Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label Văn hóa. Show all posts
Showing posts with label Văn hóa. Show all posts

“Thượng đế” như… của nợ!

0 nhận xét



Thay vì phục vụ nhiệt tình, niềm nở, các lái phụ xe lại luôn miệng la hét, dồn ép “thượng đế” đi xe như “của nợ”… Rất nhiều công nhân, viên chức và sinh viên mong một chân trên xe nhồi cũng không được.







Tại cầu Bến Thủy (Nghệ An), mặc dù đã có biển cấm nhưng các nhà xe vẫn ngang nhiên bắt khách. Ảnh: DUY CƯỜNG




Bến cóc và cò xe




Mùng 8 Tết, nhiều người thất thểu ra đứng dọc quốc lộ 1A đợi xe đường dài khi không mua được vé trong bến. Thấy đông khách, đám lái phụ xe làm cao, khệnh khạng ra mặt còn đội quân cò xe có cơ hội ăn chặn. Đúng 5 giờ sáng mùng 8, chúng tôi có mặt tại điểm bắt xe gần cổng chào xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh – đây là một trong số hàng trăm bến cóc bắt xe đi Nam hình thành từ sau Tết Tân Mão trên quốc lộ 1A ở khu vực Bắc miền Trung.


Chỉ trong vòng 15 phút đứng đón xe, chúng tôi đếm được có tới hàng chục xe khách chạy các tuyến Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết và xe Bắc – Nam bóp còi inh ỏi bắt khách, giá trung bình 700.000 – 1.000.000 đồng/người đi các tỉnh thành trên. “Tết khách đông, chừng ấy xe, chừng ấy chuyến thì không nhồi, không nhét mới là chuyện lạ!… hai cò xe thách thức.


Xe dừng lại bắt khách dọc đường, cò xe xuất hiện đứng ngang cửa lên xuống xe hô hào xếp khách như chủ xe và không quên “xin đểu” một cách trắng trợn: “Cho xin tiền bến hoặc cho anh em mấy đồng công bắt xe, lập bến…”. Chỉ khi nào hành khách móc hầu bao cống nạp từ 20.000 – 30.000 đồng/người và nhà xe chi hoa hồng từ 20.000 – 100.000 đồng (tùy số lượng khách vừa lên xe) thì đội quân này mới chịu cho xe chuyển bánh.




Qua mặt CSGT









*

 



Ngày 11-2, tại các điểm như ngã ba Yên Lý (huyện Diễn Châu), ngã ba Quán Hành (huyện Nghi Lộc), hai phía cầu Bến Thủy thuộc địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh… các xe khách thi nhau chèn ép, lấn lướt nhau để bắt khách gây ra tình trạng hỗn loạn và nguy hiểm. Ngay tại những nơi ghi rõ là cấm đón trả khách nhưng các nhà xe vẫn phớt lờ.






D.Cường




Do bị nhồi nhét cả xuống cuối xe, cửa kính lại đóng kín, trong xe ngột ngạt nên hầu hết hành khách đều kêu chóng mặt, váng đầu và đến quá nửa số khách ở cuối xe đã… trả tất cả những gì mới ăn vào túi nylon và sàn xe. Để có cái nhìn cận cảnh nhất về tình trạng này, phóng viên Báo SGGP tiếp tục cùng làm hành khách với những người lao động, công nhân trên hành trình Nam tiến sau tết.


“180.000 đồng/người từ Hà Tĩnh đi Huế (tăng gấp 2,5 lần so với ngày thường – PV)… Lên xe có chỗ đàng hoàng”, tay lơ xe 29 chỗ BKS 38N-1528 khẳng định chắc nịch. Vậy nhưng khi bước lên cửa xe, chúng tôi đã bị đẩy xuống dãy ghế cuối cùng với 10 hành khách khác đang ngồi nghiêng người trên ghế quy định 6 chỗ. Những đầu và vai xếp so le, lố nhố trong xe, phía cửa lên xuống vẫn người đứng người ngồi, chưa kịp xoay xở thì chiếc xe đã sang số lao về phía trước.


Bị “nhồi” khá kỹ nhưng khi xe đến thị trấn Kỳ Anh (Hà Tĩnh), chúng tôi vẫn thấy mình may mắn. Ba khách rồi thêm 2 khách nữa lên xe đã được lơ xe nhét chặt vào tấm ván đặt ngang rãnh cầu thang lên xuống cửa xe rộng chưa đầy 1m². Một hành khách nữ bức xúc: “Chêm chặt không thở nổi… Cho xuống đi xe khác”. Tay lơ xe trợn mắt: “Thanh toán 50.000 đồng tiền cò xe và công xếp chỗ rồi xuống. Ngày tết có xe đi là phúc rồi lại còn đòi hỏi”…


Thời tiết từ Hà Tĩnh đến Huế trong xanh mát dịu nhưng lái phụ xe 38N-1528 đã yêu cầu hành khách ngồi bên cửa xe thả vải tránh nắng trùm xe và hét khách đứng lố nhố trong xe nằm chồng lên nhau đến 6 lần. Thì ra đó là cách qua mắt lực lượng CSGT cắm chốt dọc quốc lộ 1A không chịu lên xe kiểm tra mà đứng dưới đường ra lệnh. Lơ xe biết ý đến “làm luật”!




Văn Thắng





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Ngày lễ tình nhân – sôi động và lãng mạn

0 nhận xét





Là một ngày lễ mới du nhập vào Việt Nam gần đây, tuy nhiên Ngày tình nhân (Valentine) 14-2 đã dần trở thành một nét văn hóa đẹp, thu hút được sự chú ý ngày càng nhiều của mọi người nhất là ở giới trẻ.









  • Rộn ràng sách tặng




Khác với năm trước vốn khá yên ả, năm nay giới làm sách tham gia ngày lễ tình nhân nhộn nhịp hơn hẳn. Bachviet Books tham dự vào ngày tình nhân với tác phẩm có nhan đề

Nghe nói anh yêu em

của nữ nhà văn Thuấn Gian Khuynh Thành, một cây bút văn học mạng nổi tiếng hiện nay ở Trung Quốc. Truyện xoay quanh mối tình đan xéo về mặt thời gian giữa ba nhân vật, cô gái Lương Duyệt, chàng trai Chung Lỗi và đại gia Trịnh Hy Tắc.


Nhưng không như bạn đọc lầm tưởng ban đầu là sẽ có môtíp quen thuộc mà phải đến khi gấp sách lại, bạn đọc mới có thể cảm nhận được tình yêu không phải lúc nào cũng như ta nghĩ. Ngay trên bìa sách có một câu châm ngôn khá hay về tình yêu: “Ly rượu đầu làm người ta nhớ/Ly rượu cuối khiến người ta say”.


Phương Nam Book năm nay đóng góp cho các cặp yêu nhau một món quà tặng đặc biệt có tên gọi “Chiếc hộp tình yêu”. Thực chất, “chiếc hộp” này là một dạng sách có lối thể hiện mới lạ, mỗi trang sách là một tấm thiệp với hình ảnh độc đáo cùng những sẻ chia ngọt ngào. Những người đang yêu có thể mượn câu chuyện của đôi bạn trẻ trong cuốn sách này “nói” hộ lòng mình.


Đặc biệt, bìa 4 của cuốn sách là một chiếc hộp cực xinh có ngăn kéo, người tặng sách có thể bỏ vào trong hộp một hiện vật nho nhỏ khác để gửi đến người mình yêu thương. 


Nhã Nam năm nay hăm hở tham gia Valentine với cùng lúc 3 tác phẩm:

Mai mối cho tôi nếu em có thể

của nhà văn Susan Elizabeth Phillips;

Đâu chỉ mình anh

(Jane Green) và

Nếu đời anh vắng em

(Guillaume Musso). Chibooks cũng không kém cạnh khi đưa ra bộ sách ba cuốn gồm: 

Câu hỏi tình yêu

(Isabel Wolff),

Không gì ngoài rắc rối

(Rachel Gibson),

Mộng Phù Du

(Candace Bushnell).





Diễn viên Quý Bình (trái) và Lê Phương trong vở kịch “Những kẻ độc thân” của Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần.





  • Công viên, sân khấu sôi động




Tại Công viên văn hóa Đầm Sen, Valentine năm nay được tổ chức khá sôi nổi và đầy màu sắc, là dịp để các bạn trẻ cùng vui chơi giải trí, chia sẻ và cảm nhận niềm hạnh phúc lứa đôi. Công viên văn hóa Đầm Sen đã đầu tư một không gian riêng biệt, thơ mộng cùng các hoạt động ý nghĩa dành cho đôi lứa với chủ đề “Valentine nồng nàn”, trong đó có “Phố tình yêu” với các hoạt động trưng bày và bán các sản phẩm lưu niệm cho các đôi tình nhân, chụp ảnh, in áo thun tình nhân…


Đặc biệt, chương trình “Valentine – Nồng nàn xuân” tại

cà phê Vườn Đá

có nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt như: tặng bánh Sweet love và thiệp có giá trị miễn vé cho hai người và giảm 50% giá vé trò chơi từ ngày 14-2 đến 28-2-2011.


Ngày lễ Tình nhân năm nay rơi đúng vào ngày đầu tuần, thường là ngày nghỉ của các đơn vị nghệ thuật ở TPHCM. Thế nhưng, nhiều đơn vị nghệ thuật cũng tổ chức biểu diễn để khán giả, các đôi tình nhân có thể giải trí, vui lễ.


Trong đó, Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh diễn vở

Nửa đời ngơ ngác

của tác giả Trần Mỹ Dung, Hoàng Thái Thanh, đạo diễn NSƯT Thành Hội dựa theo truyện ngắn

Chiều vắng

của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư; Sân khấu Kịch Superbowl của “bầu” Hồng Vân diễn hai vở

Người vợ ma phần 1

(tác giả Xuyên Lâm, đạo diễn Thái Hòa) và

Căn hộ 404

(tác giả Phương Lan, đạo diễn NSƯT Hồng Vân).


Ở Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần diễn vở

Những kẻ độc thân

(tác giả: NSND Năm Châu, đạo diễn Công Ninh). Đặc biệt, với suất hát lúc 17 giờ 30, nhà hát sẽ giảm 20 % giá vé dành cho tất cả khán giả. Còn Nhà hát Kịch TPHCM sẽ trình diễn vở Chuyện có tin thì mới linh (tác giả Vương Huyền Cơ, đạo diễn Hoàng Duẩn)…


Có thể nói, với những hoạt động văn hóa, nghệ thuật được nhiều nơi chuẩn bị như thế, hứa hẹn ngày lễ Tình nhân năm nay sẽ thêm nhiều thi vị…




Nhóm PV VHVN





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Sẽ chuyên nghiệp, đậm chất thơ

0 nhận xét

(SGGP). –



Ngày thơ Việt Nam lần thứ IX với chủ đề “Đất nước, mùa xuân” được tổ chức vào đúng Tết Nguyên tiêu 2011 (ngày 17-2) sắp tới sẽ chuyên nghiệp và đậm chất thơ, đó là tuyên bố của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, tại buổi họp báo ngày 11-2 tại Hà Nội. Ngày thơ Việt Nam lần thứ IX sẽ được tổ chức tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có 3 sân thơ lớn tại Hà Nội, TPHCM và Nghệ An.









Ngày thơ Việt Nam hứa hẹn nhiều hấp dẫn.


Tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bên cạnh không gian thơ truyền thống, thơ trẻ, thơ dành cho thiếu nhi, ban tổ chức đang xúc tiến thực hiện vườn tượng các nhà văn tiêu biểu, các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước. Hội Nhà văn đã mời 30 họa sĩ – điêu khắc có tên tuổi ở trong nước đến sáng tạo, tạc tượng văn nhân như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Xuân Diệu… Trong ngày thơ, công chúng sẽ có cơ hội xem những tác phẩm thư pháp, những bài báo, bức tranh phong phú, đa dạng và hết sức cuốn hút của các tác giả thế giới viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thơ Ngô Thế Oanh được giao trọng trách lựa chọn 50 câu thơ hay về Bác Hồ, về đất nước Việt Nam, tâm hồn Việt Nam để trưng bày tại khu vực xung quanh hồ Văn, trung tâm của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.


Xoay quanh chủ đề chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm nay ban tổ chức cho biết sẽ tiến hành rước “đất” và “nước”. Lễ rước “đất” và “nước” tượng trưng cho việc Bác Hồ đã ra đi từ làng Sen để tìm đường cứu nước và sau đó Bác đã trở về với nguồn nước ở Pắc Pó (Cao Bằng) để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, mang lại độc lập, tự do cho đất nước. Sau đó, đất và nước rước về sẽ được đưa vào Viện Bảo tàng Hội Nhà văn Việt Nam.


Sau 4 lần tổ chức ở khu vực phía Nam, lần đầu tiên, Ngày thơ Việt Nam sẽ được tổ chức tại bến Nhà Rồng, với nhiều hoạt động sôi nổi như tổ chức lễ thả thơ, chương trình biểu diễn nghệ thuật, đọc và ngâm thơ, giao lưu nhà thơ với công chúng…




V. XUÂN





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thái Lan phản đối UNESCO thị sát đền Preah Vihear

0 nhận xét





Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Thaini Thongphakdi ngày 10-2 cho biết nước này phản đối chuyến thăm theo đề xuất của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) đến thị sát đền Preah Vihear vốn là trung tâm của cuộc tranh cãi biên giới với Campuchia.






Ông Thongphakdi cho rằng nếu UNESCO muốn thăm ngôi đền, cơ quan này nên tìm kiếm sự chấp thuận của Thái Lan. Nguồn tin từ Campuchia cho biết, Thái Lan đã tăng thêm quân và điều thêm 20 xe tăng đến tỉnh Si Sa Ket. Về phía quân đội Campuchia, 167 xe tải chở thiết bị quân sự đã sẵn sàng chờ lệnh xuất phát đến khu vực tranh chấp.




P.Nam





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài: Góp phần nâng cao tài trí Việt

0 nhận xét



Vì sao đến giờ hình ảnh về con người và đất nước Việt Nam vẫn chưa được nhiều người biết đến? Làm thế nào để giữ ngôn ngữ mẹ đẻ, giữ được nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài? Mang trong lòng trăn trở đó, bằng tâm huyết của mình, không ít kiều bào đã góp phần xây dựng, giới thiệu “thương hiệu” Việt Nam với bạn bè quốc tế và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong lòng người Việt xa xứ.







Bà Đinh Kim Nguyệt giới thiệu món ăn Việt Nam tại lễ hội Multicultural vào tháng 6-2007 tại Canada. Ảnh: L.T.Hân




Làm chủ công nghệ




Tháng 10-2010, nhiều tờ báo lớn trong nước đưa tin: “Việt Nam thiết kế thành công chip 32 bit”. Lần đầu tiên ngành vi mạch Việt Nam cho ra mắt bộ vi xử lý 32-bit VN1632 dùng công nghệ IBM 0,13 um, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Chip vi xử lý 32-bit VN1632 được Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu và thiết kế.


Sự ra đời của chip VN1632 cho thấy, Việt Nam đã bước thêm một bước trên con đường làm chủ công nghệ. Một trong những người đề xuất và trực tiếp tham gia xây dựng, phát triển ICDREC là GS-TS Đặng Lương Mô – một kiều bào Nhật.


Sang Nhật du học từ năm 1957, từng là chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Trung ương Toshiba Nhật Bản, giảng dạy tại trường Đại học Hosei, Tokyo nhưng suốt hơn 40 năm làm việc tại nước ngoài, GS-TS Đặng Lương Mô lúc nào cũng canh cánh nỗi nhớ quê hương. Đến năm 2002, vợ chồng ông quyết định trở về nước.


Với tư cách là cố vấn Đại học Quốc gia TPHCM, ông tham gia thành lập ICDREC và xây dựng chương trình Cao học Vi điện tử giảng dạy bằng tiếng Anh tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Bằng uy tín của mình, ông mời nhiều giáo sư Việt kiều tham gia giảng dạy trong chương trình này. Tháng 9-2010, khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành vi điện tử đã hoàn tất. Các học viên tốt nghiệp khóa này hiện đều là giảng viên đại học hoặc kỹ sư làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài.


Sau khi con chip 32 bit đầu tiên của Việt Nam được chế tạo thành công, Bộ Khoa học – Công nghệ đã quyết định đầu tư xứng đáng cho ICDREC để phát triển một dòng chip vi mạch mới. TPHCM cũng công bố chủ trương cho xây dựng tại TP một nhà máy chế tạo vi mạch.


GS-TS Đặng Lương Mô chia sẻ: “Với đà này, chỉ vài năm nữa, chúng ta sẽ có thể làm được các công đoạn từ thiết kế cho tới chế tạo vi mạch”. Với hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, nhiều công trình đạt giải thưởng cao trên thế giới, GS-TS Đặng Lương Mô có tên trong danh sách những người nổi tiếng trên thế giới trong danh bạ Marquis Who’sWho In The World năm 1995.




Bản sắc dân tộc




Sau 20 năm ở nước ngoài, năm 1995, ông Nguyễn Văn Cường (Việt kiều Mỹ) quyết định trở về quê hương sinh sống và lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Du lịch Việt Thái Bình Dương. Mong muốn có một ngày góp phần đưa cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới, ông dành phần lớn thời gian nghiên cứu, tìm tòi để chế biến cà phê mang đậm bản sắc dân tộc. Không chỉ đọc trên sách vở, ông Cường còn thường xuyên lên Đà Lạt, Buôn Ma Thuột tìm hiểu cách thức trồng trọt, nắm bắt hương vị đặc trưng cà phê của từng vùng, miền khác nhau.


Kết quả là ông đã thành công trong việc chế biến cà phê với nhiều hương vị độc đáo khác nhau, mang thương hiệu VietCoffee. Ông kể: “Không có niềm sung sướng nào hơn khi được công nhận cà phê Việt Nam rất thơm ngon, đậm đà. Ông cho biết trong năm mới, bên cạnh việc duy trì cà phê VietCoffee, công ty của ông sẽ phát triển sản phẩm trà gừng hòa tan; và gừng được sử dụng phải là gừng già, củ nhỏ, rất cay.


Tự nhận mình là người thích truyền thống, ông Cường chọn hướng tạo ra sản phẩm giúp ích cho sức khỏe từ cây cỏ dân tộc – đó cũng là cách thể hiện lòng tự hào dân tộc của ông.




Truyền bá văn hóa Việt Nam




Từ khi sang định cư tại Canada, bà Đinh Kim Nguyệt (Việt kiều Canada) đã tham gia nhiều hoạt động quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt cho thế hệ người Việt và người Canada trẻ. Bên cạnh đó, với cương vị là Chủ tịch Tổ chức Bảo tồn Văn hóa Truyền thống đa sắc tộc của TP Whitehorse (tiểu bang Yukon) – Canada, bà Nguyệt tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán…


Dù đây là hoạt động nhằm truyền bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam với người dân tiểu bang Yukon nói riêng, bạn bè quốc tế nói chung nhưng từ sự nỗ lực vận động của bà, kinh phí tổ chức được trích từ ngân sách quốc gia Canada và Quỹ Culture Quest của Territory Yukon cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của Sứ quán Việt Nam tại Canada – chứ không quyên góp từ kiều bào Việt Nam.


Những cái Tết Việt với đầy đủ lồng đèn, bánh trung thu, cành mai vàng, bánh chưng, bánh dày đã trở thành sự kiện văn hóa, không chỉ được kiều bào hưởng ứng mà còn thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia. Bà Nguyệt mong muốn các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ cho in nhiều bộ sách, sản xuất nhiều đĩa phim dạy tiếng Việt bằng song ngữ để thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra ở nước ngoài cũng như người nước ngoài thuận lợi trong việc phát triển khả năng tiếng Việt.





>>



Tiến sĩ



TRẦN ĐỨC VĨ



(Việt kiều Singapore), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế miền Đông – tỉnh Bình Dương:



Phát huy tinh hoa, kiến thức để hội nhập thế giới
















(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Xem “Đả chiến phá sông Ngân” – Lửa nghề thắp sáng cải lương

0 nhận xét



Sau hai công trình thử nghiệm bạc tỷ với “Kim Vân Kiều” và “Chiếc áo thiên nga”, Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã thôi thử nghiệm để quay về với cải lương xưa qua vở “Đả chiến phá sông Ngân”. Vở diễn được đầu tư chỉ 500 triệu đồng nhưng được đánh giá hấp dẫn, trình diễn phục vụ khán giả tại rạp hát Thủ Đô vào các tối 6, 7 và 8-2.







  • Chuyện cũ vẫn hấp dẫn




“Đả chiến phá sông Ngân” của cố NSND Năm Châu (tức tác giả Nguyễn Thành Châu) là một vở diễn cũ từng được các nghệ sĩ cải lương quay video cách nay hơn 10 năm. Tuy nhiên, trên sân khấu sàn diễn, vở cải lương này chưa từng được các đoàn hát dàn dựng. Chính vì thế, lần này Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã đưa lên sàn diễn “Đả chiến phá sông Ngân” phục vụ khán giả cải lương. Mặc dù là vở diễn cũ, câu chuyện cũ, nhưng nội dung của vở diễn xem ra vẫn còn hấp dẫn khán giả bởi tính nhân văn sâu sắc.





Một cảnh trong vở cải lương “Đả chiến phá sông Ngân”.


“Đả chiến phá sông Ngân” kể về câu chuyện nghĩa vợ tình chồng sắt son của Ngưu Lang – Chức Nữ. Cả hai yêu nhau, có con với nhau, nhưng tình duyên sớm bị ngăn cách vì phạm luật Thiên đình, Chức Nữ bị bắt về Thiên đình, giam giữ ở bến Ngân Hà. Còn Ngưu Lang ở hạ giới cùng với hai con – Nghé và Ngọ, ngày đêm luôn nhớ nhung vợ hiền…

Trước tình cảnh trái ngang, cuộc sống bị chia cắt của cha mẹ, hai con Nghé và Ngọ vì thương cha, nhớ mẹ đã không ngại khó nhọc, ngày đêm miệt mài học võ, luyện phép cùng với các sư phụ để xin cha được lên Thiên đình giải cứu cho mẹ… Vở diễn đã mang lại cho người xem những thông điệp giàu ý nghĩa về lòng chung thủy cũng như sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Trong cuộc sống, nếu tất cả đến với nhau bằng một tình yêu chân thật thì không có khó khăn, thử thách nào có thể ngăn cách…





  • Khi nghệ sĩ máu lửa với nghề





Nghệ sĩ Quốc Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, cho biết sau 3 đêm diễn, doanh thu của “Đả chiến phá sông Ngân” đã lấy lại tiền đầu tư và có dư ra chút ít, anh em nghệ sĩ khá phấn khởi. Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục diễn “Đả chiến phá sông Ngân”, nhà hát sẽ bàn bạc với các nghệ sĩ để cùng hạ cátsê thì mới mong “sáng đèn”, bởi các suất hát sau doanh thu sẽ không cao bằng các suất hát trước.


Nếu so với hai vở cải lương thử nghiệm trước đây, vở “Đả chiến phá sông Ngân” không được đầu tư rầm rộ về tiền bạc. Nhưng không phải thế mà các nghệ sĩ tham gia vở diễn ít máu lửa, đầu tư công sức, mà trái lại nhiều nghệ sĩ vẫn luôn miệt mài luyện tập ròng rã cả tháng, thể hiện một tình yêu mãnh liệt với cải lương.

Trong vở diễn, đạo diễn Vũ Minh dàn dựng nhiều cảnh bay khá ấn tượng. Và để có được những màn bay lượn, đánh đấm trên không trung thật ngoạn mục, ê kíp nghệ sĩ đã phải tập đi tập lại rất nhiều lần. Các nghệ sĩ trẻ Trinh Trinh, Võ Minh Lâm… cùng các nhân viên kéo dây bay phải có sự phối hợp thật nhuần nhuyễn mới có thể tạo nên những cảnh bay đẹp. Tất cả sự chịu khó luyện tập của các nghệ sĩ đã được đền đáp xứng đáng. Qua các suất diễn “Đả chiến phá sông Ngân”, khi các nghệ sĩ thể hiện các màn bay lượn nhuần nhuyễn, luôn nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt của khán giả.

Trong vở diễn này, NSƯT Kim Tử Long thể hiện vai Ngưu Lang, nghệ sĩ Tú Sương vai Chức Nữ khá ấn tượng, giàu cảm xúc, ca diễn hay, đã mang lại cho giới mộ điệu những giây phút thư giãn thật sảng khoái. Bên cạnh đó, nghệ sĩ Trinh Trinh cũng khá tự tin trong vai Nghé với những màn vũ đạo điêu luyện, ca diễn tốt đã góp phần tạo nên sự thành công của vở diễn.


Đồng thời, điều đáng ghi nhận ở “Đả chiến phá sông Ngân” là sự chấp nhận làm dàn bao của các nghệ sĩ đi trước như: NSƯT Thoại Miêu, nghệ sĩ Thanh Loan, Trọng Nghĩa… đã tạo nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ trẻ tỏa sáng. 




ĐỖ HẠNH





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội

0 nhận xét



* Khai hội Tịch điền và Đền Mẫu Âu Cơ






Chiều 9-2, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên cả nước, nhất là vào dịp lễ hội đầu năm. 







Rước kiệu trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ. Ảnh: Thu Hà


Công điện nêu rõ, những biểu hiện tiêu cực trong tổ chức lễ hội hiện nay khá phổ biến như: tràn lan mở rộng quy mô lễ hội, trách nhiệm người quản lý và ý thức người tham gia lễ hội còn hạn chế, có chiều hướng thương mại hóa lễ hội… Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình, công tác tổ chức, quy mô, cấp độ của lễ hội. Việc mời khách Trung ương cần phải có ý kiến thống nhất của Bộ VH-TT-DL.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ VH-TT-DL  và UBND các cấp tăng cường thanh, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như mê tín dị đoan, đốt đồ mã, đặt hòm công đức, đặt lễ, đặt “tiền giọt dầu” tùy tiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, nâng ép giá dịch vụ… Đối với các lễ hội quy mô lớn như chùa Hương, Yên Tử, Phủ Dầy, Hội Lim, Đền Hùng, Đền Trần (Nam Định), Bà Chúa Xứ (An Giang)…, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh phải chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn cháy nổ, ùn tắc giao thông.


Sáng 9-2, rất đông người dân và du khách đổ về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) tham dự lễ hội Tịch điền năm 2011. Trong nhiều tài liệu sử sách còn ghi, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở ra một trang sử mới cho nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Kể từ đó, lễ Tịch điền trở thành một hỷ tục các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn đều thực hiện một cách thành kính, trang trọng. Từ đó đến nay, lễ Tịch điền đều trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.


Lễ hội sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của địa phương theo tinh thần của Trung ương về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội Tịch điền cũng nhằm nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, đó là từ vua đến dân đều yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất thân yêu của mình.


* Cùng ngày, tại xã Hiền Lương, UBND huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) đã chính thức khai hội Đền Mẫu Âu Cơ. Đây là một trong những hoạt động mở đầu cho chương trình “Du lịch về cội nguồn lễ hội” năm 2011 của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.




Nhóm PV









(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đưa văn hóa giao thông vào cộng đồng – Cần giải pháp chiều sâu

0 nhận xét



Những năm gần đây, TPHCM có nhiều chương trình hoạt động nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, xây dựng văn hóa giao thông cho người dân, nhất là các bạn trẻ ở TPHCM. Một số giải pháp để văn hóa giao thông ngày càng lan tỏa trong cộng đồng cũng đã được đề cập, tuy nhiên để mục tiêu lớn này đạt được hiệu quả, rất cần những giải pháp chiều sâu.




Vấn đề này được Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam và Ban An toàn giao thông TPHCM nêu ra, đã thu hút sự quan tâm chú ý của các ngành các cấp. Đây cũng là dự án khá dài hơi (do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam thực hiện, giai đoạn 2010-2015) nhằm xây dựng văn hóa giao thông cho người dân.

Văn hóa giao thông là nét đẹp của người tham gia giao thông, đó là những hành vi đẹp thể hiện từ việc điều khiển phương tiện giao thông đến lời nói, hành vi, cử chỉ giao tiếp và thái độ tôn trọng luật pháp như đội nón bảo hiểm, dừng đúng vạch, ý thức cộng đồng khi tham gia giao thông…


Vì sao phải xây dựng văn hóa giao thông? Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm 2010, cả nước xảy ra 14.442 vụ tai nạn giao thông (tăng 1.778 vụ so với năm 2009), làm 11.449 người chết, 10.633 người bị thương và phương tiện gây ra tai nạn giao thông chiếm đến 64% là mô tô, xe gắn máy. Đó là chưa kể những thiệt hại về tiền của, vật chất và những hệ lụy từ tai nạn giao thông để lại cho không ít gia đình. Nhiều vụ tai nạn giao thông xuất phát từ những vi phạm rất nhỏ.


Đáng buồn hơn, không ít vụ cãi vã, đánh nhau dẫn đến án mạng chết người rất đau lòng lại xuất phát từ những va quẹt nhỏ đến mức không đáng. Thay vì chỉ cần một lời xin lỗi là có thể hóa giải những va chạm nhưng với nhiều người, nhất là các bạn trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, thiếu sự kiềm chế, sẵn sàng dùng “tay chân” để giải quyết sự việc – mà báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh rất nhiều thời gian qua. Tất cả những hành vi trên sâu xa đều bắt nguồn từ thiếu nhận thức dẫn đến kém ý thức về văn hóa giao thông.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Vinh Dương, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, ngoài tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật giao thông, để văn hóa giao thông ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 4 bên: lực lượng cảnh sát giao thông, nhà trường (tuyên truyền thông qua các tổ chức hội ban ngành, đoàn thanh niên), gia đình và cơ quan để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, từ đó hình thành văn hóa giao thông cho người dân.


Ở một góc khác, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật (Đại học Quebec, Canada) La Toàn Vinh bày tỏ: “Nếu mỗi người khi tham gia giao thông đặt ý thức lên trên hết, thì mọi chuyện sẽ không trở nên phức tạp. Từ việc ý thức, các bạn sẽ dễ dàng hành xử có văn hóa với nhau khi tham gia giao thông như không chen lấn, giành đường vượt ẩu, nhường nhịn người lớn tuổi, phụ nữ…”.


Đồng tình với ý kiến này, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong cho rằng, ý thức tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, tôn trọng sinh mệnh con người đóng vai trò chủ đạo hình thành văn hóa giao thông cho mỗi người. GS Phong cũng nêu ý kiến, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà viết kịch cần thiết vào cuộc quyết liệt để tuyên truyền văn hóa giao thông cho người dân, thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật như ca khúc, kịch bản sân khấu hay phim ảnh…

Về việc xây dựng văn hóa giao thông hiện nay tại TPHCM, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo chia sẻ thẳng thắn: “Chúng ta đã bắt được “bệnh”, nhưng thực tế thì chưa có thuốc để trị bệnh. Theo tôi, cần thiết phải có những biện pháp xử phạt và chế tài thật nặng, đủ răn đe những đối tượng vi phạm luật giao thông. Có như thế ý thức chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông của người dân sẽ được nâng cao và lan tỏa”. 




MINH AN





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Rạng ngời hào khí Tây Sơn

0 nhận xét



TPHCM: Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm chiến thắng Đống Đa



Sáng mùng 5 Tết, cùng tiếng trống hội Thăng Long giục giã lòng người, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận lại nô nức đổ về khu vực Gò Đống Đa lịch sử để cùng nhau tưởng nhớ, tri ân công lao của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ khi đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, thống nhất đất nước, mang lại thái bình cho non sông Đại Việt, cách đây 222 năm.







  • Cuộc hành quân ngàn dặm




Đã thành thông lệ, cứ vào đầu mùa xuân, người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc lại trở về Gò Đống Đa – một địa danh lịch sử, nơi mà hơn 200 năm trước đã ghi một dấu ấn chói lọi trong trang sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.





Quang cảnh lễ hội kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.


Thành kính thắp một nén tâm nhang trước tượng đài vua Quang Trung, du khách thập phương đã cùng nhau ôn lại cuộc chiến thần tốc, chỉ trong vòng 5 ngày, dưới sự chỉ huy tài tình của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ, cùng cách “hành binh như bay, tướng như trên trời rơi xuống, quân như từ dưới đất chui lên” đã đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược ngay trước cửa ngõ Thăng Long.


Cùng trống hội Thăng Long giục giã, người dân thủ đô lại được sống trong không khí hào hùng của một thời lịch sử với trống trận Quang Trung, với màn biểu diễn “Hùng kê quyền”, màn múa võ Tây Sơn – Bình Định…





  • Dấu son trong lịch sử dân tộc




Trong tâm khảm người Việt, có lẽ ai cũng từng nghe, từng học và biết đến Gò Đống Đa – địa danh ghi đậm chiến công hiển hách, thể hiện ý chí và niềm tự hào lớn lao trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Song trong không khí ấm áp của mùa xuân, được về đây, dâng nén nhang thơm tri ân công đức của những người đã làm nên chiến công lịch sử, đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược bờ cõi: “Lòng người ai cũng thấy nao nao xúc động” – cụ Trần Công Bảo, người làng Khương Thượng đến dự lễ tâm sự.


Cũng như bao thế hệ người dân ở Hà Nội, mỗi khi mùa xuân tới, vở chèo “Cánh đào báo tiệp” hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và đội quân Tây Sơn với trận chiến vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, dù đã trình diễn bao lần nhưng vẫn tạo cho mọi người cảm giác tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, tiếp tục đưa chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mãi đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản anh hùng ca bất hủ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.





  • Tái hiện truyền thống hào hùng




Tối 7-2, tại Công viên Văn hóa Tao Đàn, Ban tổ chức các ngày lễ lớn TPHCM đã khai mạc chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 222 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2011). Đến dự có các đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Dương Quan Hà, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM cùng các đồng chí lãnh đạo Thành ủy TPHCM và các đồng chí lão thành cách mạng, lực lượng vũ trang, đại diện các sở ban ngành cùng đông đảo người dân TP.


Tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM Dương Quan Hà phát biểu: “Nhắc đến chiến thắng lịch sử Đống Đa, chúng ta không thể nào quên những mùa xuân chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta, gần nhất là cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968; đại thắng mùa xuân 1975. Chúng ta càng tự hào hơn về truyền thống vẻ vang của dân tộc, càng quyết tâm kế tục truyền thống vẻ vang đó, vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước ta, thành phố ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn”.





Cảnh trong trích đoạn cải lương “Tâm sự Ngọc Hân” trong chương trình nghệ thuật tại TPHCM kỷ niệm 222 năm Chiến thắng Đống Đa lịch sử do các nghệ sĩ sân khấu TP và vũ đoàn Rạng Đông biểu diễn. Ảnh: An Dung


Chương trình lễ hội gồm 2 phần: sân khấu hóa tái hiện truyền thống hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, tưởng nhớ người anh hùng áo vải hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ và chương trình văn nghệ mừng Đảng mừng xuân, chào mừng thành công của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ TPHCM 




VĨNH XUÂN – MINH AN








Cùng ngày, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Huế đã tổ chức lễ dâng hương và đặt vòng hoa tại tượng đài anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ tại núi Bân thuộc phường An Tây, TP Huế – nơi cách đây 223 năm (ngày 22-12-1788), Nguyễn Huệ đã chọn làm lễ đăng quang, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và phát động cuộc hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng thành Thăng Long vào dịp Tết Kỷ Dậu 1789.



(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Lễ hội vùng châu thổ sông Hồng – Vàng son nền văn minh lúa nước

0 nhận xét



Mùa xuân, tiết trời mát mẻ, cũng là lúc khắp nơi vào mùa lễ hội. Thống kê cho thấy, cả nước có trên 500 lễ hội cổ truyền lớn nhỏ, mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng thường là hướng tới một đối tượng linh thiêng, anh hùng chống ngoại xâm, người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Châu thổ sông Hồng – chiếc nôi của nền văn minh lúa nước, cũng là nơi có rất nhiều lễ hội, làng nào cũng có lễ hội của riêng mình và nhiều lễ hội đã vượt khỏi lũy tre làng thành lễ hội của vùng, của cả nước.







  • Từ đêm xuân giã bạn đến lễ hội làng Ó




Hội Lim, với tục hát quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cái câu “đến hẹn lại lên” là nói về Hội Lim. Vào hội, một không gian trải rộng khắp thị trấn Lim và 2 xã Liên Bão, Nội Duệ đâu cũng vang vang những làn điệu, lời ca. Đến với Hội Lim, người ta không chỉ được nghe hát quan họ, mà được đắm mình vào không gian văn hóa xưa, như đánh cờ người, múa lân, đu quay, đánh vật, đập niêu, chọi gà, kéo co, thi dệt vải…

Tuy thế, hay nhất vẫn là chứng kiến những màn đối đáp, giao duyên giữa những liền anh liền chị. Ngày xưa, các cụ đặt ra lệ các nhóm quan họ giao duyên nhưng không bao giờ kết duyên vợ chồng, để năm sau còn được đi hát nữa mà không làm tổn thương đến gia đình người khác. Bây giờ, hát giao duyên trên đồi, trên thuyền, trên sân khấu là chính, nhưng trong tâm trí nhiều người vẫn da diết nhớ lối hát canh tại nhà trong các làng quan họ Lũng Giang, Lũng Sơn và Duệ Đông.


Tại đó, không gian và không khí đậm tính cổ truyền có sức quyến rũ kỳ lạ. Người ta được nghe chính các nghệ nhân, những người nông dân một nắng hai sương trên ruộng đồng hát một cách mộc mạc, tạo ra sự xúc động thật mãnh liệt. Một khúc mời trầu, rồi hát gọi đò đến điệu con sáo sang sông, con nhện giăng mùng, rồi giã bạn… nghe sao mà da diết.

Ở Bắc Ninh còn có một hội rất đặc biệt, tên gọi nôm là “hội Chen” – chen nhau. Hội này thuộc làng Ngà (tên chữ là làng Nga Hoàng) thuộc huyện Quế Võ. Trong hội có đám rước nữ thần Linh Sơn.


Khi lễ hội đang tiến hành, ai đó bỗng hô lên, tức thì tất cả nhốn nháo vào cuộc chen vai thích cánh một cách rất náo nhiệt. Cánh đàn ông chen nhau đến chỗ phụ nữ, họ xô vai, hất chân nhau, trộn lẫn vào nhau. Tương truyền, hội Chen là để tạo ra sự âm dương hòa hợp, người người hoan hỉ, cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm tươi vui. Thường thì hội làng Ngà diễn ra 3 lần chen cả thảy, cả 3 lần đều vui vẻ, để lại những kỷ niệm nho nhỏ đáng yêu trong mỗi người dự hội.

Cũng ở đất Kinh Bắc, hội làng Ó – gắn liền với buổi đêm đi chợ âm dương, lại rất đặc sắc. Ở xã Võ Cường, người dân vẫn truyền tụng giai thoại mảnh đất nơi vẫn họp chợ âm dương vốn là bãi chiến trường. Sau chiến trận, gia đình của những người chết đến đây sắm sửa tế lễ, cúng bái để chiêu hồn, cầu phúc…


Phiên chợ này là cơ hội duy nhất trong năm cho người sống và người chết gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc sẩm tối, bên ngôi miếu có gốc cây đa cổ thụ ở rìa làng Ó. Chợ không có lều quán, cũng không sử dụng đèn, nến hay bất kỳ thứ ánh sáng nào. Người đi chợ ngậm tăm không nói không cười vì theo phong tục là sợ hồn ma tan mất. Đó là đêm mùng 4 tháng Giêng- phiên chợ Ó duy nhất trong năm. Sáng ra, khi gà cất tiếng gáy, chợ âm dương tan, bắt đầu vào hội làng.





  • Hội trận thượng võ và hòa hiếu




Năm qua, cùng với Hoàng thành Thăng Long và 82 bia Tiến sĩ trong Văn Miếu – Quốc Tử giám, lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại.


Hội trận mô phỏng chiến công vĩ đại của Thánh Gióng khi ngài đánh cho quân giặc tơi tả. Bên ta có 80 người mặc tướng phục, chân quấn xà cạp. Còn bên địch có 28 nữ tướng (tuổi từ 9 đến 12 đóng). Điều đặc biệt nhất trong hội trận này chính là đoạn kết của nó: sau khi đức Thánh Gióng chiến thắng, quân thù thảm bại, người ta lau rửa khí giới, báo cáo với trời đất, rồi tổ chức lễ khao quân.


Lúc này cả quân ta lẫn quân địch, cả người thắng lẫn người thua đều cùng ngồi bên nhau “thụ lộc Thánh” một cách vui vẻ. Đó chính là tinh thần nhân đạo, đức hòa hiếu cao cả của người Việt Nam ta. Là hội trận nhưng lại đề cao tư tưởng hòa bình, hòa hiếu – sự đặc sắc rất ít tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào.

Tương tự hội trận tưởng nhớ Thánh Gióng, một lễ hội khác cũng đẫm tinh thần thượng võ là hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Hội vốn chỉ thuộc về 3 làng là Đồ Sơn, Đồ Hải và Ngọc Xuyên – nay đã thành phường thuộc quận Đồ Sơn.

Để có một con trâu chọi, việc chăm sóc rất công phu. Người ta phải nhốt riêng trâu ở một nơi vắng vẻ trong vòng 4 tháng, không cho phụ nữ lai vãng lại gần. Những con trâu này thực sự là những con trâu mộng, có con nặng cả tấn, da căng bóng trông vô cùng dũng mãnh, lì lợm.


Khi hai con trâu lao vào húc nhau, giống như hai khối núi đá đập mạnh vào nhau, tạo ra một tiếng vang khô khốc đầy chết chóc. Sau cú lao khủng khiếp ấy, cả hai con đều đứng im tại chỗ bởi bị choáng óc. Người Đồ Sơn mua trâu chọi từ nhiều nguồn, nhưng nhiều nhất là từ Thanh Hóa, Lào và Myanmar.


Để có một con trâu chọi tốt, phải mất không dưới 200 triệu đồng. Lạ nhất là trâu chọi xong, bất kể thắng thua cũng đều bị xẻ thịt. Giá một cân thịt trâu (con nào càng vào sâu trong giải giá thịt càng cao) chọi Đồ Sơn rất đắt. Năm ngoái, giá 1 cân thịt của con trâu giải nhất là 5 triệu đồng. Thế nhưng người ta vẫn chen nhau mua.





  • Hội xuân tình cầu cho nòi giống sinh sôi




Cuối cùng, xin được nói chút ít về lễ hội Trò Trám (ở Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ) – được coi là lễ hội xuân tình bậc nhất. Nếu hội Chen đã có yếu tố xuân tình thì hội Trò Trám còn “nặng đô” hơn nhiều. Trong 3 ngày từ 10 đến 12 tháng Giêng là lễ hội.





Cảnh đêm diễn ra hội Trò Trám (11 tháng Giêng) tại miếu Trò.


Sau các nghi lễ, đến phần hấp dẫn nhất là lễ mật cầu cho nòi giống sinh sôi, tiến hành vào nửa đêm ngày 11, rạng sáng ngày 12 tại miếu Trò. Sau mỗi câu khẩu lệnh: “Linh tinh tình phộc”, đôi nam nữ lại cầm “nõ, nường” làm các thao tác hoạt động tính giao. Mỗi lần hai vật âm dương chạm nhau, chiêng trống lại nổi lên, dân làng đứng xung quanh miếu lại reo hò hết sức vui vẻ.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Hội Trám có lẽ là lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực, đề cao tính dục của người dân đồng bằng Bắc bộ, nơi vốn mang đậm tín ngưỡng của nền văn hóa lúa nước, với những lễ đầu xuân cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Hội được khôi phục từ năm 1993 và kể từ đó năm nào người tứ xứ đến xem cũng đông như… hội. 




HOÀNG HÀ NGỌC ĐIỆP





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →