Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label Chính phủ. Show all posts
Showing posts with label Chính phủ. Show all posts

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén

0 nhận xét

Tại phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình với các chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén của Chính phủ trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế hiện nay.

Hôm nay (30/6), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2011 và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, một số giải pháp chủ yếu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2011.

 

Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trình bày báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH và ngân sách nhà nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, bước vào năm 2011, trên cơ sở các đánh giá, dự báo và nhận thức rõ về những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra với nền kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt để thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 2011.

Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.

Tuy nhiên, tình hình KT-XH trong nước và quốc tế những tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện nhiều yếu tố đáng lo ngại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát có xu hướng tăng cao.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP và báo cáo Bộ Chính trị ra Kết luận 02/KL-TW và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 59/NQ-QH12, với các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Mức bội chi thấp nhất mấy năm gần đây

Tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện những “điểm sáng” như giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng, xuất khẩu tăng cao gấp 3 lần kế hoạch, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ…

Kết quả thu – chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm cho thấy, hết tháng 6/2011 tổng thu ngân sách đạt 327.820 tỷ đồng, bằng 55,1% dự toán. Chi ngân sách đạt 355.600 tỷ đồng, đạt 49% dự toán. Như vậy, bội chi ngân sách 6 tháng là 27.780 tỷ đồng, bằng 23% dự toán. Đây là mức bội chi thấp nhất so với cùng kỳ một số năm gần đây.

Đặc biệt, thị trường ngoại tệ và kinh doanh vàng đã ổn định; thu chi ngân sách đạt khá, bội chi giảm; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng đang chậm lại; cắt giảm đầu tư công có hiệu quả nhưng vẫn tăng đầu tư cho “tam nông”; đã có những giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tăng giá của thị trường bất động sản; an sinh xã hội được quan tâm và có những chuyển biến tích cực; quốc phòng – an ninh được tăng cường và giữ vững…

Tuy nhiên, trong báo cáo, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cần sớm được khắc phục. Đó là, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn khó khăn, tăng trưởng đạt thấp; thị trường chứng khoán sụt giảm; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…

Phấn đấu một số chỉ tiêu cơ bản

Về những giải pháp cho 6 tháng cuối năm, Chính phủ cho rằng, cần tập trung quyết liệt vào điều hành một số chính sách lớn như chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Theo đó, cần thực hiện nhất quán chủ trương điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng cũng như chính sách tài khóa thắt chặt phối hợp hài hòa với chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tập trung vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm để nâng cao năng lực, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đối với chính sách thương mại, giá cả, thị trường, tiếp tục tăng cường kiểm soát giá cả, ổn định thị trường, bảo đảm ổn định cung – cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Thực hiện kiên trì và nhất quán điều hành giá xăng dầu, điện, than theo cơ chế thị trường trên cơ sở tính toán lộ trình, thời điểm phù hợp với tình hình và mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Với việc ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ cho rằng, cần tập trung chỉ đạo, điều hành để phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản năm 2011 là kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 15-17%; tăng trưởng GDP đạt khoảng 6%; tỷ lệ nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu; giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP.

Cần những giải pháp chiến lược dài hạn, vững chắc hơn

Thảo luận về các báo cáo trên, nhiều đại biểu đồng tình với các chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén của Chính phủ trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế hiện nay.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho rằng, sự điều hành của Chính phủ đã tạo niềm tin của nhân dân, nhất là đối với các chính sách an sinh xã hội, tạo ổn định về mặt chính trị – xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền nhìn nhận, những kết quả về KT-XH trên chỉ mới là kết quả bước đầu. Nền kinh tế còn đối diện nhiều thách thức, khó khăn, do đó, cần có những giải pháp kiên quyết hơn nữa.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, song song với những giải pháp mang tính tình thế, ngắn hạn, Chính phủ cần chú trọng đến các giải pháp chiến lược mang tính dài hạn như công tác quy hoạch, kế hoạch, các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, hạn chế nhập siêu, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có thế mạnh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, minh bạch hóa hệ thống tài chính, tránh đầu cơ, tiết kiệm năng lượng… Đặc biệt, cần tăng cường quản lý tài chính đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đẩy mạnh quản lý về giá cả, thị trường.

Điều khiển phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, bên cạnh những “điểm sáng” về thu ngân sách, tăng xuất khẩu, tăng trưởng sản xuất công nghiệp…, nền kinh tế nước ta cũng nổi lên những vấn đề lớn cần sớm được khắc phục. Đó là lạm phát tăng cao, lãi suất huy động và cho vay đều tăng, nhập siêu vẫn cao…

Vì thế, với 6 tháng cuối năm cần tính toán các tình huống khác nhau của nền kinh tế để có giải pháp vững chắc hơn. Bên cạnh đó, tăng tính đối thoại, trách nhiệm giải trình của các cơ quan hữu quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hội.

Lê Sơn


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Nghị quyết 11 của Chính phủ: Cắt giảm đầu tư công – Vẫn chưa quyết liệt!

0 nhận xét

Triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã cắt giảm được 172 dự án khởi công mới, 53 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn cắt giảm từ nguồn ngân sách nhà nước là 899,4 tỷ đồng. Có 280 dự án đã được các bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Trung ương điều chuyển vốn. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cắt giảm 880 dự án khởi công mới và 604 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn hơn 4.229 tỷ đồng. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cũng đã rà soát, đình hoãn, giãn tiến độ 907 dự án với tổng số vốn trên 39.212 tỷ đồng.



Vẫn chưa quyết liệt!

Những thông tin trên được Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc báo cáo tại phiên họp thường kỳ tháng 4-2011 của Chính phủ. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng cho biết, vẫn còn 5 đơn vị ở trung ương, 23 địa phương chưa gửi báo cáo về rà soát, cắt giảm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tới Bộ KH-ĐT.

TPHCM đã cắt giảm nhiều dự án chưa thật cần thiết, dành vốn ưu tiên các công trình dân sinh thiết yếu. Trong ảnh: Thi công cầu Rạch Chiếc. Ảnh: THANH TÂM

So sánh với kết quả được tổng hợp, báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 3 trước đó, có thể thấy việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đã có bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ KH-ĐT thẳng thắn cho rằng, kết quả này chưa thể coi là đạt yêu cầu. Báo cáo của Bộ KH-ĐT nêu rõ: Bộ Y tế đã phân bổ 2 dự án khởi công mới không thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011, tổng trị giá 15 tỷ đồng; Bộ Quốc phòng chưa có điều chỉnh, cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; Bộ Công an bố trí vốn 2 dự án chuyển tiếp và chưa có điều chuyển vốn. Về phía các địa phương, không có tỉnh thành nào đề nghị cắt giảm dự án khởi công mới; còn đối với các dự án chuyển tiếp thì mới xác định đình hoãn, điều chuyển 758 tỷ đồng của 81 dự án – một kết quả có thể coi là khá khiêm tốn. Cá biệt, có địa phương vẫn đề nghị tăng thêm vốn xây dựng trụ sở mới, dự án chưa thực sự cấp bách (chẳng hạn như một công trình xây dựng tượng đài có tổng mức đầu tư 112 tỷ đồng ở tỉnh Gia Lai)…

Bên cạnh đó, các địa phương cũng mới tập trung triển khai rà soát, điều chuyển vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong khi các nguồn vốn đầu tư khác như trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư nhà nước, xổ số kiến thiết, vốn vay… chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều công trình giao thông tại TPHCM phục vụ tốt đời sống dân sinh (Ảnh quốc lộ 1A đoạn An Sương – An Lạc qua quận Bình Tân). Ảnh: THÀNH TÂM

Ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Bộ KH-ĐT, nêu rõ, theo tinh thần Nghị quyết 11, chỉ trừ các dự án cấp bách, phòng chống hậu quả thiên tai lũ lụt, các dự án trọng điểm quốc gia, dự án có sử dụng vốn ODA, còn tất cả các dự án khởi công mới trong năm nay (sử dụng vốn ngân sách nhà nước) đều phải dừng lại để điều chuyển vốn sang các dự án sắp hoàn thành hoặc cấp bách hơn. Tuy nhiên, thực tế qua tổng hợp mới chỉ cắt giảm được 1.052 dự án khởi công mới với số vốn 3.452,8 tỷ đồng, bằng 21% về số dự án và bằng 23,5% vốn kế hoạch năm 2011 bố trí cho các dự án khởi công mới.

Tất nhiên, như Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc khẳng định, những yêu cầu nào hợp lý của địa phương vẫn được đáp ứng. Vừa qua, Chính phủ đã cho phép tiếp tục thực hiện với các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, như 135, 30a hay một số dự án cấp bách trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư. Một số trường hợp cụ thể khác, đơn cử như dự án xây dựng trung tâm tim mạch cho trẻ em, cũng được kiến nghị Chính phủ xem xét, quyết định.

Cần dẹp bỏ tâm lý “nhìn nhau mà cắt”

Tại hội nghị công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cuối tuần trước, PGS-TS Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận xét mặc dù việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đã có bước tiến mới song vẫn cần tiếp tục cảnh giác với “nỗi luyến tiếc” còn rơi rớt lại. Đây cũng không phải là trường hợp cá biệt. Vấn đề ở chỗ, nếu vẫn chùng chình, “nhìn trước ngó sau”, chờ đợi bộ ngành khác, địa phương khác cắt giảm trước chứ không phải mình… thì không dễ gì các bộ ngành, địa phương quyết liệt thực thi.

Chính vì vậy, nhiều chế tài mạnh mẽ đã được Bộ KH-ĐT khuyến nghị chẳng hạn như đến ngày 31-5-2011, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành việc rà soát cắt giảm vốn đầu tư theo Nghị quyết 11. Sau thời điểm này, nếu không cắt giảm, điều chuyển hết số vốn bố trí cho các dự án khởi công mới thì kiến nghị thu hồi về ngân sách trung ương phần vốn thuộc ngân sách trung ương. Một kiến nghị khác là việc thu hồi toàn bộ số vốn bố trí sai mục tiêu, vốn đã phân bổ cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư; các dự án đầu tư kém hiệu quả; các dự án được bố trí kế hoạch vốn nhiều năm nhưng triển khai quá chậm…

Cuối cùng, cần nói thêm rằng, xét về tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP, Chính phủ Việt Nam đang là nhà đầu tư lớn nhất so với chính phủ các nước Đông Á và Đông Nam Á. Mỗi năm, đầu tư công của Việt Nam bằng khoảng 17%-20% GDP. Tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều (mức trung bình là dưới 5%, tại Trung Quốc là 3,5%, Indonesia 1,6%)…

Theo các chuyên gia kinh tế, xu thế hiện nay là “chặn” bớt dòng đầu tư công chảy vào nền kinh tế đồng thời với việc khơi thông các luồng vốn xã hội hóa, nhằm tập trung nguồn lực công giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.



ANH THƯ

Source : SGGP


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Bí thư Lê Thanh Hải tham dự Lễ trao Huân chương cho Bộ Công an trong chuyên án C509

0 nhận xét

Chuyên án C509

Đảng và Nhà nước đánh giá cao sự cống hiến và hy sinh to lớn của lực lượng CAND cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, trong công tác đấu tranh trong các chuyên án chính trị, đặc biệt là chuyên án C509 và trong việc thực hiện các kế hoạch công tác đặc biệt phục vụ hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Ngày 3/4, tại TP Hồ Chí Minh, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức lễ trao tặng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Công an.

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ; Lê Hồng Anh, Đại tướng, Bộ trưởng Công an; Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Trần Đại Quang, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an; cùng nhiều đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và TP Hồ Chí Minh đến dự.

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng toàn thể cán bộ, chiến sỹ của lực lượng Công an nhân dân (CAND), đặc biệt là các đồng chí được vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong thành tựu chung to lớn của đất nước trong những năm qua, có phần đóng góp quan trọng của lực lượng CAND.

Lực lượng Công an đã phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đã nắm và kiểm soát được tình hình, không để bị động, bất ngờ; chủ động tấn công, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; ngăn chặn nhiều âm mưu gây rối, kích động bạo loạn của bọn phản động; bảo đảm an ninh trên các lĩnh vực…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước đánh giá cao thành tích và sự cống hiến, hy sinh to lớn của lực lượng CAND trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, trong công tác đấu tranh trong các chuyên án chính trị, đặc biệt là chuyên án C509 và trong việc thực hiện các kế hoạch công tác đặc biệt phục vụ hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị để tiếp tục giữ vững và phát huy những thành tích, chiến công đã đạt được, lực lượng CAND cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ lớn.

Đó là: Tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng của lực lượng CAND, xây dựng tổ chức Đảng và lực lượng CAND trong sạch vững mạnh, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chủ động nắm bắt tình hình từ xa và từ cơ sở, làm tốt công tác dự báo tình hình, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, trang bị phương tiện khoa học kỹ thuật, công nghệ đủ tầm; quán triệt sâu sắc, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Đại hội V của Đảng bộ Công an Trung ương; đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đông đi liền với đảm bảo an ninh quốc gia; bảo vệ tuyệt đối an toàn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Công an dịp này là sự ghi nhận thành tích đấu tranh chuyên án đảm bảo an ninh quốc gia và thành tích thực hiện các kế hoạch công tác đặc biệt phục vụ hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Trong đó nổi bật là thành tích trong chuyên án C509, chuyên án đấu tranh với tổ chức phản động do các đối tượng Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung cầm đầu.

Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, trực tiếp xâm phạm đến sự tồn tại, ổn định, vững mạnh của thể chế chính trị Nhà nước CHXHCN Việt Nam, diễn ra trong thời điểm các thế lực thù địch đang gia tăng hoạt động “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Huân chương Quân công hạng Nhất cho Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh; Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng và Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam.

Trong dịp này, 1 tập thể và 4 cá nhân được tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và hạng Ba; 2 tập thể và 9 cá nhân được tặng Huân chương Chiến công; 4 tập thể và 26 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Hoàng Liên

Nguồn: http://nguyentandung.org


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →