Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label phát triển. Show all posts
Showing posts with label phát triển. Show all posts

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Huế cần phát huy lợi thế để phát triển bền vững

0 nhận xét

Ngày 2/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Thừa Thiên Huế về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 của tỉnh và thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó thu nhập bình quân đầu người cao so với bình quân cả nước và công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Khái quát một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị tỉnh tập trung rà soát lại quy hoạch để triển khai có hiệu quả Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, đó là “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.”

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo tỉnh tập trung tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho sản xuất nông nghiêp, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, ổn định giá cả thị trường…Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 của Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012.

Thủ tướng gợi ý, Thừa Thiên Huế cần phát huy lợi thế về du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học để phát triển bền vững. Thủ tướng chỉ đạo Thừa Thiên Huế xây dựng cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống giao thông, đồng thời quan tâm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã cho ý kiến liên quan đến các kiến nghị của Thừa Thiên Huế về bố trí vốn 4 dự án đang thi công dở dang (hồ Tả Trạch, cầu Bạch Hổ, hồ Thủy Yên-Thủy Cam, đường La Sơn-Nam Đông), cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đầu tư phát triển đô thị Huế và di tích Cố đô Huế theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị, hỗ trợ trường đại học Huế phát triển đại học quốc tế…Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ cùng với Thừa Thiên Huế triển khai có hiệu quả Kết luận 48 của Bộ Chính trị.

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Cao cho biết, ngay từ đầu năm 2011, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo rất quyết liệt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhất là chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội thu được nhiều kết quả tích cực.

Tám tháng đầu năm 2011, kinh tế của tỉnh tiếp tục được tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vẫn tăng 22,2% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng 19.8%, xuất khẩu tăng 53,8% giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,45%, khách du lịch quốc tế đế Huế tăng 6,2% …Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Thừa Thiên Huế đã cắt, giãn tiến độ 40 công trình với tổng vốn đầu tư 44 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Cao, trên cơ sở kết quả 8 tháng đầu năm 2011, phân tích khả năng thực hiện các tháng cuối năm 2011, ước năm 2011 tỉnh có 13/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đã đề ra, trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 1.300 USD, giá trị xuất khẩu đạt 330 triệu USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 9,16%, tạo việc làm mới cho 16.500 người, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 44%…

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã tới dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây, thành phố Huế). Khu Chín Hầm do thực dân Pháp xây dựng năm 1941 để cất giấu vũ khí. Năm 1954, Ngô Đình Cẩn đã cho cải tạo thành hầm ngục giam giữ, tra tấn các chiến sỹ cách mạng và những người yêu nước. Đây là một kiểu nhà tù đặc biệt, điển hình của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm ở miền Trung.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới kiểm tra Dự án cầu đường bộ Bạch Hổ bắc qua sông Hương thuộc thành phố Huế.

Thiện Thuật


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đại tướng Lê Hồng Anh tiếp Đoàn cấp cao Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Thái Lan

0 nhận xét

Chiều 30/5, tại Hà Nội, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan do ngài Issara Somchai, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Dự buổi tiếp có Trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an… cùng đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an.

Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam; ngài Issara Somchai, Bộ trưởng Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan cùng các đại biểu tại buổi tiếp. Ảnh: Việt Hưng.

Tại buổi tiếp, Đại tướng Lê Hồng Anh nhiệt liệt chào mừng ngài Issara Somchai cùng các thành viên trong Đoàn đã đến thăm, làm việc với Bộ Công an Việt Nam. Đại tướng Lê Hồng Anh nhấn mạnh trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan hữu quan của Vương quốc Thái Lan đã phát triển tích cực, không ngừng củng cố và phát triển; sự hợp tác về chính trị – an ninh giữa hai nước là bước tiến quan trọng với mục tiêu thúc đẩy thực hiện tuyên bố chung trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước.

Đề cập đến nội dung hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan hữu quan của Vương quốc Thái Lan, Đại tướng Lê Hồng Anh đánh giá cao những nỗ lực hợp tác của các cơ quan thực thi pháp luật của Vương quốc Thái Lan với các đơn vị chức năng Bộ Công an Việt Nam trong việc thực hiện Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm buôn bán người ký năm 2008. Trên cơ sở đó, hai nước đã từng bước triển khai, lập nhóm công tác chung thực hiện Hiệp định và thông qua kế hoạch triển khai, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đại tướng Lê Hồng Anh cũng đánh giá cao lực lượng chức năng Vương quốc Thái Lan gần đây đã triệt phá đường dây buôn bán người, kịp thời giải cứu 15 công dân nữ Việt Nam và 5 trẻ em được sinh ra ở Vương quốc Thái Lan, đến nay đã đưa 10 nạn nhân về Việt Nam.

Trong không khí thân mật và hữu nghị, ngài Issara Somchai bày tỏ vui mừng được sang thăm, làm việc tại Việt Nam, cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình của Bộ Công an Việt Nam đã dành cho Đoàn và đánh giá cao mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian vừa qua. Ngài Issara Somchai bày tỏ mong muốn trong thời gian tiếp theo, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan sẽ đẩy mạnh tăng cường mối quan hệ hợp tác, tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống các loại tội phạm

Việt Hưng


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Thành phố Hồ Chí Minh 36 năm xây dựng và phát triển

0 nhận xét

Hơn một phần ba thế kỷ là thời gian không dài so với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và lịch sử hơn 300 năm hình thành & phát triển Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đây là thời kỳ đầy sóng gió, luôn đan xen những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, sự đụng chạm quyết liệt giữa cái cũ và cái mới làm cho đời sống xã hội Thành phố Hồ Chí Minh luôn sôi động, trong đó có những giai đoạn thật cam go quyết liệt nhưng lại có những thành tựu nổi bật với những mốc son quan trọng của quá trình phát triển, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, năng động sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân Thành phố mang tên Bác Hồ vĩ đại.

1. Vượt qua trở lực, tìm tòi hướng phát triển phù hợp, góp phần tạo tiền đề đổi mới

Vài năm đầu sau giải phóng, với sức mạnh tinh thần của những năm tháng quật khởi được nhân lên gấp bội trong đại thắng mùa Xuân 1975 và có nguồn dự trữ nguyên liệu, tiềm lực kinh tế thành phố còn khá nhờ được giải phóng nhanh và hầu như nguyên vẹn, nên các ngành sản xuất tiếp tục tăng, số người thất nghiệp giảm, các yếu tố văn hóa mới có đất nảy sinh phát triển. Song sang năm 1979 – 1980, tình hình kinh tế sa sút nghiêm trọng, sản xuất, dịch vụ đều giảm; giá cả thị trường tăng liên tục, có năm tăng trên 40%. Đời sống vô cùng khó khăn, lương không đủ ăn, dân Sài Gòn lần đầu tiên trong lịch sử phải ăn độn, có khi đến 90%. Tình trạng “làm không ra làm, ăn không ra ăn, ở không ra ở” nơi “đô thị phồn hoa” trở thành phổ biến. Thêm vào đó, chiến tranh biên giới TâyNam rồi phía Bắc xảy ra. Thiên tai diễn ra 3 năm liền ở Nam bộ. Những sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, tình trạng ngăn sông cấm chợ … gây ra biết bao gian truân cho cuộc sống, đặc biệt gây nên tâm lý bất an cho mọi tầng lớp xã hội.

Trước những khó khăn chồng chất, thành phố đã phát huy bài học kinh nghiệm của những năm tháng đấu tranh đầy khốc liệt của chiến trường trọng điểm, tin tưởng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào trí tuệ và công sức của quần chúng, vì lợi ích nhân dân, lợi ích dân tộc, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, tìm tòi những hình thức, bước đi thích hợp, tháo gỡ khó khăn, ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm an dân, đồng thời tạo điều kiện cho sản xuất “bung ra”, chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân. Hướng tháo gỡ trước hết là thoát khỏi cơ chế cũ, thoát khỏi sự trói buộc của chế độ cấp phát – giao nộp, thiết lập quan hệ kinh tế bình thường theo qui luật sản xuất hàng hóa, mở rộng quan hệ thị trường, trước hết trong vùng Nam bộ và thị trường quốc tế vốn có của Sài Gòn trước đây. Tháng 8/1979, Thành ủy ra Nghị quyết số 9 về những vấn đề đó, và thật hạnh phúc, tháng 9/1979 Nghị quyết TW 6 (khóa IV) ra đời, sau này thường gọi là “Nghị quyết bung ra”, đề ra hướng tháo gỡ bế tắc của cơ chế cũ với những chính sách lỗi thời, được Đại hội X của Đảng tổng kết là “bước đột phá đầu tiên” của quá trình đổi mới. Một hướng đột phá khác là mạnh dạn vay ngoại tệ để nhập nguyên liệu sản xuất hay xuất khẩu để tự cân đối và tích lãi, tái đầu tư. Hàng loạt xí nghiệp đã tích cực tìm tòi cách tháo gỡ khó khăn, những kết quả bước đầu được nhân rộng, nhiều yếu tố “đổi mới” xuất hiện. Ấy vậy mà, sức ì của cái cũ đã không dễ dàng bị xóa bỏ. Thành phố bị phê lên phê xuống, cuối năm 1982, trong vòng 1 tháng có 6 đoàn kiểm tra đến thành phố, phê phán, lo ngại sự phát triển của thành phố theo con đường tư bản chủ nghĩa. Không những vậy, từ quan điểm đó, một số qui định mới về sản xuất kinh doanh, nhất là về xuất nhập khẩu, về kiều hối, giá bán buôn … được ban hành lại trói tay các đơn vị sản xuất kinh doanh, làm tình hình trở nên phức tạp hơn.

Hàng năm, TPHCM có hàng trăm gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được biểu dương, khen thưởng.

Nhưng với bản lĩnh và trách nhiệm, trước nhân dân, trước Trung ương Đảng, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh kiên trì tìm cách vượt qua mọi trở ngại. Sự kiện “Hội nghị Đà Lạt” tháng 7/1983 được đánh giá như một mốc son lịch sử của sự trưởng thành của Đảng bộ Thành phố. Nhân dịp một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào Đà Lạt, Thành ủy đã bố trí để một số giám đốc xí nghiệp đến báo cáo tình hình thực tiễn, những kết quả tháo gỡ khó khăn ở cơ sở. Nghe các đơn vị báo cáo xong, từ ngày 13 đến 16/7/1983 các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã làm việc với lãnh đạo thành phố cùng một số ban ngành liên quan. Sau Hội nghị, các đồng chí lãnh đạo Trung ương đã về thành phố khảo sát thực tiễn, kiểm tra thực tế, so sánh những điều đã được nghe và thảo luận. Kết quả của đợt công tác đó đã có tác động đến Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7 (khóa V) mở ra một giai đoạn tiếp tục điều hành, xác lập quan điểm đổi mới trong quá trình hình thành đường lối đổi mới được xác định trong Đại hội VI của Đảng.

Có thể nói rằng, 10 năm đầu sau giải phóng miền Nam là thời gian vô cùng khó khăn với sự khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng, Thành ủy Thành phố Hổ chí Minh đã có sự phấn đấu quyết liệt, với bản lĩnh và trách nhiệm cao vượt qua các trở lực để thoát dần khỏi cơ chế cũ, hình thành mô hình phát triển mới, khơi dậy sức sáng tạo của quần chúng, năng động, sáng tạo, góp phần tích cực hình thành đường lối đổi mới đất nước với những đột phá dũng cảm, trở thành những mốc son trong quá trình phát triển.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải thăm, tặng quà chúc Tết Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Tam Bình.

2. Cùng cả nước đổi mới, hội nhập

Với tinh thần phấn đấu không mệt mỏi, không khoan nhượng sự trì trệ, bảo thủ, với truyền thống của thành phố trẻ, luôn chọn cái mới, được đường lối đổi mới của Đảng soi đường, Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng vượt qua cơn khủng hoảng kéo dài từ giai đoạn trước, tiến bước vững chắc vào sự nghiệp đổi mới toàn diện, mạnh mẽ trong bối cảnh mới. Nhất là từ khi vị trí, vai trò trách nhiệm của thành phố được Trung ương xác định rõ ràng. Nghị quyết số 01-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 14/9/1982 đã khẳng định : “Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta. Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ III (tháng 11/1983), Tổng Bí thư Lê Duẩn chỉ rõ : Đảng bộ, chính quyền và đồng bào thành phố, hơn ai hết, cần nhận rõ vị trí, vai trò của thành phố, nhận rõ trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình … Vì cả nước, cùng cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh nhất định xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) ngày 18/11/2002 nhấn mạnh : Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước” … Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, trách nhiệm của thành phố, trong hơn một phần ba thế kỷ qua, nhất là từ Đổi mới đến nay, thành phố đã “vì cả nước, cùng cả nước”, đồng tâm hiệp lực, năng động, sáng tạo, giành nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thành phố luôn giữ vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, tạo nguồn ngân sách và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. Thành phố luôn giữ mức tăng trưởng gấp 1,5 lần mức bình quân cả nước, năm vừa rồi đạt mức 1,7 lần. Năm đầu đổi mới GDP thành phố chiếm 13% GDP cả nước, đến nay đã nâng lên trên 20%. Vốn đầu tư phát triển năm 1976 chiếm 5,03% tổng vốn đầu tư cả nước, nay cũng đã vượt lên trên 20%. Công nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm gần 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp cả nước; về thương mại – dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chiếm 25,1%; kim ngạch xuất khẩu – 36,7% cả nước. Nhờ nỗ lực trên mọi lĩnh vực phát triển kinh tế, với trách nhiệm “vì cả nước” thành phố đã đóng góp ngân sách cho cả nước luôn ở vị trí số 1, chiếm tỉ trọng trên 30%. Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, năm 1985 đạt 586 USD/ người/ năm, nay ngót nghét 3000 USD. Cùng với phát triển kinh tế, thành phố luôn chăm lo vấn đề an sinh xã hội, là một địa phương có nhiều đột phá trong các chính sách xã hội. Thành phố là địa phương đi đầu trong công tác phổ cập giáo dục, đến nay đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học, làm nền tảng để thực hiện giải pháp đột phá về đào tạo nguồn nhân lực. Thành phố là nơi khởi xướng và thực hiện đầu tiên phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương”, “chương trình xóa đói giảm nghèo”, “bảo trợ bệnh nhân nghèo”, “nụ cười cho trẻ thơ”, “phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng” v.v… thấm đẫm tính nhân văn cao cả, có sức lan tỏa mạnh, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội rộng lớn … Một thành tựu nổi bật của thành phố trong 36 năm qua, nhất là trong 25 năm đổi mới là phát triển đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Trên cơ sở qui hoạch đô thị và quy hoạch vùng đô thị, thành phố đã tập trung nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, hình thành các trục xuyên tâm, trục bắc – nam, đường vành đai, các đại lộ nổi bật như đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đông – Tây, Xuyên Á …; các khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Tây – Bắc đã và đang được xây dựng, tạo nên dáng vẻ hiện đại của siêu đô thị sau hơn một thập niên nữa …

3. Phấn đấu trở thành thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại

Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững vai trò trung tâm về nhiều mặt của khu vực và cả nước, phát triển nhanh, bền vững, kết hợp hài hòa phát triển kinh tế, phát triển đô thị, khoa học công nghệ, giáo dục văn hóa, phát triển xã hội, quốc phòng an ninh. Tất cả các lĩnh vực phải đạt chất lượng cao. Tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn (cơ khí – chế tạo; điện tử – viễn thông – tin học; công nghiệp hóa chất và dược phẩm; chế biến lương thực, thực phẩm có giá trị gia tăng cao); 9 nhóm ngành dịch vụ có tính đột phá (tài chính – ngân hàng – bảo hiểm; thượng mại – xuất khẩu; vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng; bưu chính – viễn thông – công nghệ thông tin; kinh doanh tài sản – bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ; y tế; giáo dục – đào tạo; du lịch). Cơ cấu kinh tế vào năm 2020 sẽ là : dịch vụ – 60,5%; công nghiệp, xây dựng – 39,1% và nông nghiệp – 0,4%. GDP năm 2020 chiếm khoảng 1/3 cả nước và GDP bình quân đầu người khoảng 7000 USD. Vấn đề chỉnh trang, phát triển đô thị, trong đó ưu tiên giải quyết đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông, trước hết là hoàn chỉnh mạng lưới giao thông vành đai; triển khai xây dựng các tuyến metro, đường trên cao, đường cao tốc liên vùng. Kết hợp giải quyết vấn đề môi trường, từ khai thác hợp lý các nguồn nước, hệ thống cấp nước, nước thải, rác thải. Cải thiện đáng kể diện tích nhà ở cho mọi tầng lớp, bình quân đầu người từ 16 – 18m2, thay thế 100% các chung cư hư hỏng nặng, thực hiện chương trình nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên, nhà ở nông thôn ngoại thành …

TPHCM luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ.

Đồng thời kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa hài hòa với tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Nói tóm lại, sau năm 2020, thành phố phải đạt được mục tiêu của Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) nêu ra : Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh hiện đại; một trong những thành phố phát triển nhanh và năng động của khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Đó là một thành phố có kinh tế phát triển cao dựa trên nền tảng dịch vụ và công nghiệp có giá trị gia tăng cao, nơi hội tụ của giới kinh doanh, thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước, một trung tâm công nghiệp, tài chính và thương mại của Đông Nam Á. Thành phố sẽ là một siêu đô thị đa trung tâm, với điểm nhấn là khu đô thị Thủ Thiêm và đô thị mới dọc sông Sài Gòn; hình thành chuỗi đô thị, nối kết với các đô thị khác trong vùng, một thành phố xanh và sạch, một đô thị sông nước, với qui mô dân số 10 triệu người. Đó cũng là một trung tâm khoa học – công nghệ lớn, trung tâm về giáo dục – đào tạo chất lượng cao và y tế kỹ thuật cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển. Kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, hoàn thiện các dịch vụ văn hóa, đưa văn hóa thực sự là nền tảng của sự phát triển thành phố.

Nhìn tổng quát, Thành phố Hồ Chí Minh sau 2020 là một trung tâm đa chức năng, một đô thị sống tốt, có sức hấp dẫn trong hệ thống các đô thị trên thế giới.

Để đạt được mục tiêu đó, thành phố còn phải vượt qua bao thử thách gian nan, đòi hỏi phải biết trân trọng và phát huy những thành tựu đã đạt được 36 năm qua, đồng thời phải nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém, bất cập, những khuyết điểm kéo dài … để tập trung sức giải quyết rốt ráo với những hướng đột phá mạnh. Trước tiên là những vấn đề có vài trò nền tảng của sự phát triển nhanh và bền vững, trực tiếp cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân. Tích cực khắc phục tình trạng chậm trễ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, yếu kém về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự chậm trễ, chấp vá, không đồng bộ, quá tải của phát triển kết cấu hạ tầng, sự yếu kém, bất cập trong quản lý đô thị, quản lý phát triển xã hội, môi trường, sự xuống cấp chất lượng giáo dục – đào tạo, chậm trễ trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng tầm cán bộ, sự xuống cấp trong sinh hoạt văn hóa, tha hóa về đạo đức, lối sống, những bức xúc của xã hội chậm được khắc phục v.v…

Đại lộ Đông Tây – tuyến đường giúp thúc đẩy thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh từ trước đến nay luôn gắn liền máu thịt với lịch sử và vận mệnh của đất nước, từ đóng góp công sức, trí tuệ và tâm huyết của cả nước. Trong bước đường sắp tới, thành phố lại được cả nước giúp sức, vun bồi để nhanh chóng đạt được đỉnh cao – Thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại, một trung tâm nhiều mặt của đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh, thịnh vượng.

PGS.TS Phan Xuân Biên




(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Gia Lai cần giữ vững ổn định và phát triển từ cơ sở

0 nhận xét

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai- một tỉnh miền núi, biên giới phía bắc Tây Nguyên, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, yên lòng dân, giữ vững ổn định và phát triển từ cơ sở là tiền đề vững chắc cho phát triển lâu dài.

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nguyên, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Trung ương, cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, làm việc tại tỉnh Gia Lai trong 2 ngày 15-16/4 về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội theo tinh thần Kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 của Chính phủ; công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND.

Sáng 16/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong buổi làm việc với đại diện chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở huyện Chư Sê, Gia Lai

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tổ chức thực hiện có kết quả trên địa bàn.

Quý I/2011, mặc dù bị ảnh hưởng bởi hạn hán, dịch bệnh trên gia súc, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn duy trì ở mức khá, đạt hơn 12%. Tổng thu ngân sách đạt 817 tỷ đồng, bằng 30,26% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác chuẩn bị bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã được chuẩn bị chu đáo, đúng quy trình, quy định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý, trong cơ cấu thành phần đại biểu, Gia Lai cần bảo đảm tỷ lệ thích đáng đại biểu nữ, đại biểu là người dân tộc thiểu số, trên cơ sở các tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực, đáp ứng yêu cầu công tác của đại biểu.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh việc triển khai học tập, quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, trên cơ sở đó cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011.

Về thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý Gia Lai cần quan tâm làm tốt công tác quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên, rừng; chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đặc biệt ở cơ sở; chăm lo đời sống nhân dân, hạn chế chênh lệch giàu – nghèo.

Khẳng định vị trí, tầm quan trọng chiến lược của địa bàn Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh để giữ vững quốc phòng an ninh, tỉnh cần tập trung xây dựng cơ sở vững chắc cả về chính trị, kinh tế, đặc biệt là củng cố, nhân lên niềm tin của dân đối với Đảng. Yên lòng dân, giữ vững ổn định và phát triển từ cơ sở, đó mới là tiền đề vững chắc cho phát triển lâu dài.

Trước đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại huyện Chư Sê, nơi có 123/183 thôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số, một trọng điểm của tỉnh Gia Lai về phát triển cây công nghiệp (cao su, hạt tiêu, cà phê).

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên, người lao động Binh đoàn 15, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới và cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn 3.

Nguyễn Sự

Nguồn : http://nguyenphutrong.com


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến về phát triển cở sở hạ tầng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra thông báo đồng ý bổ sung Dự án Phát triển cở sở hạ tầng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc vào danh mục dự án nhóm A thuộc kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011 của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trên cở sở tổng mức vốn đã giao tại Quyết định 2145/QĐ-TTg ngày 23/11/2010.

Mô hình Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập và xây dựng từ năm 1998 với tổng diện tích gần 1.600 ha. Hiện, Khu Công nghệ đang là một trong những địa điểm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Được biết, Ban Quản lý Khu Công nghệ đã thu hút được 52 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư lên tới 1,3 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay có 13 dự án đầu tư vào Khu Công nghệ đi vào hoạt động và 6 dự án đang trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, một loạt các dự án tiềm năng đang được chờ xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Trong năm 2011, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc dự kiến thu hút khoảng 12-15 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1 tỷ đô la Mỹ.

Quốc Hà

Nguồn: http://nguyentandung.org/y-kien-thu-tuong/y-kien-thu-tuong-nguyen-tan-dung-ve-phat-trien-co-so-ha-tang-khu-cong-nghe-cao-hoa-lac.html


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →