Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label dân tộc. Show all posts
Showing posts with label dân tộc. Show all posts

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kon Tum nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc

0 nhận xét

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nguyên, trong hai ngày 16-17/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội ,Chủ tịch Hội đồng bầu cử Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác của Trung ương đã làm việc tại tỉnh Kon Tum. Sáng 17/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, tập trung vào các nội dung tình hình triển khai Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng; tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, đặc biệt là các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn; công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.Báo cáo về tình hình của Kon Tum, Bí thư Tỉnh ủy Hà Ban cho biết là tỉnh miền núi biên giới còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, đạt nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc tại Kon Tum.

Đến nay, bình quân thu nhập đầu người đạt hơn 13 triệu đồng/người/năm; tăng trưởng kinh tế năm qua đạt mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây; thu ngân sách trên địa bàn đã vượt 1.300 tỷ đồng. Các cây trồng chủ lực (lúa, ngô, cao su, càphê, hồ tiêu…) đều được đầu tư phát triển mạnh, góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu lên gần 60 triệu USD.

Thực hiện Kết luận số 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11 của Chính phủ, tỉnh quyết định tạm dừng đầu tư 7 công trình với tổng kinh phí 37,7 tỷ đồng; giãn tiến độ đầu tư 3 công trình với tổng kinh phí 15,5 tỷ đồng; tiết kiệm 10% chi thường xuyên tương đương hơn 23 tỷ đồng, dừng mua 8 ôtô với giá trị 8,81 tỷ đồng…

Trong quý 1 năm 2011, Kon Tum chịu nhiều thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán và dịch bệnh gia súc, nhiều diện tích cây trồng bị mất trắng, hàng ngàn con trâu, bò, lợn bị chết hoặc tiêu hủy… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách trên địa bàn đều tăng, tỉnh cũng đã cấp chứng nhận 18 dự án đầu tư, thành lập mới 78 doanh nghiệp, mở rộng đầu tư 20 doanh nghiệp… tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.

Công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tại Kon Tum được triển khai tích cực, nghiêm túc, đảm bảo đúng tiến độ, trình tự, thủ tục, phát huy dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Toàn tỉnh dự kiến có 717 khu vực bỏ phiếu, được bầu 6 đại biểu Quốc hội, 50 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, 279 đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, 1.416 đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

Do đặc thù của tỉnh miền núi, biên giới, địa bàn rộng, giao thông, thông tin liên lạc khó khăn, thời điểm bầu cử lại vào mùa mưa, được phép của Hội đồng bầu cử, Kon Tum sẽ tiến hành bầu cử sớm, trước một ngày (21/5/2011) so với ngày bầu cử toàn quốc, đối với một số khu vực bỏ phiếu trên địa bàn huyện Kon Plong, Sa Thầy, Tu Mơrông, Đăk Glei.

Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng, thông qua nhiều chương trình, chính sách cụ thể, thiết thực, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chủ động, tích cực hơn nữa trong việc cải thiện và nâng cao mức sống cho đồng bào.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Kon Tum đã nhanh chóng tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư, tỉnh cần tiến hành bài bản hơn nữa, làm sao quán triệt sâu sắc những đường lối chiến lược, quan điểm cơ bản, những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể và giải pháp lớn, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế tại địa phương, đưa Kon Tum ngày càng phát triển, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của cả nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn Kon Tum khẩn trương cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra thành các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của địa phương về tài nguyên, đất đai, rừng… đẩy mạnh phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý Kon Tum giải quyết thấu đáo các vấn đề thiết thân đối với địa phương, bảo đảm đất sản xuất cho dân, quan tâm phát triển thủy lợi, đẩy mạnh trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao trình độ dân trí, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao…

Chia sẻ những khó khăn trong sản xuất và đời sống mà bà con phải gánh chịu trong bối cảnh tình hình lạm phát, giá giả leo thang như hiện nay, Tổng Bí thư mong muốn bà con hãy tích cực hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Nhấn mạnh Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum là địa bàn chiến lược về quốc phòng an ninh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong rằng, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy tinh thần đoàn kết nhất trí trong dân, trong Đảng, xây dựng cơ sở chính trị, thế trận lòng dân vững chắc, làm tốt công tác dân tộc, công tác tôn giáo, công tác dân vận, giữ vững ổn định ngay từ cơ sở, đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, thì công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được coi là nhiệm vụ then chốt.

Kon Tum cần tập trung chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ đảng viên gương mẫu, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, giữ vững niềm tin của dân đối với Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý Kon Tum tiếp tục chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết, bảo đảm việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thành công tốt đẹp, thực sự dân chủ và đúng luật. Tại Kon Tum, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đã đến thăm bà con các dân tộc ở thôn Đắc Mút, xã Đắc Mar, làm việc với lãnh đạo huyện Đắc Hà.

Nói chuyện với bà con dân tộc Bahnar trong ngôi nhà Rông truyền thống ở thôn Đăk Mút, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ân cần thăm hỏi tình hình sản xuất, đời sống của bà con, từ hộ làm kinh tế giỏi như gia đình Mguih đến hộ nghèo như gia đình Achun.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng căn dặn bà con phải luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, giữ gìn những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, không nghe kẻ xấu xúi giục làm điều xấu, tập trung thi đua lao động sản xuất hướng tới ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, nghiêm chỉnh thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân.

Làm việc với lãnh đạo huyện Đắc Hà, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền các cấp trong huyện đã tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm); có nhiều mô hình mới, hiệu quả nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh từ đất và rừng, phát triển mạnh các cây trồng chủ lực như cao su, cà phê, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa, mở hướng phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó, huyện luôn chăm lo các hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thông qua mô hình “Ngân hàng lương thực cộng đồng,” Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý Đăk Hà quan tâm giải quyết một số vấn đề thiết yếu ở địa phương, tìm hướng lâu dài để bảo đảm nguồn nước tưới phục vụ phát triển sản xuất; chăm lo xây dựng, phát triển Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước vươn lên trở thành một huyện giàu có. Tại Đăk Mút, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, tặng quà Già làng A Jur và gia đình nông dân A Văng./.

Nguyễn Thị Sự
Nguồn: http://nguyenphutrong.com/2011/04/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-kon-tum-nang-cao-muc-song-cho-dong-bao-cac-dan-toc.htm

(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài: Góp phần nâng cao tài trí Việt

0 nhận xét



Vì sao đến giờ hình ảnh về con người và đất nước Việt Nam vẫn chưa được nhiều người biết đến? Làm thế nào để giữ ngôn ngữ mẹ đẻ, giữ được nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài? Mang trong lòng trăn trở đó, bằng tâm huyết của mình, không ít kiều bào đã góp phần xây dựng, giới thiệu “thương hiệu” Việt Nam với bạn bè quốc tế và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong lòng người Việt xa xứ.







Bà Đinh Kim Nguyệt giới thiệu món ăn Việt Nam tại lễ hội Multicultural vào tháng 6-2007 tại Canada. Ảnh: L.T.Hân




Làm chủ công nghệ




Tháng 10-2010, nhiều tờ báo lớn trong nước đưa tin: “Việt Nam thiết kế thành công chip 32 bit”. Lần đầu tiên ngành vi mạch Việt Nam cho ra mắt bộ vi xử lý 32-bit VN1632 dùng công nghệ IBM 0,13 um, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Chip vi xử lý 32-bit VN1632 được Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu và thiết kế.


Sự ra đời của chip VN1632 cho thấy, Việt Nam đã bước thêm một bước trên con đường làm chủ công nghệ. Một trong những người đề xuất và trực tiếp tham gia xây dựng, phát triển ICDREC là GS-TS Đặng Lương Mô – một kiều bào Nhật.


Sang Nhật du học từ năm 1957, từng là chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Trung ương Toshiba Nhật Bản, giảng dạy tại trường Đại học Hosei, Tokyo nhưng suốt hơn 40 năm làm việc tại nước ngoài, GS-TS Đặng Lương Mô lúc nào cũng canh cánh nỗi nhớ quê hương. Đến năm 2002, vợ chồng ông quyết định trở về nước.


Với tư cách là cố vấn Đại học Quốc gia TPHCM, ông tham gia thành lập ICDREC và xây dựng chương trình Cao học Vi điện tử giảng dạy bằng tiếng Anh tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Bằng uy tín của mình, ông mời nhiều giáo sư Việt kiều tham gia giảng dạy trong chương trình này. Tháng 9-2010, khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành vi điện tử đã hoàn tất. Các học viên tốt nghiệp khóa này hiện đều là giảng viên đại học hoặc kỹ sư làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài.


Sau khi con chip 32 bit đầu tiên của Việt Nam được chế tạo thành công, Bộ Khoa học – Công nghệ đã quyết định đầu tư xứng đáng cho ICDREC để phát triển một dòng chip vi mạch mới. TPHCM cũng công bố chủ trương cho xây dựng tại TP một nhà máy chế tạo vi mạch.


GS-TS Đặng Lương Mô chia sẻ: “Với đà này, chỉ vài năm nữa, chúng ta sẽ có thể làm được các công đoạn từ thiết kế cho tới chế tạo vi mạch”. Với hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, nhiều công trình đạt giải thưởng cao trên thế giới, GS-TS Đặng Lương Mô có tên trong danh sách những người nổi tiếng trên thế giới trong danh bạ Marquis Who’sWho In The World năm 1995.




Bản sắc dân tộc




Sau 20 năm ở nước ngoài, năm 1995, ông Nguyễn Văn Cường (Việt kiều Mỹ) quyết định trở về quê hương sinh sống và lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Du lịch Việt Thái Bình Dương. Mong muốn có một ngày góp phần đưa cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới, ông dành phần lớn thời gian nghiên cứu, tìm tòi để chế biến cà phê mang đậm bản sắc dân tộc. Không chỉ đọc trên sách vở, ông Cường còn thường xuyên lên Đà Lạt, Buôn Ma Thuột tìm hiểu cách thức trồng trọt, nắm bắt hương vị đặc trưng cà phê của từng vùng, miền khác nhau.


Kết quả là ông đã thành công trong việc chế biến cà phê với nhiều hương vị độc đáo khác nhau, mang thương hiệu VietCoffee. Ông kể: “Không có niềm sung sướng nào hơn khi được công nhận cà phê Việt Nam rất thơm ngon, đậm đà. Ông cho biết trong năm mới, bên cạnh việc duy trì cà phê VietCoffee, công ty của ông sẽ phát triển sản phẩm trà gừng hòa tan; và gừng được sử dụng phải là gừng già, củ nhỏ, rất cay.


Tự nhận mình là người thích truyền thống, ông Cường chọn hướng tạo ra sản phẩm giúp ích cho sức khỏe từ cây cỏ dân tộc – đó cũng là cách thể hiện lòng tự hào dân tộc của ông.




Truyền bá văn hóa Việt Nam




Từ khi sang định cư tại Canada, bà Đinh Kim Nguyệt (Việt kiều Canada) đã tham gia nhiều hoạt động quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt cho thế hệ người Việt và người Canada trẻ. Bên cạnh đó, với cương vị là Chủ tịch Tổ chức Bảo tồn Văn hóa Truyền thống đa sắc tộc của TP Whitehorse (tiểu bang Yukon) – Canada, bà Nguyệt tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán…


Dù đây là hoạt động nhằm truyền bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam với người dân tiểu bang Yukon nói riêng, bạn bè quốc tế nói chung nhưng từ sự nỗ lực vận động của bà, kinh phí tổ chức được trích từ ngân sách quốc gia Canada và Quỹ Culture Quest của Territory Yukon cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của Sứ quán Việt Nam tại Canada – chứ không quyên góp từ kiều bào Việt Nam.


Những cái Tết Việt với đầy đủ lồng đèn, bánh trung thu, cành mai vàng, bánh chưng, bánh dày đã trở thành sự kiện văn hóa, không chỉ được kiều bào hưởng ứng mà còn thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia. Bà Nguyệt mong muốn các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ cho in nhiều bộ sách, sản xuất nhiều đĩa phim dạy tiếng Việt bằng song ngữ để thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra ở nước ngoài cũng như người nước ngoài thuận lợi trong việc phát triển khả năng tiếng Việt.





>>



Tiến sĩ



TRẦN ĐỨC VĨ



(Việt kiều Singapore), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế miền Đông – tỉnh Bình Dương:



Phát huy tinh hoa, kiến thức để hội nhập thế giới
















(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội

0 nhận xét



* Khai hội Tịch điền và Đền Mẫu Âu Cơ






Chiều 9-2, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên cả nước, nhất là vào dịp lễ hội đầu năm. 







Rước kiệu trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ. Ảnh: Thu Hà


Công điện nêu rõ, những biểu hiện tiêu cực trong tổ chức lễ hội hiện nay khá phổ biến như: tràn lan mở rộng quy mô lễ hội, trách nhiệm người quản lý và ý thức người tham gia lễ hội còn hạn chế, có chiều hướng thương mại hóa lễ hội… Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình, công tác tổ chức, quy mô, cấp độ của lễ hội. Việc mời khách Trung ương cần phải có ý kiến thống nhất của Bộ VH-TT-DL.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ VH-TT-DL  và UBND các cấp tăng cường thanh, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như mê tín dị đoan, đốt đồ mã, đặt hòm công đức, đặt lễ, đặt “tiền giọt dầu” tùy tiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, nâng ép giá dịch vụ… Đối với các lễ hội quy mô lớn như chùa Hương, Yên Tử, Phủ Dầy, Hội Lim, Đền Hùng, Đền Trần (Nam Định), Bà Chúa Xứ (An Giang)…, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh phải chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn cháy nổ, ùn tắc giao thông.


Sáng 9-2, rất đông người dân và du khách đổ về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) tham dự lễ hội Tịch điền năm 2011. Trong nhiều tài liệu sử sách còn ghi, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở ra một trang sử mới cho nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Kể từ đó, lễ Tịch điền trở thành một hỷ tục các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn đều thực hiện một cách thành kính, trang trọng. Từ đó đến nay, lễ Tịch điền đều trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.


Lễ hội sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của địa phương theo tinh thần của Trung ương về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội Tịch điền cũng nhằm nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, đó là từ vua đến dân đều yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất thân yêu của mình.


* Cùng ngày, tại xã Hiền Lương, UBND huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) đã chính thức khai hội Đền Mẫu Âu Cơ. Đây là một trong những hoạt động mở đầu cho chương trình “Du lịch về cội nguồn lễ hội” năm 2011 của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.




Nhóm PV









(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Rạng ngời hào khí Tây Sơn

0 nhận xét



TPHCM: Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm chiến thắng Đống Đa



Sáng mùng 5 Tết, cùng tiếng trống hội Thăng Long giục giã lòng người, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận lại nô nức đổ về khu vực Gò Đống Đa lịch sử để cùng nhau tưởng nhớ, tri ân công lao của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ khi đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, thống nhất đất nước, mang lại thái bình cho non sông Đại Việt, cách đây 222 năm.







  • Cuộc hành quân ngàn dặm




Đã thành thông lệ, cứ vào đầu mùa xuân, người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc lại trở về Gò Đống Đa – một địa danh lịch sử, nơi mà hơn 200 năm trước đã ghi một dấu ấn chói lọi trong trang sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.





Quang cảnh lễ hội kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.


Thành kính thắp một nén tâm nhang trước tượng đài vua Quang Trung, du khách thập phương đã cùng nhau ôn lại cuộc chiến thần tốc, chỉ trong vòng 5 ngày, dưới sự chỉ huy tài tình của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ, cùng cách “hành binh như bay, tướng như trên trời rơi xuống, quân như từ dưới đất chui lên” đã đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược ngay trước cửa ngõ Thăng Long.


Cùng trống hội Thăng Long giục giã, người dân thủ đô lại được sống trong không khí hào hùng của một thời lịch sử với trống trận Quang Trung, với màn biểu diễn “Hùng kê quyền”, màn múa võ Tây Sơn – Bình Định…





  • Dấu son trong lịch sử dân tộc




Trong tâm khảm người Việt, có lẽ ai cũng từng nghe, từng học và biết đến Gò Đống Đa – địa danh ghi đậm chiến công hiển hách, thể hiện ý chí và niềm tự hào lớn lao trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Song trong không khí ấm áp của mùa xuân, được về đây, dâng nén nhang thơm tri ân công đức của những người đã làm nên chiến công lịch sử, đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược bờ cõi: “Lòng người ai cũng thấy nao nao xúc động” – cụ Trần Công Bảo, người làng Khương Thượng đến dự lễ tâm sự.


Cũng như bao thế hệ người dân ở Hà Nội, mỗi khi mùa xuân tới, vở chèo “Cánh đào báo tiệp” hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và đội quân Tây Sơn với trận chiến vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, dù đã trình diễn bao lần nhưng vẫn tạo cho mọi người cảm giác tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, tiếp tục đưa chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mãi đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản anh hùng ca bất hủ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.





  • Tái hiện truyền thống hào hùng




Tối 7-2, tại Công viên Văn hóa Tao Đàn, Ban tổ chức các ngày lễ lớn TPHCM đã khai mạc chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 222 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2011). Đến dự có các đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Dương Quan Hà, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM cùng các đồng chí lãnh đạo Thành ủy TPHCM và các đồng chí lão thành cách mạng, lực lượng vũ trang, đại diện các sở ban ngành cùng đông đảo người dân TP.


Tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM Dương Quan Hà phát biểu: “Nhắc đến chiến thắng lịch sử Đống Đa, chúng ta không thể nào quên những mùa xuân chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta, gần nhất là cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968; đại thắng mùa xuân 1975. Chúng ta càng tự hào hơn về truyền thống vẻ vang của dân tộc, càng quyết tâm kế tục truyền thống vẻ vang đó, vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước ta, thành phố ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn”.





Cảnh trong trích đoạn cải lương “Tâm sự Ngọc Hân” trong chương trình nghệ thuật tại TPHCM kỷ niệm 222 năm Chiến thắng Đống Đa lịch sử do các nghệ sĩ sân khấu TP và vũ đoàn Rạng Đông biểu diễn. Ảnh: An Dung


Chương trình lễ hội gồm 2 phần: sân khấu hóa tái hiện truyền thống hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, tưởng nhớ người anh hùng áo vải hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ và chương trình văn nghệ mừng Đảng mừng xuân, chào mừng thành công của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ TPHCM 




VĨNH XUÂN – MINH AN








Cùng ngày, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Huế đã tổ chức lễ dâng hương và đặt vòng hoa tại tượng đài anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ tại núi Bân thuộc phường An Tây, TP Huế – nơi cách đây 223 năm (ngày 22-12-1788), Nguyễn Huệ đã chọn làm lễ đăng quang, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và phát động cuộc hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng thành Thăng Long vào dịp Tết Kỷ Dậu 1789.



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đồng chí Trương Tấn Sang thăm Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam

0 nhận xét

Sáng 1-2 (nhằm ngày 29 Tết), đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã đi thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân lao động Công ty CP Tập đoàn Khang Thông – đơn vị chủ đầu tư Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam tại xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (tỉnh Long An).

Đồng chíTrương Tấn Sangtham quan mô hình Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam

Tham quan mô hình thu nhỏ với những hạng mục công trình biểu tượng của phong cảnh, văn hóa 3 miền Bắc-Trung-Nam và các khu phục vụ vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng cao cấp, đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị chủ đầu tư cần chú trọng đến tính dân tộc và đặc thù văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam phải gắn kết với quy hoạch phát triển du lịch trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước, cũng như người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Một công trình kiến trúc cổ trưng bày tại Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam

Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland có diện tích giai đoạn 1 là 338 ha, tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD và là dự án phát triển du lịch lớn nhất các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công  ngày 14-2, hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2014.

Tin, ảnh: Hoài Nam


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Chương trình giải trí tết trên truyền hình: Tràn ngập tiếng cười

0 nhận xét

Năm nay, số lượng các chương trình truyền hình phát sóng dịp Tết Nguyên đán khá dồi dào, nội dung phong phú và hầu hết đều mang đến cho người xem tiếng cười vui tươi, ý nhị. Đây cũng là năm đầu tiên SCTV – một kênh truyền hình cáp – tổ chức sản xuất phim và các chương trình chiếu tết.

  • VTV

Táo Quân

Phát sóng lúc 20 giờ trên VTV.

Chủ đạo và nổi bật vẫn là chương trình Táo quân phát sóng đúng vào đêm giao thừa 30 Tết. Tiếp nối sự thành công của cuộc thi Hoa Táo năm trước, năm nay là cuộc thi Táo Idol, được lấy ý tưởng từ cuộc thi Vietnam Idol đình đám vừa qua.

Chương trình Táo quân 2011.

Bước ra sân khấu cuộc thi Táo Idol là các Táo đại diện cho 5 ngành: Giao thông (Chí Trung), Điện lực (Vân Dung), Kinh tế (Quang Thắng), Quy hoạch (Hiệp gà), Văn hóa – Xã hội (Tự Long). Từ đây, những vấn đề nổi cộm của đời sống xã hội trong suốt một năm qua được phân tích, mổ xẻ một cách hài hước, sinh động. Đó là các vấn đề như: Lô cốt mọc tràn lan, “hố tử thần”, kẹt xe, thủy điện xả lũ không an toàn gây ngập lụt, giá cả gia tăng trong khi lương vẫn thấp, ngập úng, triều cường, tình trạng “lộ hàng”, học sinh đánh nhau và quay clip tung lên mạng, bảo mẫu ngược đãi trẻ em…

Những vấn đề nổi cộm này được chuyển tải bằng nhiều hình thức: hát, múa, ảo thuật, khiêu vũ… Khán giả được thưởng thức những màn biểu diễn độc đáo, hoành tráng và dĩ nhiên không thiếu những tràng cười sảng khoái, thích thú.

Năm nay, chương trình Táo Quân đã có thêm một ông Táo mới, đó là Táo Dân. Những người thực hiện chương trình thông qua Táo Dân muốn chuyển tải thông điệp: Thế nào là người thật sự tài năng và người tài năng phải có phẩm chất thế nào!

C13 đón tết

(phim 6 tập): 22 giờ 20 trên VTV3 bắt đầu từ 3-2 (mùng 1 Tết).

Thông qua các câu chuyện vui về các gia đình sống trong chung cư C13, với những quan niệm khác nhau về việc đốt vàng mã. Bằng những tình huống hài hước, dí dỏm, bộ phim mang đến cho người xem không chỉ là những tiếng cười sảng khoái, mà còn như lời nhắc nhở nhẹ nhàng – mọi người nên quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau.

  • HTV

Người hoàn hảo

(phim 10 tập): 18 giờ trên HTV9 các ngày trong tuần và phát cùng lúc trên kênh HTVC Thuần Việt và HTV4, bắt đầu từ 3-2 (mùng 1 Tết).

Anh chàng Quách Toàn Diện luôn thích được nổi tiếng bằng mọi giá. Anh ta hết làm ca sĩ, họa sĩ, rồi nhảy sang viết văn, làm đạo diễn. Không xong, lại chuyển sang mở trường dạy nghề, rồi chuyển sang làm khoa học… Thành công, nổi tiếng đâu không thấy, chỉ thấy cuối cùng trang trại nuôi heo của gia đình lần lượt “đội nón ra đi” theo hư danh của Quách Toàn Diện.

Bi hài số đỏ

(phim 2 tập): 9 giờ 30 ngày 3, 4-2 (mùng 1 và mùng 2 Tết) trên HTV7 và phát lại lúc 20 giờ 45 tối 5-2 (mùng 3 Tết) cũng trên HTV7.

Thông qua cuộc “phiêu lưu” của 5 tờ vé số độc đắc, bộ phim lên án kiểu sống thực dụng và khẳng định: giá trị của con người nằm ở nhân cách chứ không phải ở túi tiền. Đồng tiền từ trên trời rơi xuống chỉ có ý nghĩa khi biết sử dụng hợp lý và đúng mục đích.

Mua láng giềng gần

(phim 40 tập): 13 giờ trên HTV7 vào các ngày thứ hai, ba và năm, bắt đầu từ 4-2 (mùng 2 Tết).

Chuyện phim xoay quanh sự nỗ lực của 4 gia đình trong một khu phố để tạo dựng các mối quan hệ láng giềng thân thiết, tối lửa tắt đèn có nhau, mà người gắn kết họ là một ông già chuyển từ quê lên thành phố sống với con gái. Đôi khi, sự tham gia nhiệt tình của ông già chân quê trong tất cả các sự việc của từng gia đình, đã dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười, đem đến cho người xem những tiếng cười ý nhị, sâu xa.

Thanh Thủy và Thanh Nam trong phim “Mua láng giềng gần”.

Tía ơi về ăn tết

(phim 4 tập): 20 giờ 45 trên HTV7 các tối 4, 5-2 (mùng 2 và 3 Tết).

Câu chuyện về một ông già lên thành phố thăm con nhân dịp tết, nhưng không liên lạc được với gia đình người con và cậu bé Bin đi lạc. Hai người tình cờ gặp nhau và trở nên thân thiết. Ông già và cậu bé đã cùng nhau trang hoàng nhà cửa cho Bin để đón tết và cũng từ đây, ông tìm lại được gia đình người con trai vào đúng thời khắc giao thừa. Họ cùng nhau vui vẻ đón chào năm mới thật ý nghĩa, thật tốt lành.

  • SCTV



Hạch tội Táo quân

(kịch 90 phút): 19 giờ 30 tối 2-2 (đêm 30 Tết) trên SCTV7.

Táo quân có nhiệm vụ ghi chép những việc làm ở trần gian và báo cáo cho Ngọc Hoàng hàng năm. Nhưng dù chứng kiến nhiều việc tiêu cực, nhưng bị những người vi phạm mua chuộc, nên Táo quân giấu nhẹm hoặc báo cáo sai sự thật. Mọi việc làm của Táo không qua mắt được Ngọc Hoàng. Ngài đích thân xuống trần xử tội Táo quân, đem lại sự công bằng cho xã hội.

Trốn tết

(phim 5 tập): 21 giờ các tối trong tuần, bắt đầu từ 30-1, trên kênh SCTV14.

Ba người làm việc trong một đài truyền hình, mỗi người một lý do khiến họ phải tìm cách trốn tết. Cả ba cùng đi với nhau trong một chuyến công tác xuyên tết, để từ đó học được nhiều điều ý nghĩa về ngày tết cổ truyền của dân tộc.

Một loạt phim hài mới, lần đầu tiên được phát sóng trên kênh SCTV1 vào 20 giờ 30 mỗi tối, như:

Xuân yêu thương (30 Tết),

Xông nhà (mùng 1 Tết),

Tết mẹ vợ (mùng 2 Tết),

Truyền thuyết Lang Liêu(mùng 3 Tết).

NHƯ HOA


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Lãnh đạo Đảng, TPHCM, Hà Nội chúc tết các đơn vị, cơ sở tôn giáo

0 nhận xét

(SGGP).-

Nhân dịp tết cổ truyền dân tộc, ngày 28-1, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn đầu, đi thăm và chúc tết các chư tôn đức giáo phẩm Văn phòng 2 Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TPHCM và Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM.




Vui mừng được đón tiếp đoàn, hòa thượng Thích Từ Nhơn (Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam), hòa thượng Thích Trí Quảng (Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM) bày tỏ lòng cảm ơn lãnh đạo TPHCM đã quan tâm, tạo điều kiện, ủng hộ nhiều mặt để Phật giáo phát triển và cho biết sẽ tiếp tục vận động tăng ni, phật tử phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, tham gia các phong trào ích nước lợi dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.


Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải ghi nhận những đóng góp tích cực, hiệu quả của tăng ni, phật tử Việt Nam và TPHCM trên nhiều mặt, đặc biệt là sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, từ thiện xã hội, phát triển đời sống văn hóa tinh thần…


Cùng ngày, đoàn lãnh đạo UBND TP do đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM dẫn đầu, đã đi thăm, tặng quà và chúc tết các vị chức sắc trong Ban quản nhiệm Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TPHCM và Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP.


Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp tích cực của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP, đã chung sức cùng các cấp chính quyền quan tâm, chăm lo các gia đình hộ nghèo, neo đơn nhân dịp tết đến, xuân về.


Tiếp đoàn, các vị chức sắc, linh mục đều bày tỏ tình cảm đối với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền TP trong hoạt động tôn giáo thời gian qua. Theo linh mục Nguyễn Công Danh, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TPHCM, trong Năm thánh 2010, các cấp chính quyền TP đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hoạt động tại các giáo xứ, họ đạo đạt được kết quả tốt. Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP sẽ làm tốt vai trò là cầu nối giữa giáo hội Công giáo với chính quyền các cấp trong mục tiêu thực hiện theo đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”.


Ngày 28-1, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng đoàn công tác đã về thăm và chúc tết tại tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa. Ghi nhận những thành tựu các địa phương đã đạt được, chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn trong năm tới, đồng chí Phạm Quang Nghị lưu ý các địa phương tiếp tục tạo ra nhiều bứt phá mới và có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời kiên trì giải quyết những khó khăn về đời sống, văn hóa, nhất là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa để đưa nền kinh tế – xã hội tiếp tục phát triển.


Trong 2 ngày 27 và 28-1, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác đã thăm, làm việc, chúc tết cán bộ, chiến sĩ công an 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đại tướng chỉ đạo lực lượng công an các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nỗ lực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn phẩm chất đạo đức người cán bộ, chiến sĩ CAND.


Cùng ngày, đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng đã về thăm và chúc tết Đảng bộ, nhân dân tỉnh Lâm Đồng.





TPHCM họp mặt “Mừng Đảng, mừng xuân”




Cùng ngày, tại Hội trường TP, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TPHCM đã tổ chức buổi họp mặt “Mừng Đảng, mừng xuân” với sự tham dự của hơn 500 đại biểu là các đồng chí lão thành cách mạng, bà mẹ VN anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; các vị nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học; các vị chức sắc tôn giáo… Phát biểu chúc mừng năm mới, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải bày tỏ niềm vui vì những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM đạt được trong năm qua, đồng thời mong muốn các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy hơn nữa góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM đã đề ra.






Nhóm PV







(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang: Cần Thơ phải trở thành trung tâm vùng ĐBSCL

0 nhận xét




  • Lãnh đạo MTTQ Việt Nam thăm, chúc tết cán bộ lão thành




(SGGP).– Ngày 25-1, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã thăm và chúc tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Cần Thơ. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Trương Tấn Sang biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Cần Thơ đã nỗ lực phấn đấu, xây dựng TP ngày một văn minh, hiện đại. “Mong muốn của Trung ương khi ra đời Nghị quyết 45 về Cần Thơ là thúc đẩy khu vực ĐBSCL phát triển. Muốn làm được điều này, Cần Thơ phải trở thành trung tâm kinh tế – văn hóa – xã hội của vùng”.


Thông tin nhanh với cán bộ chủ chốt của TP Cần Thơ về thành công của ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Như vậy, chúng ta chỉ còn 10 năm nữa để thực hiện mục tiêu chiến lược về phát triển KT-XH. 10 năm là khoảng thời gian ngắn, đòi hỏi sức phấn đấu cao và quyết liệt, nhất là giai đoạn từ nay đến năm 2015, chúng ta phải tạo ra được nền tảng căn bản, làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo”.


Trước đó, đồng chí Trương Tấn Sang đã đến thăm cảng Cái Cui và chúc tết Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Tại đây, đồng chí Trương Tấn Sang đã biểu dương những thành tích và kết quả công tác trong năm 2010 của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Trong năm 2010, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã vượt qua nhiều khó khăn, góp phần ổn định tình hình chính trị trong khu vực; phối hợp với các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp về phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi và giáo dục, thúc đẩy ĐBSCL ngày một phát triển. Trong dịp này, đồng chí Trương Tấn Sang cũng đến thăm, chúc tết các đồng chí lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách tại TP Cần Thơ.


Ngày 25-1, tại Ban công tác phía Nam thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ VN tổ chức họp mặt cán bộ cơ quan T.176 “Mừng xuân Tân Mão 2010”. Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Huỳnh Đảm thông báo nhiều sự kiện quan trọng trong năm 2010, đồng thời nhấn mạnh: Mặt trận là liên minh chính trị vì sự nghiệp phát triển của dân tộc, đóng vai trò nòng cốt trong xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để phát huy vai trò này, mặt trận cần tăng cường giám sát, phản biện xã hội, bởi chỉ có giám sát, phản biện mới đem lại sự minh bạch trong sự phát triển bền vững của đất nước.


Đồng chí Huỳnh Đảm cũng nhấn mạnh hiệu quả của công tác vì người nghèo do mặt trận các cấp thực hiện. Đến nay, mặt trận các cấp đã vận động được hàng ngàn tỷ đồng để ủng hộ người nghèo; xây dựng khoảng 1,1 triệu căn nhà đại đoàn kết cho đồng bào nghèo…


Dịp này, đồng chí Huỳnh Đảm thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng ba cho ông Lê Minh Hiền, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN; Huân chương Lao động hạng nhì cho ông Lê Quang Trang, nguyên Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết và Huân chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc” cho GS-TS Trình Quang Phú, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ VN, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn đối ngoại kiều bào.


Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Huỳnh Đảm cùng đoàn cán bộ mặt trận đã đến thăm, chúc tết gia đình nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công; nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; thăm và thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ, cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng…


Cùng ngày, Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo đến thăm, tặng quà 3 hộ nghèo người Hoa tại quận 4; Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP Phạm Văn Đông thăm, tặng quà 3 hộ người Hoa nghèo tại quận 6; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Huỳnh Thành Lập thăm, tặng quà các hộ nghèo và gia đình người Hoa trên địa bàn huyện Bình Chánh; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP Võ Thị Dung thăm, tặng quà 8 hộ dân nghèo ở quận Bình Tân; Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trung Tín thăm, tặng quà và chúc tết cán bộ, công nhân viên, học viên Trung tâm Giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân (Hóc Môn), bác sĩ cán bộ Bệnh viện 115 và Bệnh viện Nhi đồng 1.






Nhóm PV







* Hỗ trợ đồng bào nghèo trên địa bàn Trường Sơn đón Tết Nguyên đán, thông qua chương trình Nghĩa tình Trường Sơn của Báo SGGP, Công ty PepsiCo Việt Nam đã dành 150 triệu đồng tặng 300 phần quà tết cho bà con nghèo thuộc các dân tộc ít người ở vùng ngã ba biên giới thuộc huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum. Công ty CP Hoàng Gia (Hà Nội) cũng ủng hộ 100 triệu đồng làm quà tết hỗ trợ bà con dân tộc nghèo tại huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An). Công ty CP Bao bì Tín Thành cũng ủng hộ 15 triệu đồng làm 50 phần quà.


* Ngày 25-1, hơn 4.000 phần quà đã được chuyển đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại TPHCM và 25 tỉnh, thành khác trong cả nước, mỗi một phần quà trị giá 200.000 đồng. Đây là hoạt động chăm lo tết cho những gia đình khó khăn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Riêng tại TPHCM, SCB đã trao tặng 1.000 phần quà cho 1.000 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.


* Ngày 25-1, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) phối hợp với Báo Thanh Niên và các ban ngành quận Phú Nhuận trao tặng quà tết cho 580 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận. Mỗi phần quà trị giá từ 300.000 – 400.000 đồng.


* Nhân dịp Tết Nguyên đán, Tỉnh đoàn Kon Tum đã trao 39 suất học bổng “Thắp sáng ước mơ” (mỗi suất 500.000 đồng) cho các em học sinh và sinh viên tỉnh nhà đang theo học tại các trường ĐH, CĐ trong cả nước có hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt khó, học giỏi. Đồng thời, Tỉnh đoàn đã trao 80 phần quà cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có điều kiện vui xuân, đón Tết Nguyên đán (150.000 đồng/phần quà).


* Ngày 25-1, Ủy ban MTTQ TPHCM phối hợp Hội Sinh viên TP tổ chức lễ tiễn sinh viên về quê đón Tết Tân Mão 2011. Năm nay, đã có tổng cộng 60 chuyến xe được tổ chức đưa 2.700 sinh viên từ TPHCM về quê đón tết (tổng trị giá 750 triệu đồng). Trong đó, 1.800 vé được ưu tiên tặng các sinh viên nghèo khu vực miền Trung bị thiệt hại nặng trong đợt bão lũ vừa qua; 900 vé còn lại tặng sinh viên nghèo, sinh viên khuyết tật, sinh viên dân tộc ít người.


* Thực hiện chương trình “Cây mùa xuân” dịp xuân Tân Mão năm nay nhằm chăm lo tết cho đồng bào vùng sâu, vùng xa TPHCM, Hội Phụ nữ từ thiện TPHCM đã vận động các đơn vị tập thể và các nhà hảo tâm đóng góp được gần 1.300 suất quà tết với tổng trị giá hơn 300 triệu đồng để trao tặng cho hàng ngàn người già neo đơn, trẻ em khuyết tật, bất hạnh và đồng bào nghèo tại các quận, huyện: 4, 8, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ… Hội Phụ nữ từ thiện TP đã đến tận nơi trao tặng quà tết cho bà con, mỗi quận được tặng từ 50 – 150 suất quà, mỗi suất quà trị giá từ 100.000 – 300.000 đồng.



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Ông Táo và năm của những lần đầu tiên

0 nhận xét



Theo dân gian, 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm là ngày tiễn ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tai nghe mắt thấy chốn trần gian trong năm vừa qua. Năm nay, ngày ông Táo về trời với giới làm văn hóa nghệ thuật (VHNT) còn là dịp nhìn lại những vui buồn, nhưng đặc biệt năm nay vui nhiều hơn. Thử điểm lại một số niềm vui để xem khi gặp Ngọc Hoàng, ông Táo có gì để khoe về VHNT nước ta một năm qua.







Để Mai tính, bộ phim gây đình đám trong năm.


Lần đầu tiên phim Việt Nam ra rạp nhiều nhất từ trước đến nay, đó có lẽ sẽ là điều đầu tiên ông Táo khoe với Ngọc Hoàng. Quả thật, điện ảnh trong nước có một năm ghi đậm dấu ấn của mình khi có số lượng phim được trình chiếu nhiều nhất. Không những thế, đây còn là một năm điện ảnh gạt bỏ một khái niệm thâm canh cố đế lâu nay rằng phim Việt chỉ là “sản phẩm theo mùa”. Nghĩa là phim Việt chỉ có thể chiếu được vào những dịp đặc biệt như lễ, hè và nhất là tết, thời điểm khán giả có nhiều thời gian rảnh, thích tìm một sản phẩm trong nước để thưởng thức. Chính vì thế, cái khái niệm “sản phẩm theo mùa” ở điện ảnh Việt còn hàm ý phim Việt chất lượng còn thấp, chỉ ăn khách khi khán giả dễ tính hơn. Thế nhưng, năm nay khái niệm đó đã tan vỡ hoàn toàn khi một loạt những bộ phim nội tung ra “trái mùa” nhưng vẫn ăn khách. Có thể kể đến những cái tên như “Giao lộ định mệnh”, “Để Mai tính”… hay nổi bật như “Cánh đồng bất tận” mà khán giả chật các rạp chiếu. Những thành công đó đã cho thấy điện ảnh Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ, đúng hướng đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của khán giả.

Lần đầu tiên giới sân khấu có ngày riêng của mình, Ban Bí thư TƯ đã quyết định chọn ngày 12-8 Âm lịch hàng năm làm Ngày Sân khấu Việt Nam. Đây không chỉ là một ngày lễ ngành nghề mà còn gắn liền với nghi thức giỗ Tổ, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, khẳng định vai trò của nghệ sĩ đối với sự phát triển chung của dân tộc. Song song đó, năm qua sân khấu cũng ghi nhận một thay đổi khi thể loại hài giảm sút, thay vào đó sân khấu chính kịch lại có nhiều thành công lớn, nhiều vở chính kịch cháy vé hàng tháng trước giờ mở màn, điều mà nhiều năm gần đây chỉ là ước ao của người nghệ sĩ.


Năm ngoái, âm nhạc thế giới chứng kiến sự kiện Susan Boyle, từ một phụ nữ bình thường, thông qua chương trình tuyển chọn tài năng “Britain’s Got Talent” của Anh bỗng chốc trở thành một ngôi sao trong làng ca nhạc. Năm nay, Việt Nam cũng chứng kiến một sự kiện gần giống thế khi Uyên Linh, cô gái 22 tuổi vừa tốt nghiệp Học viện Ngoại giao đã trở nên nổi tiếng sau cuộc thi “Vietnam Idol 2010”. Uyên Linh và Susan Boyle có ba điểm giống nhau là cả hai không xuất sắc về nhan sắc, không phải là ca sĩ chuyên nghiệp và cả hai đều thành danh chỉ sau một đêm! Sự kiện Uyên Linh dù có nhiều tranh cãi về nghệ thuật, nhưng sự cuồng nhiệt của đám đông, của người hâm mộ nhất là trong chương trình Gala “Cám ơn tình yêu” vừa diễn ra tại Hà Nội cho thấy khả năng tổ chức sự kiện của giới biểu diễn trong nước đã đạt được tầm mức chuyên nghiệp.


Văn học cũng không chịu lép vế các lĩnh vực khác trong việc tạo nên một năm của những lần đầu tiên. Năm nay, các nhà văn trẻ đã liên tục khẳng định vai trò tiên phong của mình. Sau thời kỳ chững lại do ảnh hưởng của các dòng văn học nước ngoài, các nhà văn trẻ đang cố tìm những hướng đi mới cho mình. Giảm bớt những tác phẩm mang tính xã hội với tuyến truyện nặng nề, nhiều suy tưởng, các tác phẩm của những nhà văn trẻ trong năm bám chắc những vấn đề thời sự theo nhiều nghĩa. Có thời sự kiểu theo trào lưu đọc của bạn đọc trẻ hiện nay như Phan Hồn Nhiên với các tác phẩm huyền ảo như “Chiếc vòng đồng đen”, có thời sự xã hội như “Sát thủ online” của Nguyễn Xuân Thủy. Đây cũng là năm thiếu nhi được quan tâm chăm sóc với hàng loạt tác phẩm văn học đặc sắc, từ truyện chữ với các tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đều rất thành công là “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” và “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Rồi loạt truyện tranh phóng tác theo các danh tác văn học như Chí Phèo, Tắt đèn, Giông tố… Tất cả tạo nên sự đa dạng của văn học nước nhà đầy tích cực thay cho sự đa dạng của các loại sách dịch như mọi năm.






Nhóm PV







(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →