Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label hcm. Show all posts
Showing posts with label hcm. Show all posts

Ông Lê Thanh Hải dự Lễ kỷ niệm Ngày mở đường HCM trên biển

0 nhận xét

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định như vậy tại Mít tinh cấp Nhà nước kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển.

Sáng 21/10, tại thành phố Hải Phòng, Ban chấp hành TW Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quổc Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm mở đường Hồ Chí Minh trên biển

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đến đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm tại Tượng đài K15 ở Đồ Sơn , nơi con tàu đầu tiên của đoàn tàu không số khởi hành chở vũ khí vào chiến trường miền Nam

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đến đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm tại Tượng đài K15 ở Đồ Sơn , nơi con tàu đầu tiên của đoàn tàu không số khởi hành chở vũ khí vào chiến trường miền Nam

Tham dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Thường trực Ban Bí thư  Lê Hồng Anh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải. các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tướng lĩnh quân đội và công an, lãnh đạo thành phố Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương có đường Hồ Chí Minh trên biển đi qua. Đặc biệt là sự có mặt của các nhân chứng đã tham gia đoàn tàu không số và các thân nhân liệt sĩ, đại diện sứ quán Trung Quốc và Liên bang Nga tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lẵng hoa chúc mừng.

Lễ mít tinh diễn ra tại thành phố cảng Hải Phòng- nơi xuất phát của những con tàu không số, chi viện hàng trăm ngàn tấn hàng hóa, vũ khí và hàng chục ngàn cán bộ- chiến sĩ cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ôn lại lịch sử ra đời đoàn tàu không số cách đây 50 năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Cùng với đường Trường Sơn trên bộ, đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành một tuyến vận tải chiến lược, nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Đây là một quyết định sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Dù chỉ tồn tại 14 năm trong lịch sử nhưng con đường đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu dự lễ kỷ niệm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu dự lễ kỷ niệm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Năm tháng sẽ qua đi nhưng đường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là niềm tự hào của quân đội ta, nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm dành độc lập tự do, thống nhất đất nước của dân tộc ta. Đường Hồ Chí Minh trên biển – con đường vận tải bí mật, bất ngờ có ưu thế về thời gian, hiệu quả và khả năng vận chuyển sâu vào các chiến trường xa là một sáng tạo độc đáo, đặc sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược, tài thao lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ban lãnh đạo tối cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta trong chỉ đạo nghệ thuật đấu tranh cách mạng. Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện quyết tâm, ý chí không có gì quý hơn độc lập tự do, khát vọng cháy bỏng dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập tự do, thống nhất của dân tộc ta. Không một khó khăn trở ngại nào, không một kẻ thù nào có thể ngăn cản được”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm tại Tượng đài K15 ở Đồ Sơn , nơi con tàu đầu tiên của đoàn tàu không số xuất hành chở vũ khí vào chiến trường miền Nam.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm tại Tượng đài K15 ở Đồ Sơn , nơi con tàu đầu tiên của đoàn tàu không số xuất hành chở vũ khí vào chiến trường miền Nam.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng dành những lời ca ngợi chiến công, lòng quả cảm của những cán bộ, chiến sĩ trên những chuyến tàu không số năm xưa, trong đó, nhiều đồng chí cùng với con tàu đã nằm lại biển khơi, ca ngợi tình đoàn kết quân dân thắm thiết nơi đoàn tàu không số đi qua. Cũng tại lễ mít tinh trọng thể này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, các nước XHCN anh em đối với tuyến vận tải quân sự chiến lược này của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, những bài học kinh nghiệm, những chiến công cao cả của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta trên con đường huyền thoại năm xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao Huân chương Hồ Chí Minh cho tập thể cán bộ, chiến sĩ đường Hồ Chí Minh trên biển thuộc Quân chủng Hải quân- Bộ Quốc phòng. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho 7 tàu thuộc đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 Quân chủng Hải quân- Bộ Quốc phòng và Cục Vận tải đường sông – Bộ giao thông – Vận tải. 4 liệt sĩ và 2 cựu chiến binh đoàn tàu không số đã được truy tặng và trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân./.

Hương Giang (Theo VOV)


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài: Góp phần nâng cao tài trí Việt

0 nhận xét



Vì sao đến giờ hình ảnh về con người và đất nước Việt Nam vẫn chưa được nhiều người biết đến? Làm thế nào để giữ ngôn ngữ mẹ đẻ, giữ được nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài? Mang trong lòng trăn trở đó, bằng tâm huyết của mình, không ít kiều bào đã góp phần xây dựng, giới thiệu “thương hiệu” Việt Nam với bạn bè quốc tế và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong lòng người Việt xa xứ.







Bà Đinh Kim Nguyệt giới thiệu món ăn Việt Nam tại lễ hội Multicultural vào tháng 6-2007 tại Canada. Ảnh: L.T.Hân




Làm chủ công nghệ




Tháng 10-2010, nhiều tờ báo lớn trong nước đưa tin: “Việt Nam thiết kế thành công chip 32 bit”. Lần đầu tiên ngành vi mạch Việt Nam cho ra mắt bộ vi xử lý 32-bit VN1632 dùng công nghệ IBM 0,13 um, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Chip vi xử lý 32-bit VN1632 được Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu và thiết kế.


Sự ra đời của chip VN1632 cho thấy, Việt Nam đã bước thêm một bước trên con đường làm chủ công nghệ. Một trong những người đề xuất và trực tiếp tham gia xây dựng, phát triển ICDREC là GS-TS Đặng Lương Mô – một kiều bào Nhật.


Sang Nhật du học từ năm 1957, từng là chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Trung ương Toshiba Nhật Bản, giảng dạy tại trường Đại học Hosei, Tokyo nhưng suốt hơn 40 năm làm việc tại nước ngoài, GS-TS Đặng Lương Mô lúc nào cũng canh cánh nỗi nhớ quê hương. Đến năm 2002, vợ chồng ông quyết định trở về nước.


Với tư cách là cố vấn Đại học Quốc gia TPHCM, ông tham gia thành lập ICDREC và xây dựng chương trình Cao học Vi điện tử giảng dạy bằng tiếng Anh tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Bằng uy tín của mình, ông mời nhiều giáo sư Việt kiều tham gia giảng dạy trong chương trình này. Tháng 9-2010, khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành vi điện tử đã hoàn tất. Các học viên tốt nghiệp khóa này hiện đều là giảng viên đại học hoặc kỹ sư làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài.


Sau khi con chip 32 bit đầu tiên của Việt Nam được chế tạo thành công, Bộ Khoa học – Công nghệ đã quyết định đầu tư xứng đáng cho ICDREC để phát triển một dòng chip vi mạch mới. TPHCM cũng công bố chủ trương cho xây dựng tại TP một nhà máy chế tạo vi mạch.


GS-TS Đặng Lương Mô chia sẻ: “Với đà này, chỉ vài năm nữa, chúng ta sẽ có thể làm được các công đoạn từ thiết kế cho tới chế tạo vi mạch”. Với hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, nhiều công trình đạt giải thưởng cao trên thế giới, GS-TS Đặng Lương Mô có tên trong danh sách những người nổi tiếng trên thế giới trong danh bạ Marquis Who’sWho In The World năm 1995.




Bản sắc dân tộc




Sau 20 năm ở nước ngoài, năm 1995, ông Nguyễn Văn Cường (Việt kiều Mỹ) quyết định trở về quê hương sinh sống và lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Du lịch Việt Thái Bình Dương. Mong muốn có một ngày góp phần đưa cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới, ông dành phần lớn thời gian nghiên cứu, tìm tòi để chế biến cà phê mang đậm bản sắc dân tộc. Không chỉ đọc trên sách vở, ông Cường còn thường xuyên lên Đà Lạt, Buôn Ma Thuột tìm hiểu cách thức trồng trọt, nắm bắt hương vị đặc trưng cà phê của từng vùng, miền khác nhau.


Kết quả là ông đã thành công trong việc chế biến cà phê với nhiều hương vị độc đáo khác nhau, mang thương hiệu VietCoffee. Ông kể: “Không có niềm sung sướng nào hơn khi được công nhận cà phê Việt Nam rất thơm ngon, đậm đà. Ông cho biết trong năm mới, bên cạnh việc duy trì cà phê VietCoffee, công ty của ông sẽ phát triển sản phẩm trà gừng hòa tan; và gừng được sử dụng phải là gừng già, củ nhỏ, rất cay.


Tự nhận mình là người thích truyền thống, ông Cường chọn hướng tạo ra sản phẩm giúp ích cho sức khỏe từ cây cỏ dân tộc – đó cũng là cách thể hiện lòng tự hào dân tộc của ông.




Truyền bá văn hóa Việt Nam




Từ khi sang định cư tại Canada, bà Đinh Kim Nguyệt (Việt kiều Canada) đã tham gia nhiều hoạt động quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt cho thế hệ người Việt và người Canada trẻ. Bên cạnh đó, với cương vị là Chủ tịch Tổ chức Bảo tồn Văn hóa Truyền thống đa sắc tộc của TP Whitehorse (tiểu bang Yukon) – Canada, bà Nguyệt tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán…


Dù đây là hoạt động nhằm truyền bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam với người dân tiểu bang Yukon nói riêng, bạn bè quốc tế nói chung nhưng từ sự nỗ lực vận động của bà, kinh phí tổ chức được trích từ ngân sách quốc gia Canada và Quỹ Culture Quest của Territory Yukon cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của Sứ quán Việt Nam tại Canada – chứ không quyên góp từ kiều bào Việt Nam.


Những cái Tết Việt với đầy đủ lồng đèn, bánh trung thu, cành mai vàng, bánh chưng, bánh dày đã trở thành sự kiện văn hóa, không chỉ được kiều bào hưởng ứng mà còn thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia. Bà Nguyệt mong muốn các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ cho in nhiều bộ sách, sản xuất nhiều đĩa phim dạy tiếng Việt bằng song ngữ để thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra ở nước ngoài cũng như người nước ngoài thuận lợi trong việc phát triển khả năng tiếng Việt.





>>



Tiến sĩ



TRẦN ĐỨC VĨ



(Việt kiều Singapore), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế miền Đông – tỉnh Bình Dương:



Phát huy tinh hoa, kiến thức để hội nhập thế giới
















(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đưa văn hóa giao thông vào cộng đồng – Cần giải pháp chiều sâu

0 nhận xét



Những năm gần đây, TPHCM có nhiều chương trình hoạt động nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, xây dựng văn hóa giao thông cho người dân, nhất là các bạn trẻ ở TPHCM. Một số giải pháp để văn hóa giao thông ngày càng lan tỏa trong cộng đồng cũng đã được đề cập, tuy nhiên để mục tiêu lớn này đạt được hiệu quả, rất cần những giải pháp chiều sâu.




Vấn đề này được Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam và Ban An toàn giao thông TPHCM nêu ra, đã thu hút sự quan tâm chú ý của các ngành các cấp. Đây cũng là dự án khá dài hơi (do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam thực hiện, giai đoạn 2010-2015) nhằm xây dựng văn hóa giao thông cho người dân.

Văn hóa giao thông là nét đẹp của người tham gia giao thông, đó là những hành vi đẹp thể hiện từ việc điều khiển phương tiện giao thông đến lời nói, hành vi, cử chỉ giao tiếp và thái độ tôn trọng luật pháp như đội nón bảo hiểm, dừng đúng vạch, ý thức cộng đồng khi tham gia giao thông…


Vì sao phải xây dựng văn hóa giao thông? Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm 2010, cả nước xảy ra 14.442 vụ tai nạn giao thông (tăng 1.778 vụ so với năm 2009), làm 11.449 người chết, 10.633 người bị thương và phương tiện gây ra tai nạn giao thông chiếm đến 64% là mô tô, xe gắn máy. Đó là chưa kể những thiệt hại về tiền của, vật chất và những hệ lụy từ tai nạn giao thông để lại cho không ít gia đình. Nhiều vụ tai nạn giao thông xuất phát từ những vi phạm rất nhỏ.


Đáng buồn hơn, không ít vụ cãi vã, đánh nhau dẫn đến án mạng chết người rất đau lòng lại xuất phát từ những va quẹt nhỏ đến mức không đáng. Thay vì chỉ cần một lời xin lỗi là có thể hóa giải những va chạm nhưng với nhiều người, nhất là các bạn trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, thiếu sự kiềm chế, sẵn sàng dùng “tay chân” để giải quyết sự việc – mà báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh rất nhiều thời gian qua. Tất cả những hành vi trên sâu xa đều bắt nguồn từ thiếu nhận thức dẫn đến kém ý thức về văn hóa giao thông.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Vinh Dương, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, ngoài tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật giao thông, để văn hóa giao thông ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 4 bên: lực lượng cảnh sát giao thông, nhà trường (tuyên truyền thông qua các tổ chức hội ban ngành, đoàn thanh niên), gia đình và cơ quan để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, từ đó hình thành văn hóa giao thông cho người dân.


Ở một góc khác, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật (Đại học Quebec, Canada) La Toàn Vinh bày tỏ: “Nếu mỗi người khi tham gia giao thông đặt ý thức lên trên hết, thì mọi chuyện sẽ không trở nên phức tạp. Từ việc ý thức, các bạn sẽ dễ dàng hành xử có văn hóa với nhau khi tham gia giao thông như không chen lấn, giành đường vượt ẩu, nhường nhịn người lớn tuổi, phụ nữ…”.


Đồng tình với ý kiến này, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong cho rằng, ý thức tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, tôn trọng sinh mệnh con người đóng vai trò chủ đạo hình thành văn hóa giao thông cho mỗi người. GS Phong cũng nêu ý kiến, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà viết kịch cần thiết vào cuộc quyết liệt để tuyên truyền văn hóa giao thông cho người dân, thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật như ca khúc, kịch bản sân khấu hay phim ảnh…

Về việc xây dựng văn hóa giao thông hiện nay tại TPHCM, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo chia sẻ thẳng thắn: “Chúng ta đã bắt được “bệnh”, nhưng thực tế thì chưa có thuốc để trị bệnh. Theo tôi, cần thiết phải có những biện pháp xử phạt và chế tài thật nặng, đủ răn đe những đối tượng vi phạm luật giao thông. Có như thế ý thức chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông của người dân sẽ được nâng cao và lan tỏa”. 




MINH AN





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Ngày làm việc đầu năm – Nơi làm, nơi còn đủng đỉnh!

0 nhận xét



Hôm qua 8-2 (tức mùng 6 Tết), ngày đầu tiên các đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp làm việc trở lại sau những ngày nghỉ Tết Tân Mão. Ghi nhận của PV Báo SGGP cho thấy, tại nhiều cơ quan, đơn vị không khí làm việc khá nghiêm túc nhưng cũng có những cơ quan không khí xuân vẫn còn… bao trùm.







  • Cán bộ chờ… dân




Ghi nhận của PV tại trụ sở làm việc của Thanh tra xây dựng quận 1 – một trong những cơ quan phải xử lý nhiều vấn đề “nóng” xảy ra trong dịp tết liên quan đến tình hình an ninh, trật tự lòng lề đường tại khu vực trung tâm TP: Đúng 7 giờ 30 thủ trưởng cơ quan này “triệu” cuộc họp giao ban đầu năm với sự tham dự đầy đủ của cán bộ, công nhân viên. Từng tổ công tác lần lượt báo cáo nhanh về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn quận 1 trong tết.


Theo đó, dịp Tết Nguyên đán này có 30 trường hợp bãi giữ xe sử dụng quá diện tích bị nhắc nhở; phối hợp với các cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt 27 trường hợp giữ xe quá giá với số tiền hơn 200 triệu đồng; giải tỏa trắng 2 bãi giữ xe trái phép trên tuyến đường Ngô Đức Kế, Tôn Đức Thắng… Sau đó, các tổ công tác được giao nhiệm vụ mới và tỏa ra các tuyến đường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.


“Những ngày này, anh em phải làm việc với áp lực cao, việc nặng nề hơn rất nhiều so với ngày thường. Những ngày trước tết, trong tết, anh em ở đây như không có tết vì phải làm việc suốt. Sau tết, chúng tôi xếp lịch cho anh em nghỉ bù nhưng vẫn đảm bảo lực lượng tuần tra, kiểm soát”, ông Thái Đức Độ, Chánh Thanh tra xây dựng quận 1, nói.


Tại UBND phường Tân Tạo A (quận Bình Tân), anh Nguyễn Văn Thủy cho biết: “Sáng sớm nay tôi cần sao y một số giấy tờ để thanh toán bảo hiểm y tế do phải nằm viện dịp tết, đến là có nhân viên giải quyết ngay”.


Ông Nguyễn Văn Chín, Chủ tịch UBND phường Tân Tạo A, cho biết đến 15 giờ chiều đã có 109 người đến sao y, chứng thực, khai sinh… Phường quán triệt nhân viên vào việc ngay, điểm danh cụ thể. Việc tổ chức gặp mặt đầu năm cũng làm nhanh gọn.


Tương tự, tại UBND phường 2 (quận Tân Bình), cán bộ – nhân viên có mặt khá đầy đủ để làm việc và tiếp dân nhưng chỉ có vài người đến chứng thực giấy tờ và nhận hoàn trả hồ sơ. Chủ tịch UBND phường 2, quận Tân Bình Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết: “Có lẽ do chưa hết “mùng”, không khí tết vẫn còn nên chỉ có những trường hợp cần thiết lắm bà con mới ra phường làm giấy tờ!”.


Tại Phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ UBND quận Tân Phú, cả ngày mùng 6 Tết chỉ có khoảng chục người dân đến làm giấy tờ. Theo ông Lê Văn Trung, Chánh Văn phòng UBND quận Tân Phú, trong ngày đầu tiên của năm mới, cán bộ, nhân viên quận làm việc khá nghiêm túc, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giải quyết các thủ tục giấy tờ cho dân.



Tuy nhiên, do địa bàn đông dân nhập cư, bà con về quê chưa trở lại nên còn thưa vắng.


Bà Phạm Hồng Phương (ngụ phường 12 quận Tân Bình) nhận xét: “Người dân mình còn vui tết nên chỉ có ít người đi làm giấy tờ thủ tục vào ngày này. Thật ra, những lúc vắng người như vầy đi làm giấy tờ được cán bộ giải quyết nhanh, không phải xếp hàng chờ đợi”.


Tương tự, tại UBND phường An Phú Đông (quận 12), mới hơn 7 giờ sáng, cán bộ, chuyên viên của phường đã có mặt đông đủ trong khi người dân đến làm giấy tờ chỉ lác đác. Chỉ riêng bộ phận sao y chứng thực có vẻ “đắt khách” hơn. Tính đến 4 giờ chiều, tại UBND phường có trên 25 lượt người dân đến sao y, chứng thực và làm các loại giấy tờ, chỉ bằng một nửa so với ngày thường. Lãnh đạo phường cũng túc trực tại chỗ nên việc ký giấy tờ nhanh chóng, người dân không phải chờ đợi lâu”.


Hơn 10 giờ ngày 8-2, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TPHCM chỉ tiếp nhận hơn 150 hồ sơ các loại, trong khi đó, theo đại tá Nguyễn Văn Anh, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TPHCM ngày thường trung bình phòng tiếp nhận đến hơn 1.000 hồ sơ…




Dân chờ… cán bộ




Tuy nhiên, bên cạnh những cơ quan, đơn vị làm việc khá nghiêm túc trong ngày đầu năm như trên vẫn có những nơi không khí tết còn bao trùm.


8 giờ 30 giờ sáng 8-2, có mặt tại UBND phường 11 quận 3 không khí tết vẫn còn bao trùm cả trụ sở. Bàn ghế được sắp để liên hoan gặp mặt đầu năm vẫn còn nguyên dãy với những dĩa trái cây trên bàn. Đến gần 9 giờ, một số cán bộ, nhân viên mới cho tháo gỡ phông trang trí và sắp lại bàn ghế làm việc. Trong khi đó, nội quy cơ quan ghi rõ giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ 30.


Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND phường 11, quận 3, cho biết: “Do sáng nay phường tổ chức gặp mặt đầu năm nên bây giờ mới thu dọn được. Vả lại do người dân đến liên hệ làm việc đầu năm chưa nhiều nên đa số nhân viên vẫn còn thoải mái trong những ngày này. Trong ngày làm việc đầu tiên chúng tôi đã điểm danh đầy đủ, nhưng do người dân đến làm việc ít nên cũng chưa khắt khe lắm!”.


Vòng qua UBND phường 7, quận 3, mới 11 giờ trưa nhưng cổng UBND phường đã khép hờ. Khi PV đẩy cổng vào cũng không thấy bóng dáng bảo vệ hay nhân viên đâu. Phòng tiếp nhận hồ sơ đề “mở cửa vào” nhưng bên trong lại khóa. Đi sâu vào phía sau, PV gặp mấy chị em phụ nữ đang ăn cơm khi được hỏi “còn làm việc không” thì người nói có, kẻ bảo không. Nhưng cuối cùng thì một phụ nữ hướng dẫn “chiều đến cho chắc ăn”.


13 giờ 30, chúng tôi ghé trụ sở UBND phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Lúc này đã có một số người dân ngồi chờ chứng thực hồ sơ tại đây. Anh Nguyễn Văn Phụng, quê Đồng Tháp, chứng thực hộ khẩu và CMND để đi xin việc làm cho biết, đã ngồi chờ từ lúc 1 giờ nhưng không có một ai đến mặc dù trước trụ sở có treo bảng nội quy trong đó ghi rõ giờ làm việc buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ.





Dù quy định làm việc từ 13 giờ, nhưng đến 13 giờ 45 phút ngày 8-2, bộ phận tiếp nhận hồ sơ vẫn tắt đèn khóa cửa (ảnh chụp tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân).


Đến 13 giờ 40 vẫn không thấy có nhân viên nào đến làm việc. Phòng làm việc của lãnh đạo Đảng ủy, UBND tất cả đều khóa ngoài. PV đã gọi điện vào số điện thoại di động của ông Nguyễn Công Luân, Chủ tịch UBND phường để hỏi nguyên nhân vì sao thì được ông Luân cho biết giờ làm việc bắt đầu từ 13 giờ 30.

Lý giải vì sao UBND phường đến giờ này (13 giờ 40) vẫn tắt điện, đóng cửa, ông Luân cho biết sẽ gọi điện cho thuộc cấp kiểm tra. 10 phút sau chúng tôi ghi nhận có 2 nhân viên (không đeo bảng tên) đến mở cửa và tiếp nhận hồ sơ. Ít phút sau chúng tôi cũng gặp ông Trần Ngọc Bửu, Phó Chủ tịch UBND phường đến mở cửa ký giấy cho người dân, còn các phòng khác vẫn đóng cửa im ỉm.







CSGT đội An Lạc lập biên bản người vi phạm luật giao thông trên quốc lộ 1A vào sáng 8-2. Ảnh: KIM NGÂN



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Rạng ngời hào khí Tây Sơn

0 nhận xét



TPHCM: Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm chiến thắng Đống Đa



Sáng mùng 5 Tết, cùng tiếng trống hội Thăng Long giục giã lòng người, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận lại nô nức đổ về khu vực Gò Đống Đa lịch sử để cùng nhau tưởng nhớ, tri ân công lao của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ khi đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, thống nhất đất nước, mang lại thái bình cho non sông Đại Việt, cách đây 222 năm.







  • Cuộc hành quân ngàn dặm




Đã thành thông lệ, cứ vào đầu mùa xuân, người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc lại trở về Gò Đống Đa – một địa danh lịch sử, nơi mà hơn 200 năm trước đã ghi một dấu ấn chói lọi trong trang sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.





Quang cảnh lễ hội kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.


Thành kính thắp một nén tâm nhang trước tượng đài vua Quang Trung, du khách thập phương đã cùng nhau ôn lại cuộc chiến thần tốc, chỉ trong vòng 5 ngày, dưới sự chỉ huy tài tình của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ, cùng cách “hành binh như bay, tướng như trên trời rơi xuống, quân như từ dưới đất chui lên” đã đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược ngay trước cửa ngõ Thăng Long.


Cùng trống hội Thăng Long giục giã, người dân thủ đô lại được sống trong không khí hào hùng của một thời lịch sử với trống trận Quang Trung, với màn biểu diễn “Hùng kê quyền”, màn múa võ Tây Sơn – Bình Định…





  • Dấu son trong lịch sử dân tộc




Trong tâm khảm người Việt, có lẽ ai cũng từng nghe, từng học và biết đến Gò Đống Đa – địa danh ghi đậm chiến công hiển hách, thể hiện ý chí và niềm tự hào lớn lao trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Song trong không khí ấm áp của mùa xuân, được về đây, dâng nén nhang thơm tri ân công đức của những người đã làm nên chiến công lịch sử, đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược bờ cõi: “Lòng người ai cũng thấy nao nao xúc động” – cụ Trần Công Bảo, người làng Khương Thượng đến dự lễ tâm sự.


Cũng như bao thế hệ người dân ở Hà Nội, mỗi khi mùa xuân tới, vở chèo “Cánh đào báo tiệp” hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và đội quân Tây Sơn với trận chiến vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, dù đã trình diễn bao lần nhưng vẫn tạo cho mọi người cảm giác tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, tiếp tục đưa chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mãi đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản anh hùng ca bất hủ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.





  • Tái hiện truyền thống hào hùng




Tối 7-2, tại Công viên Văn hóa Tao Đàn, Ban tổ chức các ngày lễ lớn TPHCM đã khai mạc chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 222 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2011). Đến dự có các đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Dương Quan Hà, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM cùng các đồng chí lãnh đạo Thành ủy TPHCM và các đồng chí lão thành cách mạng, lực lượng vũ trang, đại diện các sở ban ngành cùng đông đảo người dân TP.


Tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM Dương Quan Hà phát biểu: “Nhắc đến chiến thắng lịch sử Đống Đa, chúng ta không thể nào quên những mùa xuân chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta, gần nhất là cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968; đại thắng mùa xuân 1975. Chúng ta càng tự hào hơn về truyền thống vẻ vang của dân tộc, càng quyết tâm kế tục truyền thống vẻ vang đó, vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước ta, thành phố ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn”.





Cảnh trong trích đoạn cải lương “Tâm sự Ngọc Hân” trong chương trình nghệ thuật tại TPHCM kỷ niệm 222 năm Chiến thắng Đống Đa lịch sử do các nghệ sĩ sân khấu TP và vũ đoàn Rạng Đông biểu diễn. Ảnh: An Dung


Chương trình lễ hội gồm 2 phần: sân khấu hóa tái hiện truyền thống hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, tưởng nhớ người anh hùng áo vải hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ và chương trình văn nghệ mừng Đảng mừng xuân, chào mừng thành công của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ TPHCM 




VĨNH XUÂN – MINH AN








Cùng ngày, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Huế đã tổ chức lễ dâng hương và đặt vòng hoa tại tượng đài anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ tại núi Bân thuộc phường An Tây, TP Huế – nơi cách đây 223 năm (ngày 22-12-1788), Nguyễn Huệ đã chọn làm lễ đăng quang, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và phát động cuộc hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng thành Thăng Long vào dịp Tết Kỷ Dậu 1789.



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Vật vã vào Nam

0 nhận xét



Hôm qua, 7-2, người dân các tỉnh miền Trung bắt đầu vào Nam làm việc sau kỳ nghỉ tết. Chỉ một tuần trước hàng ngàn người vội vã trở về đón tết thì nay họ lại vật vã ra đi…







  • Mỗi ngày hơn 100.000 người về lại TPHCM




Thống kê từ các bến xe tại TPHCM, hôm nay 8-2, lượng xe về tại các bến bắt đầu tăng cao. Theo ông Nguyễn Ngọc Thừa, Giám đốc Bến xe Miền Đông, trong ngày mùng 5 Tết, có khoảng 2.000 lượt xe từ các tỉnh miền Trung, Bắc và Tây Nguyên đổ về bến với khoảng 40.000 khách.


Để khuyến khích xe quay đầu về các tỉnh giải tỏa hành khách nhanh và tránh tình trạng nhà xe đổ khách dọc đường, bến xe giảm 50% phí dịch vụ xe qua bến cho tất cả các xe vào bến trả khách. Những ngày tới, lượng hành khách từ các tỉnh thành từ miền Trung, Bắc, Tây Nguyên sẽ về TPHCM tăng cao.





Hành khách từ miền Trung vào TPHCM tại Bến xe Miền Đông chiều 7-2. Ảnh: KIM NGÂN


Tại Bến xe Miền Tây, lượng khách từ các tỉnh đổ về bến tăng gấp đôi gấp 3 so với ngày thường, khoảng 50.000 người/ngày. Dự kiến ngày hôm nay (mùng 6 Tết), khách qua bến sẽ tăng mạnh. Để giải tỏa khách nhanh và tránh tình trạng ùn ứ tại các đầu bến, từ nay đến mùng 10 Tết, Bến xe Miền Tây giảm 50% giá dịch vụ qua bến cho các xe quay đầu về các tỉnh giải tỏa khách.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Trưởng ga Sài Gòn, cho biết, có khoảng 19 đến 20 đoàn tàu từ các tỉnh về ga Sài Gòn với lượng hành khách khoảng 20.000 người. Từ nay đến mùng 10 Tết tất cả các ga thuộc các tỉnh thành từ Hà Nội trở vào tăng hết công suất nhằm đưa hành khách trở lại TPHCM làm việc.




  • Miền Trung: Khan vé xe





Từ sáng sớm 7-2, từng hàng xe khách ùn ùn đổ về các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình,… khiến giao thông thủ đô Hà Nội lại nhộn nhịp, tấp nập sau nhiều ngày nghỉ tết. Theo lãnh đạo Bến xe phía Nam, tuy không có hiện tượng quá tải, nhưng ước tính lượng khách đổ về bến trong ngày 7-2 đông nhất kể từ tết, với khoảng 20.000 lượt khách.


Sáng 7-2, hành khách đến ga Huế mua vé tàu đi TPHCM bắt đầu tăng dần. Tại bến xe phía Nam TP Huế, lượng khách có nhu cầu đi các tỉnh phía Nam bắt đầu tăng từ sáng sớm.

Ông Phùng Lâm Xuân Thi, Phó Giám đốc Bến xe phía Nam TP Huế cho biết, từ nay đến rằm tháng giêng, hành khách đi các tỉnh phía Nam tăng gấp 5-7 lần so với ngày thường. Vì vậy, bến xe áp dụng chế độ xuất bến đặc biệt khi tuyến Huế – Đà Nẵng 10 phút xuất bến một lượt xe, các tuyến Huế – Vũng Tàu, Gia Lai… cứ đủ khách xuất bến ngay.


Riêng tuyến Huế – TPHCM đã có hàng trăm xe chất lượng cao túc trực 24/24 tại bến xe và sẵn sàng xuất bến phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. Tuy nhiên, nhu cầu đi lại tăng mạnh nên các xe khách mang biển số tỉnh 43 và 75 sau khi xuất bến tiếp tục đậu đỗ hoặc di chuyển với tốc độ cực chậm để chèo kéo khách khiến nhiều người lầm tưởng bến xe hết vé.

Từ mùng 2 Tết Tân Mão 2011 đến nay, các tuyến xe vận chuyển khách từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đến TP Đà Nẵng… đều đông nghẹt khách. Do nhu cầu đi lại tăng, trong khi lượng xe không đủ đáp ứng nên các nhà xe tha hồ nhồi nhét và chèn ép khách.


Hầu hết các xe chạy những tuyến đường này thường chỉ có 16 ghế ngồi nhưng nhà xe đều nhận chở từ 20 đến 40 người! Tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi có giá cước từ 70.000 – 80.000 đồng/người, tuyến Đà Nẵng – Quy Nhơn có giá cước khoảng 170.000 – 180.000 đồng/người… tăng gấp 2 lần so với ngày thường.

Bến xe Quảng Trị cho biết, từ nay đến rằm tháng giêng, bình quân mỗi ngày có 30-40 đầu xe khách chất lượng cao xuất bến đi các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, do tâm lý nôn nóng nên nhiều hành khách không chịu vào bến mua vé mà đứng dọc quốc lộ 1A vẫy xe gây tình trạng khan vé ảo.

Ngày 7-2, tức ngày mùng 5 Tết Tân Mão, nhiều người đến Bến xe Trung tâm Quy Nhơn (Bình Định) mua vé vào TPHCM đều thất vọng ra về. Nhiều xe dù, xe chợ chạy vào các tỉnh phía Nam hét giá 500.000 đồng/người vẫn được hành khách chấp nhận.


Ông Phan Chánh, Giám đốc Công ty cổ phần Bến xe Trung tâm Quy Nhơn cho biết: “Công ty đã huy động toàn bộ số đầu xe hiện có của các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn, kể cả xe dự phòng của các doanh nghiệp, xe chạy một số tuyến liên tỉnh ít khách và xe của Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải Bình Định vào phục vụ, không để hạn chế xảy ra tình trạng ùn ứ khách”.

Đối với tuyến đường sắt, ông Nguyễn Đình Thọ, Trưởng ga Diêu Trì cho biết vé tàu sau tết tuyến từ Diêu Trì đi TPHCM của các chuyến tàu Thống Nhất từ ngày 7 đến 28-2 (tức từ ngày mùng 5 đến 16 tháng giêng Tân Mão) với số lượng 164 vé/ngày đã bán hết. Hiện ga Diêu Trì đã có văn bản kiến nghị ngành đường sắt cho nối thêm 2 toa (64 chỗ) vào tàu SQN1 chạy từ ga Quy Nhơn đến ga Sài Gòn mỗi ngày.





  • ĐBSCL: Tăng cường xe phục vụ khách đi lại




Ngày 7-2, nhiều người dân từ ĐBSCL, sau khi về quê ăn tết, bắt đầu trở lại TPHCM và các tỉnh miền Đông làm việc.


Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ, cho biết đã tăng cường khoảng 60 – 70 xe loại 16 chỗ trở lên đáp ứng nhu cầu người dân. Nhờ chủ động hết các tuyến nên hôm qua không xảy ra tình trạng kẹt xe hoặc ùn ứ hành khách kéo dài.


Ước tính ngày mùng 5 Tết có khoảng 15.000 khách qua lại Bến xe tàu Cần Thơ, tăng khoảng 5%-10% so với bình thường; trong đó giá vé xe từ Cần Thơ lên TPHCM là 110.000 đồng/người/lượt, tăng 40% so với ngày thường. 




Nhóm PV





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân: Nỗ lực phát triển kinh tế chiều sâu

0 nhận xét







Sau sự kiện các tập đoàn Intel (Hoa Kỳ), Sanyo, Nidec (Nhật Bản)… đầu tư vào TPHCM phát triển những ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ tạo giá trị gia tăng cao với quy mô dự án hàng tỷ USD, bước sang năm 2011, First Solar, tập đoàn sản xuất công nghệ cao hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt trời chuyển thành điện năng, tiếp tục đầu tư vào TPHCM. Đó là dự án sản xuất các mô-đun quang điện mặt trời công nghệ màng mỏng tổng trị giá hơn 1 tỷ USD. Từ sự kiện mang ý nghĩa quan trọng này, đầu xuân Tân Mão, phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân (ảnh) về những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP.





  • “Thông nghẽn” hành chính




-



PV



:

Vai trò trung tâm kinh tế lớn nhất nước đòi hỏi sản phẩm của nền kinh tế TP phải có hàm lượng chất xám cao để tạo ra giá trị gia tăng lớn. Đến thời điểm này, đồng chí nhận định như thế nào về kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP?




-

Chủ tịch

LÊ HOÀNG QUÂN



: Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, từng bước chuyển biến về chất theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Cụ thể, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 54,5% với tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung cả nước, nhất là các ngành dịch vụ cao cấp có lợi thế cạnh tranh, có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Những năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng cao hơn mức bình quân cả nước. Sự tăng trưởng này diễn ra hầu hết ở các ngành, các thành phần kinh tế. Giai đoạn 2006 – 2010, giá trị sản xuất công nghiệp bằng 1,85 lần giai đoạn 2001 – 2005; trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm: cơ khí chế tạo, điện tử – công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực – thực phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.


Với hàng loạt dự án trong và ngoài nước đã và đang thực hiện của các tập đoàn lớn như: Nidec, Intel, First Solar, dự án sản xuất chip điện tử của Trường ĐH Quốc gia TPHCM hay những kết quả đạt được bước đầu hoạt động của Công viên phần mềm Quang Trung, Khu nông nghiệp kỹ thuật cao, ngành y tế kỹ thuật cao… cho thấy đủ cơ sở để có niềm tin ngành công nghiệp TP tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ ở những năm tiếp theo. Dự kiến đầu năm Tân Mão, Công ty CP Cao su Thống Nhất (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn) – được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu cả nước về ngành công nghiệp phụ trợ sẽ khánh thành nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao tại Củ Chi… Đặc biệt, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng đang chuyển dần sang các ngành thâm dụng vốn, khoa học công nghệ. Tuy nhiên, so với một số nước trong cộng đồng ASEAN, quy mô công nghiệp của TP chúng ta vẫn còn yếu kém, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí chính xác, công nghiệp phụ trợ… đòi hỏi TP phải huy động mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư có trọng điểm, có mục tiêu để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao trong những năm sắp tới. 


-

Việc thu hút đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện trình độ khoa học kỹ thuật của chúng ta chưa cao, vì đây cũng là cơ hội tốt để chúng ta học tập, trao đổi kinh nghiệm. Theo đồng chí, yếu tố nào quan trọng nhất để “kéo chân” doanh nghiệp?




- Tôi cho rằng đó là môi trường đầu tư.







Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tham quan sản phẩm của Công ty Cao su Thống Nhất. Ảnh:

Việt Dũng






-

Đồng chí có cho rằng môi trường đầu tư của TPHCM đã thật sự tốt?




- TPHCM liên tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và bước đầu đã được những thành công. Minh chứng cho điều này là ngày càng có nhiều tập đoàn kinh tế lớn chọn TPHCM làm điểm đến như: Nidec, Sanyo, Intel… Đặc biệt, trong điều kiện tình hình kinh tế và tài chính toàn cầu còn nhiều khó khăn nhưng Tập đoàn First Solar của Mỹ cũng đã đầu tư và đặt nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Đông Nam (Củ Chi) với giá trị dự án lớn tiếp tục khẳng định môi trường đầu tư kinh doanh hiệu quả, lành mạnh của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Tuy nhiên, nói như vậy không phải chúng ta đã bằng lòng mà phải tiếp tục cải thiện để ngày càng tốt hơn. TP sẽ tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, trong đó tiếp tục “thông nghẽn” trong cải cách thủ tục hành chính vì hiện nay còn nhiều nơi, nhiều chỗ thực hiện vấn đề này chưa phải là tốt. Như đối với dự án sản xuất các mô-đun quang điện mặt trời công nghệ màng mỏng của First Solar các thủ tục đầu tư các sở ngành thực hiện chỉ trong 4 tháng, tạo được ấn tượng tốt ngay từ ban đầu với nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề ở đây là các sở ngành chức năng và chính quyền địa phương phải cùng xắn tay vào giải quyết. Việc tạo môi trường đầu tư tốt cũng đồng nghĩa với việc chúng ta biết nắm bắt cơ hội kịp thời, vì đã nói là cơ hội thì đôi khi không đến lần thứ 2.





  • Nâng cao nguồn nhân lực




-

Trở lại tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghiệp trong nước. Thời điểm trước Tết Tân Mão, đồng chí có chuyến khảo sát thực tế nhằm tổng rà soát hoạt động của các tổng công ty, các doanh nghiệp chủ lực của TP. Đồng chí có nhận xét gì về hoạt động của những doanh nghiệp này?




- Doanh nghiệp TP đang từng bước nỗ lực phát triển để hội nhập. Riêng năm 2010, tổng giá trị sản lượng của 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TP đạt 124.414 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ. 4 ngành công nghiệp trọng yếu không chỉ mở rộng về quy mô mà còn tăng nhanh về tỷ trọng, đến nay đã vượt tỷ trọng dự kiến. Tuy nhiên, để thật sự tạo bước phát triển đột phá thì bản thân các đơn vị phải tái cấu trúc ngành nghề, phải lựa chọn sản phẩm có khả năng cạnh tranh để đầu tư; đổi mới năng lực quản lý phù hợp với thời kỳ hội nhập, cạnh tranh… Trong đó, việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xem nguồn nhân lực là tài sản quý báu của đơn vị mình.


-

Để sản phẩm cạnh tranh được đòi hỏi trang thiết bị máy móc phải hiện đại nhưng đa phần máy móc của chúng ta khá lạc hậu, trong khi doanh nghiệp “kêu” khó khăn về vốn. TP sẽ có sự hỗ trợ như thế nào giúp các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị?




- Năm qua, nguồn vốn kích cầu của TP đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đầu tư trang bị máy móc hiện đại, nhờ vậy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này đã đạt được những con số khá ấn tượng. Sang năm 2011, TPHCM sẽ tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay từ nguồn vốn kích cầu. Tuy nhiên, cần xác định rõ đây chỉ là “vốn mồi” của TP, còn bản thân doanh nghiệp phải tự nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên.


-

Xin cảm ơn đồng chí






VÂN ANH



thực hiện









Ưu tiên đầu tư khu vui chơi trẻ em




Thực hiện chủ đề “Năm 2010 – Năm vì trẻ em”, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho biết đã tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động của các cơ sở vui chơi giải trí đưa vào quy hoạch giai đoạn 2011 – 2015. Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ có một số công trình văn hóa, thể thao và phúc lợi cho thiếu nhi gồm: Nhà thiếu nhi TP (cơ sở 2), Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc, bảo tàng, nhà hát xiếc – rối.


Trong năm 2011, TP ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách để chuẩn bị đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 10 khu vui chơi cho trẻ em tại các công viên: Phú Lâm (quận 6), Lê Thị Riêng (quận 10), Tao Đàn (quận 1), 23-9 (quận 1), Gia Định (Gò Vấp), Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề Thanh thiếu niên TP, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên (Nhà Bè), Công viên văn hóa xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh), Công viên thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ).


Cũng trong năm 2011, hoàn thành đầu tư xây dựng 3 nhà thiếu nhi tại quận Tân Phú, huyện Hóc Môn và Bình Chánh. Ngoài ra, TP sẽ có kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động nhà thiếu nhi về cơ sở vật chất, đào tạo nhân sự quản lý và chấm dứt tình trạng sử dụng cơ sở vật chất nhà thiếu nhi sai mục đích. Đối với các dự án khi được TP chấp thuận xây dựng khu dân cư, quy hoạch được duyệt phải đảm bảo diện tích hợp lý dành xây dựng khu vui chơi giải trí, công viên, vườn hoa. Riêng các trường học khi xây mới phải dành 30% diện tích mặt bằng của trường để làm sân chơi, sân tập thể dục thể thao và trồng cây xanh tạo bóng mát cho học sinh. Bên cạnh đó, TP sẽ có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em.




(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Phim 3D có còn hấp dẫn?

0 nhận xét



Chỉ trong dịp cuối năm, một loạt phim 3D đã ra mắt như “Tron: Legacy”, “Gulliver’s travels” (Gulliver du ký) và  “The Green Hornet” (Chiến binh bí ẩn), “Tangled” (Người đẹp tóc mây), đặc biệt là phim tết “Bóng ma học đường” – bộ phim truyện 3D Việt Nam đầu tiên. Trong mấy ngày Tết Nguyên đán, bên cạnh phim tết Việt, dòng phim 3D vẫn giữ một vị trí riêng với gần một chục phòng chiếu. Tuy nhiên, phim 3D có còn hấp dẫn khán giả, đó thực sự là một vấn đề đáng quan tâm?




Chưa đầy một năm, kể từ khi bộ phim 3D đầu tiên “Avatar” tạo nên những bất ngờ thú vị về công nghệ làm phim 3D, đến nay dường như phim 3D đã không còn xa lạ với khán giả Việt Nam. Ngoại trừ giá vé xem phim được xem là còn cao so với thu nhập của người dân nói chung và sinh viên, học sinh nói riêng, không phải bộ phim 3D nào cũng đạt đến sự hấp dẫn như “Avatar”. Do đó, cũng có không ít phim 3D được nhập và chiếu gây thất vọng cho người xem, nhất là sự không tương xứng giữa chất lượng phim với số tiền bỏ ra mua vé. Khi mà sự tò mò về công nghệ đã giảm thì điều tạo sự cuốn hút với người xem lại là nội dung. Một bộ phim kinh phí cao, công nghệ hiện đại nhưng thiếu đi sự hấp dẫn, thuyết phục của nội dung thì khán giả thà chọn cho mình loại hình 2D còn hơn.





Cảnh trong phim

Bóng ma học đường

.


Một số khán giả trẻ khi được hỏi còn háo hức với phim 3D không, đã trả lời, thực chất từ khi phim 3D đầu tiên xuất hiện ở rạp đến nay, số lượng phim 3D mà các bạn chọn chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Chỉ phim nào thật xuất sắc mới xem 3D, còn không thì coi 2D cho rẻ, khỏi bị nhức mắt, khó chịu” – H.T, lớp 11 Trường THPT Phú Nhuận nói.


TPHCM hiện nay có khoảng gần chục rạp chiếu phim 3D, nằm trong các hệ thống rạp hiện đại. Chỉ chưa đầy 1 năm, việc đầu tư, lắp đặt hệ thống rạp 3D tại TPHCM đã cho thấy sự dự đoán việc kinh doanh phim ảnh công nghệ cao đã được các nhà rạp nhanh chóng đón đầu. Rõ ràng, chưa bao giờ ở Việt Nam một dịp tết lại có nhiều phim 3D đến như vậy. 2 trong số những bộ phim tết 3D “Người đẹp tóc mây” và “Bóng ma học đường” đều nằm trong những phim có doanh thu cao của mùa tết năm nay. Xem ra việc kinh doanh phim 3D thuận lợi không tùy thuộc vào sự đầu tư của chủ rạp, mà dựa vào sự hấp dẫn từ những bộ phim. Mà điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của các nhà sản xuất phim, trong đó chủ yếu là phim ngoại (thị trường nội địa vẫn chưa thể đáp ứng phim 3D cho các rạp trong nước).


Trong khi chờ đợi những cú đột phá với phim công nghệ hiện đại 3D, khán giả thành phố sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc “đổ bộ” của phim 3D ngoại trong năm Mẹo. Đồng thời cũng không quên hy vọng, giá vé phim 3D sẽ trở nên thiết thực hơn với đời sống của khán giả Việt.




HẠ CHINH





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →