiều lần:

“Và món đồ chơi mà hình ảnh sẽ theo tôi xuống mồ là những cái vú cau lượm trong khay trầu của bà nội”… “Giờ đây trên đoạn cuối của đường đời, khi những kỷ niệm của tuổi thơ đã thụt lùi rất xa về phía bên kia của đường biên của cõi nhớ, ông già gần đất xa trời vẫn còn gặp hoài trong mộng mị những cái vú cau lượm trong khay đựng trầu của bà nội ngày xưa”…

Làm thơ khó lắm. Thơ Trang Thế Hy khó đọc. Thơ có độc giả riêng. Thơ Trang Thế Hy chọn độc giả. Chúng tôi là người mê thơ, đọc thơ Trang Thế Hy mà phát hiện ra điều thú vị. Ông khuyên nhủ chúng ta làm thơ không phải đơn giản là ghép chữ cho vần, là vịnh, là tụng… Có thể ông quan niệm hơi tuyệt đối quá, thơ Trang Thế Hy chưa đạt tới. Ông gợi mở và khuyến khích chúng ta, rằng thơ phải có cách đi riêng, cảm thụ riêng, nhận thức riêng, phản ánh riêng. Trong thơ có hai vị chính – Đắng và Ngọt! Chẳng là “thuốc đắng giã tật”, “đắng cay mới có ngọt bùi” mà… Bởi vì thơ là quốc hồn quốc túy.

Và chỉ nguyên như vậy, thơ Trang Thế Hy đã có tiếng nói hữu ích trong văn chương hôm nay. 




VŨ ÂN THY





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đền Trần – Thái Bình khai hội

0 nhận xét




  • Có 75 bàn phát ấn đền Trần – Nam Định




(SGGP).- Tối 15-2, tức 13 tháng Giêng năm Tân Mão, tại đền thờ các vua Trần thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, Thái Bình, lễ hội Đền Trần Thái Bình 2011 chính thức khai hội với sự tham gia của đông đảo người dân bản địa và du khách thập phương.


Lễ hội đền Trần từ ngày 15 đến 17-2 (13 đến 15 tháng Giêng) với nhiều nghi lễ quan trọng nhằm khẳng định công lao dựng nước, giữ nước của Nhà Trần trong lịch sử dân tộc.


* Tối nay 16-2, tức 14 tháng Giêng năm Tân Mão, tại đền Trần, phường Lộc Vượng, TP Nam Định, sẽ diễn ra nghi lễ khai ấn. Theo kế hoạch, từ 22 giờ – 22 giờ 30, lễ rước ấn bắt đầu từ nội cung đền Cố Trạch sang sân đền Thiên Trường theo nghi lễ truyền thống. Lễ khai mạc sẽ chính thức được tổ chức vào lúc 22 giờ 30. Từ 23 giờ 30 trở đi, nhà đền sẽ phát ấn cho khách thập phương tại ba điểm: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, nhà trưng bày và dãy nhà phía trước đền Trùng Hoa. Ban tổ chức đã cho lắp đặt tổng cộng 75 kios phát ấn thay vì chỉ hai bàn phát ấn như các năm trước. Năm 2011, nhà đền sẽ chỉ phát hành một loại ấn vải và hoàn toàn miễn phí.




M.An





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Nhộn nhịp đón Valentine

0 nhận xét





Đón mừng ngày lễ Tình nhân (14-2), 14 cặp tại Thái Lan ngày 13-2 đã tham gia cuộc thi “Nụ hôn lâu nhất” tổ chức tại Pattaya. Giải thưởng cho cặp đôi thắng cuộc là 200.000 baht, khoảng 6.700 USD.






Lễ Tình nhân còn là một trong những dịp mua sắm, rộn ràng nhất của các khách hàng trẻ. Các nhà cung cấp hoa hồng từ Colombia dự đoán nguồn thu từ xuất khẩu hoa hồng năm nay sẽ tăng so với mức 1,1 tỷ USD của năm ngoái. Từ ngày 8-2, Nhà máy bánh kẹo Meiji Seika Kaisha Ltd., Nhật Bản đã giới thiệu một tấm biển khổng lồ mang hình dáng thanh kẹo chocolate dài 166m, cao 28m.


Tại Anh, một triển lãm vô cùng ý nghĩa nhân dịp lễ Tình nhân mang tên The wives and sweetheart đã được tổ chức tại Bảo tàng Quân đội quốc gia ở Chelsea. Tại triển lãm, nhật ký cùng những bức thư tình xúc động của lính Anh phục vụ trong quân đội từ 200 năm trước gửi vợ và người yêu đã được trưng bày.




H.Nhi





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Khai mạc LHP Berlin lần thứ 61

0 nhận xét





Tuần qua, Liên hoan Phim (LHP) Berlin lần thứ 61 đã chính thức khai mạc. Danh hiệu Gấu vàng, Gấu bạc và giải thưởng Alfred Bauer (để tưởng nhớ những người có công sức đặc biệt góp phần vào thành công của LHP) sẽ được trao vào đêm 19-2.









  • 16 phim tranh tài




Như thông thường, LHP lần này cũng có 16 bộ phim hay nhất lọt vào vòng chung kết gồm: A Torinoi Lo (tựa tiếng Anh:

The Turin Horse

, tạm dịch: Chú ngựa thành Turin) của Hungary, El premio (tựa tiếng Anh:

The Prize

, tạm dịch: Giải thưởng) của Mexico,

Jodaeiye Nader az Simin

(tựa tiếng Anh:

Nader And Simin, A Separation

, tạm dịch:

Sự chia cắt giữa Nader và Simin

) của Iran,

Les contes de la nuit

(Kể chuyện đêm khuya) của Pháp,

Margin Call

(Cuộc gọi) của Mỹ,

Saranghanda

,

Saranghaji Anneunda

(tựa tiếng Anh:

Come Rain, Come Shine

, tạm dịch:

Ngày mưa, ngày nắng

) của Hàn Quốc,

Un Mundo Misterioso

(tựa tiếng Anh:

A Mysterious World

, tạm dịch:

Thế giới huyền bí

) cùng các bộ phim khác của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ…





6 vị giám khảo LHP Berlin lần thứ 61, từ trái sang: R Jan Chapman, Sandy Powell, Guy Maddin, Isabella Rossellini, Nina Hoss và Aamir. Ảnh: AFP


Ngoài 16 bộ phim trên, gần 400 bộ phim đến từ 58 quốc gia sẽ được trình chiếu trong suốt thời gian diễn ra LHP Berlin lần thứ 61. Bộ phim True Grit (Lòng can đảm thật sự) của hai anh em đạo diễn người Mỹ Joel và Ethan Coend được công chiếu khai mạc tại LHP lần này.





  • 6 nhân vật từ hàng “ghế nóng”




Những nhân vật quan trọng nhất, người quyết định tác phẩm, nghệ sĩ nào sẽ được vinh danh trong đêm 19-2, không ai khác là những vị giám khảo tài năng. Ngồi ở hàng “ghế nóng” của LHP Berlin năm nay mới có 6 giám khảo, chiếc ghế thứ 7 vẫn còn chừa trống. Vị trí này lẽ ra thuộc về đạo diễn, nhà sản xuất phim Iran Jafar Panahi. Ông không có mặt tại LHP Berlin lần thứ 61 vì đang chịu án phạt tù tại quê nhà. Jafar Panahi từng nhận giải Sư tử Vàng tại LHP Venice năm 2000 cho phim, Gấu bạc tại LHP Berlin năm 2006.


Nữ diễn viên tài năng, đạo diễn, nhà sản xuất phim đến từ Italia Isabella Rossellini (59 tuổi) tham dự LHP Berlin lần này với tư cách Chủ tịch Hội đồng Giám khảo. Trong sự nghiệp diễn xuất của mình, Isabella đã tham gia hơn 40 bộ phim.


Tác phẩm Blue Velvet (Nhung xanh – được Viện Điện ảnh Mỹ xếp trong danh sách 100 tác phẩm Hollywood hay nhất mọi thời đại) sản xuất năm 1986 đã đưa tên tuổi Isabella đến với công chúng trên toàn thế giới.


Với vai diễn Dorothy Vallens, Isabella đã nhận được giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất của Giải thưởng Phim Độc lập năm 1987. Bộ sưu tập giải thưởng của Isabella còn ghi nhận giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất, giải Emmy cho Nữ diễn viên khách mời xuất sắc nhất trong cùng năm 1997.


Đạo diễn người Australia Jan Chapman nổi tiếng với bộ phim đoạt giải Oscar năm 1993 The Piano (Dương cầm) do bà sản xuất cũng góp mặt trong hàng ghế giám khảo. Nữ giám khảo thứ ba có tên trong danh sách đến từ Đức, nữ diễn viên Nina Hoss.


Bắt đầu sự nghiệp điện ảnh từ năm 1996, đến năm 2000, cô nhận được giải Ngôi sao triển vọng của LHP Berlin. Năm 2005, cô nhận giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP thường niên Bavarian của Đức. Nhà thiết kế đến từ Anh quốc Sandy Powell được mời làm giám khảo vì uy tín và thành tựu đáng kể mà cô đã đạt được trong thời gian qua. Cô đã từng đoạt 3 giải Oscar ở hạng mục Thiết kế trang phục đẹp trong các bộ phim Shakespeare in Love (Shakespeare đang yêu – năm 1999), The Aviator (Phi công – năm 2005), The Young Victoria (Thời trẻ của Nữ hoàng Victoria – 2010).


Hai vị giám khảo còn lại là ngôi sao Bollywood Aamir Khan và nhà làm phim Canada Guy Maddin.




NHƯ QUỲNH





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →