Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label dân tộc. Show all posts
Showing posts with label dân tộc. Show all posts

Quyết tâm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

0 nhận xét

(SGGP). –

Ngày 28-12, sau 2 ngày làm việc, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII đã bế mạc tại Hà Nội. Trong 2 ngày diễn ra, đại hội đã nghe 23 báo cáo thành tích của các tập thể và cá nhân xuất sắc đại diện cho các ngành, lĩnh vực, địa phương.







Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao đổi với các điển hình thi đua yêu nước. Ảnh:MINH ĐIỀN


Phát biểu bế mạc đại hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta thực sự xúc động về những việc làm cao đẹp và thành tích của các anh hùng, chiến sĩ thi đua, điển hình tiên tiến đã báo cáo và giao lưu tại đại hội. Đó là những bông hoa đẹp trong vườn hoa ngát hương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tô thắm thêm truyền thống và kết quả tốt đẹp về thi đua yêu nước của dân tộc ta. Đây là những tấm gương sáng để mọi người noi theo”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và chiến lược 10 năm tới, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề với thời cơ, thuận lợi đan xen với những khó khăn thách thức. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và làm tốt hơn nữa công tác khen thưởng.


Thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát động phong trào thi đua trong cả nước với chủ đề “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015”. Các nội dung thi đua 5 năm tới cần được chú trọng như tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành tự giác, trách nhiệm và thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, cá nhân. Gắn phong trào thi đua yêu nước với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, phải thường xuyên quan tâm phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Việc học tập và làm theo các tấm gương người tốt, việc tốt không những có tác dụng tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ mọi người phát huy mọi khả năng để hoàn thành nhiệm vụ, mà còn góp phần tích cực bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng nếp sống mới và xã hội văn minh, đẩy lùi những tư tưởng, việc làm tiêu cực, những thói hư tật xấu. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Khen thưởng phải trên cơ sở đánh giá đúng thành tích, bảo đảm dân chủ, công khai, được dư luận xã hội đồng tình, tránh khen thưởng tràn làn, kiên quyết chống bệnh thành tích. Chú trọng khen thưởng người lao động, người trực tiếp sản xuất kinh doanh, công tác và học tập…


Chiều qua, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp các Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đại biểu là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài về dự đại hội. Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: “Chúng tôi bày tỏ lòng khâm phục, trân trọng và học tập các tấm gương về ý chí, hoài bão cao quý. Chúng ta học tập các tấm gương để bổ sung cho mình, cùng nhau hợp sức xây dựng đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.






P.THẢO


>>



Bình dị mà cao quý






>>



Trọn nghĩa – vẹn tình







(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

“Tôn Ngộ Không” đến TP. Hồ Chí Minh

0 nhận xét

(SGGPO).-

Chiều nay, 28-12, tại nhà sách Fahasa Tân Định, nam diễn viên Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng, người từng đóng vai Tôn Ngộ Không trong tập phim Tây Du Ký phiên bản năm 1986 của đạo diễn Dương Khiết, đã đến giao lưu với báo chí và bạn đọc tại TP. Hồ Chí Minh trong



khuôn khổ chuyến thăm



, theo lời mời của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam.




Hàng ngàn bạn đọc đã đón chào nhiệt tình Lục Tiểu Linh Đồng trước cổng nhà sách Fahasa Tân Định. Không khí trở nên náo nhiệt hơn khi “Tôn Ngộ Không” xuất hiện.







Không khí trở nên náo nhiệt hơn khi “Tôn Ngộ Không” (áo đỏ) xuất hiện

.


Ngoài hoạt động giao lưu văn hóa, nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng còn giới thiệu với bạn đọc TP.HCM tập sách “Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du”. Đây là tập sách gồm 3 tập, phát hành bằng tiếng Trung Quốc, do Chibooks là đại diện xuất bản nước ngoài đầu tiên, đã chuyển ngữ sang tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam (tập 1). Sách kể những câu chuyện sinh động về các nhân vật trong phim và hậu trường làm phim Tây Du Ký, lần đầu tiên được tiết lộ dưới góc nhìn của người trong cuộc.





Hàng ngàn bạn đọc hâm mộ đã tập trung khiến cho Nhà sách Fahasa Tân Định trở nên chật chội, nhỏ bé


Nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng đã nói sâu về 5 nhân vật: Tôn Ngộ Không cùng tích truyện nổi tiếng nhất Đại náo thiên cung, Huyền Trang (tức Đường Tăng) trong lịch sử và tiểu thuyết, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã. Đây đều là những nhân vật đã sát cánh bên nhau suốt từ đầu đến cuối chuyến hành trình đến Tây Thiên. Đằng sau tiểu thuyết là triết lý cuộc sống sâu sắc và giá trị với nhân sinh trong xã hội. 





“Tôn Ngộ Không” ký tặng sách “Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du”


Lục Tiểu Linh Đồng tên thật là Chương Kim Thái, dân tộc Hán, sinh ngày 12-4-1959 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Ông theo nghiệp cha là nghệ sĩ Lục Tiểu Đồng (tên thật là Chương Tống Nghĩa, người được mệnh danh là Nam Hầu Vương) học nghệ thuật diễn xuất loài khỉ. 


Sau khi tốt nghiệp cấp III vào tháng 6-1976, ông thi đỗ vào trường nghệ thuật Côn Ca đoàn, tỉnh Triết Giang. Ông từng thành công với nhiều vai chính trong các vở kịch như Mỹ Hầu Vương đại náo Long Cung, Tôn Ngộ Không ba lần mượn quạt Ba Tiêu…


Tên tuổi Lục Tiểu Linh Đồng trở nên nổi tiếng khi ông đóng vai Tôn Ngộ Không trong phim truyền hình dài tập Tây Du Ký của nữ đạo diễn Dương Khiết, thực hiện năm 1986.












Video:

Diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng giao lưu với bạn đọc TP. Hồ Chí Minh

. Video:

Minh Sĩ












Tin, ảnh:



Tiến Tùng





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Hôm nay, khai mạc Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII

0 nhận xét





(SGGP). – Hôm nay 27-12, Đại hội (ĐH) thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII khai mạc tại Hà Nội. Đây là dịp để tổng kết, nhân rộng các điển hình tiên tiến, phát động phong trào học tập các tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực trong phạm vi cả nước, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chủ đề của ĐH là “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015”.






Tham dự ĐH có 1.500 đại biểu phong trào thi đua yêu nước của các ban, ngành, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể TƯ và các địa phương, các cá nhân anh hùng, đại diện các tập thể anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc và các điển hình tiên tiến, nhân tố mới được phong tặng, suy tôn từ sau ĐH thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII.


Trong số đại biểu tham dự ĐH lần này, có 338 đại biểu là Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện tập thể Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được phong tặng trong 5 năm qua, chiếm 23% số đại biểu dự ĐH.


Ngoài ra có 1.001 điển hình tiên tiến, tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực đời sống, xã hội, chiếm 67% trong đó có 148 đại biểu là người dân tộc thiểu số; 164 đại biểu trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; 322 đại biểu tiêu biểu cho tài năng trẻ, thiếu nhi nhi đồng xuất sắc, công nhân, nông dân, trí thức, đại diện các tôn giáo, nhân sĩ, nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ, nghệ nhân nhân dân… 


Bên cạnh đó, có 64 đại diện tiêu biểu trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; 10 đại biểu đại diện cho kiều bào ở nước ngoài.


Đại biểu cao tuổi nhất là GS, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu, 94 tuổi; đại biểu trẻ nhất là em Trần Ngọc Diễm Huyền, 10 tuổi, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Nam Thành Công, Đống Đa, Hà Nội. GS Ngô Bảo Châu là khách mời của ĐH.




PHAN THẢO





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước thăm Tòa Tổng Giám mục TPHCM

0 nhận xét



* MTTQ Việt Nam chúc mừng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội







Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải trao Huân chương Đại đoàn kết dân tộc tặng ông Nguyễn Đình Đầu. Ảnh: VIỆT DŨNG


(SGGP).-

Nhân dịp đón lễ Giáng sinh năm 2010, ngày 24-12, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, UBMTTQVN do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, dẫn đầu đã đi thăm Tòa Tổng Giám mục TPHCM và Giáo hội Cơ đốc phục Lâm Việt Nam (Tin lành).


Thay mặt Đảng và Nhà nước, đồng chí Lê Thanh Hải bày tỏ vui mừng, chúc sức khỏe Hồng y Phạm Minh Mẫn và Mục sư Trần Công Tấn cũng như toàn thể giáo dân Thiên chúa giáo và tín hữu đạo Tin lành một mùa Giáng sinh vui tươi, hạnh phúc, an lành.


Sau khi biểu dương những đóng góp xứng đáng của các tổ chức tôn giáo trong xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng chí Lê Thanh Hải khẳng định, Trung ương và TPHCM luôn quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào theo đạo phát huy khả năng, cống hiến cho đất nước, cho TPHCM và phụng sự tôn giáo. Đồng chí vui mừng nhận thấy, ở nhiều địa phương có đồng bào theo đạo, phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội, từ thiện, ích nước lợi nhà được phát động rộng rãi, tạo sức lan tỏa trong các giới đồng bào, vì một mục tiêu xây dựng cộng đồng và đất nước ngày càng phồn vinh, phát triển. Đồng chí bày tỏ mong muốn đồng bào theo đạo tiếp tục phát huy đoàn kết lương-giáo, sống phúc âm giữa lòng dân tộc và gắn kết với nhau tham gia xây dựng quê hương, nâng cao đời sống.


Nhân dịp này, đoàn đại biểu Trung ương đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các gia đình bà Nguyễn Thị Ca – em của liệt sĩ Linh mục Nguyễn Bá Luật (Cố vấn BCH Hội đồng Công giáo kháng chiến Nam bộ) ở phường 14 quận Tân Bình; gia đình ông Vũ Quang Thành, hộ giáo dân tiêu biểu, từng hiến đất mở rộng hẻm ở phường 12 quận 3. Đến thăm nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (nhân sĩ tiêu biểu, ủy viên UBMTTQ TPHCM) ở quận 1, đồng chí Lê Thanh Hải thay mặt Đảng và Nhà nước gắn “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” của Chủ tịch nước trao tặng cho ông Nguyễn Đình Đầu vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.


Cùng ngày, đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do Chủ tịch Huỳnh Đảm dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng các chức sắc công giáo cùng bà con giáo dân Giáo phận Hà Nội. Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Phero Nguyễn Văn Nhơn đã tiếp đoàn.


Chủ tịch Huỳnh Đảm chúc mừng Tổng Giám mục Phero Nguyễn Văn Nhơn và bà con giáo dân Giáo phận Hà Nội đón lễ Noel an lành, hạnh phúc đồng thời nhấn mạnh: Trong năm qua đồng bào công giáo luôn gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động. Đặc biệt, hai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo” được bà con cả nước, trong đó có bà con giáo dân hưởng ứng tích cực, đạt được nhiều kết quả to lớn. Chủ tịch Huỳnh Đảm mong rằng, trong thời gian tới, Tổng Giám mục Phero Nguyễn Văn Nhơn và các chức sắc, giáo dân công giáo sẽ tiếp tục có những đóng góp cho giáo hội và cho đất nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Tổng Giám mục Phero Nguyễn Văn Nhơn khẳng định sẽ tiếp tục vận động các chức sắc công giáo, bà con giáo dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của MTTQ Việt Nam, sống “tốt đời, đẹp đạo” và thực hiện đường hướng của giáo hội “mỗi giáo dân tốt là một công dân tốt”.




T.SƠN – T.HÀ





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Trần Văn Giàu với cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 ở Nam bộ

0 nhận xét





Là một trong những lớp đàn em được bác Trần Văn Giàu khai tâm đi theo cách mạng qua phong trào Thanh niên Tiền phong, tôi xin được ghi lại vài nét của những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 ở Nam bộ do bác Trần Văn Giàu lãnh đạo, thay nén hương lòng kính dâng lên bác Sáu.









Giáo sư Trần Văn Giàu trao giải thưởng “Trần Văn Giàu” lần 2 năm 2005 cho nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu về công trình “Nghiên cứu địa bạ và ruộng đất triều Nguyễn”. Ảnh: MAI HẢI


Chúng ta đều biết cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt. Số cơ sở cách mạng ở Nam bộ bị triệt tiêu, liên lạc với Trung ương bị gián đoạn… Trong bối cảnh ấy, những đảng viên cộng sản bị địch giam ở các nhà tù, trại tập trung đều đau đáu trong lòng trước những câu hỏi lớn: Làm sao kịp thoát khỏi tay giặc trở về gầy dựng lại phong trào để đưa cách mạng tiến lên? Khi thời cơ tới làm sao có lực lượng  để kịp cùng khởi nghĩa với miền Bắc, miền Trung?

Trong bối cảnh đó, đồng chí Trần Văn Giàu cùng 8 đồng chí vượt căng (trại giam) Tà Lài năm 1941 để trở về xây dựng lại lực lượng cách mạng. Sau một thời gian tạm lánh, các vị đã hình thành được khung Xứ ủy Nam bộ năm 1943. Tình hình thế giới đã đi vào thời kỳ rất khẩn trương: Phát xít Đức bị đánh bại ở Liên Xô và Đông Âu, phát xít Nhật thua to trên mặt trận Thái Bình Dương… Thời cơ đang đến rất gần cho các dân tộc có thể vùng lên giành lại nền độc lập dân tộc. Đồng chí Trần Văn Giàu lúc ấy là Bí thư Xứ ủy Nam bộ, vẫn chưa liên lạc được với Trung ương, đang rất day dứt về đường lối chung, về lực lượng cách mạng cụ thể cần có trong tay khi thời cơ đến.


Lúc sinh thời đồng chí Trần Văn Giàu thường tâm sự với chúng tôi một số vấn đề nổi lên bấy giờ:


Một là, vấn đề đường lối cách mạng. Phải nói rằng sự mất liên lạc với Trung ương là một thiệt thòi lớn cho Đảng bộ Nam bộ. Tuy nhiên Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu không bó tay ngồi chờ. Đồng chí đã căn cứ Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương họp ở Bà Điểm năm 1939, xác định Đảng đã có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra. Nghị quyết Trung ương 6 năm 1939 viết: “Hiện nay tình hình đã có mới. Đế quốc chiến tranh, khủng hoảng cùng với ách thống trị phát xít thuộc địa đã đưa vấn đề dân tộc thành một vấn đề khẩn cấp rất quan trọng… Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mạng, cả vấn đề điền địa cùng nhằm vào mục đích ấy mà giải quyết…”.


Hai là, trong cuộc chạy đua với thời gian để kịp nắm bắt thời cơ, vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng sẵn sàng khi thời cơ đến có ý nghĩa quyết định. Làm thế nào để trong một thời gian ngắn có được một “đội quân chính trị” với số lượng và khí thế áp đảo đối tượng cách mạng mà lúc đó không phải tầm thường?


Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu trước tình hình đó đã tâm sự trong Hồi ký: “Có ba điều mà người cách mạng không thể quên: Một là cách mạng ở Nam bộ phải tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Và cuộc khởi nghĩa ở Nam bộ nhất thiết phải làm gần đồng thời với Bắc, Trung bộ. Khởi nghĩa địa phương không thể tách rời Tổng khởi nghĩa trên cả nước. Cho nên vấn đề hàng đầu là phải cố bắt cho được liên lạc với Trung ương, với Bắc, Trung bộ, đưa cuộc vận động cách mạng làm tổng khởi nghĩa vào hệ thống chỉ đạo thống nhất.


Hai là, nói tổng khởi nghĩa thì vùng đô thị, đặc biệt Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định phải là mục tiêu then chốt. Không xem nhẹ nông thôn nhưng đã nói tổng khởi nghĩa thì cách mạng chỉ thật sự thành công khi chiếm được trung tâm đầu não địch là Sài Gòn – Gia Định. Thành phố trung tâm này lại có vành đai Đỏ truyền thống ngoại thành, rất thuận lợi.


Ba là, cách mạng không phải là một “âm mưu”, hành động theo kiểu “hội kín”, mà là một cuộc nổi dậy có tính quần chúng rất rộng, rất mạnh; cách mạng không thể thành công chỉ với một số ít người dù là những người rất mưu trí, dũng cảm. Cho nên phải bằng mọi giá đưa được phong trào quần chúng lên cao trào, sôi nổi, rộng, mạnh”.


Thực tế đã diễn ra như thế nào?


Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương (9-3-1945), trong thanh niên Nam bộ đã có phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, cắm trại, hát những bài sử ca như Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng, Người xưa đâu tá, Thanh niên hành khúc, Lên đàng… Bí thư Xứ ủy đã đến với các nhóm thanh niên ấy và đã thuyết phục họ đi với cách mạng. Đồng chí đã rất sáng tạo trong việc chuyển phong trào thanh niên từ tự phát sang tự giác trong thời điểm rất sôi nổi của những tháng đầu năm 1945.


Một cơ hội khác lại đến: Nhật muốn xây dựng một tổ chức thanh niên thân Nhật để làm chỗ dựa chính trị, mời bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng ra đảm đương việc này. Người đảng viên Phạm Ngọc Thạch báo cáo việc này với Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu. Có nên nhận làm không? Nếu làm mà Nhật chi phối phong trào thì có khác gì phong trào thể thao của Pháp do Ducoroy làm trước đây?


Bí thư Xứ ủy phân tích: Ta phải “tương kế tựu kế” chủ động đứng ra tổ chức một phong trào thanh niên yêu nước hoạt động công khai do Xứ ủy chỉ đạo, trong thời gian ngắn xây dựng được một lực lượng thanh niên đông đảo, có tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hành động theo lệnh của Xứ ủy. Tổ chức Thanh niên Tiền phong đã ra đời như thế đó. Và chỉ trong vòng 5 tháng đã tập hợp được hơn một triệu đoàn viên, riêng ở Sài Gòn có hơn 200.000 đoàn viên, chưa kể 120.000 công nhân các xí nghiệp trong Tổng Công đoàn Nam bộ, nay cũng công khai nhập vào Thanh niên Tiền phong với danh nghĩa Thanh niên Tiền phong Ban xí nghiệp.


Rõ ràng, quyết định đúng đắn của Xứ ủy về tổ chức Thanh niên Tiền phong, xuất phát từ lòng tin sâu sắc vào thanh niên, vào nhân dân đã tạo bước chuyển về chất, nhanh chóng xây dựng được một đạo quân chính trị với số lượng và khí thế áp đảo, mở ra một thời kỳ Tiền khởi nghĩa với ưu thế chính trị tuyệt đối nghiêng về phía cách mạng. Đông đảo lớp thanh niên chúng tôi đã đi vào cách mạng chính từ phong trào Thanh niên Tiền phong mà công đầu xây dựng là Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.


Phong trào Thanh niên Tiền phong là một sáng tạo của Đảng bộ Nam bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Bí thư. Lực lượng Thanh niên Tiền phong đã nhanh chóng chiếm lĩnh các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở phường, xã theo lệnh của Xứ ủy trong đêm 24-8-1945, góp phần quyết định vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Sài Gòn và Nam bộ; một cuộc cách mạng đã thực sự nổ ra từ trong ruột của chế độ cũ, với lực lượng Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt.




Nguyễn Trọng Xuất





Tổng thư ký Ban Biên soạn Lịch sử Nam bộ Kháng chiến











Thông tin liên quan







- Giáo sư Trần Văn Giàu – Giai thoại và huyền thoại






- Nhà cách mạng lão thành, Giáo sư Trần Văn Giàu đã ra đi





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đưa mẹ Thứ về với đất mẹ

0 nhận xét

(SGGPO).-

Sáng 14-12, lễ truy điệu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ – người có 9 con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ – được Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, tỉnh Quảng Nam, huyện Điện Bàn cùng gia đình tổ chức long trọng tại xóm Rừng, thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung (huyện Điện Bàn). Hàng ngàn người đến tiễn đưa mẹ về với đất mẹ ân tình…

 





Long trọng tiễn đưa mẹ Thứ về với đất mẹ Điện Bàn


Từ mờ sớm, hàng ngàn người dân, các bạn trẻ đến từ Quảng Nam, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành trên cả nước, có cả người nước ngoài đến viếng và tiễn đưa mẹ. Đám tang mẹ đông nghịt người, già có, trẻ có… Trong số những người đến dự tang mẹ, có những cựu chiến binh – những người đã từng gắn bó với gia đình mẹ – đã rơi lệ thương tiếc mẹ. 












Mẹ ra đi ở cái tuổi 106 nhưng đã để lại những trống vắng trong lòng người dân, trong lòng những cựu chiến binh đã từng gắn bó với mẹ bởi sự cống hiến lớn lao vô bờ bến của mẹ, của gia đình mẹ với xóm làng, với quê hương và nền độc lập dân tộc của đất nước. Chiến tranh đã cướp đi bao tuổi thanh xuân, phá vỡ hạnh phúc biết bao gia đình Việt Nam với biết bao nỗi mất mát, đau thương. Nhưng hơn ai hết, mẹ Thứ đã đau, đau như cắt từng khúc ruột khi lần lượt 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại hy sinh. 9 lần tiễn con lên đường là chuỗi ngày chờ đợi, thế nhưng, cuộc đời đã quá cay nghiệt với mẹ khi 9 người con thân yêu của mẹ đã đi mãi không về.

Đau hơn ai hết, 9 giờ ngày 30-4-1975 – khi chỉ còn vài giờ nữa là thống nhất non sông thì anh Lê Tự Chuyển – một chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã nằm xuống trên đường dẫn một cánh quân về giải phóng Sài Gòn. Khi đất nước trọn niềm vui chiến thắng thì cũng là lúc mẹ vĩnh biệt đứa con thứ 9 của mình, mẹ lại lần nữa nuốt nước mắt vào trong. Mỗi lần mẹ nhận tin con là mỗi lần tim mẹ ứa máu, mắt mẹ rơi lệ, tâm can mẹ héo hon.

 




Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đọc điếu văn ôn lại cuộc đời M



ẹ Thứ.


Trong lễ truy điệu của mẹ ngập tràn những cặp mắt đỏ hoe khi ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đọc điếu văn kể về cuộc đời hy sinh, cống hiến của mẹ. Lễ truy điệu như chìm vào những thước phim quay chậm về cuộc đời mẹ với bao hy sinh, mất mát, với nỗi đau mất con, mất cháu. Những thước phim ấy xúc động hàng ngàn con tim của những người dự tang.


“Dẫu biết rằng sinh – lão – bệnh – tử là lẽ thường tình của cuộc đời mỗi con người, hơn nữa, với cái tuổi 106 của mẹ đã là thượng thượng thọ, nhưng mẹ mất đi vẫn là nỗi đau không gì bù đắp được. Mẹ ra đi, nhưng hình ảnh người mẹ thân thương, tấm gương mẫu mực của một bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn còn đó trong mỗi chúng ta và con cháu mai sau… Mẹ vĩ đại bởi tấm lòng trung trinh, trong sáng không gợn chút tư lợi đòi hỏi công lao cống hiến, đã từng cùng chồng nhường suất nhà tình nghĩa cho những gia đình liệt sĩ khác…” – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh xúc động.









Nhiều bạn trẻ từ khắp nơi đổ về thắp hương viếng mẹ Thứ




Trong lễ truy điệu mẹ Thứ, bà Joanne Luke, chuyên gia người Úc của Hội Trợ giúp người tàn tật Việt Nam, tâm sự: “Tôi không họ hàng, không thân thích với mẹ Thứ, nhưng tôi đến đám tang mẹ để thắp nén nhang đưa tiễn mẹ. Tôi không biết nhiều về mẹ, nhưng qua tình cảm mọi người dành cho mẹ tôi biết đó là một người mẹ vĩ đại, một người phụ nữ Việt Nam hiền từ, nhân hậu và đầy đức hy sinh. Và tôi thật sự ấn tượng trước tấm lòng của mọi người đối với mẹ Thứ”. 

 





Bà Joanne Luke, chuyên gia người Úc của Hội Trợ giúp người tàn tật Việt Nam, thắp hương phúng viếng mẹ Thứ. Ảnh: N. KHÔI



Trên đường đưa mẹ về Nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn, quãng đường chỉ 2 cây số bỗng xa vời vợi, thời gian nặng nề trôi qua. Hai bên đường quốc lộ 1A chật kín người dân cúi đầu đưa tiễn. 10 giờ 30, mẹ về với đất mẹ ân tình. Xin mượn mấy câu trong bài Đất nước của Phạm Minh Tuấn như một lời tri ân, một lời tiễn đưa mẹ – người mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ về với đất mẹ Quảng Nam:

“Xin hát về người đất nước ơi!/Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi, suốt đời lam lũ…/Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi, mấy mùa không ngủ/Ngăn bước quân thù phía Nam phía Bắc/Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con…”.




NGUYÊN KHÔI






 









Thông tin liên quan





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →