Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label việt. Show all posts
Showing posts with label việt. Show all posts

Thị trường kim cương

0 nhận xét





Sự cuốn hút không giới hạn và những bí ẩn đằng sau sự lộng lẫy, sang trọng khiến cho kim cương luôn được xem là món trang sức được phái nữ muốn sở hữu nhất. Tuy nhiên do trình độ thẩm định kim cương của người tiêu dùng còn nhiều hạn chế nên thời gian qua có nhiều điểm bán trang sức cao cấp này cố tình lập lờ để móc túi người tiêu dùng.









  • Bán lập lờ




Nắm bắt nhu cầu sử dụng nữ trang kim cương tăng cao nhưng túi tiền của phái nữ có hạn nên gần đây thị trường nữ trang có thêm CZ, một loại đá tổng hợp có bề ngoài rất giống kim cương. Theo bà Trần Thị Hiền, Giám đốc Công ty SJC Khánh Hội, với trình độ mài và cắt giác ngày càng điêu luyện của thợ kim hoàn, người tiêu dùng khó phân biệt đâu là kim cương đâu là đá CZ nếu người bán không nói rõ tính chất cũng như giá trị của từng loại đá. Chỉ có điều đá CZ giá rất rẻ, chỉ từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/viên”.





Khách hàng chọn mua kim cương thiên nhiên tại cửa hàng SBJ trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa TPHCM.


Tuy nhiên để bán được hàng và nâng giá trị của đá CZ, vẫn có một số cửa hàng kim hoàn ở khu vực An Đông (quận 5), chợ Bàn Cờ, chợ Vườn Chuối (quận 3), chợ Bến Thành (quận 1) quảng cáo và giới thiệu với khách hàng đây là kim cương nhân tạo. Thậm chí, tại một số triển lãm nữ trang quốc tế được tổ chức tại Nhà Thi đấu Phú Thọ, nhiều quầy nữ trang đến từ Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc đến nước ta triển lãm đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng Việt bán đá CZ dưới mác kim cương nhân tạo với giá từ 10USD đến 50USD/viên.


Kim cương nhân tạo dù có độ cứng và độ bền giống như kim cương thiên nhiên nhưng được “sinh” ra trong phòng thí nghiệm, chỉ khác nhau một vài đặc điểm về ngọc học. Kim cương nhân tạo phần lớn được dùng trong công nghiệp, còn trong trang sức chưa phổ biến do kích thước không lớn, độ trong và độ bền không đạt chuẩn





  • Mua ép giá




Gần đây để kích cầu mặt hàng xa xỉ này, nhiều nhãn hiệu kim hoàn đã ồ ạt tung ra các chương trình khuyến mãi khá “sốc” như giảm giá 5% đến 10% hoặc mua kim cương được tặng vỏ, bán kim cương thiên nhiên thu lại 100%… Nhưng thực tế, khách hàng không hề được lợi gì từ những chương trình khuyến mãi dạng này, thậm chí nhiều người còn bị thiệt. Đơn cử, một khách hàng đến mua viên kim cương 5 carat với giá 350.000USD tại một tiệm kim hoàn ở khu vực đường An Dương Vương, quận 5. Mặc dù  được chủ cửa hàng cam kết sẽ mua lại nhưng sau khoảng 3 tháng, vị khách hàng này mang sản phẩm bán lại cho cửa hàng thì cửa hàng đưa ra rất nhiều lý do để từ chối mua như sản phẩm bị hao mòn, trầy xước… Sau một hồi đôi co, họ chỉ đồng ý thu lại sản phẩm trên với giá 250.000USD.


Theo ông Hồ Hữu Hạnh, Phó tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), để người mua kim cương tránh bị móc túi, nên chuẩn bị một số kiến thức nhất định về loại đá quý này. Đầu tiên nên tìm đến một thương hiệu có uy tín tìm hiểu đồng thời phải đòi nơi bán cung cấp giấy phân cấp kim cương, trong đó trình bày rõ về trọng lượng, cấp độ tinh khiết, cấp độ cắt mài và các tỷ lệ khác để dễ nhận diện. Từ đó mới biết được sản phẩm mình định mua có xuất xứ như thế nào, để sau này bán lại cũng dễ dàng hơn. Đặc biệt, khách hàng cũng cần lưu ý đến chính sách thu đổi. Vì điều này sẽ tạo sự thuận tiện khi bạn muốn đổi hoặc bán lại món trang sức kim cương mình đang sở hữu. Hiện nay chỉ các cửa hàng, chi nhánh của các công ty kim hoàn lớn trong nước như SJC, PNJ, SBJ, Nguyễn Vũ… có thu đổi cho khách hàng, còn các thương hiệu kim cương quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam thường từ chối thu đổi lại cho khách hàng.


Riêng việc trên thị trường hiện nay có nhiều viên kim cương có đến 2 giấy chứng nhận, một do GIA (Viện ngọc học Hoa Kỳ cấp), một do PNJ cấp  thì theo ông Hạnh: “Trước đây GIA chỉ có một văn phòng đặt tại New York, nhưng những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường, GIA còn mở thêm chi nhánh tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Nhưng do mức độ tin cậy của khách hàng đối với giấy chứng nhận của GIA chi nhánh không cao, nên nhiều doanh nghiệp sau khi nhập khẩu khẩu kim cương phải đưa qua PNJ kiểm định vì giấy chứng nhận của PNJ dựa trên hầu hết  các tiêu chí khắt khe nhất của quốc tế”




Lê Mai Thi







Theo ông Nguyễn Văn Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sacombank  (SBJ) thì kim cương thiên nhiên là “đặc sản của lòng đất” được hình thành tại vùng gần “tâm” trái đất, cách mặt đất 200km đến 300km, trong môi trường nóng 1.500°C với thành phần cacbon liên kết theo hệ lập phương.

Với độ tuổi cao kỷ lục từ 1 đến 3 tỷ năm, kim cương thiên nhiên là thứ đá “cao niên” nhất trong các loại đá quý. Giá thành của kim cương phụ thuộc vào tiêu chuẩn 4Cs, bao gồm: trọng lượng (Carat), độ tinh khiết (Clarity), màu (Color), giác cắt (Cut). 


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Phim Tết 2011: Bất ngờ với… ma 3D của Lê Bảo Trung

0 nhận xét



“Bóng ma học đường” là bộ phim tết thứ 2 ra mắt báo giới và khách mời của Hãng LBT Entertainment, Galaxy, Digital Magic sau “Thiên sứ… 99” của Hãng phim Phước Sang. Một bộ phim gây bất ngờ sau hàng loạt phim tết thất bại của đạo diễn Lê Bảo Trung. Tại buổi chiếu ra mắt, bộ phim đã chiếm được cảm tình của khá đông người xem…







Hồn ma người cha (Hoài Linh) chứng kiến cảnh con mình (Wanbi Tuấn đóng) bị bạn bè hành hung. Ảnh: T.N.


Dù được khoác lên mình “mác” phim về vấn nạn học đường, song thực chất đây vẫn là một bộ phim ma. Từ đầu đến cuối phim nói về những oan hồn chết do tự tử nên không thể siêu thoát. Một tên ma cổ trang (Hoàng Sơn) muốn xây dựng một đế chế riêng để tạo nên quyền lực và sức mạnh nên đã tự nhận mình là trùm ma và đi lôi kéo, dụ dỗ những con người đang trong tâm trạng thất vọng, chán đời tự tử để trở thành đệ tử của hắn.

Nhân vật nổi bật nhất trong câu chuyện này là một nhà văn nghèo với khát vọng sáng tác nên những tác phẩm văn học chân chính, sâu sắc. Tuy nhiên, những sáng tác ấy của ông không được các nhà xuất bản chú ý, họ muốn ông viết những câu chuyện rẻ tiền, câu khách, những truyện tình dục, truyện ma… Để mưu sinh, có tiền lo cho vợ con, nhà văn Nam Linh đã phải thỏa hiệp.

Thế nhưng, ngày ông cầm tiền về là ngày ông chứng kiến vợ mang theo con đến sống chung với một gã đàn ông giàu có, bán thân cho hắn để được cưu mang. Bất đắc chí, Nam Linh tìm đến cái chết và vô tình gia nhập đội quân của trùm ma…

Nhiệm vụ mà trùm ma giao cho các đệ tử của mình là đi “giết người”. Phát hiện đối tượng nào gặp bất hạnh trong cuộc sống, thấy bế tắc, không lối thoát, các con ma liền dùng năng lực của mình điều khiển đối tượng tiến nhanh hơn đến cái chết. Nam Linh cảm thấy đây là một công việc độc ác nên kiên quyết không làm. Thế nhưng, ông bị cảnh cáo và nhiệm vụ cụ thể mà trùm ma giao cho Nam Linh là đi giết cậu con trai của chính ông…


Điều khéo léo mà kịch bản phim ma này làm được đó là dẫn dắt câu chuyện đến một vấn đề đang gây bức xúc trong toàn xã hội: vấn đề bạo lực học đường.


Có nhiều nguyên nhân dẫn con người ta tìm đến với cái chết và một trong những nguyên nhân đó hoàn toàn có thể do những vấn nạn học đường như học sinh hành hung nhau dã man, sử dụng hung khí để sát thương bạn học, sỉ nhục bạn bè giữa chốn công cộng, xé quần, xé áo, quay clip tung lên mạng… Những nạn nhân là học sinh còn rất trẻ, cảm thấy nhục nhã, không thể kiềm chế mình và tự tìm đến cái chết.


Những con ma được đưa vào bối cảnh trường học với những vấn nạn như thế để thực hiện nhiệm vụ của mình. Đó chính là nguyên nhân mà câu chuyện được đi theo hướng mang đầy tính xã hội nóng bỏng.


Bên cạnh bạo lực học đường, yêu đương ở lứa tuổi học trò, những vấn đề liên quan như bi kịch gia đình, bạo hành trong gia đình… cũng được các nhà làm phim gửi gắm qua bộ phim. Các nhân vật như Thiên Kim (Trương Quỳnh Anh), Minh Quân (Wanbi Tuấn Anh) trước khi nghĩ đến cái chết đều là nạn nhân của một gia đình thiếu hạnh phúc, cha mẹ đổ vỡ, bị bạo hành bởi những người lớn như cha đẻ, cha dượng…


Phim còn tạo nên sự bức xúc bởi một thực tế, đó là suốt trong những bi kịch này không hề có sự xuất hiện của nhà trường, gia đình, của những người lớn (sự tác động duy nhất cũng chỉ là một hồn ma). Điều tưởng chừng phi lý lại là có lý trong đời sống thực, do đó nhận được sự đồng cảm của người xem.


Ngoài nội dung phim, với “Bóng ma học đường” không thể không nhắc đến kỹ thuật 3D. Hiệu ứng 3D trong phim dù chưa thể so sánh được với phim Mỹ song cũng khá thành công. Người xem cảm nhận và ấn tượng với những hình ảnh mà lần đầu tiên phim truyện Việt có thể làm được. Những hình ảnh ma quái rõ ràng tác động đến tâm lý người xem với công nghệ 3D.


Linh hồn của bộ phim là diễn viên Hoài Linh (vai nhà văn Nam Linh) đã mang đến xúc cảm bởi các tình huống hài hước có duyên cũng như những giây phút lắng đọng của tình phụ tử, trách nhiệm của một người lớn trong xã hội với vấn nạn mà con em mình đang trải qua.


Diễn viên Hoàng Sơn cũng thể hiện sự chuyên nghiệp trong diễn xuất. Các diễn viên trẻ trong phim cũng diễn xuất khá tròn vai, mặc dù không phải không có những hình ảnh trình diễn sự gợi cảm một cách cố ý của nhà làm phim để bộ phim hấp dẫn hơn…




Hà Giang





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Vinashin hạ thủy tàu chở hàng rời 53.000 tấn

0 nhận xét

Sáng 21-1, Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (Hải Phòng) đã hạ thủy thành công tàu chở hàng rời 53.000 tấn mang tên Ocean Queen.

Tàu Ocean Queen trên triền đà trước lễ hạ thủy.

Đây là loại tàu chở hàng rời thế hệ mới có nhiều đặc điểm ưu việt hơn như thân kép, chân vịt đơn, dẫn động bằng động cơ diezen hai kỳ, có hệ thống giám sát và tự động điều khiển hiện đại nhất hiện nay. Tàu được thiết kế bởi hãng Carl Bro (Đan Mạch), có chiều dài 190m, rộng 32,26m, cao 17,5m, mớn nước tối đa 12,62m, có 5 hầm hàng và 4 cần cẩu có sức nâng 36 tấn.



Minh Duy




(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Hội chợ hàng Việt… tràn lan hàng ngoại

0 nhận xét





Chỉ trong 45 ngày (tháng 12-2010 và 2 tuần đầu năm 2011) tại 3 địa phương TPHCM, Đồng Nai và Lâm Đồng, chúng tôi thống kê có tới vài chục hội chợ có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Điều đáng lưu ý, hầu hết các hội chợ này đều có chung chủ đề “giới thiệu và tôn vinh hàng Việt” nhưng thực tế tràn lan hàng ngoại…






Có mặt tại Hội chợ “Người Việt – hàng Việt hội nhập WTO” (diễn ra từ ngày 18 đến 24-12-2010), nhiều phóng viên của các báo đài nói riêng, người tiêu dùng TP nói chung tỏ ra thất vọng vì sự bát nháo của các loại hàng hóa trưng bày tại hội chợ. Vừa bước qua cổng chính, khách hàng đã thấy ngay các dãy hàng với đủ loại mắt kính thời trang, giày dép giảm giá, thuốc nhuộm tóc, vòng, lắc, bấm móng tay, quần áo,… không rõ nguồn gốc hoặc là hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng thế giới.


Ở khu vực trung tâm, chiếm một nửa số gian hàng là hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc, đặc khu Hồng Công, lãnh thổ Đài Loan… Một số doanh nghiệp (DN) tham gia cũng tỏ ra bất bình trước sự dễ dãi của ban tổ chức khi đưa quá nhiều hàng ngoại vào bán, làm mất ý nghĩa của hội chợ hàng Việt.


Hội chợ “Tôn vinh hàng Việt” (từ 24-12-2010 đến 1-1-2011) tại Đồng Nai còn tệ hơn khi 70% lượng hàng bán tại đây đều là hàng ngoại. Một số gian hàng không ngần ngại khi trưng bảng hiệu giảm giá đối với nhiều mặt hàng có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc.

 

Không chỉ dừng lại ở các hội chợ, tại một vài phiên chợ hàng Việt do một số cơ quan chức năng tổ chức, lấy kinh phí của nhà nước để thực hiện cũng không tránh khỏi việc quảng bá và bán hàng ngoại. Nhìn rộng ra, ngay cả một số hội chợ xúc tiến hàng VN ở nước ngoài, người Việt vô hình trung cũng đi tiếp thị cho hàng ngoại theo kiểu “sơn đông mãi võ” vừa rao, vừa bán.

 

Trở lại với các hội chợ vừa nêu, chúng tôi có thể khẳng định khi xin phép các cơ quan chức năng, đơn vị tổ chức sẽ đưa ra những nội dung, cách thức tổ chức, thành phần DN và hàng hóa tham gia phải theo đúng với chủ đề hội chợ.


Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hội chợ diễn ra không đúng với những gì DN đã đăng ký thì đơn vị tổ chức hội chợ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng trong trường hợp họ cố tình vi phạm thì nhà quản lý (tức cơ quan cấp phép tổ chức hội chợ) phải chịu trách nhiệm cuối cùng về sự việc đó.


Nói cách khác, cơ quan cấp phép phải có trách nhiệm hậu kiểm đối với các đơn vị “cam kết một đằng – làm một nẻo”.


Việc cơ quan chủ quản khoán trắng mọi công tác tổ chức cho DN làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các hội chợ, làm giảm niềm tin nơi người tiêu dùng và các DN là điều không đáng có trong điều kiện chúng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN”.




THÚY HẢI





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Giao lưu trí thức, doanh nhân Việt kiều tiêu biểu

0 nhận xét





(SGGP). – Ngày 15-1, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM, Đài Truyền hình TPHCM, Cung Văn hóa Lao động TPHCM đã phối hợp tổ chức buổi giao lưu với chủ đề “Xuân hội ngộ – 2011”. Ba nhân vật tiêu biểu được chọn giao lưu là hình ảnh đại diện cho nhiều trí thức, doanh nhân Việt kiều bằng tấm lòng yêu nước sâu sắc đã có nhiều đóng góp cho quê hương.






Sau 20 năm sinh sống ở nước ngoài, năm 1995 ông Nguyễn Văn Cường (Việt kiều Mỹ, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Du lịch Việt Thái Bình Dương) quyết định trở về quê hương sinh sống và lập nghiệp, chọn con đường kinh doanh theo hướng làm du lịch và chế biến cà phê. Thông qua thương hiệu VietCoffee, ông đã góp phần giới thiệu đến bạn bè khắp năm châu một đặc sản rất tiềm năng của Việt Nam – cà phê.


Tiến sĩ kỹ thuật Trần Đức Vĩ (Việt kiều Singapore, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế miền Đông – tỉnh Bình Dương) lại chọn hướng đóng góp khác cho quê hương. Sang Singapore du học từ năm 2001, ông tham gia nghiên cứu và làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao với rất nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Thế nhưng tháng 9-2010, ông quyết định về Việt Nam để góp phần cùng các đồng nghiệp xây dựng nên một trường đại học có quy mô quốc tế đầu tiên ở khu vực miền Đông.


Về phần mình, bà Đinh Kim Nguyệt (Việt kiều Canada, Chủ tịch Tổ chức Bảo tồn văn hóa truyền thống đa sắc tộc của TP Whitehorse – Canada) góp phần giữ gìn và truyền bá những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ở nước ngoài thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc (Tết Trung thu, Tết Nguyên đán), thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia; mở nhiều lớp học dạy tiếng Việt cho thế hệ người Việt trẻ ở nước ngoài.


Phát biểu tại buổi giao lưu, bà Nguyễn Thị Việt Thùy (Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM) thể hiện sự trân trọng đối với sự đóng góp của những người Việt Nam đã và đang ở nước ngoài luôn hướng về quê hương, góp phần không nhỏ vào những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Bà cũng bày tỏ hy vọng sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng sẽ có những chính sách tiếp theo hoặc cụ thể hóa hơn nữa Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, qua đó tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho bà con kiều bào về làm ăn, sinh sống.




A.CHÂN





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Phim Tết 2011: Đậm chất hài

0 nhận xét



Những ngày cuối năm, trong khi một số hoạt động nghệ thuật bước vào giai đoạn tổng kết, cuộc đua phim tết chuyển sang nước rút, khá gay cấn.







  • Hài + mới + lạ = ăn khách?




Gần như đã thành thông lệ, các nhà sản xuất khi đầu tư phim chiếu tết đều nhắm vào yếu tố hài, vui chơi, giải trí. Bởi, họ “đo” tâm lý thường tình: ngày xuân đến rạp hay ngồi nhà xem phim trước màn ảnh nhỏ, khán giả luôn mong muốn tìm không khí vui tươi, thoải mái. Thắng lợi từ doanh thu phim Việt chiếu tết hay phát sóng trên màn ảnh nhỏ mấy năm gần đây đã làm các nhà sản xuất tư nhân quan tâm việc “chọn mặt gửi vàng”, giao phim cho các đạo diễn mát tay.



Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, người ta nhận ra các nhà đầu tư, bên cạnh việc chọn “gam màu hài” chủ đạo cho nội dung phim, yếu tố “đổi tay” đạo diễn hoặc săn tìm cách làm phim mới cũng là tiêu chí định lượng cho phim tết.


Minh chứng cho điều này là sự kỳ vọng của Công ty BHD đối với tay nghề đào tạo từ Mỹ của đạo diễn Việt kiều Victor Vũ qua phim

Cô dâu đại chiến

; hoặc Công ty Phước Sang mong muốn có cái nhìn trẻ trung trong cách thể hiện phim, tạo cơ hội cho đạo diễn trẻ Minh Cao (em trai đạo diễn Vinh Sơn và nhà quay phim Trinh Hoan), qua phim

Thiên sứ 99

; còn Công ty Galaxy Thiên Ngân vẫn tin cậy sự năng động “đi trước thiên hạ”, nhạy bén nắm bắt công nghệ làm phim 3D của đạo diễn Lê Bảo Trung, qua phim

Bóng ma học đường

.





Diễn viên – ca sĩ Đan Trường và diễn viên Nguyệt Ánh trong phim “Nụ hôn đầu xuân”.


Năm nay, phim truyền hình phát sóng dịp tết được các hãng phim nhà đài và tư nhân khá chú ý trong việc khai thác thể loại hài. Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) Đài Truyền hình Việt Nam sẽ giới thiệu 2 phim hài:

Một tuần làm dâu

(7 tập) của đạo diễn Mai Hồng Phong và

Đếm ngược cho ba mươi

(6 tập) của đạo diễn Trịnh Lê Phong. Hãng TFS Đài Truyền hình TPHCM sẽ ra mắt bộ phim hài

Người hoàn hảo

(10 tập) do Trương Dũng làm đạo diễn. Sôi nổi hơn, một số hãng phim tư nhân không ngần ngại đầu tư làm phim hài phát sóng trên các kênh VTV, HTV, SCTV…


Trong danh sách này, ngoài bộ phim tâm lý tình cảm

Tình như tia nắng

của Công ty M&T Pictures phát sóng trên Đài Truyền hình Vĩnh Long, có thể kể tên phim:

Nụ hôn đầu xuân

(5 tập, đạo diễn Xuân Phước) của Công ty cổ phần Nghệ thuật Việt và Công ty cổ phần Đầu tư và Truyền thông Hà Nội; Hãng phim Đông A thực hiện 2 phim:

Tía ơi về ăn tết

(4 tập, đạo diễn Nguyễn Quang Hưng), Ra ngõ gặp xuân (5 tập, đạo diễn Quang Đại); Hãng phim TV Plus với phim

Vua bếp

(2 tập, đạo diễn Nguyễn Dương),

Ai cũng có tết

(5 tập, đạo diễn Phương Điền); Công ty M&T Pictures và Công ty TKL với phim

Mua láng giềng gần

(40 tập, đạo diễn Nguyễn Quang Hưng), phim

Gọi nắng

(30 tập, đạo diễn Trần Cảnh Đôn); Công ty Sao Thế Giới đầu tư phim

Bi hài số đỏ

(2 tập, đạo diễn Quyền Lộc)…





  • So tài vào “giờ G”




Chuẩn bị vào “đường đua”, theo lịch chiếu phim,

Thiên sứ 99

sẽ khởi chiếu từ 21-1 và

Cô dâu đại chiến, Bóng ma học đường

sẽ ra mắt khán giả vào 28-1. Với lợi thế phim Việt đang được khán giả ủng hộ mạnh mẽ, xem ra các phim chiếu tết đều nhắm vào “gu” riêng của khán giả. Tất nhiên, sức hấp dẫn của phim sẽ vượt trội, nếu phim nào có chất lượng và đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ của nhiều người xem.





“Cô dâu đại chiến” sẽ ra mắt khán giả vào dịp tết Tân Mão.


Không kể chương trình đặc biệt Táo quân trên một số kênh truyền hình đêm giao thừa, phần lớn các bộ phim truyện hài sẽ phát sóng vào những ngày Tết Nguyên đán. Khán giả màn ảnh nhỏ sẽ theo dõi một cách “cận cảnh” hơn và tất nhiên, “thượng đế trần gian” có cơ hội kén chọn, thưởng thức những bộ phim phù hợp tâm lý, sở thích riêng. Cho nên dù phim chiếu vào “giờ vàng hay không vàng”, sự so tài giữa các đạo diễn vẫn tùy thuộc vào chất lượng, vào nét đặc sắc hay nét duyên dáng riêng của mỗi bộ phim.


Sẽ còn lặp lại điệp khúc “mua vui cũng được… một mùa phim chiếu tết”? Thực tế, nếu các nhà sản xuất chỉ nhằm thu hồi vốn, lời bạc tỷ, đầu tư chất lượng không kỹ, quá dễ dãi trong chuyện làm phim, chọn lựa đề tài nhạt thếch, hoặc tính hài bị lạm dụng quá mức, chắc chắn cơ hội đưa phim Việt đến khán giả sẽ bị sụt giảm dần. Sự lựa chọn thưởng thức phim chắc chắn sẽ thay đổi.


Ở mảng phim truyền hình cũng vậy, gần như các nhà làm phim quá chú trọng “gam màu hài”, cố tạo tiếng cười cho ngày tết. Chính vì thế, chỉ mong sao hài sẽ là liều thuốc bổ chứ không phải làm khổ người xem vì… sự “bội thực” phim hài!




KIM ỬNG










Đạo diễn



Nguyễn Hữu Phần

: Tôi tham gia phim

Nụ hôn đầu xuân

với tư cách cùng chế tác kịch bản với một tác giả ở Cần Thơ, một người khá am hiểu đời sống, phong tục, tính cách người dân miền Tây Nam bộ. Thú thật, từ câu chuyện tình cờ nhưng tôi nghĩ nó sẽ có ý nghĩa góp thêm phần vui vẻ của không khí ngày tết. Điều đáng nói, ở

Nụ hôn đầu xuân

, tôi muốn thể hiện tính hài tình huống, khi con người đứng trước những đổi thay của đời sống, hoàn cảnh sống. Tôi quan niệm dù là hài nhưng phim phải có tính giáo dục con người một cách tích cực.




Ông



Châu Quang Phước

(

phụ trách truyền thông Công ty BHD

): Thực sự làm phim hài chiếu tết đối với chúng tôi còn có ý nghĩa giữ nhịp sản xuất và mong muốn mang lại một món quà xuân cho khán giả. Thăm dò dư luận thời gian qua, các nhà sản xuất đã yên tâm, tin tưởng vào hoạt động làm phim cho nhiều mùa chứ không phải riêng một mùa phim tết. BHD đã có các dự án đa dạng thể loại và đề tài. Vấn đề quan trọng đối với nhà sản xuất vẫn là chất lượng phim để thu hút sự tin yêu của khán giả…




(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Nhiều hàng hóa vận chuyển đường sắt tăng 10% giá cước

0 nhận xét

(SGGP).- Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa quyết định điều chỉnh giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, theo đó từ nay đến ngày 30-6-2011 sẽ tăng 10% giá cước phổ thông nguyên toa container đối với hàng hóa xếp tại các ga trong khu đoạn từ ga Sài Gòn đến ga Kim Liên vận chuyển theo chiều ra phía Bắc; hàng hóa là xăng, dầu vận chuyển bằng xe P chuyên dùng, hàng hóa xếp tại các ga trong khu đoạn từ ga Lào Cai đến ga Phố Lu (Yên Bái) vận chuyển đến các ga Việt Trì, Hải Phòng (trừ mặt hàng quặng apatit).


Cũng trong thời gian này, Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt khuyến mãi giảm cước phổ thông nguyên toa. Cụ thể, giảm 5% giá cước vận chuyển đối với các mặt hàng phân bón sản xuất trong nước vận chuyển từ các ga Lâm Thao, Văn Điển, Cầu Yên đến các ga từ Diêu Trì trở vào phía Nam (riêng phân bón vận chuyển từ ga Lâm Thao đến ga Sóng Thần giảm 10%). Đối với mặt hàng xi măng, giảm 5% giá cước đối với cự ly vận chuyển dưới 501km và giảm 10% giá cước đối với cự ly vận chuyển từ 501km trở lên…




B.Quyên





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đường hoa Nguyễn Huệ – Nhiều chương trình đón xuân

0 nhận xét

(SGGP).-

Ngày 7-1, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) – đơn vị được UBND TP giao chủ trì thực hiện chương trình “Đường hoa Nguyễn Huệ và Lễ hội Tết 2011” tại Trung tâm TPHCM cho biết, chương trình Lễ hội Tết Tân Mão 2011 bao gồm nhiều chương trình Đường hoa Nguyễn Huệ, Ngày hội bánh tét, Phố tỏa sáng, Pháo hoa giao thừa, Khoảnh khắc đón năm mới và trang hoàng mặt phố tết – Trình diễn Doorshow.

Điểm nhấn của lễ hội năm nay vẫn là Đường hoa Nguyễn Huệ. Tiếp nối chủ đề “Xuân vững tin” của đường hoa năm 2010, trong lần tổ chức thứ 8 này, với chủ đề “Tầm cao mới”, Đường hoa Nguyễn Huệ 2011 sẽ thể hiện những phấn đấu nỗ lực của TPHCM để đạt những thành quả cao hơn về kinh tế, chính trị, xã hội.


Đường hoa với các phân đoạn gồm

Hồn Việt, Tết Phương Nam, Tầm cao mới, Xuân an vui, Vào mùa và Vườn Nhân ái

sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng trong 7 ngày, từ 19 giờ ngày 31-1 (28 tháng Chạp) đến 22 giờ ngày 6-2-2011 (mùng 4 Tết).

Đường hoa sẽ được thi công, trang trí trong 10 ngày, từ ngày 21-1 đến 31-1-2011 (từ 18 đến 28 tháng Chạp). Theo ban tổ chức, trong thời gian thi công đường hoa, xe cộ lưu thông trên trục đường này sẽ bị hạn chế.


Trong suốt thời gian thi công và thu dọn sẽ cấm xe trên làn ô tô đường Nguyễn Huệ (từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng). Tạm ngưng lưu thông tất cả các loại xe trên đường Nguyễn Huệ (toàn trục đường Nguyễn Huệ trở thành phố đi bộ) suốt thời gian phục vụ công chúng.

Tiếp nối mục tiêu chăm lo cho người nghèo đã được thực hiện từ Ngày hội bánh tét năm 2009 và 2010, Ngày hội bánh tét 2011 sẽ diễn ra từ ngày 26-1 (23 tháng Chạp) đến 31-1 (28 tháng Chạp), UBND 24 quận, huyện lần lượt tổ chức cuộc thi Nấu bánh tét 2011 kết hợp tặng bánh tét và quà tết cho các hộ nghèo tại các địa phương.

Trong ngày 30-1 (28 tháng Chạp) Saigontourist phối hợp với Sở LĐTB-XH và Công viên Văn hóa Đầm Sen tổ chức lễ trao tặng 10.000 đòn bánh tét cho các mái ấm, nhà mở trên địa bàn TP. Chương trình bắn pháo hoa đêm Giao thừa sẽ bắt đầu lúc 24 giờ ngày 30 tháng Chạp, đồng loạt diễn ra tại 8 điểm gồm 5 điểm tầm cao và 3 điểm tầm thấp.  




MỸ HẠNH





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Năm 2011, TPHCM phấn đấu GDP đạt 12%

0 nhận xét





(SGGP).- Sáng 6-1, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân, Thường trực UBND TPHCM đã triển khai công tác chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH và ngân sách TP năm 2011.






Một trong những nhiệm vụ chủ yếu mà chính quyền TP hướng tới là nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng sống. Trong đó, TP phấn đấu GDP tăng 12%. Tiếp đến là tăng cường quản lý, phát triển đô thị bền vững với trọng tâm là xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, trước hết là hạ tầng giao thông.


Cùng với những nhiệm vụ lâu dài thực hiện trong cả năm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Văn Rê lưu ý các đơn vị phải chủ động để ngăn chặn nguy cơ lạm phát cao. Giải quyết nguy cơ này, các đơn vị và doanh nghiệp phải tập trung cho chương trình bình ổn giá cả 8 mặt hàng thiết yếu mà TP đưa ra, đẩy mạnh hệ thống bán lẻ.





Du khách nước ngoài thích du ngoạn TPHCM bằng xe xích lô. Ảnh: CAO THĂNG


Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân nhiều lần nhấn mạnh TP phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 12% vào năm 2011. “Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn nhưng TP sẽ nỗ lực”, Chủ tịch Lê Hoàng Quân nói. Đối với 1.139 dự án đã ghi vốn nhưng không giải ngân, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân yêu cầu rà soát lại để chấn chỉnh, đồng thời đề nghị Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP tham gia giám sát để tránh lãng phí.




Dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần Cao su Bến Thành. Ảnh: VIỆT DŨNG


Tại hội nghị, UBND TPHCM cũng triển khai Nghị quyết của HĐND TP về đầu tư, xây dựng, phát triển cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn TPHCM (giai đoạn 2010 – 2015). Theo đó, sở ngành chức năng có liên quan, UBND các quận – huyện điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, hoạt động của các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em để quy hoạch cơ sở vui chơi giải trí giai đoạn 2011-2015.


Trong năm 2011, ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách TP để chuẩn bị đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 10 khu vui chơi cho trẻ em với diện tích hợp lý tại các điểm: Công viên Phú Lâm (quận 6); Công viên Lê Thị Riêng (quận 10); Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên huyện Nhà Bè; Công viên văn hóa xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh); Công viên thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ); Công viên Tao Đàn; Công viên 23-9; Công viên Lê Văn Tám; Công viên Gia Định; Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề Thanh – Thiếu niên TP. Trong năm 2011, hoàn thành đầu tư xây dựng 3 nhà thiếu nhi tại quận Tân Phú, huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh.


Ngoài ra, các trường khi xây mới phải dành 30% diện tích mặt bằng của trường làm sân chơi, sân tập thể dục thể thao và trồng cây xanh tạo bóng mát cho học sinh.




Vân Anh









(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thị trường cuối năm: Chạy đua hàng tết

0 nhận xét



Dù sức mua trong dịp Tết Tân Mão 2011 dự báo chỉ tăng khoảng 20%, nhưng tại hệ thống các siêu thị đều tăng lượng hàng dự trữ lên khoảng 30%-40% so với cùng kỳ. Năm nay các siêu thị đã thực sự bước vào cuộc cạnh tranh bằng nhãn hàng riêng để thu hút khách. Đây là nét mới trong kinh doanh mùa tết.







Doanh nghiệp thực phẩm chế biến hàng tết với giá bình ổn theo chương trình của TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG




Nhiều hàng đặc sản




Còn gần một tháng nữa mới đến tết nhưng tại nhiều chợ lớn ở TP, các mặt hàng đặc sản truyền thống đã được tiểu thương chuẩn bị khá kỹ. Theo đó, các mặt hàng thủy hải sản cao cấp như vi cá, nấm hương, hải sâm, ngân nhĩ… phục vụ khách hàng cao cấp, Việt kiều đã treo đầy trong các gian hàng.


Đại diện sạp bánh mứt Thành Lợi (chợ Bến Thành) cho biết, tết năm nay các loại bánh hộp sản xuất trong nước như Kinh Đô, Bibica, Vinabico, Tân Tân, Hải Hà… rất đa dạng, phong phú về kiểu dáng.


Đáng lưu ý, chất lượng và bao bì các loại bánh nội không ngừng hoàn thiện và dù giá cả có tăng khoảng 10% nhưng vẫn tương đối phù hợp với túi tiền người dân. Bánh hộp giấy, giá bán dao động 30.000-50.000 đồng/hộp; hộp thiếc từ 40.000-140.000 đồng/hộp. Ngoài ra, lượng bánh nhập khẩu từ Đan Mạch, Pháp, Malaysia… cũng đa dạng về kích cỡ, kiểu dáng.


Riêng các loại mứt tết, phổ biến vẫn là mứt dừa sấy, dừa dẻo, dừa già được sên với nhiều màu sắc khác nhau, rất bắt mắt. Ngoài ra, còn có mứt mãng cầu, mứt hồng, mứt khoai lang, mứt cà rốt, mứt bí đỏ và bí xanh, chùm ruột…


Nếu như các siêu thị có thế mạnh trong việc cung cấp các loại bánh tết, thực phẩm chế biến thì mứt tết và các loại thực phẩm ngâm chua tại các chợ lại chiếm ưu thế. Nghề làm mứt vốn được “cha truyền con nối” nên các loại mứt bán ở chợ Bến Thành, An Đông có thể để dành được khoảng 6 tháng nhờ bí quyết sên và sấy của tiểu thương.


Theo ghi nhận của chúng tôi, giá bán tất cả các mặt hàng đặc sản như thủy hải sản khô, bánh mứt, thực phẩm ngâm chua đều đã tăng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái (tăng thấp nhất 10% và cao nhất 100%). Nhiều khả năng vào cao điểm mua sắm tết, giá các sản phẩm này sẽ tiếp tục biến động.


Với các mặt hàng tiêu dùng như ấm chén, bát đĩa, khay đựng bánh mứt, xoong nồi… lượng hàng rất dồi dào, trong đó chủ yếu hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan và Thái Lan.


Các ngành hàng như quần áo, giày dép do biến động từ giá nguyên liệu đầu vào tăng tới 30% (đối với quần áo) nên nhiều tiểu thương gần như ít chuẩn bị sẵn nguồn hàng, chỉ thực hiện theo đơn có sẵn.


Chị Vân, chủ sạp vải Kim Vân chợ An Đông cho biết, hiện giá các loại vải ngoại nhập chỉ tăng khoảng 10%, trong khi vải trong nước đã tăng từ 30%-35%. Do giá bán hầu hết các mặt hàng tăng cao nên sức mua đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.




Cạnh tranh bằng nhãn hàng riêng




Theo thống kê từ Saigon Co.op, lượng hàng nhu yếu phẩm phục vụ tết đã lên đến 150 tấn, gấp 30%-40% so với năm ngoái. Riêng bánh mứt tết, Saigon Co.op đã chuẩn bị 400 tấn bánh kẹo và 200 tấn mứt, trong đó hàng nội địa chiếm 90%.


Tại BigC, các loại mứt và kẹo truyền thống cũng chuẩn bị khoảng 130 tấn các loại và khoảng 500 tấn các loại rau củ quả chủ đạo trong mùa tết như dưa hấu, bưởi, bắp cải… MaxiMark, Citimart, Satramart cũng đã chuẩn bị các mặt hàng phục vụ tết. 


Cùng với việc chạy đua khuyến mãi cuối năm để kích cầu tiêu dùng, xu hướng cạnh tranh bằng việc tung ra những sản phẩm có thế mạnh, nhãn hàng riêng đang biểu hiện khá rõ nét trong mùa tết năm nay.


Saigon Co.op có khoảng 500 sản phẩm (tăng 200 sản phẩm so với năm ngoái) mang thương hiệu Co.opMart, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhóm hàng có sức mua lớn như thực phẩm chế biến, bánh mứt, hóa mỹ phẩm… Ưu thế của những sản phẩm này không chỉ ở chất lượng mà giá bán còn rẻ hơn 5%-30% so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.


Việc tổ chức nguồn hàng tốt sẽ giúp Saigon Co.op chủ động được giá bán. Đây cũng là cách siêu thị chia sẻ với người tiêu dùng trong bối cảnh giá hàng hóa đang ở mức rất cao.


Tại hệ thống siêu thị Satramart, bên cạnh việc bày bán khá đầy đủ nhóm hàng của các DN thành viên như APT, Cầu Tre, Vissan…, đây cũng là nơi phân phối các loại đặc sản của các vùng miền, được đóng gói từ chợ đầu mối Bình Điền, thương hiệu “Binhdienmarket”.


Tết này BigC cũng chuẩn bị 100 tấn thịt nguội eBon được sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP và nhiều mặt hàng sản xuất theo đơn đặt hàng. Hệ thống siêu thị Metro cũng mạnh dạn đầu tư cho các vùng nguyên liệu và các DN có năng lực để sản xuất hàng hóa mang thương hiệu của chính mình.





Kẹo, mứt tết đa dạng ở chợ Bến Thành. Ảnh: ĐỨC THÀNH


Theo dự báo của các chuyên gia, sức mua trong dịp tết năm nay có thể sẽ tăng khoảng 20%. Đây là mức thấp hơn so với mức 30% của những năm trước, vì vậy các DN và tiểu thương cần chú ý để chuẩn bị hàng hóa cho phù hợp.




“Theo dự báo của các chuyên gia, sức mua trong dịp tết năm nay có thể sẽ tăng khoảng 20%.”






Thúy Hải





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Phim truyền hình Việt Nam thời “giờ vàng” – Chúng ta quá giỏi!?

0 nhận xét



Bây giờ, bật kênh truyền hình nào – từ trung ương đến địa phương cũng thấy phim Việt, cả phim cũ lẫn phim mới. Khán giả không kịp nhớ tên phim, tên nhân vật và còn quên luôn cả tên diễn viên. Khi phim Việt chiếm lĩnh màn ảnh nhỏ, chưa kịp vui mừng, hãnh diện vì phim ta lấn át phim nước ngoài, người xem đã rơi vào cảm giác ngán ngẩm như sắp bị… bội thực đến nơi.







  • Chạy đua làm phim








Một diễn viên cho biết: “Chỉ đến khi ra trường quay mới biết hôm nay mình đóng cái gì, sau đó học thoại ngay (nếu thu tiếng trực tiếp), còn không đã có người nhắc thoại”.




(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →