Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp tân Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM

0 nhận xét

Chiều 11-5, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã tiếp tân Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM, ông Hida Harumitsu đến chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm vụ tại TPHCM.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp ông Hida Harumitsu, tân Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM. Ảnh: Thiên Linh

Hai bên đã cùng trao đổi về những vấn đề cần tập trung tăng cường nhằm thúc đẩy quan hệ giữa TPHCM và Nhật Bản trong thời gian tới. Ông Hida Harumitsu hứa sẽ nỗ lực hết mình qua đó góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai bên.


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Đại sứ Ấn Độ thăm và làm việc tại TPHCM

0 nhận xét

Chiều 11-5, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã tiếp ông Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đến chào xã giao nhân dịp ông thăm và làm việc tại TPHCM.

Bày tỏ niềm vui trước những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Ấn Độ – Việt Nam, trong đó có TPHCM, ông Ranjit Rae khẳng định: Quan hệ hợp tác giữa hai bên đang ngày càng phát triển tốt đẹp và không ngừng được tăng cường về mọi mặt, với những dự án hợp tác đầu tư cụ thể, thiết thực, đặc biệt trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục. Trong đó, TPHCM đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp ông Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam chiều 11-5. Ảnh: Thiên Linh

Ông Ranjit Rae cho biết, hiện các nhà đầu tư Ấn Độ đã và đang thực hiện nhiều dự án hợp tác đầu tư tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang là nơi nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư Ấn Độ. Ông tin tưởng, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai bên tiếp tục đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong thời gian tới, qua đó góp phần thúc đẩy mối quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có giữa hai nước Ấn Độ – Việt Nam.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đánh giá cao những thành công của Ấn Độ về mọi mặt trong thời gian trở lại đây; bày tỏ cám ơn trước những nhận định, đánh giá của ông Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đối với sự phát triển và hội nhập của Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải mong muốn ông Ranjit Rae, trên cương vị của mình, quan tâm hỗ trợ, đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương giữa hai bên lên tầm cao hơn, xứng đáng với tiềm lực vốn có của hai bên trên các lĩnh vực.


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tặng hoa tri ân các cá nhân, đơn vị chung tay vì người nghèo TPHCM

0 nhận xét

Ngày 10-5, Ủy ban MTTQ VN TPHCM đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Vì người nghèo” (2001-2010). Đến dự có các đồng chí: Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP; Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Thành ủy; Trần Hoàng Thám, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Dương Quan Hà, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TPHCM.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tặng hoa tri ân các cá nhân, đơn vị cùng chung tay vì người nghèo TPHCM.

Có thể khẳng định, Cuộc vận động “Vì người nghèo” trong thời gian qua ở TPHCM ngày càng được hưởng ứng và đồng thuận của toàn xã hội, mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. Cuộc vận động đã khơi gợi truyền thống tương thân tương trợ, nhường cơm xẻ áo khắp cộng đồng dân cư, tình làng nghĩa xóm ngày càng thắt chặt, cuộc sống dân nghèo được chăm lo và ngày càng ổn định.

Hơn 740 tỷ đồng chăm lo người nghèo

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo TP, cuối năm 2000, TPHCM còn 100.000 hộ gia đình nghèo và 20 phường xã nghèo trọng điểm thuộc các quận 9, huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Nhà Bè cần đặc biệt chăm lo. Đến cuối năm 2010, TP đã giúp 46.144 hộ nghèo vượt chuẩn nghèo giai đoạn 3 (có mức thu nhập trên 12 triệu đồng/người/năm). Hiện, tổng số hộ nghèo còn lại chiếm 5,68% tổng số dân của TP.

Để có được điều đó, là do sự chỉ đạo sáng suốt và kịp thời của lãnh đạo TP khi quyết định ban hành Công văn số 38-CV/TU ngày 9-4-2001, phát động Cuộc vận động “Vì người nghèo” trên toàn địa bàn TP lần đầu tiên. Từ đó đến nay, Quỹ Vì người nghèo TP đã vận động được trên 740 tỷ đồng, xây mới 2.980 nhà tình nghĩa, 20.099 nhà tình thương, sửa chữa chống dột 9.057 căn, hỗ trợ 305.820 suất học bổng Nguyễn Hữu Thọ cho các cấp học, hỗ trợ 7.494 phương tiện đi học cho con các hộ nghèo để tránh nguy cơ bỏ học giữa chừng.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Thu Hà tặng hoa, kỷ niệm chương cho các đơn vị thực hiện tốt Cuộc vận động “Vì người nghèo” thời gian qua.

Đặc biệt, với phương thức hỗ trợ từ Quỹ Vì người nghèo để cho dân nghèo mượn tiền trả dần không lấy lãi, đã giúp nhiều người nghèo, hộ nghèo vượt qua khó khăn như hộ chị Trương Thị Mai phường 7, quận 8 với hoàn cảnh rất khó khăn, bản thân chị chỉ nấu ăn cho cơ sở thú nhồi bông ở Tân Bình nhưng với ý chí vượt khó vươn lên, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và nhờ nguồn vốn vay từ quỹ Vì người nghèo đến nay gia đình chị đã ổn định cuộc sống và hiện nay là chủ một cơ sở sản xuất. Khi ổn định rồi, chị còn giúp đỡ và giải quyết hơn 35 lao động nhỏ tại địa phương có công ăn việc làm.

Hay như anh Nguyễn Văn Sanh, phường 3, quận 11 cũng là hộ nghèo nhưng với ý thức tự lực và quyết tâm vượt khó gia đình anh đã thoát nghèo và còn giúp lại cho người nghèo trong tổ dân phố. Hay em Nguyễn Thị Bích Liên, phường Long Phước, quận 9; em Lưu Mỹ Phụng phường 14, quận 11; em Đoàn Thị Hồng Gấm, phường Tân Thới nhất, quận 12; em Võ Tiến Phát, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức… là những sinh viên đã vượt khó thoát nghèo.

Bên cạnh huy động các nguồn lực chăm lo cho người nghèo, UBND TP cũng đã đầu tư tại 20 phường, xã trọng điểm của TP với hơn 322 công trình với tổng kinh phí hơn 309 tỉ đồng để làm đường giao thông nông thôn, xây cầu bê tông thay cầu khỉ, sửa chữa và xây mới trạm y tế, trường học, chợ, nhà văn hóa… Nhờ vậy chất lượng cuộc sống của dân nghèo ở các vùng sâu vùng xa đã từng bước được nâng cao.

Tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho dân nghèo

Khẳng định thành công của chặng đường 10 năm qua, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh: Cuộc vận động “Vì người nghèo” là một điểm sáng trong hoạt động của Ủy ban MTTQ VN TPHCM. Cuộc vận động đã thực sự đi vào lòng người dân TP, phát huy được truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc, thu hút được toàn xã hội chung tay chăm lo. Các hộ nghèo ngày càng tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, qua đó đã tăng cường sự đoàn kết gắn bó giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân, làm cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, phát triển vững chắc nhất là ở cộng đồng dân cư.

Phó Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thị Thu Hà yêu cầu, trong thời gian tới, MTTQ và Ban Vận động Vì người nghèo các cấp tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ người nghèo, nhất là diện chính sách, người về hưu, hộ nghèo, người neo đơn, CNVC-LĐ, sinh viên và lực lượng vũ trang, những đối tượng bị tác động, ảnh hưởng do lạm phát gặp khó khăn. Các đơn vị phải nắm chắc diễn biến đời sống, hoàn cảnh của những hộ này để kịp thời tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền huy động các nguồn lực xã hội chăm lo một cách căn cơ, bền vững, đặc biệt chú ý những trường hợp cận nghèo vừa qua khỏi chuẩn 12 triệu đồng/người/năm.

Với những trường hợp này, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tiếp tục tạo điều kiện giúp đỡ về tinh thần, vật chất để họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống như miễn, giảm một phần học phí cho con em khi đến trường, chi phí khi đi khám, chữa bệnh… Về lâu dài, có thể tạo điều kiện để đối tượng cận nghèo tham gia vào một số chương trình, dự án phát triển kinh tế tại địa phương để họ có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Các cấp ủy Đảng phải xem cuộc vận động vì người nghèo là một nội dung trọng tâm trong chương trình công tác của mình để chỉ đạo việc triển khai thực hiện, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết Đảng bộ TP lần IX, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo tăng hộ khá mà TP đã đề ra.

“Đối với những hộ nghèo của TP tôi đề nghị để công tác giảm nghèo đạt kết quả cao, bên cạnh việc hỗ trợ của chính quyền các cấp, các ngành, cần tăng cường tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo phải nỗ lực vươn lên bằng ý chí và nghị lực của chính mình để ổn định cuộc sống” – đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà nhắn nhủ.

Nơi khởi nguồn của nhiều cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Trần Hoàng Thám cho rằng: TPHCM là nơi khởi nguồn của nhiều chương trình, nhiều cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn, trong đó có cuộc vận động vì người nghèo. Từ đó, mô hình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn TP đã chính thức được nhân rộng ra cả nước. Cuộc vận động đã xuất hiện nhiều tấm lòng hảo tâm, nhiều tấm gương vượt khó, điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu hưởng ứng tích cực cuộc vận động.

Cùng với hàng ngàn, hàng vạn việc làm thầm lặng, nghĩa tình trong cộng đồng dân cư đã không ngừng xuất hiện và tô thắm cho truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

Thiên Linh


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng

0 nhận xét

Sáng 10/5, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá 13 và 4 ứng cử viên khác ở đơn vị bầu cử số 3, Hải Phòng tiếp xúc cử tri tại quận Kiến An và Đại học Hải Phòng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Đăng Hùng.

Phát biểu tại cuộc tiếp xúc trước các cử tri, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo tóm tắt một số nét chính tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng đồng thời nêu bật những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước cùng những công việc đã làm được khi là đại biểu Quốc hội khóa 12 như kì vọng cử tri. Đồng thời, Thủ tướng đã đề cao trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ khi là đại biểu quốc hội với hàng loạt cuộc tiếp xúc cử tri, xử lí hơn 30 kiến nghị về phát triển kinh tế xã hội ở Hải Phòng.

Sau khi lắng nghe các ý kiến của cử tri, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp thu, ghi nhận các ý kiến và hứa sẽ nỗ lực làm việc hết sức mình, làm tốt chức trách, nhiệm vụ đại biểu quốc hội của mình khi được cử tri tín nhiệm bầu. Tiếp đó, bốn ứng cử viên khác lần lượt trình bày chương trình hành động của cá nhân khi được bầu làm đại biểu quốc hội khóa 13.

Một số cử tri phát biểu tin tưởng năng lực, trách nhiệm của các ứng cử viên. Cử tri Đinh Đặng Hùng (ở phường Bắc Sơn, Kiến An) phát biểu: Khi được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa 13, các đại biểu cần thúc đẩy sớm có cơ chế chính sách cụ thể đối với người bị nhiễm chất độc da cam, kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần được đẩy mạnh. Trong 2 ngày 11 và 12/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và 4 ứng cử viên khác tiếp xúc cử tri tại một số quận, huyện khác tại Hải Phòng

Đăng Hùng


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư xây dựng đường vành đai 3, 4

0 nhận xét

Chiều 10/5, chủ trì cuộc họp về việc xây dựng đường vành đai 3 và 4 của TP HCM tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương triển khai các thủ tục chuẩn bị dự án, kêu gọi đầu tư 2 tuyến đường này.

Tuyến đường vành đai 3 và 4 sẽ là hai tuyến giao thông vành đai đô thị và tuyến giao thông liên vùng, có cấp hạng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu giao thông với vận tốc cao, phân luồng từ xa, giảm áp lực giao thông qua nội thành TP Hồ Chí Minh.

Bản đồ hướng tuyến vành đai 3 và 4 TP Hồ Chí Minh.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương thuộc vùng dự án việc hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường vành đai 3, 4 của thành phố. Quy hoạch chi tiết sẽ được coi là phương án thay thế cho việc lập dự án toàn tuyến trước đây, vốn có quy mô lớn, khó có thể đầu tư toàn bộ một lần trong điều kiện nguồn lực NS hạn chế như hiện nay và xét cho từng đoạn tuyến trên Vành đai lại có nhu cầu đầu tư, hình thức đầu tư, phương án đầu tư cũng khác nhau.

Theo đề xuất nghiên cứu của cơ quan tư vấn, 2 tuyến vành đai nói trên sẽ đi qua 15 quận, huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố (TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An). Tuyến vành đai 3 dự kiến có điểm đầu tại khoảng Km38, điểm cuối tại khoảng Km 0 đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, chiều dài khoảng 100 km, quy mô kỹ thuật là đường cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 6-8 làn xe.

Tuyến vành đai 4 có điểm đầu tại Km 40 đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, điểm cuối nối với trục Bắc – Nam tại khu vực cảng Hiệp Phước (TP HCM), tổng chiều dài khoảng 197,6 km. Quy mô kỹ thuật là cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 6-8 làn xe.

Cơ quan tư vấn cũng đã đề xuất một cơ chế tổ chức thực hiện dự án, đặc biệt là vấn đề quản lý quy hoạch, tạo quỹ đất để có một nguồn lực đầu tư phù hợp để triển khai 2 công trình ước tính trị giá khoảng 8 tỷ USD này./.

Nguyên Linh

Source : nguyentandung.org


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Công ty Đóng tàu Hạ Long – Vinashin: Hạ thủy tàu 53.000 tấn

0 nhận xét

Sáng 10/5, Công ty Đóng tàu Hạ Long – Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã tổ chức hạ thủy thành công tàu chở hàng 53.000 tấn – mang tên ANNA BOLTEN – được đóng mới và xuất khẩu cho công ty Orange Ocean CHLB Đức. Đây là con tàu thứ tám trong loạt tàu 53.000 tấn do Công ty đóng mới xuất khẩu. Tàu ANNA BOLTEN là loại tàu chở hàng khô, hàng rời hạng nặng, hiện đại đang được ưa chuộng trên thế giới.

Tàu ANNA BOLTEN. – Ảnh: Báo Nhân dân

Tàu có chiều dài lớn nhất 190m, chiều rộng 32,26m, chiều cao mạn 17,50m, dung tích hầm hàng 65.700m3. Tàu có 5 hầm hàng, nắp hầm hàng đóng mở bằng thủy lực và được lắp đặt 4 cần cẩu hàng sức nâng 36 tấn. Tàu do Công ty Carl Bro của Đan Mạch thiết kế, đáp ứng các quy định và quy phạm của cơ quan Đăng kiểm quốc tế DNV và các công ước Quốc tế mới nhất về hàng hải.

Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 1479/CT-TTg ngày 16/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 6/8/2010 của Bộ Chính trị; Quyết định số 2108/QĐ-TTg ngày 18/11/2010 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thách thức và đạt kết quả bước đầu.

Năm 2010, Tập đoàn bàn giao 64 tàu với tổng giá trị hợp đồng là 577 triệu USD, trong đó có 28 tàu xuất khẩu với tổng giá trị hợp đồng là 278 triệu USD. Năm 2011, Vinashin phấn đấu đạt sản lượng trị giá 22.763 tỷ đồng, bằng 198% so với năm 2010, doanh thu đạt 21.143 tỷ đồng, bằng 205% so với năm 2010.

Hiện nay, toàn bộ Tập đoàn đang tiếp tục triển khai đóng mới 110 tàu tại 22 nhà máy với tổng giá trị hợp đồng 1,47 tỷ USD, trong đó đã hoàn thành và bàn giao năm tàu cho các chủ tàu trị giá hơn 70,1 triệu USD.

Thu Hà


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Nghị quyết 11 của Chính phủ: Cắt giảm đầu tư công – Vẫn chưa quyết liệt!

0 nhận xét

Triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã cắt giảm được 172 dự án khởi công mới, 53 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn cắt giảm từ nguồn ngân sách nhà nước là 899,4 tỷ đồng. Có 280 dự án đã được các bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Trung ương điều chuyển vốn. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cắt giảm 880 dự án khởi công mới và 604 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn hơn 4.229 tỷ đồng. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cũng đã rà soát, đình hoãn, giãn tiến độ 907 dự án với tổng số vốn trên 39.212 tỷ đồng.



Vẫn chưa quyết liệt!

Những thông tin trên được Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc báo cáo tại phiên họp thường kỳ tháng 4-2011 của Chính phủ. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng cho biết, vẫn còn 5 đơn vị ở trung ương, 23 địa phương chưa gửi báo cáo về rà soát, cắt giảm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tới Bộ KH-ĐT.

TPHCM đã cắt giảm nhiều dự án chưa thật cần thiết, dành vốn ưu tiên các công trình dân sinh thiết yếu. Trong ảnh: Thi công cầu Rạch Chiếc. Ảnh: THANH TÂM

So sánh với kết quả được tổng hợp, báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 3 trước đó, có thể thấy việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đã có bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ KH-ĐT thẳng thắn cho rằng, kết quả này chưa thể coi là đạt yêu cầu. Báo cáo của Bộ KH-ĐT nêu rõ: Bộ Y tế đã phân bổ 2 dự án khởi công mới không thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011, tổng trị giá 15 tỷ đồng; Bộ Quốc phòng chưa có điều chỉnh, cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; Bộ Công an bố trí vốn 2 dự án chuyển tiếp và chưa có điều chuyển vốn. Về phía các địa phương, không có tỉnh thành nào đề nghị cắt giảm dự án khởi công mới; còn đối với các dự án chuyển tiếp thì mới xác định đình hoãn, điều chuyển 758 tỷ đồng của 81 dự án – một kết quả có thể coi là khá khiêm tốn. Cá biệt, có địa phương vẫn đề nghị tăng thêm vốn xây dựng trụ sở mới, dự án chưa thực sự cấp bách (chẳng hạn như một công trình xây dựng tượng đài có tổng mức đầu tư 112 tỷ đồng ở tỉnh Gia Lai)…

Bên cạnh đó, các địa phương cũng mới tập trung triển khai rà soát, điều chuyển vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong khi các nguồn vốn đầu tư khác như trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư nhà nước, xổ số kiến thiết, vốn vay… chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều công trình giao thông tại TPHCM phục vụ tốt đời sống dân sinh (Ảnh quốc lộ 1A đoạn An Sương – An Lạc qua quận Bình Tân). Ảnh: THÀNH TÂM

Ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Bộ KH-ĐT, nêu rõ, theo tinh thần Nghị quyết 11, chỉ trừ các dự án cấp bách, phòng chống hậu quả thiên tai lũ lụt, các dự án trọng điểm quốc gia, dự án có sử dụng vốn ODA, còn tất cả các dự án khởi công mới trong năm nay (sử dụng vốn ngân sách nhà nước) đều phải dừng lại để điều chuyển vốn sang các dự án sắp hoàn thành hoặc cấp bách hơn. Tuy nhiên, thực tế qua tổng hợp mới chỉ cắt giảm được 1.052 dự án khởi công mới với số vốn 3.452,8 tỷ đồng, bằng 21% về số dự án và bằng 23,5% vốn kế hoạch năm 2011 bố trí cho các dự án khởi công mới.

Tất nhiên, như Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc khẳng định, những yêu cầu nào hợp lý của địa phương vẫn được đáp ứng. Vừa qua, Chính phủ đã cho phép tiếp tục thực hiện với các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, như 135, 30a hay một số dự án cấp bách trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư. Một số trường hợp cụ thể khác, đơn cử như dự án xây dựng trung tâm tim mạch cho trẻ em, cũng được kiến nghị Chính phủ xem xét, quyết định.

Cần dẹp bỏ tâm lý “nhìn nhau mà cắt”

Tại hội nghị công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cuối tuần trước, PGS-TS Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận xét mặc dù việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đã có bước tiến mới song vẫn cần tiếp tục cảnh giác với “nỗi luyến tiếc” còn rơi rớt lại. Đây cũng không phải là trường hợp cá biệt. Vấn đề ở chỗ, nếu vẫn chùng chình, “nhìn trước ngó sau”, chờ đợi bộ ngành khác, địa phương khác cắt giảm trước chứ không phải mình… thì không dễ gì các bộ ngành, địa phương quyết liệt thực thi.

Chính vì vậy, nhiều chế tài mạnh mẽ đã được Bộ KH-ĐT khuyến nghị chẳng hạn như đến ngày 31-5-2011, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành việc rà soát cắt giảm vốn đầu tư theo Nghị quyết 11. Sau thời điểm này, nếu không cắt giảm, điều chuyển hết số vốn bố trí cho các dự án khởi công mới thì kiến nghị thu hồi về ngân sách trung ương phần vốn thuộc ngân sách trung ương. Một kiến nghị khác là việc thu hồi toàn bộ số vốn bố trí sai mục tiêu, vốn đã phân bổ cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư; các dự án đầu tư kém hiệu quả; các dự án được bố trí kế hoạch vốn nhiều năm nhưng triển khai quá chậm…

Cuối cùng, cần nói thêm rằng, xét về tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP, Chính phủ Việt Nam đang là nhà đầu tư lớn nhất so với chính phủ các nước Đông Á và Đông Nam Á. Mỗi năm, đầu tư công của Việt Nam bằng khoảng 17%-20% GDP. Tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều (mức trung bình là dưới 5%, tại Trung Quốc là 3,5%, Indonesia 1,6%)…

Theo các chuyên gia kinh tế, xu thế hiện nay là “chặn” bớt dòng đầu tư công chảy vào nền kinh tế đồng thời với việc khơi thông các luồng vốn xã hội hóa, nhằm tập trung nguồn lực công giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.



ANH THƯ

Source : SGGP


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →