Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự các phiên họp Cấp cao ASEAN 18

0 nhận xét

Sáng 7/5, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 18 đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị thủ đô Jakarta của Indonesia, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước thành viên ASEAN.

Ngay sau phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo ASEAN đã họp phiên toàn thể, nhằm kiểm điểm việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai sáng kiến Kết nối ASEAN.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi gặp đại diện Liên minh Nghị viện ASEAN. (Ảnh: Đức Tám)

Tại phiên họp này, Tổng Thư ký ASEAN đã báo cáo các nhà lãnh đạo về tình hình thực hiện các Kế hoạch xây dựng các Cộng đồng Chính trị An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa Xã hội.

Các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh các kết quả đạt được thời gian qua, đặc biệt là những kết quả cụ thể mà hiệp hội đạt được trong năm 2010 về xây dựng cộng đồng; nhất trí cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào 2015.

ASEAN cần xác định các ưu tiên và mục tiêu cụ thể cần đạt được trong năm 2011 và các năm tiếp theo, chỉ định cơ quan đầu mối triển khai; tăng cường công tác điều phối giữa các cơ quan trong từng trụ cột và giữa ba trụ cột.

Các nhà lãnh đạo cho rằng ASEAN cần xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực nhằm triển khai các Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch công tác. Để bảo đảm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên ASEAN cần tiếp tục ưu tiên tăng cường hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt là đẩy mạnh việc thực hiện hiệu quả Kế hoạch công tác của Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) giai đoạn 2.

Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí coi triển khai Kế hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN là một trong các ưu tiên hàng đầu hiện nay của ASEAN và đây sẽ là cơ sở quan trọng đóng góp vào việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết vào năm 2015. ASEAN cần quyết tâm thực hiện những cam kết và dự án trọng điểm trên cả cấp độ khu vực và quốc gia, và ưu tiên nhằm tăng cường kết nối ASEAN cả về hạ tầng, thể chế và người dân.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh cần tiếp tục phát huy các công cụ chính trị-an ninh hiện có của ASEAN, trong đó có Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF)…, cũng như tiếp tục xây dựng các chuẩn mực ứng xử chung nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế.

Lãnh đạo ASEAN nhất trí cần tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an toàn hạt nhân, an ninh, an toàn hàng hải, biến đối khí hậu…

Tại phiên họp toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu về nhiều chủ đề quan trọng của phiên họp. Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã tham dự cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với đại diện Đại Hội đồng Liên minh nghị viện các nước ASEAN (AIPA), gặp đại diện thanh niên và đại diện các tổ chức quần chúng.

Tại cuộc gặp với đại diện AIPA, các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao vai trò của AIPA nói chung và đóng góp của Nghị viện các nước thành viên nói riêng đối với tiến trình liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN; nhất trí về việc tăng cường phối hợp giữa cơ quan hành pháp và lập pháp ASEAN.

Các nhà lãnh đạo ASEAN đề nghị Quốc hội và Nghị viện các nước thành viên tiếp tục hoàn thiện các khung pháp lý phù hợp, hài hòa nội luật các nước với các mục tiêu ưu tiên trong các Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Trong các cuộc gặp không chính thức đại diện thanh niên và đại diện các tổ chức quần chúng, các nhà lãnh đạo đã lắng nghe ý kiến của các đại diện này, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên và các tổ chức quần chúng tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng như đóng góp vào việc xử lý các vấn đề đang nổi lên ở khu vực hiện nay như thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển…

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Lào và Thủ tướng Thái Lan để thúc đẩy quan hệ song phương và trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Ngày 8/5, Hội nghị Cấp cao ASEAN 18 tiếp tục với phiên họp hẹp của các nhà lãnh đạo./.

(TTXVN/Vietnam+)

(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

TPHCM kiến nghị về chính sách thu hút đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài

0 nhận xét

UBND TPHCM vừa có văn bản kiến nghị các cấp Bộ, ngành Trung ương về chính sách thu hút đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài. Theo đó, TPHCM kiến nghị, tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, bộ máy hành chính theo hướng thúc đẩy nhanh công tác cải cách thủ tục đất đai, thủ tục hải quan, các chính sách và thủ tục thuế, xóa bỏ những giấy tờ không cần thiết. Đồng thời, khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cần có lộ trình phù hợp, cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và có hướng dẫn chi tiết về việc thay đổi các chính sách cho các doanh nghiệp biết.

Tính đến cuối năm 2010, có hơn 2.500 Việt kiều được cấp giấy kinh doanh ở TPHCM.

Mặt khác, cần xây dựng chương trình phần mềm hướng dẫn lập thủ tục, đăng ký và quản lý cấp giấy phép qua mạng để giảm thời gian cho nhà đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục hồ sơ và đăng ký cấp phép. Đặc biệt, cần nghiên cứu bổ sung các chế độ ưu đãi cho người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam về nước đầu tư theo tinh thần của Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo UBND TPHCM, ngày càng có nhiều người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư sản xuất, kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau góp phần xây dựng đất nước. Tuy nhiên, UBND TPHCM cho biết, việc thẩm định hồ sơ có nhà đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài thường phức tạp hơn so với hồ sơ của nhà đầu tư trong nước (theo quy định là năm ngày làm việc), có trường hợp phải xin ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành, thời gian giải quyết kéo dài.

Tính đến cuối năm 2010, có hơn 2.500 Việt kiều được cấp giấy kinh doanh ở TPHCM. Cụ thể, tổng số doanh nghiệp được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có vốn của Việt kiều tính đến ngày 14-10-2010 là 2.510 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ là 45,05 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn góp của Việt kiều là 27,59 ngàn tỷ đồng. Tổng số dự án được cấp mới giấy phép đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư có vốn đầu tư của Việt kiều (còn hiệu lực) tính đến ngày 31-12-2010 là 122 dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới là 260,43 triệu USD, trong đó vốn góp của Việt kiều là 153,6 triệu USD.

T. X – Đ. Q
Theo: hcmcpv

(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Thành phố Hồ Chí Minh 36 năm xây dựng và phát triển

0 nhận xét

Hơn một phần ba thế kỷ là thời gian không dài so với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và lịch sử hơn 300 năm hình thành & phát triển Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đây là thời kỳ đầy sóng gió, luôn đan xen những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, sự đụng chạm quyết liệt giữa cái cũ và cái mới làm cho đời sống xã hội Thành phố Hồ Chí Minh luôn sôi động, trong đó có những giai đoạn thật cam go quyết liệt nhưng lại có những thành tựu nổi bật với những mốc son quan trọng của quá trình phát triển, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, năng động sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân Thành phố mang tên Bác Hồ vĩ đại.

1. Vượt qua trở lực, tìm tòi hướng phát triển phù hợp, góp phần tạo tiền đề đổi mới

Vài năm đầu sau giải phóng, với sức mạnh tinh thần của những năm tháng quật khởi được nhân lên gấp bội trong đại thắng mùa Xuân 1975 và có nguồn dự trữ nguyên liệu, tiềm lực kinh tế thành phố còn khá nhờ được giải phóng nhanh và hầu như nguyên vẹn, nên các ngành sản xuất tiếp tục tăng, số người thất nghiệp giảm, các yếu tố văn hóa mới có đất nảy sinh phát triển. Song sang năm 1979 – 1980, tình hình kinh tế sa sút nghiêm trọng, sản xuất, dịch vụ đều giảm; giá cả thị trường tăng liên tục, có năm tăng trên 40%. Đời sống vô cùng khó khăn, lương không đủ ăn, dân Sài Gòn lần đầu tiên trong lịch sử phải ăn độn, có khi đến 90%. Tình trạng “làm không ra làm, ăn không ra ăn, ở không ra ở” nơi “đô thị phồn hoa” trở thành phổ biến. Thêm vào đó, chiến tranh biên giới TâyNam rồi phía Bắc xảy ra. Thiên tai diễn ra 3 năm liền ở Nam bộ. Những sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, tình trạng ngăn sông cấm chợ … gây ra biết bao gian truân cho cuộc sống, đặc biệt gây nên tâm lý bất an cho mọi tầng lớp xã hội.

Trước những khó khăn chồng chất, thành phố đã phát huy bài học kinh nghiệm của những năm tháng đấu tranh đầy khốc liệt của chiến trường trọng điểm, tin tưởng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào trí tuệ và công sức của quần chúng, vì lợi ích nhân dân, lợi ích dân tộc, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, tìm tòi những hình thức, bước đi thích hợp, tháo gỡ khó khăn, ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm an dân, đồng thời tạo điều kiện cho sản xuất “bung ra”, chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân. Hướng tháo gỡ trước hết là thoát khỏi cơ chế cũ, thoát khỏi sự trói buộc của chế độ cấp phát – giao nộp, thiết lập quan hệ kinh tế bình thường theo qui luật sản xuất hàng hóa, mở rộng quan hệ thị trường, trước hết trong vùng Nam bộ và thị trường quốc tế vốn có của Sài Gòn trước đây. Tháng 8/1979, Thành ủy ra Nghị quyết số 9 về những vấn đề đó, và thật hạnh phúc, tháng 9/1979 Nghị quyết TW 6 (khóa IV) ra đời, sau này thường gọi là “Nghị quyết bung ra”, đề ra hướng tháo gỡ bế tắc của cơ chế cũ với những chính sách lỗi thời, được Đại hội X của Đảng tổng kết là “bước đột phá đầu tiên” của quá trình đổi mới. Một hướng đột phá khác là mạnh dạn vay ngoại tệ để nhập nguyên liệu sản xuất hay xuất khẩu để tự cân đối và tích lãi, tái đầu tư. Hàng loạt xí nghiệp đã tích cực tìm tòi cách tháo gỡ khó khăn, những kết quả bước đầu được nhân rộng, nhiều yếu tố “đổi mới” xuất hiện. Ấy vậy mà, sức ì của cái cũ đã không dễ dàng bị xóa bỏ. Thành phố bị phê lên phê xuống, cuối năm 1982, trong vòng 1 tháng có 6 đoàn kiểm tra đến thành phố, phê phán, lo ngại sự phát triển của thành phố theo con đường tư bản chủ nghĩa. Không những vậy, từ quan điểm đó, một số qui định mới về sản xuất kinh doanh, nhất là về xuất nhập khẩu, về kiều hối, giá bán buôn … được ban hành lại trói tay các đơn vị sản xuất kinh doanh, làm tình hình trở nên phức tạp hơn.

Hàng năm, TPHCM có hàng trăm gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được biểu dương, khen thưởng.

Nhưng với bản lĩnh và trách nhiệm, trước nhân dân, trước Trung ương Đảng, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh kiên trì tìm cách vượt qua mọi trở ngại. Sự kiện “Hội nghị Đà Lạt” tháng 7/1983 được đánh giá như một mốc son lịch sử của sự trưởng thành của Đảng bộ Thành phố. Nhân dịp một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào Đà Lạt, Thành ủy đã bố trí để một số giám đốc xí nghiệp đến báo cáo tình hình thực tiễn, những kết quả tháo gỡ khó khăn ở cơ sở. Nghe các đơn vị báo cáo xong, từ ngày 13 đến 16/7/1983 các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã làm việc với lãnh đạo thành phố cùng một số ban ngành liên quan. Sau Hội nghị, các đồng chí lãnh đạo Trung ương đã về thành phố khảo sát thực tiễn, kiểm tra thực tế, so sánh những điều đã được nghe và thảo luận. Kết quả của đợt công tác đó đã có tác động đến Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7 (khóa V) mở ra một giai đoạn tiếp tục điều hành, xác lập quan điểm đổi mới trong quá trình hình thành đường lối đổi mới được xác định trong Đại hội VI của Đảng.

Có thể nói rằng, 10 năm đầu sau giải phóng miền Nam là thời gian vô cùng khó khăn với sự khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng, Thành ủy Thành phố Hổ chí Minh đã có sự phấn đấu quyết liệt, với bản lĩnh và trách nhiệm cao vượt qua các trở lực để thoát dần khỏi cơ chế cũ, hình thành mô hình phát triển mới, khơi dậy sức sáng tạo của quần chúng, năng động, sáng tạo, góp phần tích cực hình thành đường lối đổi mới đất nước với những đột phá dũng cảm, trở thành những mốc son trong quá trình phát triển.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải thăm, tặng quà chúc Tết Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Tam Bình.

2. Cùng cả nước đổi mới, hội nhập

Với tinh thần phấn đấu không mệt mỏi, không khoan nhượng sự trì trệ, bảo thủ, với truyền thống của thành phố trẻ, luôn chọn cái mới, được đường lối đổi mới của Đảng soi đường, Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng vượt qua cơn khủng hoảng kéo dài từ giai đoạn trước, tiến bước vững chắc vào sự nghiệp đổi mới toàn diện, mạnh mẽ trong bối cảnh mới. Nhất là từ khi vị trí, vai trò trách nhiệm của thành phố được Trung ương xác định rõ ràng. Nghị quyết số 01-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 14/9/1982 đã khẳng định : “Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta. Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ III (tháng 11/1983), Tổng Bí thư Lê Duẩn chỉ rõ : Đảng bộ, chính quyền và đồng bào thành phố, hơn ai hết, cần nhận rõ vị trí, vai trò của thành phố, nhận rõ trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình … Vì cả nước, cùng cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh nhất định xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) ngày 18/11/2002 nhấn mạnh : Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước” … Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, trách nhiệm của thành phố, trong hơn một phần ba thế kỷ qua, nhất là từ Đổi mới đến nay, thành phố đã “vì cả nước, cùng cả nước”, đồng tâm hiệp lực, năng động, sáng tạo, giành nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thành phố luôn giữ vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, tạo nguồn ngân sách và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. Thành phố luôn giữ mức tăng trưởng gấp 1,5 lần mức bình quân cả nước, năm vừa rồi đạt mức 1,7 lần. Năm đầu đổi mới GDP thành phố chiếm 13% GDP cả nước, đến nay đã nâng lên trên 20%. Vốn đầu tư phát triển năm 1976 chiếm 5,03% tổng vốn đầu tư cả nước, nay cũng đã vượt lên trên 20%. Công nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm gần 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp cả nước; về thương mại – dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chiếm 25,1%; kim ngạch xuất khẩu – 36,7% cả nước. Nhờ nỗ lực trên mọi lĩnh vực phát triển kinh tế, với trách nhiệm “vì cả nước” thành phố đã đóng góp ngân sách cho cả nước luôn ở vị trí số 1, chiếm tỉ trọng trên 30%. Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, năm 1985 đạt 586 USD/ người/ năm, nay ngót nghét 3000 USD. Cùng với phát triển kinh tế, thành phố luôn chăm lo vấn đề an sinh xã hội, là một địa phương có nhiều đột phá trong các chính sách xã hội. Thành phố là địa phương đi đầu trong công tác phổ cập giáo dục, đến nay đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học, làm nền tảng để thực hiện giải pháp đột phá về đào tạo nguồn nhân lực. Thành phố là nơi khởi xướng và thực hiện đầu tiên phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương”, “chương trình xóa đói giảm nghèo”, “bảo trợ bệnh nhân nghèo”, “nụ cười cho trẻ thơ”, “phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng” v.v… thấm đẫm tính nhân văn cao cả, có sức lan tỏa mạnh, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội rộng lớn … Một thành tựu nổi bật của thành phố trong 36 năm qua, nhất là trong 25 năm đổi mới là phát triển đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Trên cơ sở qui hoạch đô thị và quy hoạch vùng đô thị, thành phố đã tập trung nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, hình thành các trục xuyên tâm, trục bắc – nam, đường vành đai, các đại lộ nổi bật như đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đông – Tây, Xuyên Á …; các khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Tây – Bắc đã và đang được xây dựng, tạo nên dáng vẻ hiện đại của siêu đô thị sau hơn một thập niên nữa …

3. Phấn đấu trở thành thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại

Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững vai trò trung tâm về nhiều mặt của khu vực và cả nước, phát triển nhanh, bền vững, kết hợp hài hòa phát triển kinh tế, phát triển đô thị, khoa học công nghệ, giáo dục văn hóa, phát triển xã hội, quốc phòng an ninh. Tất cả các lĩnh vực phải đạt chất lượng cao. Tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn (cơ khí – chế tạo; điện tử – viễn thông – tin học; công nghiệp hóa chất và dược phẩm; chế biến lương thực, thực phẩm có giá trị gia tăng cao); 9 nhóm ngành dịch vụ có tính đột phá (tài chính – ngân hàng – bảo hiểm; thượng mại – xuất khẩu; vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng; bưu chính – viễn thông – công nghệ thông tin; kinh doanh tài sản – bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ; y tế; giáo dục – đào tạo; du lịch). Cơ cấu kinh tế vào năm 2020 sẽ là : dịch vụ – 60,5%; công nghiệp, xây dựng – 39,1% và nông nghiệp – 0,4%. GDP năm 2020 chiếm khoảng 1/3 cả nước và GDP bình quân đầu người khoảng 7000 USD. Vấn đề chỉnh trang, phát triển đô thị, trong đó ưu tiên giải quyết đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông, trước hết là hoàn chỉnh mạng lưới giao thông vành đai; triển khai xây dựng các tuyến metro, đường trên cao, đường cao tốc liên vùng. Kết hợp giải quyết vấn đề môi trường, từ khai thác hợp lý các nguồn nước, hệ thống cấp nước, nước thải, rác thải. Cải thiện đáng kể diện tích nhà ở cho mọi tầng lớp, bình quân đầu người từ 16 – 18m2, thay thế 100% các chung cư hư hỏng nặng, thực hiện chương trình nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên, nhà ở nông thôn ngoại thành …

TPHCM luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ.

Đồng thời kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa hài hòa với tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Nói tóm lại, sau năm 2020, thành phố phải đạt được mục tiêu của Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) nêu ra : Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh hiện đại; một trong những thành phố phát triển nhanh và năng động của khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Đó là một thành phố có kinh tế phát triển cao dựa trên nền tảng dịch vụ và công nghiệp có giá trị gia tăng cao, nơi hội tụ của giới kinh doanh, thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước, một trung tâm công nghiệp, tài chính và thương mại của Đông Nam Á. Thành phố sẽ là một siêu đô thị đa trung tâm, với điểm nhấn là khu đô thị Thủ Thiêm và đô thị mới dọc sông Sài Gòn; hình thành chuỗi đô thị, nối kết với các đô thị khác trong vùng, một thành phố xanh và sạch, một đô thị sông nước, với qui mô dân số 10 triệu người. Đó cũng là một trung tâm khoa học – công nghệ lớn, trung tâm về giáo dục – đào tạo chất lượng cao và y tế kỹ thuật cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển. Kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, hoàn thiện các dịch vụ văn hóa, đưa văn hóa thực sự là nền tảng của sự phát triển thành phố.

Nhìn tổng quát, Thành phố Hồ Chí Minh sau 2020 là một trung tâm đa chức năng, một đô thị sống tốt, có sức hấp dẫn trong hệ thống các đô thị trên thế giới.

Để đạt được mục tiêu đó, thành phố còn phải vượt qua bao thử thách gian nan, đòi hỏi phải biết trân trọng và phát huy những thành tựu đã đạt được 36 năm qua, đồng thời phải nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém, bất cập, những khuyết điểm kéo dài … để tập trung sức giải quyết rốt ráo với những hướng đột phá mạnh. Trước tiên là những vấn đề có vài trò nền tảng của sự phát triển nhanh và bền vững, trực tiếp cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân. Tích cực khắc phục tình trạng chậm trễ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, yếu kém về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự chậm trễ, chấp vá, không đồng bộ, quá tải của phát triển kết cấu hạ tầng, sự yếu kém, bất cập trong quản lý đô thị, quản lý phát triển xã hội, môi trường, sự xuống cấp chất lượng giáo dục – đào tạo, chậm trễ trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng tầm cán bộ, sự xuống cấp trong sinh hoạt văn hóa, tha hóa về đạo đức, lối sống, những bức xúc của xã hội chậm được khắc phục v.v…

Đại lộ Đông Tây – tuyến đường giúp thúc đẩy thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh từ trước đến nay luôn gắn liền máu thịt với lịch sử và vận mệnh của đất nước, từ đóng góp công sức, trí tuệ và tâm huyết của cả nước. Trong bước đường sắp tới, thành phố lại được cả nước giúp sức, vun bồi để nhanh chóng đạt được đỉnh cao – Thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại, một trung tâm nhiều mặt của đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh, thịnh vượng.

PGS.TS Phan Xuân Biên




(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Tiến bộ mới trong giải quyết tranh chấp giữa Thái Lan – Campuchia

0 nhận xét

Ngày 4/5, Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết với sự hỗ trợ của các nước khu vực và quốc tế, các bên đã tạo được một nỗ lực chung để giải quyết xung đột này.

Phát biểu với báo giới ông Surin Pitsuwan cho hay, việc Bộ trưởng Ngoại giao các nước nhất trí tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 18 và lắng nghe các vấn đề tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia chính là tiến triển đầu tiên trong rất nhiều biện pháp. Đây cũng chính là một bước tiến hướng tới tương lai.

Tranh chấp giữa Thái Lan – Campuchia

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói Thái Lan và Campuchia đã đề nghị Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tổ chức các cuộc gặp song phương nhằm giải quyết vấn đề xung đột biên giới.

Cũng theo ông Marty, vấn đề xung đột giữa Thái Lan và Campuchia sẽ được nêu tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 18 tới đây.

Trong một diễn biến liên quan đến cuộc xung đột Thái Lan, Campuchia, ngày 4/5, hai nước đã mở lại cửa khẩu ở khu vực biên giới nơi xảy ra xung đột sau khi lãnh đạo quân sự hai bên lại đạt được thỏa thuận ngừng bắn mới.

Theo Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Socheat, ngoài thỏa thuận ngừng bắn, hai bên cũng nhất trí mỗi bên để lại 2 binh sĩ túc trực tại đền Ta Moan và Ta Krabei để tình hình ở đây trở lại như trước khi xảy ra đụng độ, đồng thời tăng cường tin tưởng lẫn nhau; cho phép người dân sơ tán được trở về nhà.

Trong trường hợp xảy ra đụng độ, các chỉ huy hai bên sẽ lập tức liên hệ với nhau để ngăn chặn chiến sự tái diễn.

Nguyễn Chiến


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cùng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri quận 5

0 nhận xét

Ngày 4-5, UBMTTQ một số quận – huyện tại TPHCM bắt đầu tổ chức hội nghị để các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân TPHCM khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) trình bày chương trình hành động của mình trước cử tri.

Cử tri TPHCM kiến nghị: Dũng cảm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.

Tại quận 5, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 4 (quận 5, 10 và 11) gồm các ông bà: Huỳnh Thành Đạt (Phó Giám đốc Thường trực Đại học Quốc gia TP), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành ủy TP), Phạm Thị Kim Hồng (Phó Giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP), Nguyễn Phước Lộc (Chủ tịch Hội LHTN VN), Lâm Thiếu Quân (Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Tiên Phong) đã tiếp xúc, vận động cử tri tại quận 5.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cùng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri quận 5. Ảnh: VIỆT DŨNG

Hầu hết cử tri cho rằng, các ứng cử viên cần thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe bằng nhiều hình thức để nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; chủ động đóng góp lên QH để hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách về kinh tế – văn hóa – xã hội; tham gia ý kiến với QH có quyết sách về an sinh xã hội cho các tầng lớp thanh niên, xây dựng hệ thống kiểm soát lạm phát để nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, chống tiêu cực quan liêu lãng phí… Cử tri mong rằng, nếu các ứng cử viên trúng cử phải thực hiện những gì đã cam kết, dũng cảm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, lắng nghe dân.

Cùng ngày, tại quận 7, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 2 (huyện Nhà Bè, Cần Giờ và quận 7) gồm các ông, bà: Phạm Thị Hồng Ánh (diễn viên, hội viên Hội Điện ảnh TP), Trương Thị Ánh (Phó Chủ tịch HĐND TP), Ngô Ngọc Bình (Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 7), Trương Trọng Nghĩa (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP) và Lê Kiên Thành (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến thực phẩm Thái Minh) đã tiếp xúc, vận động cử tri trên địa bàn.

Tại quận Tân Bình, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Thiếu tướng Nguyễn Văn Bé (Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP), Võ Thị Dung (Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ TP), Đỗ Văn Đương (Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát – Viện KSND tối cao), Nguyễn Bách Phúc (Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử – Tin học TP), Huỳnh Minh Thiện (Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP) đã trình bày chương trình hành động của mình trước đông đảo cử tri.

Cùng ngày, tại hội trường Quận ủy quận 2 đã diễn ra hội nghị tiếp xúc cử tri với những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII: Nguyễn Thị Quyết Tâm (Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy), Nguyễn Thị Thu Cúc (Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định), Đoàn Nguyễn Thùy Trang (Phó Tổng Biên tập Báo Khoa học phổ thông), Huỳnh Ngọc Ánh (Phó Chánh án TAND TP), Ngô Hà Thái (Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã VN).

Các ứng cử viên cam kết dành thời gian thỏa đáng để gần gũi, lắng nghe tiếng nói của nhân dân, đồng thời phản ánh nguyện vọng chính đáng của người dân; thực hiện tốt chức năng giám sát của Quốc hội, đồng thời, góp phần thúc đẩy việc thực hiện 6 chương trình đột phá của TPHCM.

Đoàn thanh niên khối Dân – Chính – Đảng TP tham gia hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân. Ảnh: TR.NGỌC

 

Tại đơn vị bầu cử số 8 (quận 12), các ứng cử viên đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 8 (quận 12 và Gò Vấp): Bùi Mạnh Hải (Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN), Phạm Khánh Phong Lan (Phó Giám đốc Sở Y tế), Lê Đông Phong (Phó Giám đốc Công an TP), Ung Thị Xuân Hương (Phó Giám đốc Sở Tư pháp) và Trần Thị Diệu Thúy (Phó Bí thư Thành đoàn TP) đã có cuộc tiếp xúc với hơn 300 cử tri.

Tại huyện Củ Chi, UBMTTQ huyện đã tổ chức hội nghị cử tri để các ứng cử viên đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 9 gồm các ông, bà: Nguyễn Văn Hưng (Đại tá, Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân sự TPHCM), Nguyễn Văn Minh (Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL), Nguyễn Đăng Nghĩa (Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất – phân bón và môi trường phía Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), Nguyễn Văn Phụng (Chủ tịch Hội Nông dân TP) và linh mục Phan Khắc Từ (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban đoàn kết Công giáo VN) tiếp xúc với gần 300 cử tri huyện.

Cùng ngày, nhiều quận huyện đã tổ chức buổi tiếp xúc giữa ứng cử viên Đại biểu HĐND TPHCM khóa VIII với cử tri.

Tại đơn vị bầu cử số 12 (quận 11), 5 ứng cử viên gồm: Lê Hoàng Quân (Chủ tịch UBND TPHCM), Phan Minh Châu (Chủ tịch UBMTTQ quận 11), Đặng Thị Minh Hiếu (Phó Trưởng ban Tổ chức – Tuyên huấn – Thanh thiếu niên – Trường học Hội Chữ thập đỏ TPHCM), Phạm Hiếu Nghĩa (Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận 11) và Châu Nhựt Trung (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ) đã trình bày chương trình hành động.

Tại quận 1, các ứng cử viên đơn vị bầu cử số 1 (quận 1) gồm: Tề Trí Dũng (Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bến Thành), Lê Trương Hải Hiếu (Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, quận 1), Nguyễn Nguyệt Huệ (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM), Đào Thị Hương Lan (Giám đốc Sở Tài chính), Nguyễn Đinh Minh Phương (Phó Chủ tịch Hội LHPN quận 1) đã tiếp xúc vận động cử tri.

Tại huyện Củ Chi, UBMTTQ huyện đã tổ chức hội nghị cử tri để các ứng cử viên đại biểu HĐND TP gồm các ông, bà: Phạm Văn Hải (Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TPHCM), Trần Hữu Hiền (Giám đốc điều hành Công ty TNHH SX-TM-DV Bảy Hồng Hạnh), Phạm Thị Thanh Hiền (Phó ban Tổ chức Huyện ủy huyện Củ Chi), Trần Văn Tâm (Đại tá, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân sự TP) và Võ Văn Tân (Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy huyện Củ Chi) tiếp xúc cử tri.

Chiều 4-5, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh đã tổ chức gặp gỡ với 20 ứng cử viên HĐND TP để thông báo tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn, của TPHCM và công tác chuẩn bị cho việc tiếp xúc, vận động cử tri trong những ngày tới.

Tính đến ngày 4-5, đã có thêm 40 cử tri của 2 nhà giàn là Quế Đường A (DK1/8), Quế Đường B (DK1/19) và tàu trực trên biển đã hoàn thành tốt công tác bầu cử. Như vậy đã có 5 nhà giàn và 7 lực lượng lao động là công nhân, người lao động, ngư dân đang khai thác đánh bắt hải sản quanh các nhà giàn tham gia bầu cử sớm. Tranh thủ sóng yên biển lặng, tàu HQ935 tiếp tục hành trình đến nhà giàn Huyền Trân.

Dự kiến ngày 8-5 sẽ đến nhà giàn DK1/15 (Phúc Nguyên), sau đó đến nhà giàn Cụm Tư Chính. Đối với nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau (tỉnh Cà Mau), đoàn sẽ đến sau cùng. Các tình huống bầu cử khi gặp sóng to gió lớn đã được triển khai chu đáo.

NHÓM PVCT


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Đại tướng Lê Hồng Anh tiếp xúc cử tri huyện Vĩnh Thạnh trước kỳ bầu cử Quốc hội

0 nhận xét

Trong các ngày từ mùng 3 đến 5/5, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an TW, Bộ trưởng Bộ Công an và các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đến tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 3, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ, trước kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIII (nhiệm kỳ 2011-2016).

Tại buổi tiếp xúc, sau khi nghe đại diện UBMTTQ Việt Nam huyện Vĩnh Thạnh giới thiệu tiểu sử tóm tắt của các ứng cử viên, Bộ trưởng Lê Hồng Anh đã giới thiệu chương trình hành động của mình. Bộ trưởng Lê Hồng Anh cho biết, rất vinh dự được Hội đồng bầu cử Trung ương giới thiệu về ứng cử ĐBQH khóa XIII tại TP Cần Thơ, nơi có vị trí trung tâm về KT-XH của miền Tây Nam Bộ.

Bộ trưởng Lê Hồng Anh cùng các vị linh mục, chức sắc, chức việc và giáo dân huyện Vĩnh Thạnh.

Bộ trưởng Lê Hồng Anh đã đưa ra chương trình hành động, gồm: thứ nhất, xác định rõ vai trò và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người ĐBQH là đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân không chỉ nơi ứng cử, mà còn trong phạm vi cả nước…

Thứ hai, tập trung công sức, trí tuệ, đề cao trách nhiệm, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện các chức năng của QH là lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước… Đồng thời với vai trò là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng phụ trách công tác nội chính của Đảng, là thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW, Bộ trưởng Lê Hồng Anh sẽ tập trung giám sát, bảo đảm để các văn bản quy phạm pháp luật được thực thi trên thực tế, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính, phục vụ có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ ba, tham gia xây dựng và hoàn chỉnh các nội qui, qui chế, hoàn thiện và tổ chức thực hiện qui trình công tác của QH, các ủy ban và các cơ quan khác của QH, của ĐBQH, tạo chuyển biến mới trong hoạt động của QH nhiệm kỳ khóa XIII…

Thứ tư, sẽ thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho…

Thứ năm, là Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính qui, từng bước hiện đại; cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sau khi nghe Bộ trưởng Lê Hồng Anh và các ứng cử viên ĐBQH trình bày chương trình hành động của mình, cử tri huyện Vĩnh Thạnh đã bày tỏ thống nhất cao với tiêu chuẩn, năng lực và chương trình hành động của các ứng cử viên. Trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ, cử tri huyện Vĩnh Thạnh đã kiến nghị, nếu trúng cử ĐBQH, các ứng cử viên cần thực hiện tốt chương trình hành động của mình, thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để đề nghị với QH kịp thời giải quyết những bức xúc của nhân dân.

Nhiều cử tri trong huyện cũng kiến nghị, nếu trúng cử, các ứng cử viên cần đề nghị QH có giải pháp ổn định giá vật tư nông nghiệp, giá các mặt hàng nông sản, nhằm bảo đảm cho nông dân sản xuất có lời, không để các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp tự do nâng giá và tình trạng trúng mùa rớt giá như thời gian qua; đề nghị QH có chính sách thu mua, bao tiêu sản phẩm nông sản cho nông dân để nông dân an tâm đầu tư sản xuất. Đề nghị QH có chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục cho vùng nông thôn; có chính sách đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp nông dân vươn lên làm giàu, thoát nghèo bền vững…

Bộ trưởng Lê Hồng Anh và các ứng cử viên đã ghi nhận các kiến nghị của cử tri và hứa sẽ tổng hợp trình lên kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII xem xét, đồng thời sẽ đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết.

Cùng ngày, Bộ trưởng Lê Hồng Anh và các ứng cử viên ĐBQH khóa XIII đã có buổi gặp mặt thân mật các vị linh mục, Hội đồng mục vụ, chức sắc, chức việc của Giáo hạt Vĩnh Thạnh

Văn Đức


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Các nước tăng cường an ninh sau cái chết của trùm khủng bố Bin Laden

0 nhận xét

Lo ngại Al Qaeda trả thù nhiều nước siết chặt an ninh. Ngày 2-5, Chính phủ Anh vừa yêu cầu các đại sứ quán của nước này cần kiểm tra, rà soát lại tình hình an ninh do lo ngại nguy cơ trả thù sau vụ sát hại thủ lĩnh Al Qaeda Bin Laden. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký Liên đoàn Arab Amr Moussa tại thủ đô Cairo, Ngoại trưởng Anh William Hague nhấn mạnh: “Bin Laden không thể tiếp tục các hành động giết chóc kinh hoàng trên thế giới này nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là mối hiểm họa từ khủng bố Al Qaeda đã chấm dứt. Tôi vừa kêu gọi các đại sứ quán, lãnh sự quán trên toàn thế giới thắt chặt tình hình an ninh, đồng thời cần hết sức thận trọng trước nguy cơ tổ chức khủng bố Al Qaeda lại tiếp tục các tấn công trở lại.

Các nước cảnh giác Al Qaeda tấn công trở lại. Ảnh: VOVNews

Ngày 1-5, trùm khủng bố Bin Laden đã bị giết chết trong vụ truy kích của lực lượng không quân Mỹ tại Pakistan, kết thúc gần 10 năm truy tìm dấu vết kẻ chủ mưu các vụ tấn công Trung tâm Thương mại thế giới và Lầu Năm góc của Mỹ ngày  11-9.

Cảnh sát Malaysia hôm 2-5 đã tăng cường an ninh trên toàn nước này, sau khi có thông tin trùm khủng bố Bin Laden thiệt mạng trong một chiến dịch quân sự của Mỹ tại Pakistan.

Cảnh sát liên bang Malaysia tại một cuộc họp báo cho biết, họ đã tăng cường các biện pháp an ninh tại một số khu vực nhạy cảm của Malaysia nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Nội vụ Malaysia, Hishammuddin Hussein cũng bày tỏ hi vọng cái chết của Bin Laden có thể mang lại hòa bình và ổn định cho toàn thế giới.

Malaysia  là một quốc gia, với phần đông là người Hồi giáo trong những năm gần đây đã và đang tích cực nỗ lực đối phó khủng bố.

Cùng ngày, Cơ quan an toàn hàng không dân dụng Ấn Độ đã thắt chặt an ninh tại các sân bay trên toàn nước này, sau cái chết của trùm khủng bố Bin Laden. Theo đó, an ninh sẽ được tăng cường tại lối vào của các sân bay tại Ấn Độ. Các biện pháp kiểm tra an ninh cũng sẽ được áp đặt tại cầu thang của máy bay. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, hành khách sử dụng các dịch vụ hàng không tại Ấn Độ cũng sẽ phải trải qua nhiều khâu kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Các hoạt động bốc xếp hàng hóa cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

Theo VOVNews


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →