Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Khởi công nhà máy thủy điện lớn nhất Campuchia

0 nhận xét





Theo THX, ngày 28-12 Campuchia đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước này tại tỉnh Koh Kong, cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 290 km về phía Tây.






Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nêu rõ, nhà máy thủy điện khi đi vào sản xuất sẽ là niềm tự hào của ngành điện lực Campuchia, góp phần giải quyết nhu cầu về điện năng phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của đất nước và hạ giá điện tiêu dùng.


Nhà máy thủy điện này có công suất 338 MW, được xây dựng trên sông Rusei Chrum thuộc địa phận huyện Mondol Seima của tỉnh Koh Kong, với tổng vốn đầu tư 558 triệu USD bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và do Công ty Phát triển Nhà nước Huadian (Trung Quốc) thi công.


Dự kiến, nhà máy đi vào hoạt động và hòa lưới điện quốc gia vào giữa năm 2015.




K.Minh





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 12-2010: Tập trung kiềm chế lạm phát

0 nhận xét





(SGGP).- Hôm qua 29-12, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 12-2010 nhằm đánh giá toàn diện tình hình kinh tế – xã hội năm 2010, kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành chung của Chính phủ, từ đó xác định những nhiệm vụ cho năm mới 2011.






Các thành viên Chính phủ nhận định, năm 2010 Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh, nhất là về cuối năm. Cụ thể, GDP quý 1 tăng 5,84%, quý 2 6,44%, quý 3 7,18% và quý 4 ước tăng 7,34%. Tính chung cả năm, GDP cả nước đạt 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%). Tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước.


Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, vượt xa kế hoạch của Quốc hội đề ra là 60 tỷ USD (tăng trên 6%) cũng như mức đỉnh 62,7 tỷ USD năm 2008. Nhập siêu hàng hóa khoảng 12,4 tỷ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 20% của kế hoạch và thấp hơn nhiều so với mức 22,5% của năm trước.


Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 18,6 tỷ USD, giảm so với cùng kỳ 2009 nhưng vốn giải ngân thực tế lại đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước. Các chỉ tiêu về an sinh xã hội, lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo, đạt nhiều thành tựu quan trọng…


Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá những yếu tố không thuận lợi, những khó khăn, thách thức và cả những tồn tại, bất cập cần khắc phục trong điều hành phát triển kinh tế – xã hội.


Trong đó, nổi bật là giá cả hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trong nước, nhất là dịp Tết Nguyên đán tăng cao, mặc dù một phần do áp lực tăng giá trên thị trường thế giới nhưng đã gây khó khăn cho việc kiềm chế lạm phát, làm cho chỉ số giá cả năm 2010 tăng khá cao; lãi suất cho vay của các ngân hàng còn ở mức khá cao ảnh hưởng đến việc huy động nguồn vốn vay của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh…


Bước sang năm 2011, tình hình được dự báo là vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ bày tỏ sự tin tưởng vào cơ hội tăng trưởng trong năm 2011 ở mức 7%-7,5%, tạo đà thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển giai đoạn 5 năm cũng như chiến lược phát triển 10 năm tới.


Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi phân tích rõ tình hình phát triển kinh tế – xã hội năm 2010, những bài học trong công tác điều hành… đã thẳng thắn yêu cầu Chính phủ nghiêm túc kiểm điểm các chỉ tiêu còn chưa đạt, như môi trường, hiệu quả một số lĩnh vực, giá cả, lạm phát… trong bài toán ổn định kinh tế vĩ mô.


Thủ tướng cho rằng, năm 2011 phải thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm mục tiêu trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Trong đó có việc giảm dần đầu tư từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn từ ngân sách; thay vào đó, các bộ, ngành, địa phương rà soát, khuyến khích đầu tư, sản xuất từ nguồn vốn xã hội. Chú trọng các vấn đề phúc lợi xã hội.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu nâng cao năng lực dự báo tình hình, từ đó xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, thời điểm của Chính phủ nói chung và từng ngành, địa phương nói riêng. Song song đó, phát hiện nhanh nhạy các vấn đề mới phát sinh để chủ động xử lý, hạn chế tối đa những trường hợp như giá vàng, USD thời gian qua…


Hôm nay 30-12, tại Hà Nội, Chính phủ sẽ họp với các địa phương để triển khai nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế và ngân sách nhà nước năm 2011.




Lâm Nguyên





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Vụ tàu Vân Đồn 02 bị đắm: Khắc khoải đợi tin người thân

0 nhận xét




  • Còn 11 nạn nhân mất tích






Theo ông Đỗ Triệu Quang, Giám đốc Công ty Vận tải biển và Xuất nhập khẩu tỉnh Quảng Ninh, đơn vị chủ quản của tàu Vân Đồn 02 bị đắm vào lúc 8 giờ sáng 29-12, đã có thêm thuyền viên thứ 12 được cứu sống bởi tàu cá 95690 BĐ. Người vừa được cứu là anh Đỗ Thành Tú (sinh năm 1984, trú tại 14/283 phố Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, Hải Phòng, là tàu phó 2 của tàu Vân Đồn 02). Hiện sức khỏe của anh khá yếu.




Trước đó, vào đêm 28-12, tàu Hải quân HQ 608 đã tiếp cận và đưa được 11 thuyền viên của tàu Vân Đồn 02 từ tàu cá KG 91907 TS và KG 91371 TS lên tàu của lực lượng hải quân. Rạng sáng qua, 11 thuyền viên trên tiếp tục được chuyển sang tàu cứu hộ SAR 413 để đưa vào bờ. Như vậy, hiện vẫn còn 11 nạn nhân mất tích.


Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ nằm lưng chừng đồi tại phường Cao Xanh, TP Hạ Long (Quảng Ninh), bà Lê Thị Hải Yến, mẹ của Nguyễn Mạnh Hà, Đại phó (thuyền phó 1) của tàu Vân Đồn 02 vẫn chưa hết bàng hoàng. Đôi mắt hoe đỏ, ngân ngấn nước, bà nghẹn ngào: “Khoảng 14 giờ ngày 28-12, nhận được điện thoại của một người họ hàng thông báo tàu của cháu Hà gặp nạn, cả hai vợ chồng tôi đều hết sức hoảng loạn. Còn ông nhà tôi thì đứng thừ ra không nói được một lời nào. Phải một lúc sau chúng tôi mới gượng dậy được để chạy xuống công ty của cháu hỏi xem tình hình thế nào.


Hai vợ chồng vừa đến sân Công ty cổ phần Vận tải biển và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh, thì có một bác chạy ra ôm chầm lấy và nói: “Gia đình yên tâm đi, cháu Hà đã được một tàu cá gần đó cứu kịp thời. Cháu chỉ bị thương nhẹ thôi”. Lúc đó cả mấy gia đình chỉ biết ngồi an ủi nhau và hy vọng vào sự may mắn của số phận”.


Bà Yến cho biết thêm: Ở nhà Hà rất ngoan, mỗi khi không phải đi tàu, Hà đều dành nhiều thời gian chăm sóc bố mẹ và vợ con. Hà vào Công ty cổ phần Vận tải biển và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh vừa học vừa làm đã được 5 năm.


Cùng tâm trạng với bà Yến là Nguyễn Thu Trang, vợ của thuyền viên Nguyễn Tiến Đạt, trú tại phường Bạch Đằng, TP Hạ Long. Cũng có thể do nhận được thông tin từ tàu cá đánh điện về thông báo rằng anh Đạt nằm trong số thuyền viên được cứu sống nên chị Trang bình tĩnh hơn khi tiếp chúng tôi.


Vừa bế con trai 16 tháng tuổi, chị Trang vừa kể: “Sau khi người của công ty điện thoại thông báo tàu của anh Đạt gặp nạn trên đường từ Malaysia về Việt Nam, bố mẹ em tức tốc ra cơ quan chồng em để nghe ngóng, hỏi thăm tin tức… Mặc dù phía công ty báo rằng anh Đạt nằm trong số thuyền viên được tàu cá cứu sống nhưng cả ngày hôm nay mọi người trong gia đình vẫn cứ lo lắng, bần thần. Trước khi ra tàu để kịp khởi hành đi Kemanman (Malaysia), em vẫn còn nhớ dặn anh Đạt mang theo nhiều áo ấm vì nghe tin dự báo thời tiết rất lạnh”.


Khác với bà Yến và chị Trang, gia đình của thuyền viên Vũ Cao Đăng lặng chìm trong không khí buồn thương, lo lắng. Em Vũ Hồng Hạnh (con gái của thuyền viên Vũ Cao Đăng) nghẹn ngào: “Bố em đi từ tháng 7-2010 và đã được nhận sổ hưu từ tháng 9-2010 nhưng do quy định nên ông vẫn phải đi nốt chuyến này mới được nghỉ hẳn. Tháng trước, khi tàu đang làm hàng ở TPHCM, bố vẫn gọi điện và bảo đến tết này bố sẽ về hẳn. Nào ngờ đến 12 giờ trưa 28-12, cả nhà nhận được tin dữ. Và đến giờ này vẫn chưa có tin tức gì, không biết bố em sống chết ra sao?”.


Ông Phạm Xuân Thủy, Phó Giám đốc Công ty Vận tải biển và Xuất nhập khẩu tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin về tàu Vân Đồn 02 gặp nạn, chúng tôi đã triệu tập hầu hết cán bộ chủ chốt để bàn các biện pháp và xây dựng kế hoạch cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra”.


Ông Thủy cho biết thêm, tàu Vân Đồn 02 là tàu chở thép nhập khẩu, có chiều dài 110,08m, rộng 16,40m và trọng tải 6.900 DWT. Tàu khởi hành lúc 15 giờ ngày 26-12 tại TP Hạ Long – Quảng Ninh đi Malaysia.


Ngay sau sự cố, Công ty Vận tải biển và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh về sự việc trên để có giải pháp hỗ trợ. Hiện nay, công ty đã cử 2 cán bộ vào TPHCM để giải quyết vụ việc.


Ông Quang đưa ra nhận định, có thể nguyên nhân làm tàu chở hàng của họ gặp nạn ở khu vực Nam biển Đông là do đang trên đường về Việt Nam thì gặp lốc xoáy do áp thấp ở khu vực này gây ra. Hiện hệ thống vẫn tiếp tục phát thông báo khẩn cấp yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực trên tăng cường quan sát, trợ giúp tìm kiếm các thuyền viên mất tích, đồng thời giữ liên lạc với tàu cá KG 91371 TS trên tần số 7903 kHz để cập nhật thông tin về các thuyền viên được cứu.


Hiện tại, công ty cũng đã xác định được danh tính các thuyền viên trên tàu. Họ chủ yếu là những người quê ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam và Hà Nội.




P.Văn – G.Bảo











Thông tin liên quan







- Biển động dữ dội, cứu nạn tàu Vân Đồn 02 gặp khó khăn




-





Tàu Vân Đồn 02 bị chìm, 12 thuyền viên mất tích





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Phòng trà ca nhạc vất vả tìm chỗ đứng

0 nhận xét



Năm qua, hoạt động kinh doanh của các phòng trà ca nhạc không mấy khả quan, thậm chí có một số nơi phải đóng cửa. Dù phòng trà nào cũng cố gắng duy trì, xây dựng thương hiệu bằng cách tạo nên những nét tươi – mới – lạ để thu hút khách, thế nhưng những khó khăn về kinh tế, sự bão hòa của thị trường âm nhạc và nhiều nguyên nhân khách quan khác đã khiến không ít phòng trà thua lỗ…







Ca sĩ trẻ Dương Triệu Vũ biểu diễn ở phòng trà Không Tên. Ảnh: L.T.B.




Điểm hẹn của người yêu nhạc




Từ lâu, phòng trà được đông đảo khán giả yêu thích ca nhạc khẳng định là điểm hẹn giải trí thú vị cho họ, nhất là vào những tối cuối tuần. Chính không gian nhỏ, gọn, ấm cúng của phòng trà đã tạo nên sự gần gũi, thân tình và thoải mái cho cả người biểu diễn lẫn người thưởng thức nghệ thuật. Không gian nhỏ ấy phù hợp cho những trái tim đồng điệu về âm nhạc, những khách tri âm của các nghệ sĩ, nhạc sĩ – chủ nhân phòng trà.


Tại TPHCM, có những cái tên phòng trà đã rất quen thuộc với công chúng yêu nhạc như: ATB, Không Tên, Văn Nghệ (nay là Tiếng Xưa), Đồng Dao, Tiếng Dương Cầm, Tình Ca, Nhạc Trịnh, MTV… có những phòng trà một thời nổi tiếng vì phong cách âm nhạc độc đáo, dù hiện nay một số phòng trà đã ngưng kinh doanh.


Nơi đó, khán giả tìm được khoảng trời rất riêng của mình trong những tình khúc nhạc xưa, nhạc trữ tình chọn lọc, ca khúc quốc tế, hoặc những giai điệu sôi nổi của nhạc trẻ hiện đại.



Và theo từng phong cách âm nhạc riêng, phòng trà đã trở thành nhịp cầu cho các nghệ sĩ, ca sĩ hải ngoại về nước biểu diễn, phục vụ khán giả quê nhà.


Không thể phủ nhận, từ khi các phòng trà đi vào hoạt động, chính sách mở cửa trên nhiều lĩnh vực thông thoáng, trong đó có lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đã giúp lực lượng ca sĩ, nghệ sĩ hải ngoại về nước ngày càng đông đảo, lịch diễn dày đặc hơn. Các ca sĩ trong nước lại có thêm nhiều cơ hội biểu diễn, phát huy nghề. Chính sự đa dạng trong cách thức tổ chức biểu diễn của các phòng trà đã góp phần không nhỏ làm sôi động sự phát triển của thị trường âm nhạc tại TPHCM và cả nước.


Tuy nhiên, nhìn lại thời gian qua, nhiều người trong giới nghệ thuật nhận định, thời đỉnh cao của hoạt động kinh doanh phòng trà đã qua!




Tồn tại vì những đam mê




Trong vài năm trở lại đây, đã có không ít phòng trà đóng cửa vì thua lỗ. Ngoài việc kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường âm nhạc bão hòa còn có nhiều nguyên nhân khác như có quá nhiều chỗ vui chơi giải trí mới mở ra đã tạo điều kiện lựa chọn cho khán giả; một số người kinh doanh phòng trà không chú trọng nghệ thuật, ca sĩ phòng trà mải mê chạy show khiến chất lượng biểu diễn không cao.


Không ít khán giả ngao ngán vì gặp hoài những những gương mặt ca sĩ chạy show ở hầu hết các phòng trà. Những lý do đó ít nhiều đã làm cho nghệ thuật biểu diễn ở các phòng trà đi xuống, giảm hẳn sức thu hút với khán giả.


Nhạc sĩ Lê Quang cho biết, năm nay phòng trà Không Tên của anh và mấy người bạn cùng đầu tư đã giảm đến 30% doanh thu so với năm trước. Phòng trà ATB của ca sĩ Ánh Tuyết, từ khi dời điểm diễn xa khu trung tâm thành phố liền vắng khách hẳn.


Ca sĩ Ánh Tuyết trăn trở: “Tôi cố gắng duy trì hoạt động của phòng trà cũng chỉ để thỏa niềm đam mê, sự yêu thích. Không chỉ thế, hiện tôi đang tập trung xây dựng một nhóm bè chuyên nghiệp, dự định sẽ đầu tư độc quyền một số ca sĩ để họ có nhiều thời gian chăm chút hơn cho chuyên môn”.


Ca sĩ Duy Quang từng nỗ lực giúp phòng trà Tình Ca có một lượng khách quen đông đảo, nhưng vì thời thế, Tình Ca đóng cửa, tâm tình và khát khao nghệ sĩ vẫn day dứt khôn nguôi trong anh. Đến giữa tháng 12-2010, anh và những người bạn thân đã cùng góp sức tạo nên một khung trời âm nhạc mới – phòng trà Duy Tân, nằm ở vị trí đẹp trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3.


Ca sĩ Duy Quang cho biết: “Khi mở phòng trà mới, chúng tôi mong muốn tạo được một sân chơi riêng cho anh em, các thân hữu và là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa nghệ sĩ và khán giả – những tâm hồn đồng điệu. Chúng tôi cũng cố gắng tạo những chương trình đặc biệt, ví dụ như từ thứ hai đến thứ năm thực hiện chương trình nhạc quốc tế lời Việt – đó là những bài hát của những năm 60, 70 với những ca khúc bất tử của The Beatles, CCR, James Taylor, Carol King… và những bài nhạc Pháp của một trời kỷ niệm mang phong cách vui tươi”.


Riêng chủ phòng trà Văn Nghệ, sau khi đóng cửa phòng trà này đã âm thầm gầy dựng một phòng trà mới với tên gọi Tiếng Xưa, biến hóa phòng trà thành một sân khấu ca vũ nhạc khá đặc biệt. Ngoài những bản tình ca quen thuộc của các tác giả Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn, Trần Thiện Thanh, Văn Phụng, Châu Kỳ, Lam Phương, Y Vân…, Tiếng Xưa thường xuyên diễn các vở nhạc kịch

Trầu Cau, Lan và Điệp, Mối tình Trương Chi – Mỵ Nương, Hòn Vọng Phu…

được dàn dựng công phu, phục vụ một lượng khách đông đảo…


Những nét tươi mới ấy đã và đang góp sức cố gắng khôi phục lại hoạt động sôi nổi của các phòng trà. Phải nhìn nhận rằng, chỉ có những người yêu thích nghệ thuật lắm mới dám đứng ra kinh doanh phòng trà. Đó cũng là những nỗ lực lớn của những người nghệ sĩ tâm huyết và yêu nghề.


Một năm vất vả đã qua, hy vọng năm 2011, hoạt động của các phòng trà sẽ sôi nổi hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển âm nhạc TPHCM trong giai đoạn mới.




Thúy Bình





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Giáo viên robot ở Hàn Quốc

0 nhận xét



Theo AFP, ngày 28-12, Hàn Quốc bắt đầu chương trình thử nghiệm kéo dài 4 tháng đưa robot về giảng dạy tại các trường học.




Trong đợt đầu này, có 29 “giáo viên” robot tiếng Anh giảng dạy tại 21 trường tiểu học tại thành phố Daegu, Đông Nam Seoul. Mỗi robot có chiều cao 1m, với màn hình thể hiện mặt người, di chuyển trong lớp trong lúc giảng bài, đọc sách để học sinh đọc theo.





Giáo viên robot tiếng Anh tại một lớp học ở Daegu.


Robot cũng có thể khiêu vũ theo nhạc. Robot được tích hợp chương trình dạy tiếng Anh và được các giáo viên điều khiển từ xa. Các em học sinh tỏ ra rất thích thú với giáo viên robot, đặc biệt những em nhút nhát cũng cảm thấy tự tin hơn là khi học với giáo viên thật. Sắp tới, các robot loại này sẽ được đưa tới những vùng sâu vùng xa của Hàn Quốc vốn đang thiếu giáo viên Anh ngữ.

Tổng vốn đầu tư cho chương trình này là 1,37 triệu USD do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Dự kiến, sẽ có thêm các giáo viên robot toán và nhiều môn khác. Các nhà khoa học Hàn Quốc cho rằng mục đích chính của chương trình là nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp robot ở nước này chứ không thể dùng robot thay thế cho người trong giảng dạy.  




K.MINH





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt

0 nhận xét

(SGGP).-

Hôm qua 28-12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân hàng năm 2010, định hướng nhiệm vụ năm 2011. Tính đến hết tháng 12-2010, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng ước tăng 29,81% so với cuối năm 2009. Sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt của NHNN, lãi suất huy động và cho vay VND của các ngân hàng thương mại đã giảm dần.




Hiện nay, các ngân hàng đã thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VND không vượt quá 14%/năm; lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm.  Thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã dần ổn định, nguồn cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể, tỷ giá diễn biến phù hợp với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, góp phần hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế…


Năm 2011, NHNN xác định sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng theo nguyên tắc thị trường, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tổng phương tiện thanh toán tăng 21%-24%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 23%. Lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống. NHNN sẽ điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối theo tín hiệu thị trường, phù hợp với diễn biến lãi suất, cân đối hài hòa cung – cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, giảm dần tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi, quản lý chặt chẽ thị trường vàng và thị trường ngoại tệ.




BẢO MINH





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Quyết tâm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

0 nhận xét

(SGGP). –

Ngày 28-12, sau 2 ngày làm việc, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII đã bế mạc tại Hà Nội. Trong 2 ngày diễn ra, đại hội đã nghe 23 báo cáo thành tích của các tập thể và cá nhân xuất sắc đại diện cho các ngành, lĩnh vực, địa phương.







Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao đổi với các điển hình thi đua yêu nước. Ảnh:MINH ĐIỀN


Phát biểu bế mạc đại hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta thực sự xúc động về những việc làm cao đẹp và thành tích của các anh hùng, chiến sĩ thi đua, điển hình tiên tiến đã báo cáo và giao lưu tại đại hội. Đó là những bông hoa đẹp trong vườn hoa ngát hương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tô thắm thêm truyền thống và kết quả tốt đẹp về thi đua yêu nước của dân tộc ta. Đây là những tấm gương sáng để mọi người noi theo”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và chiến lược 10 năm tới, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề với thời cơ, thuận lợi đan xen với những khó khăn thách thức. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và làm tốt hơn nữa công tác khen thưởng.


Thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát động phong trào thi đua trong cả nước với chủ đề “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015”. Các nội dung thi đua 5 năm tới cần được chú trọng như tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành tự giác, trách nhiệm và thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, cá nhân. Gắn phong trào thi đua yêu nước với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, phải thường xuyên quan tâm phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Việc học tập và làm theo các tấm gương người tốt, việc tốt không những có tác dụng tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ mọi người phát huy mọi khả năng để hoàn thành nhiệm vụ, mà còn góp phần tích cực bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng nếp sống mới và xã hội văn minh, đẩy lùi những tư tưởng, việc làm tiêu cực, những thói hư tật xấu. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Khen thưởng phải trên cơ sở đánh giá đúng thành tích, bảo đảm dân chủ, công khai, được dư luận xã hội đồng tình, tránh khen thưởng tràn làn, kiên quyết chống bệnh thành tích. Chú trọng khen thưởng người lao động, người trực tiếp sản xuất kinh doanh, công tác và học tập…


Chiều qua, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp các Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đại biểu là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài về dự đại hội. Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: “Chúng tôi bày tỏ lòng khâm phục, trân trọng và học tập các tấm gương về ý chí, hoài bão cao quý. Chúng ta học tập các tấm gương để bổ sung cho mình, cùng nhau hợp sức xây dựng đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.






P.THẢO


>>



Bình dị mà cao quý






>>



Trọn nghĩa – vẹn tình







(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →