Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label đảo. Show all posts
Showing posts with label đảo. Show all posts

Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam: Hát trên biển, đảo Trường Sa

0 nhận xét

Trong chuyến đi công tác biển, đảo Trường Sa từ ngày 14-4 đến ngày 23-4-2011, tôi được may mắn đi cùng với đoàn nghệ sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Chuyến đi thực tế, tìm hiểu tình hình biển, đảo và thăm hỏi, động viên bộ đội và nhân dân biển, đảo Trường Sa đợt này sẽ khó có thể toại nguyện nếu thiếu vắng lời ca tiếng hát của các nghệ sĩ.

Ca sĩ Huyền Trang hát tặng một số chiến sĩ bận canh gác không dự chương trình giao lưu

Nhóm nghệ sĩ gồm 6 người do nhạc sĩ Đỗ An-Phó trưởng phòng Nghệ thuật làm Đoàn trưởng, cùng các thành viên: Phương Thùy, Huyền Trang, Thanh Liêm, Minh Đức, Anh Tuấn. Do cơ cấu của đoàn cần phải ít người, nên mỗi thành viên đều phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, từ việc biểu diễn đến dàn dựng chương trình, chơi Oóc-gan, ghi-ta, vừa làm MC, vừa bưng bê lắp ráp trang âm, ánh sáng… nghĩa là không từ một công việc gì, tất cả đều nhập cuộc đầy trách nhiệm, say mê.

Tính ra, trong suốt hành trình, đoàn công tác đến 9 điểm đảo và nhà giàn, nơi ở lại lâu nhất là 4-5 giờ đồng hồ, nơi ít nhất cũng khoảng 2 giờ. Các chương trình giao lưu văn nghệ diễn ra cũng rất linh hoạt. Trên đảo nổi như: Trường Sa Lớn, An Bang… thì biểu diễn có sân khấu dã chiến hẳn hoi. Còn lại, trên đảo chìm và nhà giàn, chỉ là hát giao lưu, ngồi quây quần thành vòng tròn cùng các chiến sĩ, không có loa, với một cây đàn ghi-ta cũng đã đủ vui.

Hát trên đảo chìm

Nhớ nhất đêm biểu diễn trên đảo Trường Sa Lớn. Giữa cột mốc chủ quyền thiêng liêng của biển, đảo Trường Sa, một sân khấu dã chiến dựng lên, có đủ phông, loa, âm thanh, ánh sáng. Đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo đã tham dự. Chương trình được kết hợp với nhóm vũ đoàn của Trường Múa Thành phố Hồ Chí Minh. Các tiết mục chuyên nghiệp xen kẽ với các tiết mục giao lưu của các chiến sĩ. Kết thúc bằng các điệu nhảy. Một chương trình thật ấn tượng. Phần các tiết mục âm nhạc tạo điểm nhấn là những bài hát về biển, đảo quê hương và người chiến sĩ đang canh giữ biển. Tốp ca nam nữ mở đầu bằng bài hát của Đỗ An mang tên “Hát mãi về Trường Sa” với giai điệu khỏe khoắn, vang vọng, náo nức tự hào. Sau đó là các tiết mục tam ca nam Minh Đức, Anh Tuấn, Thanh Liêm. Một giọng hát được các chiến sĩ đón nhận nồng nhiệt đó là ca sĩ Huyền Trang, một giọng hát ngọt ngào chất dân ca đã vang lên giữa không gian lộng gió với những ca khúc như Hà Tĩnh mình ơiVọng lời ru. Bên cạnh đó là Phương Thùy với chất giọng trẻ trung, hiện đại trong ca khúc Trái cam mặt trời. Nhiều người vẫn còn nhớ Phương Thùy là người đã từng đoạt giải cuộc thi “Tiếng hát mùa thu” do Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội tổ chức năm 2010. Minh Đức với chất giọng nam cao trong sáng, trữ tình bằng ca khúc Rặng trâm bầu, Anh Tuấn với ca khúc Tình đất, Thanh Liêm với Bến cảng quê hương tôi… Tất cả đã tạo nên một đêm diễn thành công, có chất lượng nghệ thuật. Khoảng 22 giờ đêm thì các nghệ sĩ phải chia tay các chiến sĩ đảo Trường Sa, các chiến sĩ ra tận cầu tàu để nắm tay nhau cùng các ca sĩ và gần trăm thành viên trong đoàn công tác hát hết bài này đến bài khác trong sự thăng hoa tột độ, không muốn rời nhau. Đến khi còi tàu rú lên ba hồi tiễn biệt, mọi người mới chịu chia tay trong nỗi bùi ngùi xúc động. Nhưng ánh mắt thân thương, những lời chào vội vã, những bàn tay vẫy mãi cho đến khi tất cả nhòa vào đêm tối giữa trùng khơi.

 

Hát cùng chiến sĩ trên đảo nổi An Bang

Trưởng đoàn nghệ sĩ Đỗ An tâm sự: “Tôi nói với các thành viên trong đoàn rằng hãy nhìn vào mắt các chiến sĩ để mà biểu diễn. Tức là thấy được tâm hồn họ, nỗi chờ đợi và khao khát ở họ, sự hy sinh thầm lặng của họ… để mà cháy hết mình”.

Có một cách tổ chức chương trình rất thú vị. Chả là, đến với mỗi đảo nổi và nhà giàn, số các chiến sĩ tham gia giao lưu chỉ khoảng mươi người. Thế là đoàn ca nhạc hát theo cách hỏi thăm quê quán mỗi chiến sĩ ở tỉnh nào để hát bài hát về tỉnh ấy. Nếu là Nam Định thì sẽ là Nghe tiếng Đò Quan, nếu là Thanh Hóa thì Chào sông Mã anh hùng, nếu Quảng Ninh thì lại Tôi người thợ lò… Rồi sau đó thì hát theo yêu cầu, hát cùng các chiến sĩ. Mỗi lần đến thăm một điểm đảo nào đó đều theo cái cách linh hoạt như vậy. Rất tự nhiên, gần gũi, thân tình. Chia tay ra về, cả chiến sĩ và ca sĩ lòng bao quyến luyến.

Tôi bảo: Các ca sĩ hãy nói cho tôi một điều gan ruột nhất trong chuyến đi Trường Sa lần này, mỗi người nói một cách riêng. Thanh Liêm tâm sự: “Các chiến sĩ sống ở đảo người ta chân thành, trung thực vô ngần. Ở đây không có chỗ cho sự nói dối. Gặp họ, thấy nhiều yêu thương lắm”. Còn Thùy Trang thì thổ lộ: “Em chỉ nghĩ về hai chữ thôi, đó là sự sống. Sự sống ở đây ngời lên trong mỗi người chiến sĩ, trong từng cái cây, ngọn cỏ. Sự sống làm nên sức mạnh của biển, đảo nơi đây”. Cô ca sĩ mới 23 tuổi đời này đã có được những ý nghĩ sâu xa đến vậy.

Kết thúc hành trình, trong buổi tổng kết chuyến đi hôm 23-4 tại hải cảng thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, thay mặt cho Bộ tư lệnh Hải quân, Chính ủy – Phó đô đốc Trần Thanh Huyền đã trao tặng Bằng khen cho đoàn nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương vì “Đã có thành tích xuất sắc trong biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân huyện đảo Trường Sa và DK1 năm 2011”.

Bài và ảnh: VĂN GIÁ


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài: Góp phần nâng cao tài trí Việt

0 nhận xét



Vì sao đến giờ hình ảnh về con người và đất nước Việt Nam vẫn chưa được nhiều người biết đến? Làm thế nào để giữ ngôn ngữ mẹ đẻ, giữ được nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài? Mang trong lòng trăn trở đó, bằng tâm huyết của mình, không ít kiều bào đã góp phần xây dựng, giới thiệu “thương hiệu” Việt Nam với bạn bè quốc tế và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong lòng người Việt xa xứ.







Bà Đinh Kim Nguyệt giới thiệu món ăn Việt Nam tại lễ hội Multicultural vào tháng 6-2007 tại Canada. Ảnh: L.T.Hân




Làm chủ công nghệ




Tháng 10-2010, nhiều tờ báo lớn trong nước đưa tin: “Việt Nam thiết kế thành công chip 32 bit”. Lần đầu tiên ngành vi mạch Việt Nam cho ra mắt bộ vi xử lý 32-bit VN1632 dùng công nghệ IBM 0,13 um, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Chip vi xử lý 32-bit VN1632 được Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu và thiết kế.


Sự ra đời của chip VN1632 cho thấy, Việt Nam đã bước thêm một bước trên con đường làm chủ công nghệ. Một trong những người đề xuất và trực tiếp tham gia xây dựng, phát triển ICDREC là GS-TS Đặng Lương Mô – một kiều bào Nhật.


Sang Nhật du học từ năm 1957, từng là chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Trung ương Toshiba Nhật Bản, giảng dạy tại trường Đại học Hosei, Tokyo nhưng suốt hơn 40 năm làm việc tại nước ngoài, GS-TS Đặng Lương Mô lúc nào cũng canh cánh nỗi nhớ quê hương. Đến năm 2002, vợ chồng ông quyết định trở về nước.


Với tư cách là cố vấn Đại học Quốc gia TPHCM, ông tham gia thành lập ICDREC và xây dựng chương trình Cao học Vi điện tử giảng dạy bằng tiếng Anh tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Bằng uy tín của mình, ông mời nhiều giáo sư Việt kiều tham gia giảng dạy trong chương trình này. Tháng 9-2010, khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành vi điện tử đã hoàn tất. Các học viên tốt nghiệp khóa này hiện đều là giảng viên đại học hoặc kỹ sư làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài.


Sau khi con chip 32 bit đầu tiên của Việt Nam được chế tạo thành công, Bộ Khoa học – Công nghệ đã quyết định đầu tư xứng đáng cho ICDREC để phát triển một dòng chip vi mạch mới. TPHCM cũng công bố chủ trương cho xây dựng tại TP một nhà máy chế tạo vi mạch.


GS-TS Đặng Lương Mô chia sẻ: “Với đà này, chỉ vài năm nữa, chúng ta sẽ có thể làm được các công đoạn từ thiết kế cho tới chế tạo vi mạch”. Với hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, nhiều công trình đạt giải thưởng cao trên thế giới, GS-TS Đặng Lương Mô có tên trong danh sách những người nổi tiếng trên thế giới trong danh bạ Marquis Who’sWho In The World năm 1995.




Bản sắc dân tộc




Sau 20 năm ở nước ngoài, năm 1995, ông Nguyễn Văn Cường (Việt kiều Mỹ) quyết định trở về quê hương sinh sống và lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Du lịch Việt Thái Bình Dương. Mong muốn có một ngày góp phần đưa cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới, ông dành phần lớn thời gian nghiên cứu, tìm tòi để chế biến cà phê mang đậm bản sắc dân tộc. Không chỉ đọc trên sách vở, ông Cường còn thường xuyên lên Đà Lạt, Buôn Ma Thuột tìm hiểu cách thức trồng trọt, nắm bắt hương vị đặc trưng cà phê của từng vùng, miền khác nhau.


Kết quả là ông đã thành công trong việc chế biến cà phê với nhiều hương vị độc đáo khác nhau, mang thương hiệu VietCoffee. Ông kể: “Không có niềm sung sướng nào hơn khi được công nhận cà phê Việt Nam rất thơm ngon, đậm đà. Ông cho biết trong năm mới, bên cạnh việc duy trì cà phê VietCoffee, công ty của ông sẽ phát triển sản phẩm trà gừng hòa tan; và gừng được sử dụng phải là gừng già, củ nhỏ, rất cay.


Tự nhận mình là người thích truyền thống, ông Cường chọn hướng tạo ra sản phẩm giúp ích cho sức khỏe từ cây cỏ dân tộc – đó cũng là cách thể hiện lòng tự hào dân tộc của ông.




Truyền bá văn hóa Việt Nam




Từ khi sang định cư tại Canada, bà Đinh Kim Nguyệt (Việt kiều Canada) đã tham gia nhiều hoạt động quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt cho thế hệ người Việt và người Canada trẻ. Bên cạnh đó, với cương vị là Chủ tịch Tổ chức Bảo tồn Văn hóa Truyền thống đa sắc tộc của TP Whitehorse (tiểu bang Yukon) – Canada, bà Nguyệt tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán…


Dù đây là hoạt động nhằm truyền bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam với người dân tiểu bang Yukon nói riêng, bạn bè quốc tế nói chung nhưng từ sự nỗ lực vận động của bà, kinh phí tổ chức được trích từ ngân sách quốc gia Canada và Quỹ Culture Quest của Territory Yukon cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của Sứ quán Việt Nam tại Canada – chứ không quyên góp từ kiều bào Việt Nam.


Những cái Tết Việt với đầy đủ lồng đèn, bánh trung thu, cành mai vàng, bánh chưng, bánh dày đã trở thành sự kiện văn hóa, không chỉ được kiều bào hưởng ứng mà còn thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia. Bà Nguyệt mong muốn các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ cho in nhiều bộ sách, sản xuất nhiều đĩa phim dạy tiếng Việt bằng song ngữ để thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra ở nước ngoài cũng như người nước ngoài thuận lợi trong việc phát triển khả năng tiếng Việt.





>>



Tiến sĩ



TRẦN ĐỨC VĨ



(Việt kiều Singapore), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế miền Đông – tỉnh Bình Dương:



Phát huy tinh hoa, kiến thức để hội nhập thế giới
















(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Hai miền Triều Tiên đàm phán quân sự

0 nhận xét



Theo hãng tin Yonhap, ngày 8-2, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên bắt đầu vòng đàm phán quân sự cấp chuyên viên tại làng đình chiến Panmunjeon ở khu vực biên giới của hai miền Triều Tiên. Đây là cuộc gặp liên Triều đầu tiên kể từ sau vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong ngày 23-11 năm ngoái.




Tại vòng đàm phán sơ bộ lần này, hai bên thảo luận về thời gian, địa điểm và chương trình nghị sự của cuộc đàm phán quân sự cấp cao, có thể là cấp bộ trưởng quốc phòng.


Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức quân sự Hàn Quốc cho rằng hai bên sẽ tiếp tục tiến hành nhiều vòng thảo luận. Hàn Quốc coi đây là cơ hội để Triều Tiên chứng tỏ thiện chí muốn đối thoại hòa bình sau một thời gian căng thẳng.


Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết sẽ không chấp nhận việc đàm phán cấp bộ trưởng cho đến khi Triều Tiên xin lỗi và nhận trách nhiệm về vụ đấu pháo ngày 23-11-2010 cũng như vụ chìm tàu hải quân Hàn Quốc hồi tháng 3-2010.




H.Nhi





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Rạng ngời hào khí Tây Sơn

0 nhận xét



TPHCM: Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm chiến thắng Đống Đa



Sáng mùng 5 Tết, cùng tiếng trống hội Thăng Long giục giã lòng người, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận lại nô nức đổ về khu vực Gò Đống Đa lịch sử để cùng nhau tưởng nhớ, tri ân công lao của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ khi đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, thống nhất đất nước, mang lại thái bình cho non sông Đại Việt, cách đây 222 năm.







  • Cuộc hành quân ngàn dặm




Đã thành thông lệ, cứ vào đầu mùa xuân, người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc lại trở về Gò Đống Đa – một địa danh lịch sử, nơi mà hơn 200 năm trước đã ghi một dấu ấn chói lọi trong trang sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.





Quang cảnh lễ hội kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.


Thành kính thắp một nén tâm nhang trước tượng đài vua Quang Trung, du khách thập phương đã cùng nhau ôn lại cuộc chiến thần tốc, chỉ trong vòng 5 ngày, dưới sự chỉ huy tài tình của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ, cùng cách “hành binh như bay, tướng như trên trời rơi xuống, quân như từ dưới đất chui lên” đã đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược ngay trước cửa ngõ Thăng Long.


Cùng trống hội Thăng Long giục giã, người dân thủ đô lại được sống trong không khí hào hùng của một thời lịch sử với trống trận Quang Trung, với màn biểu diễn “Hùng kê quyền”, màn múa võ Tây Sơn – Bình Định…





  • Dấu son trong lịch sử dân tộc




Trong tâm khảm người Việt, có lẽ ai cũng từng nghe, từng học và biết đến Gò Đống Đa – địa danh ghi đậm chiến công hiển hách, thể hiện ý chí và niềm tự hào lớn lao trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Song trong không khí ấm áp của mùa xuân, được về đây, dâng nén nhang thơm tri ân công đức của những người đã làm nên chiến công lịch sử, đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược bờ cõi: “Lòng người ai cũng thấy nao nao xúc động” – cụ Trần Công Bảo, người làng Khương Thượng đến dự lễ tâm sự.


Cũng như bao thế hệ người dân ở Hà Nội, mỗi khi mùa xuân tới, vở chèo “Cánh đào báo tiệp” hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và đội quân Tây Sơn với trận chiến vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, dù đã trình diễn bao lần nhưng vẫn tạo cho mọi người cảm giác tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, tiếp tục đưa chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mãi đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản anh hùng ca bất hủ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.





  • Tái hiện truyền thống hào hùng




Tối 7-2, tại Công viên Văn hóa Tao Đàn, Ban tổ chức các ngày lễ lớn TPHCM đã khai mạc chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 222 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2011). Đến dự có các đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Dương Quan Hà, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM cùng các đồng chí lãnh đạo Thành ủy TPHCM và các đồng chí lão thành cách mạng, lực lượng vũ trang, đại diện các sở ban ngành cùng đông đảo người dân TP.


Tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM Dương Quan Hà phát biểu: “Nhắc đến chiến thắng lịch sử Đống Đa, chúng ta không thể nào quên những mùa xuân chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta, gần nhất là cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968; đại thắng mùa xuân 1975. Chúng ta càng tự hào hơn về truyền thống vẻ vang của dân tộc, càng quyết tâm kế tục truyền thống vẻ vang đó, vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước ta, thành phố ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn”.





Cảnh trong trích đoạn cải lương “Tâm sự Ngọc Hân” trong chương trình nghệ thuật tại TPHCM kỷ niệm 222 năm Chiến thắng Đống Đa lịch sử do các nghệ sĩ sân khấu TP và vũ đoàn Rạng Đông biểu diễn. Ảnh: An Dung


Chương trình lễ hội gồm 2 phần: sân khấu hóa tái hiện truyền thống hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, tưởng nhớ người anh hùng áo vải hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ và chương trình văn nghệ mừng Đảng mừng xuân, chào mừng thành công của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ TPHCM 




VĨNH XUÂN – MINH AN








Cùng ngày, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Huế đã tổ chức lễ dâng hương và đặt vòng hoa tại tượng đài anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ tại núi Bân thuộc phường An Tây, TP Huế – nơi cách đây 223 năm (ngày 22-12-1788), Nguyễn Huệ đã chọn làm lễ đăng quang, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và phát động cuộc hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng thành Thăng Long vào dịp Tết Kỷ Dậu 1789.



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tưng bừng đêm hội đường hoa

0 nhận xét



Tối 31-1 (28 tháng Chạp), đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011 (Tân Mão) đã chính thức khai mạc đón chào du khách, khởi đầu các hoạt động văn hóa nghệ thuật của TP mỗi dịp đón năm mới.




Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài; Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo; Thượng tướng Phan Trung Kiên; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TPHCM Dương Quang Hà, cùng đông đảo người dân và du khách quốc tế.









Các bạn trẻ xin chữ tại đường sách Nguyễn Huệ.


Đường hoa năm nay mang chủ đề “Tầm cao mới” thể hiện quyết tâm của người dân TP vượt qua khó khăn, hướng đến những thành quả cao hơn về chính trị, kinh tế và xã hội. Năm nay đường hoa Nguyễn Huệ có hai điểm đặc trưng khác với mọi năm. Đầu tiên là hoa được bố trí thoáng đãng hơn, tạo cảm giác rộng rãi cho khách tham quan. Ban tổ chức đã thiết kế một đài hoa cao khoảng 5m ở khu vực cuối đường hoa để du khách có thể thưởng thức toàn cảnh đường hoa. Điểm đặc trưng thứ hai là lần đầu tiên kề cận đường hoa có thêm đường sách với chủ đề “Ước mơ” nhắm vào đối tượng là các em thiếu nhi với hy vọng vào một thế hệ trẻ TP tương lai không chỉ mạnh mẽ năng động mà còn giàu văn hóa, yêu đọc sách. Ngay từ trước giờ khai mạc, đường sách đã thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua và trao đổi sách.





Hàng ngàn người dân TPHCM tham quan đường hoa – đường sách Nguyễn Huệ trong đêm khai mạc. Ảnh: An Dung


Để tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan đường hoa và đường sách, ban tổ chức đã bố trí hàng loạt điểm giữ xe xung quanh khu vực với giá quy định. Thời gian hoạt động của các bãi xe từ 6 giờ đến 24 giờ các ngày 31-1 đến 6-2 (28 Tết đến mùng 4 Tết).

Trước đó cùng ngày, tại Công viên văn hóa Đầm Sen đã diễn ra lễ trao tặng hơn 10.000 đòn bánh tét cùng quà tết cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một trong những hoạt động chính của chương trình “Ngày hội bánh tét” do Saigontourist phối hợp với Sở LĐTB-XH và Công viên Văn hóa Đầm Sen trao tặng 10.000 đòn bánh tét cho các mái ấm, nhà mở trên địa bàn TP.


* Một số hình ảnh khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ:









Các đồng chí lãnh đạo thành phố tham quan đường hoa Nguyễn Huệ.









Các đồng chí lãnh đạo TP cắt băng khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ.









Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay có bố cục thoáng, rộng rãi cho người dân du xuân thưởng lãm hoa.









Các bé Nhà thiếu nhi quận 7 biểu diễn văn nghệ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: An Dung




TƯỜNG VY





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Ấn Độ đánh chìm tàu Hải tặc Somalia

0 nhận xét

Tờ Hindustantimes đưa tin, hải quân Ấn Độ đã giải cứu thành công vụ bắt giữ tàu hàng Prantalay của Thái Lan, đánh chìm một tàu cướp biển và bắt sống 15 tên cướp biển Somalia trong chiến dịch chống cướp biển tiến hành từ ngày 28-1 tại quần đảo Lakshadweep, phía Đông Nam biển Ảrập.

Tàu Prantalay của Hải Tặc Somali

Khi bị lực lượng hải quân Ấn Độ tấn công, bọn cướp biển đã bắn trả quyết liệt nhưng cuối cùng buộc phải đầu hàng vì không thể đáp trả. 20 ngư dân trên tàu có quốc tịch Thái Lan và Myanmar đều được an toàn tính mạng. 15 tên cướp biển bị áp giải đến Mumbai để thẩm vấn.

Lakshadweep là khu vực mà bọn cướp biển hoạt động mạnh kể từ tháng 4-2010 sau khi chúng tấn công tàu hàng Prantalay của Thái Lan. Bọn cướp biển đã sử dụng Prantalay làm tàu mẹ để tiến hành một loạt vụ tấn công vào các tàu buôn khác khi đi qua vùng biển này.



P.NAM




(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thái Lan bác bỏ tin đồn đảo chính

0 nhận xét



Ngày 27-1, người phát ngôn Bộ Chỉ huy các chiến dịch an ninh nội địa (ISOC) Thái Lan, Thiếu tướng Ditthaporn Sasamit, đã bác tin đồn quân đội nước này lên kế hoạch đảo chính.




Thiếu tướng Sasamit nêu rõ tình hình hiện nay không tồn tại các điều kiện để quân đội có thể tiến hành đảo chính, chính phủ đương nhiệm đã và đang từng bước cải thiện đất nước. Tuyên bố của ông Sasamit được đưa ra sau khi ông Jatuporn Promphan – Nghị sĩ đảng Puea Thai đối lập đồng thời là một thủ lĩnh của Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) – ngày 26-1 tố cáo quân đội đang lên kế hoạch đảo chính.

Trong khi đó, Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD) – phe áo vàng đã bắt đầu cuộc biểu tình từ ngày 25-1 và thề sẽ kéo dài biểu tình tới khi chính phủ đáp ứng 3 điều kiện gồm hủy bản ghi nhớ (MoU) năm 2000 với Campuchia, rút khỏi Ủy ban di sản thế giới và đuổi binh sĩ và dân thường Campuchia ra khỏi khu vực tranh chấp.  




V.CAO





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Trên 2,3 triệu lượt khách tham quan bảo tàng

0 nhận xét

(SGGP). – Ngày 26-1, Sở VH-TT-DL TPHCM đã tổng kết hoạt động năm 2010 và triển khai chương trình thực hiện năm 2011 của khối bảo tàng tại TP. Trong năm 2010, các bảo tàng tại TPHCM đón trên 2,3 triệu lượt khách đến tham quan tìm hiểu (tăng 11% so với cùng kỳ), trong đó có trên 580.000 lượt du khách nước ngoài, 250.000 lượt là đối tượng học sinh, sinh viên, đặc biệt đối tượng khách lưu động đạt trên 722.000 lượt, tăng 44% so với năm 2009.


Năm qua, ngoài 58 cuộc trưng bày triển lãm tại chỗ, các bảo tàng cũng đã chủ động liên kết với nhiều đơn vị doanh nghiệp, trường học tại TPHCM và các tỉnh thành tổ chức 105 cuộc trưng bày triển lãm lưu động phục vụ đông đảo người dân.




T. M. AN





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Khách dồn, xe kẹt

0 nhận xét



Những ngày này, cùng với không khí rộn ràng chuẩn bị đón tết của người dân TPHCM, hàng chục ngàn lượt hành khách bắt đầu đổ về các bến xe tìm vé để đón tết ở quê nhà

.





  • Khách đổ về các bến xe




Từ 6 giờ sáng ngày 24-1, hàng ngàn lượt người xa quê đã đổ dồn về Bến xe Miền Tây khiến nơi đây trở nên tấp nập hơn hẳn so với những ngày trước. Người nào cũng tay xách, nách mang balô hối hả vào quầy vé. Khu vực trước các cổng bến xe, lượng xe ra vào tấp nập. Dòng xe từ bến đổ ra nườm nượp gây kẹt xe nghiêm trọng tại khu vực cầu Bình Điền (huyện Bình Chánh TPHCM). Các phương tiện giao thông xếp hàng rồng rắn từ ngã ba An Lạc đến vòng xoay đại lộ Nguyễn Văn Linh. Cũng từ hướng này, xe gắn máy chỉ có thể nhích từng chút một, trong khi ôtô, xe tải đứng tại chỗ. Nhiều người đi xe gắn máy chen nhau chạy lên lề đường.


Ông Huỳnh Hải Oanh, Phó Giám đốc Bến xe Miền Tây, cho biết, hai ngày qua lượng hành khách qua bến từ 19.000 – 24.000 người/ngày (hơn 5.000 người so với ngày thường). Những tuyến có lượng khách tăng đột biến là từ TPHCM đi Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang.

Tương tự, tại Bến xe Miền Đông, từ tờ mờ sáng đến chiều tối ngày 24-1, hàng ngàn hành khách đổ dồn về bến tập trung ở khu vực nhà chờ và phía ngoài sân để đón xe về quê ăn tết. Tại đây, cứ khoảng 5 đến 10 phút có cả chục xe chở khách xuất bến.


Bạn Trần Văn Hòa, sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Kinh tế công nghệ TPHCM cho biết: “Do lịch nghỉ tết của trường thông báo muộn không mua được vé tàu nên sau khi thi học kỳ xong vội vã ra bến mua vé xe về quê luôn. Vì sợ vào những ngày cận tết giá vé tăng cao và không có ghế ngồi”.





Nhiều hành khách mang theo hành lý đón xe trước cổng KCX Linh Trung 1 (Thủ Đức). Ảnh: ĐÌNH LÝ


Ngoài số hành khách mua vé đi tết trước trong đợt bán vé phục vụ tết của bến vào giữa tháng 1 vừa qua, ngày hôm qua, tại Bến xe Miền Đông, nhiều hành khách tiếp tục đổ dồn về các quầy bán vé của bến mua vé đi ngay trong ngày. Các tuyến có lượng hành khách đi về tết đông trong ngày hôm qua chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…




  • Thiếu hàng trăm xe




Cũng trong ngày hôm qua, tại khu vực chân cầu vượt Bình Phước, trước cổng Khu chế xuất Linh Trung, cầu vượt Sóng Thần, Nghĩa trang Liệt sĩ TPHCM, cổng Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên… từ sáng sớm đến chiều tối đông đảo công nhân, học sinh mang hành lý đứng dọc hai bên đường chờ đón xe từ trong các bến ra. Đây chính là yếu tố góp phần làm cho tình trạng xe dù hoạt động tấp nập.


Cụ thể, vào khoảng hơn 14 giờ cùng ngày, xe khách 77K-9973 chạy tuyến Bến xe Miền Đông – Bồng Sơn và xe khách 43H-2246, chạy tuyến Bến xe Miền Đông – Đà Nẵng… vừa xuất phát từ Bến xe Miền Đông ra ngay lập tức tấp vào cây xăng Huệ Thiên 2 (quốc lộ 13) và Huệ Thiên 3 (quốc lộ 1A) bắt khách.


Đặc biệt, vào sáng sớm, nhiều xe sau khi đón khách, tài xế còn tiếp tục cho xe vòng đi, vòng lại ba, bốn lần để bắt thêm khách gần 3 giờ sau xe mới ra khỏi thành phố. Ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông cho biết: Trong hai ngày qua, lượng khách đi lại dịp tết qua bến bắt đầu tăng dần. Cụ thể, lượng hành khách đi lại trong ngày 24-1, là khoảng 28.000 lượt khách, trong khi những ngày thường chỉ còn 20.000 lượt khách.









Hành khách ra xe về quê tại Bến xe miền Đông chiều 24-1


Như những năm trước, chuyện lo thiếu xe vẫn là ở Bến xe Miền Tây. Bến xe này đã đề nghị Công ty Samco và Sở Giao thông Vận tải TPHCM hỗ trợ khoảng 20 xe buýt loại 40 và 50 chỗ trong những ngày cận tết để kịp thời giải tỏa lượng khách ứ đọng; thời gian phục vụ cũng theo đó tăng lên, tại khu vực Bến xe Miền Tây sẽ bán vé từ 3 giờ 30 đến 22 giờ; Bến xe Chợ Lớn bán vé từ 4 giờ đến 20 giờ.



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Trùng tu di tích ở TPHCM – Những tín hiệu vui

0 nhận xét



Có thể nói công tác tôn tạo, tu bổ di tích ở TPHCM đang có nhiều khởi sắc và những tín hiệu vui trong năm mới. Ngoài các di tích đã hoàn tất trùng tu và đưa vào phục vụ cộng đồng, phát huy giá trị, trong năm 2011 nhiều thiết kế và dự án tu bổ di tích sẽ tiếp tục được triển khai. Đây được xem là một trong những bước đệm quan trọng tiếp nối cho quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn TPHCM đến năm 2020.

Nhiều di tích được bảo tồn, trùng tu



Lăng tả quân Lê Văn Duyệt hoàn tất trùng tu tôn tạo, phát huy giá trị di tích từ tháng 7-2010. Ảnh: AN DUNG




Sau hơn 2 năm thi công, tháng 7-2010 vừa qua, công trình trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh) với tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ đồng đã được khánh thành, phát huy giá trị phục vụ nhân dân TP và cả nước. Lăng Lê Văn Duyệt ngoài những công trình kiến trúc có quy mô lớn, với tuổi đời gần 200 năm, có giá trị nghệ thuật và còn nguyên vẹn, còn có một ý nghĩa tinh thần rất lớn với cộng đồng. Không chỉ có giá trị văn hóa vật thể, lăng còn mang giá trị văn hóa phi vật thể, cơ sở tín ngưỡng dân gian với nhiều lễ hội truyền thống. Đây cũng là nơi quy tụ đông đảo khách thập phương, người dân các tỉnh đến tham quan, dâng hương cúng bái và là một điểm hẹn du lịch của TP.

Cùng với di tích này, mới đây, tháng 12-2010, công trình tu sửa cấp thiết di tích lịch sử địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú) – địa đạo duy nhất nằm trong lòng TP – đã hoàn thành dự án tu sửa giai đoạn 2 gồm cải tạo nắp miệng hầm, các lỗ thông hơi, nút giao giữa tầng hầm 1 và tầng hầm 2, xử lý chống thấm, chống ngập nước… cho các đường hầm, kinh phí 300 triệu đồng.

Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TPHCM Vũ Kim Anh cho biết, sau khi hoàn tất tu sửa địa đạo, Sở VH-TT-DL, Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích TPHCM sẽ sớm triển khai thực hiện giai đoạn 3 dự án trùng tu di tích lịch sử địa đạo Phú Thọ Hòa (xây dựng khuôn viên, tu bổ lăng mộ, cải tạo không gian cảnh quan và trồng cây xanh…) và công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2011.

Ngoài các công trình trên, ông Phạm Hữu Mý, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di sản TPHCM, cho biết, năm 2010 Sở VH-TT-DL và trung tâm này đã hoàn thiện nhiều công trình: thi công trưng bày Nhà truyền thống Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã ba Giồng, tu sửa cột cờ Thủ Ngữ…

Được biết, UBND TPHCM đã phê duyệt kinh phí tôn tạo di tích đình Thông Tây Hội (quận Gò Vấp). Theo đó, dự án trùng tu tôn tạo đình Thông Tây Hội và chùa Giác Viên (quận 11) sẽ được tiến hành trong năm nay.



Nâng cao ý thức bảo vệ và bảo tồn di sản



Thời gian qua, qua công tác vận động, hoạt động xã hội hóa trong việc tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích tại TPHCM đã mang lại những hiệu quả thiết thực. “Hoạt động xã hội hóa bảo vệ và phát huy các giá trị di tích thời gian qua đạt hiệu quả khá tốt là do các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền về Luật Di sản văn hóa, công khai bàn bạc trong nhân dân, các tổ chức xã hội quần chúng ở cơ sở qua đó tháo gỡ những vấn đề khó khăn mà di tích đang gặp phải”, bà Vũ Kim Anh nhận định. Sắp tới khi triển khai giai đoạn 3 dự án trùng tu di tích lịch sử địa đạo Phú Thọ Hòa, Sở VH-TT-DL và các ban ngành sẽ trưng bày và lấy ý kiến đóng góp của người dân.

Nằm trong mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa, 2 năm qua, Sở VH-TT-DL TPHCM phối hợp với trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TPHCM tổ chức lớp tập huấn kiến thức về quản lý di tích cho hàng trăm cán bộ quản lý di tích ở các quận-huyện. Chương trình này được Bộ VH-TT-DL đánh giá cao. Ngoài ra, nhiều đơn vị đã chủ động tổ chức các hoạt động giới thiệu phát huy giá trị di tích như: quận Tân Phú duy trì và phát huy tốt hoạt động của Câu lạc bộ Bảo vệ di sản văn hóa quận… Chính nhờ những cách làm năng động sáng tạo này mà các di tích ở TPHCM đã thu hút ngày càng đông khách tham quan.



Còn nhiều khó khăn


Tuy nhiên, trong thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị di tích vẫn còn nhiều bất cập. Những quy định quản lý đầu tư xây dựng và quản lý văn hóa chưa thống nhất để áp dụng trong thực tế về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án; thẩm quyền thẩm định, nội dung thẩm định các dự án bảo quản, phục hồi. Kể cả đơn giá xây dựng công trình, hạng mục tu bổ, dự án tôn tạo di tích cũng phải thực hiện theo đơn giá vật liệu xây dựng, đã gây nhiều khó khăn trong hoạt động này.

Thực tế, Luật Di sản Văn hóa sửa đổi bổ sung năm 2009, những quy định tại điều 35 (ước tính giá trị công trình, quy định vật tư tu bổ di tích…) đã bãi bỏ nhưng sau 1 năm có hiệu lực, mãi đến nay Bộ VH-TT-DL vẫn chưa có thông tư hướng dẫn. Mặt khác, công tác quản lý di tích là hoạt động khá “kén”, đòi hỏi nhân lực chuyên môn sâu và phải có bằng cấp chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trong khi nguồn nhân lực ở cơ sở còn quá mỏng. Hiện nay Sở VH-TT-DL TPHCM đang kiến nghị UBND và HĐND TP có chế độ bồi dưỡng cho những người làm công tác quản lý di tích ở cơ sở.

Hướng tới, Sở VH-TT-DL TPHCM dự kiến sẽ công khai những công trình tu bổ di tích, kêu gọi các đơn vị thực hiện từ các tỉnh thành (nếu đáp ứng được điều kiện quy định) cùng tham gia đấu thầu rộng rãi.

MINH AN




(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →