Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label xây dựng. Show all posts
Showing posts with label xây dựng. Show all posts

Ông Nguyễn Xuân Phúc không để tham nhũng trong xây dựng nông thôn mới

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để xảy ra lãng phí, tham nhũng, thất thoát đối với các công trình được đầu tư xây dựng theo mô hình nông thôn mới, làm giảm lòng tin của bà con các dân tộc đối với chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc thi công đường bê tông thôn bản xã Thanh Chăn.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc thi công đường bê tông thôn bản xã Thanh Chăn.

Ngày 6/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc và Đoàn công tác đã tới kiểm tra việc thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Đây là một trong 11 xã của tỉnh Điện Biên được chọn làm thí điểm và bước đầu thu được những kết quả tích cực về kinh tế – xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh.

Đến nay, toàn xã không có hộ gia đình nào ở nhà tạm bợ, dột nát. Tỷ lệ hộ nghèo còn 17,7%, đặc biệt 100% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và điện lưới quốc gia. Thanh Chăn cũng đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 ở ba cấp học (mầm non, tiểu học và THCS), đạt chuẩn quốc gia về y tế cấp xã, tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 90%.

Qua gần 3 năm triển khai thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, toàn xã đã đạt được 9/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đã có 17 công trình hạ tầng được hoàn thành, đang triển khai 10 công trình và đầu tư mới 17 công trình.

Người dân đã đóng góp hơn 2,5 tỷ đồng xây dựng các công trình dân sinh như đường giao thông, trường học, trạm y tế.

Một số mô hình sản xuất được triển khai có hiệu quả như nuôi cá rô phi đơn tính, nuôi vịt an toàn, sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, sản xuất lúa giống, trồng cỏ chăn nuôi.

Mục tiêu được xã đề ra là phấn đấu đến hết năm 2011 đạt 13/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hoàn thành 19/19 tiêu chí vào năm 2013.

Biểu dương và đánh giá cao những kết quả xã Thanh Chăn đã đạt được trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ghi nhận những kiến nghị về điều chỉnh bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng miền và sớm bố trí đủ nguồn lực thực hiện các công trình, dự án do ngân sách nhà nước đầu tư.

Phó Thủ tướng lưu ý xã Thanh Chăn cùng các cấp huyện, tỉnh tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, gần dân, sát dân và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Không để xảy ra lãng phí, tham nhũng, thất thoát đối với các công trình được đầu tư xây dựng theo mô hình nông thôn mới, làm giảm lòng tin của bà con các dân tộc đối với chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, các cấp các ngành cần sớm có giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém về an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hiện đây vẫn  là địa bàn “nóng” về buôn bán và sử dụng ma túy, số người nghiện và tử vong liên quan đến ma túy, HIV/AIDS còn cao.

Lê Sơn


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư xây dựng đường vành đai 3, 4

0 nhận xét

Chiều 10/5, chủ trì cuộc họp về việc xây dựng đường vành đai 3 và 4 của TP HCM tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương triển khai các thủ tục chuẩn bị dự án, kêu gọi đầu tư 2 tuyến đường này.

Tuyến đường vành đai 3 và 4 sẽ là hai tuyến giao thông vành đai đô thị và tuyến giao thông liên vùng, có cấp hạng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu giao thông với vận tốc cao, phân luồng từ xa, giảm áp lực giao thông qua nội thành TP Hồ Chí Minh.

Bản đồ hướng tuyến vành đai 3 và 4 TP Hồ Chí Minh.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương thuộc vùng dự án việc hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường vành đai 3, 4 của thành phố. Quy hoạch chi tiết sẽ được coi là phương án thay thế cho việc lập dự án toàn tuyến trước đây, vốn có quy mô lớn, khó có thể đầu tư toàn bộ một lần trong điều kiện nguồn lực NS hạn chế như hiện nay và xét cho từng đoạn tuyến trên Vành đai lại có nhu cầu đầu tư, hình thức đầu tư, phương án đầu tư cũng khác nhau.

Theo đề xuất nghiên cứu của cơ quan tư vấn, 2 tuyến vành đai nói trên sẽ đi qua 15 quận, huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố (TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An). Tuyến vành đai 3 dự kiến có điểm đầu tại khoảng Km38, điểm cuối tại khoảng Km 0 đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, chiều dài khoảng 100 km, quy mô kỹ thuật là đường cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 6-8 làn xe.

Tuyến vành đai 4 có điểm đầu tại Km 40 đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, điểm cuối nối với trục Bắc – Nam tại khu vực cảng Hiệp Phước (TP HCM), tổng chiều dài khoảng 197,6 km. Quy mô kỹ thuật là cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 6-8 làn xe.

Cơ quan tư vấn cũng đã đề xuất một cơ chế tổ chức thực hiện dự án, đặc biệt là vấn đề quản lý quy hoạch, tạo quỹ đất để có một nguồn lực đầu tư phù hợp để triển khai 2 công trình ước tính trị giá khoảng 8 tỷ USD này./.

Nguyên Linh

Source : nguyentandung.org


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Thành phố Hồ Chí Minh 36 năm xây dựng và phát triển

0 nhận xét

Hơn một phần ba thế kỷ là thời gian không dài so với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và lịch sử hơn 300 năm hình thành & phát triển Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đây là thời kỳ đầy sóng gió, luôn đan xen những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, sự đụng chạm quyết liệt giữa cái cũ và cái mới làm cho đời sống xã hội Thành phố Hồ Chí Minh luôn sôi động, trong đó có những giai đoạn thật cam go quyết liệt nhưng lại có những thành tựu nổi bật với những mốc son quan trọng của quá trình phát triển, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, năng động sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân Thành phố mang tên Bác Hồ vĩ đại.

1. Vượt qua trở lực, tìm tòi hướng phát triển phù hợp, góp phần tạo tiền đề đổi mới

Vài năm đầu sau giải phóng, với sức mạnh tinh thần của những năm tháng quật khởi được nhân lên gấp bội trong đại thắng mùa Xuân 1975 và có nguồn dự trữ nguyên liệu, tiềm lực kinh tế thành phố còn khá nhờ được giải phóng nhanh và hầu như nguyên vẹn, nên các ngành sản xuất tiếp tục tăng, số người thất nghiệp giảm, các yếu tố văn hóa mới có đất nảy sinh phát triển. Song sang năm 1979 – 1980, tình hình kinh tế sa sút nghiêm trọng, sản xuất, dịch vụ đều giảm; giá cả thị trường tăng liên tục, có năm tăng trên 40%. Đời sống vô cùng khó khăn, lương không đủ ăn, dân Sài Gòn lần đầu tiên trong lịch sử phải ăn độn, có khi đến 90%. Tình trạng “làm không ra làm, ăn không ra ăn, ở không ra ở” nơi “đô thị phồn hoa” trở thành phổ biến. Thêm vào đó, chiến tranh biên giới TâyNam rồi phía Bắc xảy ra. Thiên tai diễn ra 3 năm liền ở Nam bộ. Những sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, tình trạng ngăn sông cấm chợ … gây ra biết bao gian truân cho cuộc sống, đặc biệt gây nên tâm lý bất an cho mọi tầng lớp xã hội.

Trước những khó khăn chồng chất, thành phố đã phát huy bài học kinh nghiệm của những năm tháng đấu tranh đầy khốc liệt của chiến trường trọng điểm, tin tưởng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào trí tuệ và công sức của quần chúng, vì lợi ích nhân dân, lợi ích dân tộc, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, tìm tòi những hình thức, bước đi thích hợp, tháo gỡ khó khăn, ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm an dân, đồng thời tạo điều kiện cho sản xuất “bung ra”, chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân. Hướng tháo gỡ trước hết là thoát khỏi cơ chế cũ, thoát khỏi sự trói buộc của chế độ cấp phát – giao nộp, thiết lập quan hệ kinh tế bình thường theo qui luật sản xuất hàng hóa, mở rộng quan hệ thị trường, trước hết trong vùng Nam bộ và thị trường quốc tế vốn có của Sài Gòn trước đây. Tháng 8/1979, Thành ủy ra Nghị quyết số 9 về những vấn đề đó, và thật hạnh phúc, tháng 9/1979 Nghị quyết TW 6 (khóa IV) ra đời, sau này thường gọi là “Nghị quyết bung ra”, đề ra hướng tháo gỡ bế tắc của cơ chế cũ với những chính sách lỗi thời, được Đại hội X của Đảng tổng kết là “bước đột phá đầu tiên” của quá trình đổi mới. Một hướng đột phá khác là mạnh dạn vay ngoại tệ để nhập nguyên liệu sản xuất hay xuất khẩu để tự cân đối và tích lãi, tái đầu tư. Hàng loạt xí nghiệp đã tích cực tìm tòi cách tháo gỡ khó khăn, những kết quả bước đầu được nhân rộng, nhiều yếu tố “đổi mới” xuất hiện. Ấy vậy mà, sức ì của cái cũ đã không dễ dàng bị xóa bỏ. Thành phố bị phê lên phê xuống, cuối năm 1982, trong vòng 1 tháng có 6 đoàn kiểm tra đến thành phố, phê phán, lo ngại sự phát triển của thành phố theo con đường tư bản chủ nghĩa. Không những vậy, từ quan điểm đó, một số qui định mới về sản xuất kinh doanh, nhất là về xuất nhập khẩu, về kiều hối, giá bán buôn … được ban hành lại trói tay các đơn vị sản xuất kinh doanh, làm tình hình trở nên phức tạp hơn.

Hàng năm, TPHCM có hàng trăm gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được biểu dương, khen thưởng.

Nhưng với bản lĩnh và trách nhiệm, trước nhân dân, trước Trung ương Đảng, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh kiên trì tìm cách vượt qua mọi trở ngại. Sự kiện “Hội nghị Đà Lạt” tháng 7/1983 được đánh giá như một mốc son lịch sử của sự trưởng thành của Đảng bộ Thành phố. Nhân dịp một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào Đà Lạt, Thành ủy đã bố trí để một số giám đốc xí nghiệp đến báo cáo tình hình thực tiễn, những kết quả tháo gỡ khó khăn ở cơ sở. Nghe các đơn vị báo cáo xong, từ ngày 13 đến 16/7/1983 các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã làm việc với lãnh đạo thành phố cùng một số ban ngành liên quan. Sau Hội nghị, các đồng chí lãnh đạo Trung ương đã về thành phố khảo sát thực tiễn, kiểm tra thực tế, so sánh những điều đã được nghe và thảo luận. Kết quả của đợt công tác đó đã có tác động đến Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7 (khóa V) mở ra một giai đoạn tiếp tục điều hành, xác lập quan điểm đổi mới trong quá trình hình thành đường lối đổi mới được xác định trong Đại hội VI của Đảng.

Có thể nói rằng, 10 năm đầu sau giải phóng miền Nam là thời gian vô cùng khó khăn với sự khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng, Thành ủy Thành phố Hổ chí Minh đã có sự phấn đấu quyết liệt, với bản lĩnh và trách nhiệm cao vượt qua các trở lực để thoát dần khỏi cơ chế cũ, hình thành mô hình phát triển mới, khơi dậy sức sáng tạo của quần chúng, năng động, sáng tạo, góp phần tích cực hình thành đường lối đổi mới đất nước với những đột phá dũng cảm, trở thành những mốc son trong quá trình phát triển.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải thăm, tặng quà chúc Tết Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Tam Bình.

2. Cùng cả nước đổi mới, hội nhập

Với tinh thần phấn đấu không mệt mỏi, không khoan nhượng sự trì trệ, bảo thủ, với truyền thống của thành phố trẻ, luôn chọn cái mới, được đường lối đổi mới của Đảng soi đường, Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng vượt qua cơn khủng hoảng kéo dài từ giai đoạn trước, tiến bước vững chắc vào sự nghiệp đổi mới toàn diện, mạnh mẽ trong bối cảnh mới. Nhất là từ khi vị trí, vai trò trách nhiệm của thành phố được Trung ương xác định rõ ràng. Nghị quyết số 01-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 14/9/1982 đã khẳng định : “Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta. Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ III (tháng 11/1983), Tổng Bí thư Lê Duẩn chỉ rõ : Đảng bộ, chính quyền và đồng bào thành phố, hơn ai hết, cần nhận rõ vị trí, vai trò của thành phố, nhận rõ trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình … Vì cả nước, cùng cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh nhất định xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) ngày 18/11/2002 nhấn mạnh : Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước” … Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, trách nhiệm của thành phố, trong hơn một phần ba thế kỷ qua, nhất là từ Đổi mới đến nay, thành phố đã “vì cả nước, cùng cả nước”, đồng tâm hiệp lực, năng động, sáng tạo, giành nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thành phố luôn giữ vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, tạo nguồn ngân sách và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. Thành phố luôn giữ mức tăng trưởng gấp 1,5 lần mức bình quân cả nước, năm vừa rồi đạt mức 1,7 lần. Năm đầu đổi mới GDP thành phố chiếm 13% GDP cả nước, đến nay đã nâng lên trên 20%. Vốn đầu tư phát triển năm 1976 chiếm 5,03% tổng vốn đầu tư cả nước, nay cũng đã vượt lên trên 20%. Công nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm gần 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp cả nước; về thương mại – dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chiếm 25,1%; kim ngạch xuất khẩu – 36,7% cả nước. Nhờ nỗ lực trên mọi lĩnh vực phát triển kinh tế, với trách nhiệm “vì cả nước” thành phố đã đóng góp ngân sách cho cả nước luôn ở vị trí số 1, chiếm tỉ trọng trên 30%. Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, năm 1985 đạt 586 USD/ người/ năm, nay ngót nghét 3000 USD. Cùng với phát triển kinh tế, thành phố luôn chăm lo vấn đề an sinh xã hội, là một địa phương có nhiều đột phá trong các chính sách xã hội. Thành phố là địa phương đi đầu trong công tác phổ cập giáo dục, đến nay đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học, làm nền tảng để thực hiện giải pháp đột phá về đào tạo nguồn nhân lực. Thành phố là nơi khởi xướng và thực hiện đầu tiên phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương”, “chương trình xóa đói giảm nghèo”, “bảo trợ bệnh nhân nghèo”, “nụ cười cho trẻ thơ”, “phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng” v.v… thấm đẫm tính nhân văn cao cả, có sức lan tỏa mạnh, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội rộng lớn … Một thành tựu nổi bật của thành phố trong 36 năm qua, nhất là trong 25 năm đổi mới là phát triển đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Trên cơ sở qui hoạch đô thị và quy hoạch vùng đô thị, thành phố đã tập trung nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, hình thành các trục xuyên tâm, trục bắc – nam, đường vành đai, các đại lộ nổi bật như đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đông – Tây, Xuyên Á …; các khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Tây – Bắc đã và đang được xây dựng, tạo nên dáng vẻ hiện đại của siêu đô thị sau hơn một thập niên nữa …

3. Phấn đấu trở thành thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại

Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững vai trò trung tâm về nhiều mặt của khu vực và cả nước, phát triển nhanh, bền vững, kết hợp hài hòa phát triển kinh tế, phát triển đô thị, khoa học công nghệ, giáo dục văn hóa, phát triển xã hội, quốc phòng an ninh. Tất cả các lĩnh vực phải đạt chất lượng cao. Tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn (cơ khí – chế tạo; điện tử – viễn thông – tin học; công nghiệp hóa chất và dược phẩm; chế biến lương thực, thực phẩm có giá trị gia tăng cao); 9 nhóm ngành dịch vụ có tính đột phá (tài chính – ngân hàng – bảo hiểm; thượng mại – xuất khẩu; vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng; bưu chính – viễn thông – công nghệ thông tin; kinh doanh tài sản – bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ; y tế; giáo dục – đào tạo; du lịch). Cơ cấu kinh tế vào năm 2020 sẽ là : dịch vụ – 60,5%; công nghiệp, xây dựng – 39,1% và nông nghiệp – 0,4%. GDP năm 2020 chiếm khoảng 1/3 cả nước và GDP bình quân đầu người khoảng 7000 USD. Vấn đề chỉnh trang, phát triển đô thị, trong đó ưu tiên giải quyết đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông, trước hết là hoàn chỉnh mạng lưới giao thông vành đai; triển khai xây dựng các tuyến metro, đường trên cao, đường cao tốc liên vùng. Kết hợp giải quyết vấn đề môi trường, từ khai thác hợp lý các nguồn nước, hệ thống cấp nước, nước thải, rác thải. Cải thiện đáng kể diện tích nhà ở cho mọi tầng lớp, bình quân đầu người từ 16 – 18m2, thay thế 100% các chung cư hư hỏng nặng, thực hiện chương trình nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên, nhà ở nông thôn ngoại thành …

TPHCM luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ.

Đồng thời kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa hài hòa với tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Nói tóm lại, sau năm 2020, thành phố phải đạt được mục tiêu của Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) nêu ra : Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh hiện đại; một trong những thành phố phát triển nhanh và năng động của khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Đó là một thành phố có kinh tế phát triển cao dựa trên nền tảng dịch vụ và công nghiệp có giá trị gia tăng cao, nơi hội tụ của giới kinh doanh, thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước, một trung tâm công nghiệp, tài chính và thương mại của Đông Nam Á. Thành phố sẽ là một siêu đô thị đa trung tâm, với điểm nhấn là khu đô thị Thủ Thiêm và đô thị mới dọc sông Sài Gòn; hình thành chuỗi đô thị, nối kết với các đô thị khác trong vùng, một thành phố xanh và sạch, một đô thị sông nước, với qui mô dân số 10 triệu người. Đó cũng là một trung tâm khoa học – công nghệ lớn, trung tâm về giáo dục – đào tạo chất lượng cao và y tế kỹ thuật cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển. Kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, hoàn thiện các dịch vụ văn hóa, đưa văn hóa thực sự là nền tảng của sự phát triển thành phố.

Nhìn tổng quát, Thành phố Hồ Chí Minh sau 2020 là một trung tâm đa chức năng, một đô thị sống tốt, có sức hấp dẫn trong hệ thống các đô thị trên thế giới.

Để đạt được mục tiêu đó, thành phố còn phải vượt qua bao thử thách gian nan, đòi hỏi phải biết trân trọng và phát huy những thành tựu đã đạt được 36 năm qua, đồng thời phải nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém, bất cập, những khuyết điểm kéo dài … để tập trung sức giải quyết rốt ráo với những hướng đột phá mạnh. Trước tiên là những vấn đề có vài trò nền tảng của sự phát triển nhanh và bền vững, trực tiếp cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân. Tích cực khắc phục tình trạng chậm trễ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, yếu kém về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự chậm trễ, chấp vá, không đồng bộ, quá tải của phát triển kết cấu hạ tầng, sự yếu kém, bất cập trong quản lý đô thị, quản lý phát triển xã hội, môi trường, sự xuống cấp chất lượng giáo dục – đào tạo, chậm trễ trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng tầm cán bộ, sự xuống cấp trong sinh hoạt văn hóa, tha hóa về đạo đức, lối sống, những bức xúc của xã hội chậm được khắc phục v.v…

Đại lộ Đông Tây – tuyến đường giúp thúc đẩy thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh từ trước đến nay luôn gắn liền máu thịt với lịch sử và vận mệnh của đất nước, từ đóng góp công sức, trí tuệ và tâm huyết của cả nước. Trong bước đường sắp tới, thành phố lại được cả nước giúp sức, vun bồi để nhanh chóng đạt được đỉnh cao – Thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại, một trung tâm nhiều mặt của đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh, thịnh vượng.

PGS.TS Phan Xuân Biên




(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

CTN Nguyễn Minh Triết: Mong người dân chia sẻ, đồng hành xây dựng đất nước

0 nhận xét

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp xúc cử tri quận 3

Sáng 5-4, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM đơn vị 1, gồm Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TPHCM Trần Du Lịch và luật sư Nguyễn Đăng Trừng đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 3.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận 3 đánh giá cao kết quả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và mong muốn Quốc hội khóa XIII sắp tới cần tăng cường và đổi mới công tác giám sát, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, bảo đảm an sinh xã hội. Quốc hội khóa mới cần tăng số lượng đại biểu chuyên trách, tiếp tục phát huy thành quả của Quốc hội khóa XII để hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng được ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cảm ơn sự quan tâm, góp ý của cử tri cho các vấn đề của đất nước; đồng thời, ghi nhận và chia sẻ những kiến nghị chính đáng còn chưa giải quyết được, cũng như tâm tư, nguyện vọng của cử tri gửi đến Quốc hội khóa XIII. Chủ tịch nước khẳng định trong nhiệm kỳ khóa XII, Quốc hội đã làm được nhiều việc; thẳng thắn nhìn nhận cũng còn nhiều hạn chế, nhiều việc còn trăn trở sẽ phải chờ Quốc hội khóa XIII giải quyết. Chủ tịch nước mong bà con cử tri tiếp tục chia sẻ, đồng hành và đóng góp ý kiến cho hoạt động của Quốc hội, cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng mong muốn cử tri TP chia sẻ với khó khăn chung và tiếp tục đồng sức, đồng lòng với Chính phủ vượt qua khó khăn thách thức năm 2011 để phát triển mạnh kinh tế – xã hội.

* Tối 5-4, tổ đại biểu HĐND TPHCM gồm Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân và các ông Phạm Hiếu Nghĩa, Nguyễn Văn Hiệp và Lê Văn Trung đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 11 trước kỳ họp thứ 20 HĐND TP khóa VII.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri quận 11 đã phát biểu ý kiến tập trung vào những vấn đề gây bức xúc cho người dân bấy lâu chưa được giải quyết dứt điểm như là thiếu nước sạch, tình trạng ô nhiễm môi trường, kẹt xe, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy hoạch treo các con hẻm, đang ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân TP. Cử tri cũng đề nghị chính quyền các cấp có những chính sách ưu tiên cho giáo dục, y tế; quan tâm đến tình hình lạm phát, nhất là giá cả leo thang liên tục tăng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân ghi nhận những bức xúc của người dân về những vấn đề dân sinh là chính đáng và lưu ý UBND quận và các đơn vị liên quan cần quan tâm giải quyết. Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cho rằng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông là vấn đề được lãnh đạo TP hết sức quan tâm. Chủ tịch Lê Hoàng Quân mong muốn người dân cũng cần chia sẻ những khó khăn trước mắt với Đảng bộ, chính quyền thành phố và cùng đóng góp cho sự phát triển của thành phố.

M. K – T. D


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Xây dựng cầu Cổ Chiên nối Bến Tre và Trà Vinh giúp phát triển kinh tế ĐBSCL

0 nhận xét

Cầu Cổ Chiên trên Quốc lộ 60 nối Bến Tre với Trà Vinh sẽ tạo động lực mới phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, xoá đói giảm nghèo cho 2 tỉnh và các địa phương lân cận.

Khởi công xây dựng cầu Cổ Chiên nối Bến Tre và Trà Vinh

Sáng 7/3, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre tổ chức khởi công xây dựng cầu Cổ Chiên. Đây là một trong 4 cây cầu quan trọng trên Quốc lộ 60, cùng với cầu Rạch Miễu, Hàm Luông, và Đại Ngãi.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng và Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tới dự.

Cầu Cổ Chiên sau khi hoàn thành sẽ nối thông tuyến Quốc lộ 60 từ Tiền Giang đến Trà Vinh, rút ngắn cự ly từ TP Hồ Chí Minh đến Trà Vinh khoảng 70km, giảm áp lực giao thông lớn trên Quốc lộ 1A và đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao khi khu kinh tế Định An (tỉnh Trà Vinh) đi vào hoạt động.

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cầu Cổ Chiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, cây cầu sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư và thương mại, giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ người dân, giao lưu văn hoá, tạo động lực mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Công trình giao thông quan trọng của miền Tây Nam Bộ này sẽ tạo sự kết nối về an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá giữa Bến Tre, Trà Vinh với các tỉnh lân cận và TP Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng cũng ghi nhận quyết tâm của ngành Giao thông Vận tải và 2 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh trong việc xây dựng công trình để cầu Cổ Chiên là một trong 10 cây cầu lớn, hiện đại nhất của Việt Nam, trở thành một “chứng chỉ” cho sự phát triển, tiến bộ của ngành Giao thông Vận tải trong lĩnh vực này.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, nhà đầu tư, nhà thầu, các đơn vị tư vấn, các bộ ngành, lãnh đạo hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre nỗ lực đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ của công trình.

Ghi nhận tấm lòng của nhân dân địa phương đã, đang và sẽ hết lòng ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng, Phó Thủ tướng yêu cầu Trà Vinh và Bến Tre cần tiếp tục ưu tiên công tác tái định cư cho nhân dân. Hiện tại, công tác giải phóng mặt bằng đã được hoàn thành.

Phối cảnh cầu Cổ Chiên khi hoàn thành.

Cầu Cổ Chiên được xây dựng cách phà Cổ Chiên hiện tại 3,6km về phía hạ lưu, tổng chiều dài khoảng 15,7km.

Dự án này bao gồm 2 dự án thành phần, trong đó thành phần 1 gồm phần cầu Cổ Chiên với tổng chiều dài 1,59km, là cầu chính dạng dây văng, mặt cắt ngang 4 làn xe, bề rộng 16m.

Thành phần 2 gồm đường dẫn phía Bến Tre, Trà Vinh và các cầu trên đường dẫn với tổng chiều dài 14,1km. Phần này gồm cầu Tân Điền và đoạn tuyến nằm giữa cầu Tân Điền và cầu Cổ Chiên, quy mô cấp III đồng bằng, 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h, bề rộng mặt cắt ngang cầu 16m, bề rộng nền đường 20,5m.

Dự án có tổng mức đầu tư 3.798 tỉ đồng, trong đó, dự án thành phần 1 có vốn đầu tư là 2.210 tỉ đồng theo hình thức BOT và dự án thành phần 2 có vốn đầu tư là 1.588 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước.

Thu Cúc – Nguyễn Hoàng


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

TCT Công nghiệp Sài Gòn đầu tư 610 tỉ đồng xây dựng 3 nhà máy

0 nhận xét

Bí thư Thành uỷ TPHCM Lê Thanh Hải tham quan Nhà máy Cao su kỹ thuật cao của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn. Ảnh: V.DŨNG

Ngày 19-2, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn đã khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao (của Công ty TNHH một thành viên cao su Thống Nhất) và Nhà máy sản xuất nhựa Đô Thành.

Cùng ngày, Nhà máy sản xuất cọc vách nhựa u-PVC cũng được đơn vị cho khởi công xây dựng. Ba nhà máy này có tổng vốn 610 tỉ đồng, được xây dựng tại huyện Củ Chi, TP.HCM.

Tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải cho biết sự kiện này đánh dấu bước ngoặt của ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ của TP.HCM. Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn hiện đang thực hiện bốn ngành công nghiệp chủ lực của TP góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp, đổi mới công nghệ tạo dòng sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, tỉ lệ nội địa hóa cao…

Hiện các sản phẩm cao su kỹ thuật cao phục vụ các ngành ôtô, dầu khí, tàu lửa, máy bay… được xuất khẩu đến 90% qua các thị trường Mỹ, châu Âu, Úc…


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài: Góp phần nâng cao tài trí Việt

0 nhận xét



Vì sao đến giờ hình ảnh về con người và đất nước Việt Nam vẫn chưa được nhiều người biết đến? Làm thế nào để giữ ngôn ngữ mẹ đẻ, giữ được nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài? Mang trong lòng trăn trở đó, bằng tâm huyết của mình, không ít kiều bào đã góp phần xây dựng, giới thiệu “thương hiệu” Việt Nam với bạn bè quốc tế và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong lòng người Việt xa xứ.







Bà Đinh Kim Nguyệt giới thiệu món ăn Việt Nam tại lễ hội Multicultural vào tháng 6-2007 tại Canada. Ảnh: L.T.Hân




Làm chủ công nghệ




Tháng 10-2010, nhiều tờ báo lớn trong nước đưa tin: “Việt Nam thiết kế thành công chip 32 bit”. Lần đầu tiên ngành vi mạch Việt Nam cho ra mắt bộ vi xử lý 32-bit VN1632 dùng công nghệ IBM 0,13 um, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Chip vi xử lý 32-bit VN1632 được Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu và thiết kế.


Sự ra đời của chip VN1632 cho thấy, Việt Nam đã bước thêm một bước trên con đường làm chủ công nghệ. Một trong những người đề xuất và trực tiếp tham gia xây dựng, phát triển ICDREC là GS-TS Đặng Lương Mô – một kiều bào Nhật.


Sang Nhật du học từ năm 1957, từng là chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Trung ương Toshiba Nhật Bản, giảng dạy tại trường Đại học Hosei, Tokyo nhưng suốt hơn 40 năm làm việc tại nước ngoài, GS-TS Đặng Lương Mô lúc nào cũng canh cánh nỗi nhớ quê hương. Đến năm 2002, vợ chồng ông quyết định trở về nước.


Với tư cách là cố vấn Đại học Quốc gia TPHCM, ông tham gia thành lập ICDREC và xây dựng chương trình Cao học Vi điện tử giảng dạy bằng tiếng Anh tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Bằng uy tín của mình, ông mời nhiều giáo sư Việt kiều tham gia giảng dạy trong chương trình này. Tháng 9-2010, khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành vi điện tử đã hoàn tất. Các học viên tốt nghiệp khóa này hiện đều là giảng viên đại học hoặc kỹ sư làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài.


Sau khi con chip 32 bit đầu tiên của Việt Nam được chế tạo thành công, Bộ Khoa học – Công nghệ đã quyết định đầu tư xứng đáng cho ICDREC để phát triển một dòng chip vi mạch mới. TPHCM cũng công bố chủ trương cho xây dựng tại TP một nhà máy chế tạo vi mạch.


GS-TS Đặng Lương Mô chia sẻ: “Với đà này, chỉ vài năm nữa, chúng ta sẽ có thể làm được các công đoạn từ thiết kế cho tới chế tạo vi mạch”. Với hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, nhiều công trình đạt giải thưởng cao trên thế giới, GS-TS Đặng Lương Mô có tên trong danh sách những người nổi tiếng trên thế giới trong danh bạ Marquis Who’sWho In The World năm 1995.




Bản sắc dân tộc




Sau 20 năm ở nước ngoài, năm 1995, ông Nguyễn Văn Cường (Việt kiều Mỹ) quyết định trở về quê hương sinh sống và lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Du lịch Việt Thái Bình Dương. Mong muốn có một ngày góp phần đưa cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới, ông dành phần lớn thời gian nghiên cứu, tìm tòi để chế biến cà phê mang đậm bản sắc dân tộc. Không chỉ đọc trên sách vở, ông Cường còn thường xuyên lên Đà Lạt, Buôn Ma Thuột tìm hiểu cách thức trồng trọt, nắm bắt hương vị đặc trưng cà phê của từng vùng, miền khác nhau.


Kết quả là ông đã thành công trong việc chế biến cà phê với nhiều hương vị độc đáo khác nhau, mang thương hiệu VietCoffee. Ông kể: “Không có niềm sung sướng nào hơn khi được công nhận cà phê Việt Nam rất thơm ngon, đậm đà. Ông cho biết trong năm mới, bên cạnh việc duy trì cà phê VietCoffee, công ty của ông sẽ phát triển sản phẩm trà gừng hòa tan; và gừng được sử dụng phải là gừng già, củ nhỏ, rất cay.


Tự nhận mình là người thích truyền thống, ông Cường chọn hướng tạo ra sản phẩm giúp ích cho sức khỏe từ cây cỏ dân tộc – đó cũng là cách thể hiện lòng tự hào dân tộc của ông.




Truyền bá văn hóa Việt Nam




Từ khi sang định cư tại Canada, bà Đinh Kim Nguyệt (Việt kiều Canada) đã tham gia nhiều hoạt động quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt cho thế hệ người Việt và người Canada trẻ. Bên cạnh đó, với cương vị là Chủ tịch Tổ chức Bảo tồn Văn hóa Truyền thống đa sắc tộc của TP Whitehorse (tiểu bang Yukon) – Canada, bà Nguyệt tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán…


Dù đây là hoạt động nhằm truyền bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam với người dân tiểu bang Yukon nói riêng, bạn bè quốc tế nói chung nhưng từ sự nỗ lực vận động của bà, kinh phí tổ chức được trích từ ngân sách quốc gia Canada và Quỹ Culture Quest của Territory Yukon cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của Sứ quán Việt Nam tại Canada – chứ không quyên góp từ kiều bào Việt Nam.


Những cái Tết Việt với đầy đủ lồng đèn, bánh trung thu, cành mai vàng, bánh chưng, bánh dày đã trở thành sự kiện văn hóa, không chỉ được kiều bào hưởng ứng mà còn thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia. Bà Nguyệt mong muốn các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ cho in nhiều bộ sách, sản xuất nhiều đĩa phim dạy tiếng Việt bằng song ngữ để thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra ở nước ngoài cũng như người nước ngoài thuận lợi trong việc phát triển khả năng tiếng Việt.





>>



Tiến sĩ



TRẦN ĐỨC VĨ



(Việt kiều Singapore), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế miền Đông – tỉnh Bình Dương:



Phát huy tinh hoa, kiến thức để hội nhập thế giới
















(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội

0 nhận xét



* Khai hội Tịch điền và Đền Mẫu Âu Cơ






Chiều 9-2, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên cả nước, nhất là vào dịp lễ hội đầu năm. 







Rước kiệu trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ. Ảnh: Thu Hà


Công điện nêu rõ, những biểu hiện tiêu cực trong tổ chức lễ hội hiện nay khá phổ biến như: tràn lan mở rộng quy mô lễ hội, trách nhiệm người quản lý và ý thức người tham gia lễ hội còn hạn chế, có chiều hướng thương mại hóa lễ hội… Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình, công tác tổ chức, quy mô, cấp độ của lễ hội. Việc mời khách Trung ương cần phải có ý kiến thống nhất của Bộ VH-TT-DL.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ VH-TT-DL  và UBND các cấp tăng cường thanh, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như mê tín dị đoan, đốt đồ mã, đặt hòm công đức, đặt lễ, đặt “tiền giọt dầu” tùy tiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, nâng ép giá dịch vụ… Đối với các lễ hội quy mô lớn như chùa Hương, Yên Tử, Phủ Dầy, Hội Lim, Đền Hùng, Đền Trần (Nam Định), Bà Chúa Xứ (An Giang)…, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh phải chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn cháy nổ, ùn tắc giao thông.


Sáng 9-2, rất đông người dân và du khách đổ về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) tham dự lễ hội Tịch điền năm 2011. Trong nhiều tài liệu sử sách còn ghi, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở ra một trang sử mới cho nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Kể từ đó, lễ Tịch điền trở thành một hỷ tục các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn đều thực hiện một cách thành kính, trang trọng. Từ đó đến nay, lễ Tịch điền đều trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.


Lễ hội sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của địa phương theo tinh thần của Trung ương về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội Tịch điền cũng nhằm nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, đó là từ vua đến dân đều yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất thân yêu của mình.


* Cùng ngày, tại xã Hiền Lương, UBND huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) đã chính thức khai hội Đền Mẫu Âu Cơ. Đây là một trong những hoạt động mở đầu cho chương trình “Du lịch về cội nguồn lễ hội” năm 2011 của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.




Nhóm PV









(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đưa văn hóa giao thông vào cộng đồng – Cần giải pháp chiều sâu

0 nhận xét



Những năm gần đây, TPHCM có nhiều chương trình hoạt động nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, xây dựng văn hóa giao thông cho người dân, nhất là các bạn trẻ ở TPHCM. Một số giải pháp để văn hóa giao thông ngày càng lan tỏa trong cộng đồng cũng đã được đề cập, tuy nhiên để mục tiêu lớn này đạt được hiệu quả, rất cần những giải pháp chiều sâu.




Vấn đề này được Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam và Ban An toàn giao thông TPHCM nêu ra, đã thu hút sự quan tâm chú ý của các ngành các cấp. Đây cũng là dự án khá dài hơi (do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam thực hiện, giai đoạn 2010-2015) nhằm xây dựng văn hóa giao thông cho người dân.

Văn hóa giao thông là nét đẹp của người tham gia giao thông, đó là những hành vi đẹp thể hiện từ việc điều khiển phương tiện giao thông đến lời nói, hành vi, cử chỉ giao tiếp và thái độ tôn trọng luật pháp như đội nón bảo hiểm, dừng đúng vạch, ý thức cộng đồng khi tham gia giao thông…


Vì sao phải xây dựng văn hóa giao thông? Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm 2010, cả nước xảy ra 14.442 vụ tai nạn giao thông (tăng 1.778 vụ so với năm 2009), làm 11.449 người chết, 10.633 người bị thương và phương tiện gây ra tai nạn giao thông chiếm đến 64% là mô tô, xe gắn máy. Đó là chưa kể những thiệt hại về tiền của, vật chất và những hệ lụy từ tai nạn giao thông để lại cho không ít gia đình. Nhiều vụ tai nạn giao thông xuất phát từ những vi phạm rất nhỏ.


Đáng buồn hơn, không ít vụ cãi vã, đánh nhau dẫn đến án mạng chết người rất đau lòng lại xuất phát từ những va quẹt nhỏ đến mức không đáng. Thay vì chỉ cần một lời xin lỗi là có thể hóa giải những va chạm nhưng với nhiều người, nhất là các bạn trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, thiếu sự kiềm chế, sẵn sàng dùng “tay chân” để giải quyết sự việc – mà báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh rất nhiều thời gian qua. Tất cả những hành vi trên sâu xa đều bắt nguồn từ thiếu nhận thức dẫn đến kém ý thức về văn hóa giao thông.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Vinh Dương, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, ngoài tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật giao thông, để văn hóa giao thông ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 4 bên: lực lượng cảnh sát giao thông, nhà trường (tuyên truyền thông qua các tổ chức hội ban ngành, đoàn thanh niên), gia đình và cơ quan để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, từ đó hình thành văn hóa giao thông cho người dân.


Ở một góc khác, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật (Đại học Quebec, Canada) La Toàn Vinh bày tỏ: “Nếu mỗi người khi tham gia giao thông đặt ý thức lên trên hết, thì mọi chuyện sẽ không trở nên phức tạp. Từ việc ý thức, các bạn sẽ dễ dàng hành xử có văn hóa với nhau khi tham gia giao thông như không chen lấn, giành đường vượt ẩu, nhường nhịn người lớn tuổi, phụ nữ…”.


Đồng tình với ý kiến này, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong cho rằng, ý thức tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, tôn trọng sinh mệnh con người đóng vai trò chủ đạo hình thành văn hóa giao thông cho mỗi người. GS Phong cũng nêu ý kiến, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà viết kịch cần thiết vào cuộc quyết liệt để tuyên truyền văn hóa giao thông cho người dân, thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật như ca khúc, kịch bản sân khấu hay phim ảnh…

Về việc xây dựng văn hóa giao thông hiện nay tại TPHCM, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo chia sẻ thẳng thắn: “Chúng ta đã bắt được “bệnh”, nhưng thực tế thì chưa có thuốc để trị bệnh. Theo tôi, cần thiết phải có những biện pháp xử phạt và chế tài thật nặng, đủ răn đe những đối tượng vi phạm luật giao thông. Có như thế ý thức chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông của người dân sẽ được nâng cao và lan tỏa”. 




MINH AN





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Ngày làm việc đầu năm – Nơi làm, nơi còn đủng đỉnh!

0 nhận xét



Hôm qua 8-2 (tức mùng 6 Tết), ngày đầu tiên các đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp làm việc trở lại sau những ngày nghỉ Tết Tân Mão. Ghi nhận của PV Báo SGGP cho thấy, tại nhiều cơ quan, đơn vị không khí làm việc khá nghiêm túc nhưng cũng có những cơ quan không khí xuân vẫn còn… bao trùm.







  • Cán bộ chờ… dân




Ghi nhận của PV tại trụ sở làm việc của Thanh tra xây dựng quận 1 – một trong những cơ quan phải xử lý nhiều vấn đề “nóng” xảy ra trong dịp tết liên quan đến tình hình an ninh, trật tự lòng lề đường tại khu vực trung tâm TP: Đúng 7 giờ 30 thủ trưởng cơ quan này “triệu” cuộc họp giao ban đầu năm với sự tham dự đầy đủ của cán bộ, công nhân viên. Từng tổ công tác lần lượt báo cáo nhanh về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn quận 1 trong tết.


Theo đó, dịp Tết Nguyên đán này có 30 trường hợp bãi giữ xe sử dụng quá diện tích bị nhắc nhở; phối hợp với các cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt 27 trường hợp giữ xe quá giá với số tiền hơn 200 triệu đồng; giải tỏa trắng 2 bãi giữ xe trái phép trên tuyến đường Ngô Đức Kế, Tôn Đức Thắng… Sau đó, các tổ công tác được giao nhiệm vụ mới và tỏa ra các tuyến đường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.


“Những ngày này, anh em phải làm việc với áp lực cao, việc nặng nề hơn rất nhiều so với ngày thường. Những ngày trước tết, trong tết, anh em ở đây như không có tết vì phải làm việc suốt. Sau tết, chúng tôi xếp lịch cho anh em nghỉ bù nhưng vẫn đảm bảo lực lượng tuần tra, kiểm soát”, ông Thái Đức Độ, Chánh Thanh tra xây dựng quận 1, nói.


Tại UBND phường Tân Tạo A (quận Bình Tân), anh Nguyễn Văn Thủy cho biết: “Sáng sớm nay tôi cần sao y một số giấy tờ để thanh toán bảo hiểm y tế do phải nằm viện dịp tết, đến là có nhân viên giải quyết ngay”.


Ông Nguyễn Văn Chín, Chủ tịch UBND phường Tân Tạo A, cho biết đến 15 giờ chiều đã có 109 người đến sao y, chứng thực, khai sinh… Phường quán triệt nhân viên vào việc ngay, điểm danh cụ thể. Việc tổ chức gặp mặt đầu năm cũng làm nhanh gọn.


Tương tự, tại UBND phường 2 (quận Tân Bình), cán bộ – nhân viên có mặt khá đầy đủ để làm việc và tiếp dân nhưng chỉ có vài người đến chứng thực giấy tờ và nhận hoàn trả hồ sơ. Chủ tịch UBND phường 2, quận Tân Bình Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết: “Có lẽ do chưa hết “mùng”, không khí tết vẫn còn nên chỉ có những trường hợp cần thiết lắm bà con mới ra phường làm giấy tờ!”.


Tại Phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ UBND quận Tân Phú, cả ngày mùng 6 Tết chỉ có khoảng chục người dân đến làm giấy tờ. Theo ông Lê Văn Trung, Chánh Văn phòng UBND quận Tân Phú, trong ngày đầu tiên của năm mới, cán bộ, nhân viên quận làm việc khá nghiêm túc, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giải quyết các thủ tục giấy tờ cho dân.



Tuy nhiên, do địa bàn đông dân nhập cư, bà con về quê chưa trở lại nên còn thưa vắng.


Bà Phạm Hồng Phương (ngụ phường 12 quận Tân Bình) nhận xét: “Người dân mình còn vui tết nên chỉ có ít người đi làm giấy tờ thủ tục vào ngày này. Thật ra, những lúc vắng người như vầy đi làm giấy tờ được cán bộ giải quyết nhanh, không phải xếp hàng chờ đợi”.


Tương tự, tại UBND phường An Phú Đông (quận 12), mới hơn 7 giờ sáng, cán bộ, chuyên viên của phường đã có mặt đông đủ trong khi người dân đến làm giấy tờ chỉ lác đác. Chỉ riêng bộ phận sao y chứng thực có vẻ “đắt khách” hơn. Tính đến 4 giờ chiều, tại UBND phường có trên 25 lượt người dân đến sao y, chứng thực và làm các loại giấy tờ, chỉ bằng một nửa so với ngày thường. Lãnh đạo phường cũng túc trực tại chỗ nên việc ký giấy tờ nhanh chóng, người dân không phải chờ đợi lâu”.


Hơn 10 giờ ngày 8-2, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TPHCM chỉ tiếp nhận hơn 150 hồ sơ các loại, trong khi đó, theo đại tá Nguyễn Văn Anh, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TPHCM ngày thường trung bình phòng tiếp nhận đến hơn 1.000 hồ sơ…




Dân chờ… cán bộ




Tuy nhiên, bên cạnh những cơ quan, đơn vị làm việc khá nghiêm túc trong ngày đầu năm như trên vẫn có những nơi không khí tết còn bao trùm.


8 giờ 30 giờ sáng 8-2, có mặt tại UBND phường 11 quận 3 không khí tết vẫn còn bao trùm cả trụ sở. Bàn ghế được sắp để liên hoan gặp mặt đầu năm vẫn còn nguyên dãy với những dĩa trái cây trên bàn. Đến gần 9 giờ, một số cán bộ, nhân viên mới cho tháo gỡ phông trang trí và sắp lại bàn ghế làm việc. Trong khi đó, nội quy cơ quan ghi rõ giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ 30.


Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND phường 11, quận 3, cho biết: “Do sáng nay phường tổ chức gặp mặt đầu năm nên bây giờ mới thu dọn được. Vả lại do người dân đến liên hệ làm việc đầu năm chưa nhiều nên đa số nhân viên vẫn còn thoải mái trong những ngày này. Trong ngày làm việc đầu tiên chúng tôi đã điểm danh đầy đủ, nhưng do người dân đến làm việc ít nên cũng chưa khắt khe lắm!”.


Vòng qua UBND phường 7, quận 3, mới 11 giờ trưa nhưng cổng UBND phường đã khép hờ. Khi PV đẩy cổng vào cũng không thấy bóng dáng bảo vệ hay nhân viên đâu. Phòng tiếp nhận hồ sơ đề “mở cửa vào” nhưng bên trong lại khóa. Đi sâu vào phía sau, PV gặp mấy chị em phụ nữ đang ăn cơm khi được hỏi “còn làm việc không” thì người nói có, kẻ bảo không. Nhưng cuối cùng thì một phụ nữ hướng dẫn “chiều đến cho chắc ăn”.


13 giờ 30, chúng tôi ghé trụ sở UBND phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Lúc này đã có một số người dân ngồi chờ chứng thực hồ sơ tại đây. Anh Nguyễn Văn Phụng, quê Đồng Tháp, chứng thực hộ khẩu và CMND để đi xin việc làm cho biết, đã ngồi chờ từ lúc 1 giờ nhưng không có một ai đến mặc dù trước trụ sở có treo bảng nội quy trong đó ghi rõ giờ làm việc buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ.





Dù quy định làm việc từ 13 giờ, nhưng đến 13 giờ 45 phút ngày 8-2, bộ phận tiếp nhận hồ sơ vẫn tắt đèn khóa cửa (ảnh chụp tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân).


Đến 13 giờ 40 vẫn không thấy có nhân viên nào đến làm việc. Phòng làm việc của lãnh đạo Đảng ủy, UBND tất cả đều khóa ngoài. PV đã gọi điện vào số điện thoại di động của ông Nguyễn Công Luân, Chủ tịch UBND phường để hỏi nguyên nhân vì sao thì được ông Luân cho biết giờ làm việc bắt đầu từ 13 giờ 30.

Lý giải vì sao UBND phường đến giờ này (13 giờ 40) vẫn tắt điện, đóng cửa, ông Luân cho biết sẽ gọi điện cho thuộc cấp kiểm tra. 10 phút sau chúng tôi ghi nhận có 2 nhân viên (không đeo bảng tên) đến mở cửa và tiếp nhận hồ sơ. Ít phút sau chúng tôi cũng gặp ông Trần Ngọc Bửu, Phó Chủ tịch UBND phường đến mở cửa ký giấy cho người dân, còn các phòng khác vẫn đóng cửa im ỉm.







CSGT đội An Lạc lập biên bản người vi phạm luật giao thông trên quốc lộ 1A vào sáng 8-2. Ảnh: KIM NGÂN



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →