“Thượng đế” như… của nợ!

0 nhận xét



Thay vì phục vụ nhiệt tình, niềm nở, các lái phụ xe lại luôn miệng la hét, dồn ép “thượng đế” đi xe như “của nợ”… Rất nhiều công nhân, viên chức và sinh viên mong một chân trên xe nhồi cũng không được.







Tại cầu Bến Thủy (Nghệ An), mặc dù đã có biển cấm nhưng các nhà xe vẫn ngang nhiên bắt khách. Ảnh: DUY CƯỜNG




Bến cóc và cò xe




Mùng 8 Tết, nhiều người thất thểu ra đứng dọc quốc lộ 1A đợi xe đường dài khi không mua được vé trong bến. Thấy đông khách, đám lái phụ xe làm cao, khệnh khạng ra mặt còn đội quân cò xe có cơ hội ăn chặn. Đúng 5 giờ sáng mùng 8, chúng tôi có mặt tại điểm bắt xe gần cổng chào xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh – đây là một trong số hàng trăm bến cóc bắt xe đi Nam hình thành từ sau Tết Tân Mão trên quốc lộ 1A ở khu vực Bắc miền Trung.


Chỉ trong vòng 15 phút đứng đón xe, chúng tôi đếm được có tới hàng chục xe khách chạy các tuyến Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết và xe Bắc – Nam bóp còi inh ỏi bắt khách, giá trung bình 700.000 – 1.000.000 đồng/người đi các tỉnh thành trên. “Tết khách đông, chừng ấy xe, chừng ấy chuyến thì không nhồi, không nhét mới là chuyện lạ!… hai cò xe thách thức.


Xe dừng lại bắt khách dọc đường, cò xe xuất hiện đứng ngang cửa lên xuống xe hô hào xếp khách như chủ xe và không quên “xin đểu” một cách trắng trợn: “Cho xin tiền bến hoặc cho anh em mấy đồng công bắt xe, lập bến…”. Chỉ khi nào hành khách móc hầu bao cống nạp từ 20.000 – 30.000 đồng/người và nhà xe chi hoa hồng từ 20.000 – 100.000 đồng (tùy số lượng khách vừa lên xe) thì đội quân này mới chịu cho xe chuyển bánh.




Qua mặt CSGT









*

 



Ngày 11-2, tại các điểm như ngã ba Yên Lý (huyện Diễn Châu), ngã ba Quán Hành (huyện Nghi Lộc), hai phía cầu Bến Thủy thuộc địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh… các xe khách thi nhau chèn ép, lấn lướt nhau để bắt khách gây ra tình trạng hỗn loạn và nguy hiểm. Ngay tại những nơi ghi rõ là cấm đón trả khách nhưng các nhà xe vẫn phớt lờ.






D.Cường




Do bị nhồi nhét cả xuống cuối xe, cửa kính lại đóng kín, trong xe ngột ngạt nên hầu hết hành khách đều kêu chóng mặt, váng đầu và đến quá nửa số khách ở cuối xe đã… trả tất cả những gì mới ăn vào túi nylon và sàn xe. Để có cái nhìn cận cảnh nhất về tình trạng này, phóng viên Báo SGGP tiếp tục cùng làm hành khách với những người lao động, công nhân trên hành trình Nam tiến sau tết.


“180.000 đồng/người từ Hà Tĩnh đi Huế (tăng gấp 2,5 lần so với ngày thường – PV)… Lên xe có chỗ đàng hoàng”, tay lơ xe 29 chỗ BKS 38N-1528 khẳng định chắc nịch. Vậy nhưng khi bước lên cửa xe, chúng tôi đã bị đẩy xuống dãy ghế cuối cùng với 10 hành khách khác đang ngồi nghiêng người trên ghế quy định 6 chỗ. Những đầu và vai xếp so le, lố nhố trong xe, phía cửa lên xuống vẫn người đứng người ngồi, chưa kịp xoay xở thì chiếc xe đã sang số lao về phía trước.


Bị “nhồi” khá kỹ nhưng khi xe đến thị trấn Kỳ Anh (Hà Tĩnh), chúng tôi vẫn thấy mình may mắn. Ba khách rồi thêm 2 khách nữa lên xe đã được lơ xe nhét chặt vào tấm ván đặt ngang rãnh cầu thang lên xuống cửa xe rộng chưa đầy 1m². Một hành khách nữ bức xúc: “Chêm chặt không thở nổi… Cho xuống đi xe khác”. Tay lơ xe trợn mắt: “Thanh toán 50.000 đồng tiền cò xe và công xếp chỗ rồi xuống. Ngày tết có xe đi là phúc rồi lại còn đòi hỏi”…


Thời tiết từ Hà Tĩnh đến Huế trong xanh mát dịu nhưng lái phụ xe 38N-1528 đã yêu cầu hành khách ngồi bên cửa xe thả vải tránh nắng trùm xe và hét khách đứng lố nhố trong xe nằm chồng lên nhau đến 6 lần. Thì ra đó là cách qua mắt lực lượng CSGT cắm chốt dọc quốc lộ 1A không chịu lên xe kiểm tra mà đứng dưới đường ra lệnh. Lơ xe biết ý đến “làm luật”!




Văn Thắng





(Theo website Lê Thanh Hải)

Leave a Reply