Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label việt nam. Show all posts
Showing posts with label việt nam. Show all posts

Cá tra Việt Nam ra khỏi sách đỏ của WWF tại châu Âu

0 nhận xét

(SGGP).-

Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, cá tra Việt Nam đã được gỡ bỏ trên tất cả các mạng đăng tải danh sách đỏ của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF) tại 6 nước châu Âu. Như vậy, sau hơn 1 tháng kể từ khi ông Mark Powell, người phụ trách thủy sản toàn cầu của WWF cam kết gỡ bỏ cá tra khỏi danh sách đỏ, đến ngày 27-1, cam kết này mới được thực hiện.




Trước đó, bằng những dữ liệu thiếu thực tế, WWF đã đưa cá tra vào danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản lưu hành tại 6 nước châu Âu. Việc làm này đồng nghĩa với việc khuyến cáo người tiêu dùng tại các nước này không nên sử dụng cá tra vì WWF cho rằng, nghề nuôi cá tra Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường.


Tuy nhiên, bằng những chứng cứ xác thực của nghề nuôi cá tra trong nước, Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam đã chứng minh nhận định của WWF về nghề nuôi cá tra Việt Nam là thiếu trung thực, buộc WWF phải rút tên cá tra khỏi danh sách đỏ.


WWF Thụy Điển là đơn vị cuối rút cá tra ra khỏi danh sách đỏ. Bà Lê Thị Thu Nguyệt, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, WWF Thụy Điển đã đưa những thông tin mới và tích cực về cá tra Việt Nam.


WWF tại Na Uy, Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ cũng đã kịp thời rút tên cá tra ra khỏi danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản sau hơn 1 tháng kể từ buổi ký kết Biên bản Thỏa thuận hợp tác phát triển cá tra Việt Nam theo hướng bền vững (ngày 17-12-2010) giữa Tổ chức WWF quốc tế, WWF Việt Nam cùng VASEP và Hội Nghề cá Việt Nam.




PHAN TRUNG





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội

0 nhận xét



* Khai hội Tịch điền và Đền Mẫu Âu Cơ






Chiều 9-2, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên cả nước, nhất là vào dịp lễ hội đầu năm. 







Rước kiệu trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ. Ảnh: Thu Hà


Công điện nêu rõ, những biểu hiện tiêu cực trong tổ chức lễ hội hiện nay khá phổ biến như: tràn lan mở rộng quy mô lễ hội, trách nhiệm người quản lý và ý thức người tham gia lễ hội còn hạn chế, có chiều hướng thương mại hóa lễ hội… Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình, công tác tổ chức, quy mô, cấp độ của lễ hội. Việc mời khách Trung ương cần phải có ý kiến thống nhất của Bộ VH-TT-DL.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ VH-TT-DL  và UBND các cấp tăng cường thanh, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như mê tín dị đoan, đốt đồ mã, đặt hòm công đức, đặt lễ, đặt “tiền giọt dầu” tùy tiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, nâng ép giá dịch vụ… Đối với các lễ hội quy mô lớn như chùa Hương, Yên Tử, Phủ Dầy, Hội Lim, Đền Hùng, Đền Trần (Nam Định), Bà Chúa Xứ (An Giang)…, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh phải chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn cháy nổ, ùn tắc giao thông.


Sáng 9-2, rất đông người dân và du khách đổ về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) tham dự lễ hội Tịch điền năm 2011. Trong nhiều tài liệu sử sách còn ghi, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở ra một trang sử mới cho nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Kể từ đó, lễ Tịch điền trở thành một hỷ tục các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn đều thực hiện một cách thành kính, trang trọng. Từ đó đến nay, lễ Tịch điền đều trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.


Lễ hội sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của địa phương theo tinh thần của Trung ương về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội Tịch điền cũng nhằm nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, đó là từ vua đến dân đều yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất thân yêu của mình.


* Cùng ngày, tại xã Hiền Lương, UBND huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) đã chính thức khai hội Đền Mẫu Âu Cơ. Đây là một trong những hoạt động mở đầu cho chương trình “Du lịch về cội nguồn lễ hội” năm 2011 của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.




Nhóm PV









(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đưa văn hóa giao thông vào cộng đồng – Cần giải pháp chiều sâu

0 nhận xét



Những năm gần đây, TPHCM có nhiều chương trình hoạt động nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, xây dựng văn hóa giao thông cho người dân, nhất là các bạn trẻ ở TPHCM. Một số giải pháp để văn hóa giao thông ngày càng lan tỏa trong cộng đồng cũng đã được đề cập, tuy nhiên để mục tiêu lớn này đạt được hiệu quả, rất cần những giải pháp chiều sâu.




Vấn đề này được Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam và Ban An toàn giao thông TPHCM nêu ra, đã thu hút sự quan tâm chú ý của các ngành các cấp. Đây cũng là dự án khá dài hơi (do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam thực hiện, giai đoạn 2010-2015) nhằm xây dựng văn hóa giao thông cho người dân.

Văn hóa giao thông là nét đẹp của người tham gia giao thông, đó là những hành vi đẹp thể hiện từ việc điều khiển phương tiện giao thông đến lời nói, hành vi, cử chỉ giao tiếp và thái độ tôn trọng luật pháp như đội nón bảo hiểm, dừng đúng vạch, ý thức cộng đồng khi tham gia giao thông…


Vì sao phải xây dựng văn hóa giao thông? Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm 2010, cả nước xảy ra 14.442 vụ tai nạn giao thông (tăng 1.778 vụ so với năm 2009), làm 11.449 người chết, 10.633 người bị thương và phương tiện gây ra tai nạn giao thông chiếm đến 64% là mô tô, xe gắn máy. Đó là chưa kể những thiệt hại về tiền của, vật chất và những hệ lụy từ tai nạn giao thông để lại cho không ít gia đình. Nhiều vụ tai nạn giao thông xuất phát từ những vi phạm rất nhỏ.


Đáng buồn hơn, không ít vụ cãi vã, đánh nhau dẫn đến án mạng chết người rất đau lòng lại xuất phát từ những va quẹt nhỏ đến mức không đáng. Thay vì chỉ cần một lời xin lỗi là có thể hóa giải những va chạm nhưng với nhiều người, nhất là các bạn trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, thiếu sự kiềm chế, sẵn sàng dùng “tay chân” để giải quyết sự việc – mà báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh rất nhiều thời gian qua. Tất cả những hành vi trên sâu xa đều bắt nguồn từ thiếu nhận thức dẫn đến kém ý thức về văn hóa giao thông.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Vinh Dương, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, ngoài tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật giao thông, để văn hóa giao thông ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 4 bên: lực lượng cảnh sát giao thông, nhà trường (tuyên truyền thông qua các tổ chức hội ban ngành, đoàn thanh niên), gia đình và cơ quan để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, từ đó hình thành văn hóa giao thông cho người dân.


Ở một góc khác, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật (Đại học Quebec, Canada) La Toàn Vinh bày tỏ: “Nếu mỗi người khi tham gia giao thông đặt ý thức lên trên hết, thì mọi chuyện sẽ không trở nên phức tạp. Từ việc ý thức, các bạn sẽ dễ dàng hành xử có văn hóa với nhau khi tham gia giao thông như không chen lấn, giành đường vượt ẩu, nhường nhịn người lớn tuổi, phụ nữ…”.


Đồng tình với ý kiến này, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong cho rằng, ý thức tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, tôn trọng sinh mệnh con người đóng vai trò chủ đạo hình thành văn hóa giao thông cho mỗi người. GS Phong cũng nêu ý kiến, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà viết kịch cần thiết vào cuộc quyết liệt để tuyên truyền văn hóa giao thông cho người dân, thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật như ca khúc, kịch bản sân khấu hay phim ảnh…

Về việc xây dựng văn hóa giao thông hiện nay tại TPHCM, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo chia sẻ thẳng thắn: “Chúng ta đã bắt được “bệnh”, nhưng thực tế thì chưa có thuốc để trị bệnh. Theo tôi, cần thiết phải có những biện pháp xử phạt và chế tài thật nặng, đủ răn đe những đối tượng vi phạm luật giao thông. Có như thế ý thức chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông của người dân sẽ được nâng cao và lan tỏa”. 




MINH AN





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Rạng ngời hào khí Tây Sơn

0 nhận xét



TPHCM: Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm chiến thắng Đống Đa



Sáng mùng 5 Tết, cùng tiếng trống hội Thăng Long giục giã lòng người, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận lại nô nức đổ về khu vực Gò Đống Đa lịch sử để cùng nhau tưởng nhớ, tri ân công lao của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ khi đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, thống nhất đất nước, mang lại thái bình cho non sông Đại Việt, cách đây 222 năm.







  • Cuộc hành quân ngàn dặm




Đã thành thông lệ, cứ vào đầu mùa xuân, người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc lại trở về Gò Đống Đa – một địa danh lịch sử, nơi mà hơn 200 năm trước đã ghi một dấu ấn chói lọi trong trang sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.





Quang cảnh lễ hội kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.


Thành kính thắp một nén tâm nhang trước tượng đài vua Quang Trung, du khách thập phương đã cùng nhau ôn lại cuộc chiến thần tốc, chỉ trong vòng 5 ngày, dưới sự chỉ huy tài tình của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ, cùng cách “hành binh như bay, tướng như trên trời rơi xuống, quân như từ dưới đất chui lên” đã đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược ngay trước cửa ngõ Thăng Long.


Cùng trống hội Thăng Long giục giã, người dân thủ đô lại được sống trong không khí hào hùng của một thời lịch sử với trống trận Quang Trung, với màn biểu diễn “Hùng kê quyền”, màn múa võ Tây Sơn – Bình Định…





  • Dấu son trong lịch sử dân tộc




Trong tâm khảm người Việt, có lẽ ai cũng từng nghe, từng học và biết đến Gò Đống Đa – địa danh ghi đậm chiến công hiển hách, thể hiện ý chí và niềm tự hào lớn lao trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Song trong không khí ấm áp của mùa xuân, được về đây, dâng nén nhang thơm tri ân công đức của những người đã làm nên chiến công lịch sử, đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược bờ cõi: “Lòng người ai cũng thấy nao nao xúc động” – cụ Trần Công Bảo, người làng Khương Thượng đến dự lễ tâm sự.


Cũng như bao thế hệ người dân ở Hà Nội, mỗi khi mùa xuân tới, vở chèo “Cánh đào báo tiệp” hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và đội quân Tây Sơn với trận chiến vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, dù đã trình diễn bao lần nhưng vẫn tạo cho mọi người cảm giác tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, tiếp tục đưa chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mãi đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản anh hùng ca bất hủ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.





  • Tái hiện truyền thống hào hùng




Tối 7-2, tại Công viên Văn hóa Tao Đàn, Ban tổ chức các ngày lễ lớn TPHCM đã khai mạc chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 222 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2011). Đến dự có các đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Dương Quan Hà, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM cùng các đồng chí lãnh đạo Thành ủy TPHCM và các đồng chí lão thành cách mạng, lực lượng vũ trang, đại diện các sở ban ngành cùng đông đảo người dân TP.


Tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM Dương Quan Hà phát biểu: “Nhắc đến chiến thắng lịch sử Đống Đa, chúng ta không thể nào quên những mùa xuân chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta, gần nhất là cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968; đại thắng mùa xuân 1975. Chúng ta càng tự hào hơn về truyền thống vẻ vang của dân tộc, càng quyết tâm kế tục truyền thống vẻ vang đó, vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước ta, thành phố ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn”.





Cảnh trong trích đoạn cải lương “Tâm sự Ngọc Hân” trong chương trình nghệ thuật tại TPHCM kỷ niệm 222 năm Chiến thắng Đống Đa lịch sử do các nghệ sĩ sân khấu TP và vũ đoàn Rạng Đông biểu diễn. Ảnh: An Dung


Chương trình lễ hội gồm 2 phần: sân khấu hóa tái hiện truyền thống hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, tưởng nhớ người anh hùng áo vải hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ và chương trình văn nghệ mừng Đảng mừng xuân, chào mừng thành công của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ TPHCM 




VĨNH XUÂN – MINH AN








Cùng ngày, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Huế đã tổ chức lễ dâng hương và đặt vòng hoa tại tượng đài anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ tại núi Bân thuộc phường An Tây, TP Huế – nơi cách đây 223 năm (ngày 22-12-1788), Nguyễn Huệ đã chọn làm lễ đăng quang, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và phát động cuộc hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng thành Thăng Long vào dịp Tết Kỷ Dậu 1789.



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Lễ hội vùng châu thổ sông Hồng – Vàng son nền văn minh lúa nước

0 nhận xét



Mùa xuân, tiết trời mát mẻ, cũng là lúc khắp nơi vào mùa lễ hội. Thống kê cho thấy, cả nước có trên 500 lễ hội cổ truyền lớn nhỏ, mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng thường là hướng tới một đối tượng linh thiêng, anh hùng chống ngoại xâm, người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Châu thổ sông Hồng – chiếc nôi của nền văn minh lúa nước, cũng là nơi có rất nhiều lễ hội, làng nào cũng có lễ hội của riêng mình và nhiều lễ hội đã vượt khỏi lũy tre làng thành lễ hội của vùng, của cả nước.







  • Từ đêm xuân giã bạn đến lễ hội làng Ó




Hội Lim, với tục hát quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cái câu “đến hẹn lại lên” là nói về Hội Lim. Vào hội, một không gian trải rộng khắp thị trấn Lim và 2 xã Liên Bão, Nội Duệ đâu cũng vang vang những làn điệu, lời ca. Đến với Hội Lim, người ta không chỉ được nghe hát quan họ, mà được đắm mình vào không gian văn hóa xưa, như đánh cờ người, múa lân, đu quay, đánh vật, đập niêu, chọi gà, kéo co, thi dệt vải…

Tuy thế, hay nhất vẫn là chứng kiến những màn đối đáp, giao duyên giữa những liền anh liền chị. Ngày xưa, các cụ đặt ra lệ các nhóm quan họ giao duyên nhưng không bao giờ kết duyên vợ chồng, để năm sau còn được đi hát nữa mà không làm tổn thương đến gia đình người khác. Bây giờ, hát giao duyên trên đồi, trên thuyền, trên sân khấu là chính, nhưng trong tâm trí nhiều người vẫn da diết nhớ lối hát canh tại nhà trong các làng quan họ Lũng Giang, Lũng Sơn và Duệ Đông.


Tại đó, không gian và không khí đậm tính cổ truyền có sức quyến rũ kỳ lạ. Người ta được nghe chính các nghệ nhân, những người nông dân một nắng hai sương trên ruộng đồng hát một cách mộc mạc, tạo ra sự xúc động thật mãnh liệt. Một khúc mời trầu, rồi hát gọi đò đến điệu con sáo sang sông, con nhện giăng mùng, rồi giã bạn… nghe sao mà da diết.

Ở Bắc Ninh còn có một hội rất đặc biệt, tên gọi nôm là “hội Chen” – chen nhau. Hội này thuộc làng Ngà (tên chữ là làng Nga Hoàng) thuộc huyện Quế Võ. Trong hội có đám rước nữ thần Linh Sơn.


Khi lễ hội đang tiến hành, ai đó bỗng hô lên, tức thì tất cả nhốn nháo vào cuộc chen vai thích cánh một cách rất náo nhiệt. Cánh đàn ông chen nhau đến chỗ phụ nữ, họ xô vai, hất chân nhau, trộn lẫn vào nhau. Tương truyền, hội Chen là để tạo ra sự âm dương hòa hợp, người người hoan hỉ, cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm tươi vui. Thường thì hội làng Ngà diễn ra 3 lần chen cả thảy, cả 3 lần đều vui vẻ, để lại những kỷ niệm nho nhỏ đáng yêu trong mỗi người dự hội.

Cũng ở đất Kinh Bắc, hội làng Ó – gắn liền với buổi đêm đi chợ âm dương, lại rất đặc sắc. Ở xã Võ Cường, người dân vẫn truyền tụng giai thoại mảnh đất nơi vẫn họp chợ âm dương vốn là bãi chiến trường. Sau chiến trận, gia đình của những người chết đến đây sắm sửa tế lễ, cúng bái để chiêu hồn, cầu phúc…


Phiên chợ này là cơ hội duy nhất trong năm cho người sống và người chết gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc sẩm tối, bên ngôi miếu có gốc cây đa cổ thụ ở rìa làng Ó. Chợ không có lều quán, cũng không sử dụng đèn, nến hay bất kỳ thứ ánh sáng nào. Người đi chợ ngậm tăm không nói không cười vì theo phong tục là sợ hồn ma tan mất. Đó là đêm mùng 4 tháng Giêng- phiên chợ Ó duy nhất trong năm. Sáng ra, khi gà cất tiếng gáy, chợ âm dương tan, bắt đầu vào hội làng.





  • Hội trận thượng võ và hòa hiếu




Năm qua, cùng với Hoàng thành Thăng Long và 82 bia Tiến sĩ trong Văn Miếu – Quốc Tử giám, lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại.


Hội trận mô phỏng chiến công vĩ đại của Thánh Gióng khi ngài đánh cho quân giặc tơi tả. Bên ta có 80 người mặc tướng phục, chân quấn xà cạp. Còn bên địch có 28 nữ tướng (tuổi từ 9 đến 12 đóng). Điều đặc biệt nhất trong hội trận này chính là đoạn kết của nó: sau khi đức Thánh Gióng chiến thắng, quân thù thảm bại, người ta lau rửa khí giới, báo cáo với trời đất, rồi tổ chức lễ khao quân.


Lúc này cả quân ta lẫn quân địch, cả người thắng lẫn người thua đều cùng ngồi bên nhau “thụ lộc Thánh” một cách vui vẻ. Đó chính là tinh thần nhân đạo, đức hòa hiếu cao cả của người Việt Nam ta. Là hội trận nhưng lại đề cao tư tưởng hòa bình, hòa hiếu – sự đặc sắc rất ít tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào.

Tương tự hội trận tưởng nhớ Thánh Gióng, một lễ hội khác cũng đẫm tinh thần thượng võ là hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Hội vốn chỉ thuộc về 3 làng là Đồ Sơn, Đồ Hải và Ngọc Xuyên – nay đã thành phường thuộc quận Đồ Sơn.

Để có một con trâu chọi, việc chăm sóc rất công phu. Người ta phải nhốt riêng trâu ở một nơi vắng vẻ trong vòng 4 tháng, không cho phụ nữ lai vãng lại gần. Những con trâu này thực sự là những con trâu mộng, có con nặng cả tấn, da căng bóng trông vô cùng dũng mãnh, lì lợm.


Khi hai con trâu lao vào húc nhau, giống như hai khối núi đá đập mạnh vào nhau, tạo ra một tiếng vang khô khốc đầy chết chóc. Sau cú lao khủng khiếp ấy, cả hai con đều đứng im tại chỗ bởi bị choáng óc. Người Đồ Sơn mua trâu chọi từ nhiều nguồn, nhưng nhiều nhất là từ Thanh Hóa, Lào và Myanmar.


Để có một con trâu chọi tốt, phải mất không dưới 200 triệu đồng. Lạ nhất là trâu chọi xong, bất kể thắng thua cũng đều bị xẻ thịt. Giá một cân thịt trâu (con nào càng vào sâu trong giải giá thịt càng cao) chọi Đồ Sơn rất đắt. Năm ngoái, giá 1 cân thịt của con trâu giải nhất là 5 triệu đồng. Thế nhưng người ta vẫn chen nhau mua.





  • Hội xuân tình cầu cho nòi giống sinh sôi




Cuối cùng, xin được nói chút ít về lễ hội Trò Trám (ở Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ) – được coi là lễ hội xuân tình bậc nhất. Nếu hội Chen đã có yếu tố xuân tình thì hội Trò Trám còn “nặng đô” hơn nhiều. Trong 3 ngày từ 10 đến 12 tháng Giêng là lễ hội.





Cảnh đêm diễn ra hội Trò Trám (11 tháng Giêng) tại miếu Trò.


Sau các nghi lễ, đến phần hấp dẫn nhất là lễ mật cầu cho nòi giống sinh sôi, tiến hành vào nửa đêm ngày 11, rạng sáng ngày 12 tại miếu Trò. Sau mỗi câu khẩu lệnh: “Linh tinh tình phộc”, đôi nam nữ lại cầm “nõ, nường” làm các thao tác hoạt động tính giao. Mỗi lần hai vật âm dương chạm nhau, chiêng trống lại nổi lên, dân làng đứng xung quanh miếu lại reo hò hết sức vui vẻ.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Hội Trám có lẽ là lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực, đề cao tính dục của người dân đồng bằng Bắc bộ, nơi vốn mang đậm tín ngưỡng của nền văn hóa lúa nước, với những lễ đầu xuân cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Hội được khôi phục từ năm 1993 và kể từ đó năm nào người tứ xứ đến xem cũng đông như… hội. 




HOÀNG HÀ NGỌC ĐIỆP





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân: Nỗ lực phát triển kinh tế chiều sâu

0 nhận xét







Sau sự kiện các tập đoàn Intel (Hoa Kỳ), Sanyo, Nidec (Nhật Bản)… đầu tư vào TPHCM phát triển những ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ tạo giá trị gia tăng cao với quy mô dự án hàng tỷ USD, bước sang năm 2011, First Solar, tập đoàn sản xuất công nghệ cao hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt trời chuyển thành điện năng, tiếp tục đầu tư vào TPHCM. Đó là dự án sản xuất các mô-đun quang điện mặt trời công nghệ màng mỏng tổng trị giá hơn 1 tỷ USD. Từ sự kiện mang ý nghĩa quan trọng này, đầu xuân Tân Mão, phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân (ảnh) về những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP.





  • “Thông nghẽn” hành chính




-



PV



:

Vai trò trung tâm kinh tế lớn nhất nước đòi hỏi sản phẩm của nền kinh tế TP phải có hàm lượng chất xám cao để tạo ra giá trị gia tăng lớn. Đến thời điểm này, đồng chí nhận định như thế nào về kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP?




-

Chủ tịch

LÊ HOÀNG QUÂN



: Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, từng bước chuyển biến về chất theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Cụ thể, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 54,5% với tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung cả nước, nhất là các ngành dịch vụ cao cấp có lợi thế cạnh tranh, có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Những năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng cao hơn mức bình quân cả nước. Sự tăng trưởng này diễn ra hầu hết ở các ngành, các thành phần kinh tế. Giai đoạn 2006 – 2010, giá trị sản xuất công nghiệp bằng 1,85 lần giai đoạn 2001 – 2005; trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm: cơ khí chế tạo, điện tử – công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực – thực phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.


Với hàng loạt dự án trong và ngoài nước đã và đang thực hiện của các tập đoàn lớn như: Nidec, Intel, First Solar, dự án sản xuất chip điện tử của Trường ĐH Quốc gia TPHCM hay những kết quả đạt được bước đầu hoạt động của Công viên phần mềm Quang Trung, Khu nông nghiệp kỹ thuật cao, ngành y tế kỹ thuật cao… cho thấy đủ cơ sở để có niềm tin ngành công nghiệp TP tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ ở những năm tiếp theo. Dự kiến đầu năm Tân Mão, Công ty CP Cao su Thống Nhất (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn) – được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu cả nước về ngành công nghiệp phụ trợ sẽ khánh thành nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao tại Củ Chi… Đặc biệt, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng đang chuyển dần sang các ngành thâm dụng vốn, khoa học công nghệ. Tuy nhiên, so với một số nước trong cộng đồng ASEAN, quy mô công nghiệp của TP chúng ta vẫn còn yếu kém, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí chính xác, công nghiệp phụ trợ… đòi hỏi TP phải huy động mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư có trọng điểm, có mục tiêu để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao trong những năm sắp tới. 


-

Việc thu hút đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện trình độ khoa học kỹ thuật của chúng ta chưa cao, vì đây cũng là cơ hội tốt để chúng ta học tập, trao đổi kinh nghiệm. Theo đồng chí, yếu tố nào quan trọng nhất để “kéo chân” doanh nghiệp?




- Tôi cho rằng đó là môi trường đầu tư.







Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tham quan sản phẩm của Công ty Cao su Thống Nhất. Ảnh:

Việt Dũng






-

Đồng chí có cho rằng môi trường đầu tư của TPHCM đã thật sự tốt?




- TPHCM liên tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và bước đầu đã được những thành công. Minh chứng cho điều này là ngày càng có nhiều tập đoàn kinh tế lớn chọn TPHCM làm điểm đến như: Nidec, Sanyo, Intel… Đặc biệt, trong điều kiện tình hình kinh tế và tài chính toàn cầu còn nhiều khó khăn nhưng Tập đoàn First Solar của Mỹ cũng đã đầu tư và đặt nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Đông Nam (Củ Chi) với giá trị dự án lớn tiếp tục khẳng định môi trường đầu tư kinh doanh hiệu quả, lành mạnh của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Tuy nhiên, nói như vậy không phải chúng ta đã bằng lòng mà phải tiếp tục cải thiện để ngày càng tốt hơn. TP sẽ tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, trong đó tiếp tục “thông nghẽn” trong cải cách thủ tục hành chính vì hiện nay còn nhiều nơi, nhiều chỗ thực hiện vấn đề này chưa phải là tốt. Như đối với dự án sản xuất các mô-đun quang điện mặt trời công nghệ màng mỏng của First Solar các thủ tục đầu tư các sở ngành thực hiện chỉ trong 4 tháng, tạo được ấn tượng tốt ngay từ ban đầu với nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề ở đây là các sở ngành chức năng và chính quyền địa phương phải cùng xắn tay vào giải quyết. Việc tạo môi trường đầu tư tốt cũng đồng nghĩa với việc chúng ta biết nắm bắt cơ hội kịp thời, vì đã nói là cơ hội thì đôi khi không đến lần thứ 2.





  • Nâng cao nguồn nhân lực




-

Trở lại tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghiệp trong nước. Thời điểm trước Tết Tân Mão, đồng chí có chuyến khảo sát thực tế nhằm tổng rà soát hoạt động của các tổng công ty, các doanh nghiệp chủ lực của TP. Đồng chí có nhận xét gì về hoạt động của những doanh nghiệp này?




- Doanh nghiệp TP đang từng bước nỗ lực phát triển để hội nhập. Riêng năm 2010, tổng giá trị sản lượng của 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TP đạt 124.414 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ. 4 ngành công nghiệp trọng yếu không chỉ mở rộng về quy mô mà còn tăng nhanh về tỷ trọng, đến nay đã vượt tỷ trọng dự kiến. Tuy nhiên, để thật sự tạo bước phát triển đột phá thì bản thân các đơn vị phải tái cấu trúc ngành nghề, phải lựa chọn sản phẩm có khả năng cạnh tranh để đầu tư; đổi mới năng lực quản lý phù hợp với thời kỳ hội nhập, cạnh tranh… Trong đó, việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xem nguồn nhân lực là tài sản quý báu của đơn vị mình.


-

Để sản phẩm cạnh tranh được đòi hỏi trang thiết bị máy móc phải hiện đại nhưng đa phần máy móc của chúng ta khá lạc hậu, trong khi doanh nghiệp “kêu” khó khăn về vốn. TP sẽ có sự hỗ trợ như thế nào giúp các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị?




- Năm qua, nguồn vốn kích cầu của TP đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đầu tư trang bị máy móc hiện đại, nhờ vậy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này đã đạt được những con số khá ấn tượng. Sang năm 2011, TPHCM sẽ tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay từ nguồn vốn kích cầu. Tuy nhiên, cần xác định rõ đây chỉ là “vốn mồi” của TP, còn bản thân doanh nghiệp phải tự nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên.


-

Xin cảm ơn đồng chí






VÂN ANH



thực hiện









Ưu tiên đầu tư khu vui chơi trẻ em




Thực hiện chủ đề “Năm 2010 – Năm vì trẻ em”, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho biết đã tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động của các cơ sở vui chơi giải trí đưa vào quy hoạch giai đoạn 2011 – 2015. Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ có một số công trình văn hóa, thể thao và phúc lợi cho thiếu nhi gồm: Nhà thiếu nhi TP (cơ sở 2), Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc, bảo tàng, nhà hát xiếc – rối.


Trong năm 2011, TP ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách để chuẩn bị đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 10 khu vui chơi cho trẻ em tại các công viên: Phú Lâm (quận 6), Lê Thị Riêng (quận 10), Tao Đàn (quận 1), 23-9 (quận 1), Gia Định (Gò Vấp), Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề Thanh thiếu niên TP, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên (Nhà Bè), Công viên văn hóa xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh), Công viên thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ).


Cũng trong năm 2011, hoàn thành đầu tư xây dựng 3 nhà thiếu nhi tại quận Tân Phú, huyện Hóc Môn và Bình Chánh. Ngoài ra, TP sẽ có kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động nhà thiếu nhi về cơ sở vật chất, đào tạo nhân sự quản lý và chấm dứt tình trạng sử dụng cơ sở vật chất nhà thiếu nhi sai mục đích. Đối với các dự án khi được TP chấp thuận xây dựng khu dân cư, quy hoạch được duyệt phải đảm bảo diện tích hợp lý dành xây dựng khu vui chơi giải trí, công viên, vườn hoa. Riêng các trường học khi xây mới phải dành 30% diện tích mặt bằng của trường để làm sân chơi, sân tập thể dục thể thao và trồng cây xanh tạo bóng mát cho học sinh. Bên cạnh đó, TP sẽ có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em.




(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Phim 3D có còn hấp dẫn?

0 nhận xét



Chỉ trong dịp cuối năm, một loạt phim 3D đã ra mắt như “Tron: Legacy”, “Gulliver’s travels” (Gulliver du ký) và  “The Green Hornet” (Chiến binh bí ẩn), “Tangled” (Người đẹp tóc mây), đặc biệt là phim tết “Bóng ma học đường” – bộ phim truyện 3D Việt Nam đầu tiên. Trong mấy ngày Tết Nguyên đán, bên cạnh phim tết Việt, dòng phim 3D vẫn giữ một vị trí riêng với gần một chục phòng chiếu. Tuy nhiên, phim 3D có còn hấp dẫn khán giả, đó thực sự là một vấn đề đáng quan tâm?




Chưa đầy một năm, kể từ khi bộ phim 3D đầu tiên “Avatar” tạo nên những bất ngờ thú vị về công nghệ làm phim 3D, đến nay dường như phim 3D đã không còn xa lạ với khán giả Việt Nam. Ngoại trừ giá vé xem phim được xem là còn cao so với thu nhập của người dân nói chung và sinh viên, học sinh nói riêng, không phải bộ phim 3D nào cũng đạt đến sự hấp dẫn như “Avatar”. Do đó, cũng có không ít phim 3D được nhập và chiếu gây thất vọng cho người xem, nhất là sự không tương xứng giữa chất lượng phim với số tiền bỏ ra mua vé. Khi mà sự tò mò về công nghệ đã giảm thì điều tạo sự cuốn hút với người xem lại là nội dung. Một bộ phim kinh phí cao, công nghệ hiện đại nhưng thiếu đi sự hấp dẫn, thuyết phục của nội dung thì khán giả thà chọn cho mình loại hình 2D còn hơn.





Cảnh trong phim

Bóng ma học đường

.


Một số khán giả trẻ khi được hỏi còn háo hức với phim 3D không, đã trả lời, thực chất từ khi phim 3D đầu tiên xuất hiện ở rạp đến nay, số lượng phim 3D mà các bạn chọn chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Chỉ phim nào thật xuất sắc mới xem 3D, còn không thì coi 2D cho rẻ, khỏi bị nhức mắt, khó chịu” – H.T, lớp 11 Trường THPT Phú Nhuận nói.


TPHCM hiện nay có khoảng gần chục rạp chiếu phim 3D, nằm trong các hệ thống rạp hiện đại. Chỉ chưa đầy 1 năm, việc đầu tư, lắp đặt hệ thống rạp 3D tại TPHCM đã cho thấy sự dự đoán việc kinh doanh phim ảnh công nghệ cao đã được các nhà rạp nhanh chóng đón đầu. Rõ ràng, chưa bao giờ ở Việt Nam một dịp tết lại có nhiều phim 3D đến như vậy. 2 trong số những bộ phim tết 3D “Người đẹp tóc mây” và “Bóng ma học đường” đều nằm trong những phim có doanh thu cao của mùa tết năm nay. Xem ra việc kinh doanh phim 3D thuận lợi không tùy thuộc vào sự đầu tư của chủ rạp, mà dựa vào sự hấp dẫn từ những bộ phim. Mà điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của các nhà sản xuất phim, trong đó chủ yếu là phim ngoại (thị trường nội địa vẫn chưa thể đáp ứng phim 3D cho các rạp trong nước).


Trong khi chờ đợi những cú đột phá với phim công nghệ hiện đại 3D, khán giả thành phố sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc “đổ bộ” của phim 3D ngoại trong năm Mẹo. Đồng thời cũng không quên hy vọng, giá vé phim 3D sẽ trở nên thiết thực hơn với đời sống của khán giả Việt.




HẠ CHINH





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đồng chí Trương Tấn Sang thăm Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam

0 nhận xét

Sáng 1-2 (nhằm ngày 29 Tết), đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã đi thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân lao động Công ty CP Tập đoàn Khang Thông – đơn vị chủ đầu tư Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam tại xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (tỉnh Long An).

Đồng chíTrương Tấn Sangtham quan mô hình Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam

Tham quan mô hình thu nhỏ với những hạng mục công trình biểu tượng của phong cảnh, văn hóa 3 miền Bắc-Trung-Nam và các khu phục vụ vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng cao cấp, đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị chủ đầu tư cần chú trọng đến tính dân tộc và đặc thù văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam phải gắn kết với quy hoạch phát triển du lịch trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước, cũng như người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Một công trình kiến trúc cổ trưng bày tại Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam

Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland có diện tích giai đoạn 1 là 338 ha, tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD và là dự án phát triển du lịch lớn nhất các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công  ngày 14-2, hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2014.

Tin, ảnh: Hoài Nam


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Mong ước đầu năm

0 nhận xét



Năm 2010 là một năm nhiều ý nghĩa với đất nước. Với thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, người dân TPHCM và cả nước luôn hy vọng vào sự ổn định, phát triển của đất nước. Phóng viên Báo SGGP đã ghi nhận ý kiến của người dân cả nước trước thềm năm mới Tân Mão 2011.




Ông

RƠ CHÂM KHIÊM

, Chủ tịch xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai:

Chăm lo tốt hơn cho các xã vùng sâu




Xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Gia Lai. Trước đây, xã có hơn 60% dân số thuộc diện nghèo và cận nghèo. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, nhờ nguồn vốn Chính phủ, nhiều nhà máy thu hoạch cao su đã mọc lên tại địa phương, thu hút một số lượng lớn lao động. Nhờ đó, đời sống người dân mới có nhiều cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm xuống rõ rệt. Sang năm mới, tôi chỉ mong các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống người dân ở các xã vùng sâu, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục, hướng nghiệp và chăm lo việc làm để người dân ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất đường bộ hiện nay cũng là một trong những vấn đề nhức nhối của địa phương. Hầu hết các con đường giao thông hiện hữu của các xã vùng sâu, vùng xa đều bị xuống cấp nặng nề do chịu ảnh hưởng của lũ quét và đất sạt lở. Xây lại đường khang trang cho bà con đi lại là mơ ước chung của tất cả những người làm lãnh đạo. Riêng tôi, chỉ mong trong năm mới sẽ xây thêm được 1 chiếc cầu và sửa sang lại đường sá cho bà con yên tâm đi lại.


NGUYỄN THỊ NGỌC PHỤNG

, tiểu thương chợ Phú Định (quận 6):

Mong 2011 là năm phát triển kinh tế ngoạn mục




Là một tiểu thương, tôi mong ước năm mới 2011 sẽ là một năm phát triển kinh tế ngoạn mục, đất nước có thêm nguồn lực tài chính để nâng cao chất lượng sống của người dân và giúp chúng tôi có điều kiện thuận lợi được buôn may bán đắt. Tôi rất hy vọng mơ ước của mình sẽ thành hiện thực.


Tôi cũng có một đề nghị là Nhà nước sớm điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế để không xảy ra thất thu và đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh tế. Tiểu thương chợ Phú Định chúng tôi (quận 6) và nhiều chợ khác đều nộp thuế mỗi ngày, dù là hình thức thuế hoa chi hay thuế khoán. Có những chị em tiểu thương, toàn bộ vốn liếng tuy chỉ vài triệu đồng nhưng đều thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ. Thật bất hợp lý và không công bằng khi nhiều “đại gia nước ngoài” đầu tư vào Việt Nam mà chỉ báo lỗ để không nộp thuế. Nếu đã xác định có những kẽ hở pháp luật dẫn đến tình trạng trên, các cơ quan chức năng phải sớm có biện pháp xử lý, khắc phục. Có như thế, những tiểu thương nhỏ chúng tôi mới tâm phục, khẩu phục khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Ông

THÁI VĂN ĐOÀN

, Phó Tổng giám đốc Công ty Từ Phúc Nguyên:

Cải tiến triệt để thủ tục hành dân




Năm nào cũng vậy, cứ đến tết là vui. Có lẽ, không riêng tôi mà nhiều người dân Việt Nam khác đón xuân Tân Mão có phần phấn khích hơn bởi nhiều lý do: Những năm khủng hoảng đã lùi xa dần. Đón mừng xuân mới trùng ngày thành lập Đảng 3-2. Niềm hân hoan được tăng thêm khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thành công tốt đẹp. Năm mới cũng là năm khởi đầu thực hiện những quyết sách lớn của Đảng về phát triển đất nước. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, tôi kỳ vọng và mong sao chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước được thông thoáng và nhất quán hơn nữa. Cùng với việc ban hành các chính sách mới, thủ tục hành chính cần phải cải tiến triệt để. Điều dễ nhận thấy trong thời gian qua là các quy định về đầu tư, kinh doanh đã nới mở, thủ tục hành chính đã được cải cách nhưng vẫn chưa đủ, bởi doanh nghiệp khi đi làm các thủ tục hải quan, nghĩa vụ tài chính vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, vào năm mới, những rào cản, văn bản đang làm phiền doanh nghiệp đã được cắt bỏ, cần phải “gọt” thêm nữa. Điều cần thiết không kém là chủ trương, chính sách phải nhất quán theo chiều hướng làm lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Chính sách thông thoáng, nhất quán là động lực cho mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, đổ vốn làm ăn, kinh doanh làm giàu cho gia đình, tạo việc làm cho nhiều người và đóng góp xã hội. Đây cũng là mục tiêu mà Đảng đang vạch ra, đó là dân giàu nước mạnh.



NHÓM PV

(ghi)



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tưng bừng đêm hội đường hoa

0 nhận xét



Tối 31-1 (28 tháng Chạp), đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011 (Tân Mão) đã chính thức khai mạc đón chào du khách, khởi đầu các hoạt động văn hóa nghệ thuật của TP mỗi dịp đón năm mới.




Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài; Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo; Thượng tướng Phan Trung Kiên; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TPHCM Dương Quang Hà, cùng đông đảo người dân và du khách quốc tế.









Các bạn trẻ xin chữ tại đường sách Nguyễn Huệ.


Đường hoa năm nay mang chủ đề “Tầm cao mới” thể hiện quyết tâm của người dân TP vượt qua khó khăn, hướng đến những thành quả cao hơn về chính trị, kinh tế và xã hội. Năm nay đường hoa Nguyễn Huệ có hai điểm đặc trưng khác với mọi năm. Đầu tiên là hoa được bố trí thoáng đãng hơn, tạo cảm giác rộng rãi cho khách tham quan. Ban tổ chức đã thiết kế một đài hoa cao khoảng 5m ở khu vực cuối đường hoa để du khách có thể thưởng thức toàn cảnh đường hoa. Điểm đặc trưng thứ hai là lần đầu tiên kề cận đường hoa có thêm đường sách với chủ đề “Ước mơ” nhắm vào đối tượng là các em thiếu nhi với hy vọng vào một thế hệ trẻ TP tương lai không chỉ mạnh mẽ năng động mà còn giàu văn hóa, yêu đọc sách. Ngay từ trước giờ khai mạc, đường sách đã thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua và trao đổi sách.





Hàng ngàn người dân TPHCM tham quan đường hoa – đường sách Nguyễn Huệ trong đêm khai mạc. Ảnh: An Dung


Để tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan đường hoa và đường sách, ban tổ chức đã bố trí hàng loạt điểm giữ xe xung quanh khu vực với giá quy định. Thời gian hoạt động của các bãi xe từ 6 giờ đến 24 giờ các ngày 31-1 đến 6-2 (28 Tết đến mùng 4 Tết).

Trước đó cùng ngày, tại Công viên văn hóa Đầm Sen đã diễn ra lễ trao tặng hơn 10.000 đòn bánh tét cùng quà tết cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một trong những hoạt động chính của chương trình “Ngày hội bánh tét” do Saigontourist phối hợp với Sở LĐTB-XH và Công viên Văn hóa Đầm Sen trao tặng 10.000 đòn bánh tét cho các mái ấm, nhà mở trên địa bàn TP.


* Một số hình ảnh khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ:









Các đồng chí lãnh đạo thành phố tham quan đường hoa Nguyễn Huệ.









Các đồng chí lãnh đạo TP cắt băng khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ.









Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay có bố cục thoáng, rộng rãi cho người dân du xuân thưởng lãm hoa.









Các bé Nhà thiếu nhi quận 7 biểu diễn văn nghệ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: An Dung




TƯỜNG VY





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →