Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label chính sách. Show all posts
Showing posts with label chính sách. Show all posts

Phòng trà ca nhạc vất vả tìm chỗ đứng

0 nhận xét



Năm qua, hoạt động kinh doanh của các phòng trà ca nhạc không mấy khả quan, thậm chí có một số nơi phải đóng cửa. Dù phòng trà nào cũng cố gắng duy trì, xây dựng thương hiệu bằng cách tạo nên những nét tươi – mới – lạ để thu hút khách, thế nhưng những khó khăn về kinh tế, sự bão hòa của thị trường âm nhạc và nhiều nguyên nhân khách quan khác đã khiến không ít phòng trà thua lỗ…







Ca sĩ trẻ Dương Triệu Vũ biểu diễn ở phòng trà Không Tên. Ảnh: L.T.B.




Điểm hẹn của người yêu nhạc




Từ lâu, phòng trà được đông đảo khán giả yêu thích ca nhạc khẳng định là điểm hẹn giải trí thú vị cho họ, nhất là vào những tối cuối tuần. Chính không gian nhỏ, gọn, ấm cúng của phòng trà đã tạo nên sự gần gũi, thân tình và thoải mái cho cả người biểu diễn lẫn người thưởng thức nghệ thuật. Không gian nhỏ ấy phù hợp cho những trái tim đồng điệu về âm nhạc, những khách tri âm của các nghệ sĩ, nhạc sĩ – chủ nhân phòng trà.


Tại TPHCM, có những cái tên phòng trà đã rất quen thuộc với công chúng yêu nhạc như: ATB, Không Tên, Văn Nghệ (nay là Tiếng Xưa), Đồng Dao, Tiếng Dương Cầm, Tình Ca, Nhạc Trịnh, MTV… có những phòng trà một thời nổi tiếng vì phong cách âm nhạc độc đáo, dù hiện nay một số phòng trà đã ngưng kinh doanh.


Nơi đó, khán giả tìm được khoảng trời rất riêng của mình trong những tình khúc nhạc xưa, nhạc trữ tình chọn lọc, ca khúc quốc tế, hoặc những giai điệu sôi nổi của nhạc trẻ hiện đại.



Và theo từng phong cách âm nhạc riêng, phòng trà đã trở thành nhịp cầu cho các nghệ sĩ, ca sĩ hải ngoại về nước biểu diễn, phục vụ khán giả quê nhà.


Không thể phủ nhận, từ khi các phòng trà đi vào hoạt động, chính sách mở cửa trên nhiều lĩnh vực thông thoáng, trong đó có lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đã giúp lực lượng ca sĩ, nghệ sĩ hải ngoại về nước ngày càng đông đảo, lịch diễn dày đặc hơn. Các ca sĩ trong nước lại có thêm nhiều cơ hội biểu diễn, phát huy nghề. Chính sự đa dạng trong cách thức tổ chức biểu diễn của các phòng trà đã góp phần không nhỏ làm sôi động sự phát triển của thị trường âm nhạc tại TPHCM và cả nước.


Tuy nhiên, nhìn lại thời gian qua, nhiều người trong giới nghệ thuật nhận định, thời đỉnh cao của hoạt động kinh doanh phòng trà đã qua!




Tồn tại vì những đam mê




Trong vài năm trở lại đây, đã có không ít phòng trà đóng cửa vì thua lỗ. Ngoài việc kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường âm nhạc bão hòa còn có nhiều nguyên nhân khác như có quá nhiều chỗ vui chơi giải trí mới mở ra đã tạo điều kiện lựa chọn cho khán giả; một số người kinh doanh phòng trà không chú trọng nghệ thuật, ca sĩ phòng trà mải mê chạy show khiến chất lượng biểu diễn không cao.


Không ít khán giả ngao ngán vì gặp hoài những những gương mặt ca sĩ chạy show ở hầu hết các phòng trà. Những lý do đó ít nhiều đã làm cho nghệ thuật biểu diễn ở các phòng trà đi xuống, giảm hẳn sức thu hút với khán giả.


Nhạc sĩ Lê Quang cho biết, năm nay phòng trà Không Tên của anh và mấy người bạn cùng đầu tư đã giảm đến 30% doanh thu so với năm trước. Phòng trà ATB của ca sĩ Ánh Tuyết, từ khi dời điểm diễn xa khu trung tâm thành phố liền vắng khách hẳn.


Ca sĩ Ánh Tuyết trăn trở: “Tôi cố gắng duy trì hoạt động của phòng trà cũng chỉ để thỏa niềm đam mê, sự yêu thích. Không chỉ thế, hiện tôi đang tập trung xây dựng một nhóm bè chuyên nghiệp, dự định sẽ đầu tư độc quyền một số ca sĩ để họ có nhiều thời gian chăm chút hơn cho chuyên môn”.


Ca sĩ Duy Quang từng nỗ lực giúp phòng trà Tình Ca có một lượng khách quen đông đảo, nhưng vì thời thế, Tình Ca đóng cửa, tâm tình và khát khao nghệ sĩ vẫn day dứt khôn nguôi trong anh. Đến giữa tháng 12-2010, anh và những người bạn thân đã cùng góp sức tạo nên một khung trời âm nhạc mới – phòng trà Duy Tân, nằm ở vị trí đẹp trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3.


Ca sĩ Duy Quang cho biết: “Khi mở phòng trà mới, chúng tôi mong muốn tạo được một sân chơi riêng cho anh em, các thân hữu và là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa nghệ sĩ và khán giả – những tâm hồn đồng điệu. Chúng tôi cũng cố gắng tạo những chương trình đặc biệt, ví dụ như từ thứ hai đến thứ năm thực hiện chương trình nhạc quốc tế lời Việt – đó là những bài hát của những năm 60, 70 với những ca khúc bất tử của The Beatles, CCR, James Taylor, Carol King… và những bài nhạc Pháp của một trời kỷ niệm mang phong cách vui tươi”.


Riêng chủ phòng trà Văn Nghệ, sau khi đóng cửa phòng trà này đã âm thầm gầy dựng một phòng trà mới với tên gọi Tiếng Xưa, biến hóa phòng trà thành một sân khấu ca vũ nhạc khá đặc biệt. Ngoài những bản tình ca quen thuộc của các tác giả Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn, Trần Thiện Thanh, Văn Phụng, Châu Kỳ, Lam Phương, Y Vân…, Tiếng Xưa thường xuyên diễn các vở nhạc kịch

Trầu Cau, Lan và Điệp, Mối tình Trương Chi – Mỵ Nương, Hòn Vọng Phu…

được dàn dựng công phu, phục vụ một lượng khách đông đảo…


Những nét tươi mới ấy đã và đang góp sức cố gắng khôi phục lại hoạt động sôi nổi của các phòng trà. Phải nhìn nhận rằng, chỉ có những người yêu thích nghệ thuật lắm mới dám đứng ra kinh doanh phòng trà. Đó cũng là những nỗ lực lớn của những người nghệ sĩ tâm huyết và yêu nghề.


Một năm vất vả đã qua, hy vọng năm 2011, hoạt động của các phòng trà sẽ sôi nổi hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển âm nhạc TPHCM trong giai đoạn mới.




Thúy Bình





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt

0 nhận xét

(SGGP).-

Hôm qua 28-12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân hàng năm 2010, định hướng nhiệm vụ năm 2011. Tính đến hết tháng 12-2010, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng ước tăng 29,81% so với cuối năm 2009. Sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt của NHNN, lãi suất huy động và cho vay VND của các ngân hàng thương mại đã giảm dần.




Hiện nay, các ngân hàng đã thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VND không vượt quá 14%/năm; lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm.  Thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã dần ổn định, nguồn cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể, tỷ giá diễn biến phù hợp với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, góp phần hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế…


Năm 2011, NHNN xác định sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng theo nguyên tắc thị trường, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tổng phương tiện thanh toán tăng 21%-24%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 23%. Lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống. NHNN sẽ điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối theo tín hiệu thị trường, phù hợp với diễn biến lãi suất, cân đối hài hòa cung – cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, giảm dần tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi, quản lý chặt chẽ thị trường vàng và thị trường ngoại tệ.




BẢO MINH





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Quyết tâm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

0 nhận xét

(SGGP). –

Ngày 28-12, sau 2 ngày làm việc, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII đã bế mạc tại Hà Nội. Trong 2 ngày diễn ra, đại hội đã nghe 23 báo cáo thành tích của các tập thể và cá nhân xuất sắc đại diện cho các ngành, lĩnh vực, địa phương.







Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao đổi với các điển hình thi đua yêu nước. Ảnh:MINH ĐIỀN


Phát biểu bế mạc đại hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta thực sự xúc động về những việc làm cao đẹp và thành tích của các anh hùng, chiến sĩ thi đua, điển hình tiên tiến đã báo cáo và giao lưu tại đại hội. Đó là những bông hoa đẹp trong vườn hoa ngát hương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tô thắm thêm truyền thống và kết quả tốt đẹp về thi đua yêu nước của dân tộc ta. Đây là những tấm gương sáng để mọi người noi theo”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và chiến lược 10 năm tới, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề với thời cơ, thuận lợi đan xen với những khó khăn thách thức. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và làm tốt hơn nữa công tác khen thưởng.


Thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát động phong trào thi đua trong cả nước với chủ đề “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015”. Các nội dung thi đua 5 năm tới cần được chú trọng như tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành tự giác, trách nhiệm và thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, cá nhân. Gắn phong trào thi đua yêu nước với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, phải thường xuyên quan tâm phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Việc học tập và làm theo các tấm gương người tốt, việc tốt không những có tác dụng tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ mọi người phát huy mọi khả năng để hoàn thành nhiệm vụ, mà còn góp phần tích cực bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng nếp sống mới và xã hội văn minh, đẩy lùi những tư tưởng, việc làm tiêu cực, những thói hư tật xấu. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Khen thưởng phải trên cơ sở đánh giá đúng thành tích, bảo đảm dân chủ, công khai, được dư luận xã hội đồng tình, tránh khen thưởng tràn làn, kiên quyết chống bệnh thành tích. Chú trọng khen thưởng người lao động, người trực tiếp sản xuất kinh doanh, công tác và học tập…


Chiều qua, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp các Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đại biểu là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài về dự đại hội. Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: “Chúng tôi bày tỏ lòng khâm phục, trân trọng và học tập các tấm gương về ý chí, hoài bão cao quý. Chúng ta học tập các tấm gương để bổ sung cho mình, cùng nhau hợp sức xây dựng đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.






P.THẢO


>>



Bình dị mà cao quý






>>



Trọn nghĩa – vẹn tình







(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Sản xuất công nghiệp TPHCM: Tăng trưởng cao, chuyển biến theo chiều sâu

0 nhận xét



Sản xuất công nghiệp trên địa bàn TPHCM năm 2010 phục hồi mạnh mẽ sau năm 2009 đầy khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đặc biệt trong suốt quý 4, mức tăng lũy kế của các tháng đều cao: 10 tháng tăng 14%; 11 tháng tăng 13,9%; 12 tháng ước tăng 14,2% (trong khi năm 2009 chỉ tăng 8,3%) với tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 609.268 tỷ đồng.









Sản xuất máy tính tại Công ty cổ phần điện tử Tân Bình.

Ảnh: CAO THĂNG




Các ngành trọng điểm tăng mạnh

 

Theo Cục Thống kê TPHCM, sản xuất công nghiệp trên địa bàn TPHCM năm 2010 có tới 23/27 ngành tăng, trong đó có 10 ngành tăng cao hơn mức tăng chung.

Nhóm ngành cơ khí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với sản phẩm kim loại tăng 21,9%; máy móc thiết bị tăng 28,9%; thiết bị điện tăng 32,4%. Từ mức giảm đầu năm là 2,5%, đến nay da giày đã có mức tăng thuộc nhóm cao trong toàn ngành với 28,3%; kế đến là cao su, plastic tăng 21,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 22%.


Mức tăng ở một số ngành có tỷ trọng lớn như sau: thực phẩm đồ uống (chiếm tỷ trọng cao nhất) tăng 11,6%; dệt tăng 6,6%; may tăng 13,4%; hóa chất tăng 10,4%; vật liệu xây dựng tăng 9,4%…


Đáng lưu ý, trong năm 2010 có 2 ngành đang có xu hướng tăng chậm và giảm là lắp ráp ô tô và sản phẩm điện tử, chủ yếu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài do không cạnh tranh nổi với hàng ngoại nhập.


Đối với các ngành sản xuất bị giảm vẫn là những ngành có tỷ trọng thấp gồm khai thác than, thiết bị văn phòng, sửa chữa phương tiện vận tải và sản xuất phân phối nước.

 

Theo đánh giá của Sở KH-ĐT TPHCM, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng tiếp tục được cải thiện từ hướng tăng trưởng theo chiều rộng của các giai đoạn trước sang tăng trưởng theo chiều sâu, tăng đầu tư cho công nghệ, đổi mới trang thiết bị; khoảng cách giữa tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp thu hẹp dần.


Tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức, công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh có xu hướng tăng dần; tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều tài nguyên và thâm dụng lao động giảm dần và chuyển dịch về các tỉnh lân cận nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và lao động có sẵn tại địa phương như: chế biến lương thực – thực phẩm, dệt may, da giày.

 

Qua 5 năm triển khai Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng giá trị sản xuất của 4 ngành công nghiệp trọng yếu (gồm ngành cơ khí, hóa chất – nhựa – cao su, điện tử – công nghệ thông tin và chế biến tinh lương thực – thực phẩm) liên tục chiếm trên 50% tổng giá trị của ngành công nghiệp và tăng dần qua các năm: tăng từ 55,4% vào năm 2005 lên 56,5% vào năm 2006, lên 56,9% vào năm 2007; năm 2008 mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tỷ trọng của 4 ngành này vẫn tiếp tục chiếm 56,9%, năm 2009 tăng lên là 58,4% và năm 2010 dự ước đạt 60%.




Nâng chất tăng trưởng




Hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2010 đã có mức tăng trưởng khá ấn tượng, nhưng đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp (DN) đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Lãi suất hiện đứng ở mức 18%-19%, chi phí đầu vào, nguyên vật liệu tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuẩn bị nguồn lực cho hoạt động sản xuất trong thời gian tới.


Lãi cao nên nhiều DN đang đứng trước bài toán nếu vay thì sẽ chỉ đi làm không công để trả nợ ngân hàng (theo tính toán khi lãi vay đã đạt xấp xỉ mức 20% thì lợi nhuận buộc phải đạt tới 25%, mới đảm bảo việc hòa vốn).


Theo dự báo, năm 2011, nguồn điện cung ứng cho hoạt động sản xuất có thể căng thẳng hơn, sẽ tác động toàn diện đến sản xuất kinh doanh của các DN. Với những gì đang diễn ra, các DN buộc phải tính toán và bươn chải nhiều hơn mới bảo toàn được đồng vốn, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.


Để hỗ trợ các DN nâng cao năng lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, TPHCM đã giao Viện Nghiên cứu Phát triển TP phối hợp với các sở ngành chức năng tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP giai đoạn 2011-2015.


Đối với lĩnh vực công nghiệp, tập trung triển khai chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và chương trình phát triển của 4 ngành công nghiệp chủ lực đã được phê duyệt (cơ khí tự động hóa, điện tử – viễn thông – tin học, công nghiệp hóa chất và dược phẩm, chế biến lương thực – thực phẩm), đồng thời lựa chọn một số công đoạn có giá trị gia tăng cao trong các ngành công nghiệp truyền thống để đầu tư tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như chế biến sản phẩm cao cấp từ cao su, công nghiệp thời trang trong ngành dệt may, phát triển công nghiệp phụ trợ, tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch phát triển thêm một số khu vực công nghệ cao, khu công viên phần mềm…


Trước mắt, TPHCM sẽ tiếp tục tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các DN kiến nghị lên các bộ, ngành chức năng xem xét giải quyết. Về phần mình, TP sẽ đẩy mạnh việc triển khai Quyết định 20 của UBND TPHCM về chương trình hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư trong nước thuộc chương trình kích cầu trên địa bàn TPHCM.


Với những DN có dự án đầu tư tốt nhưng không có tài sản thế chấp ngân hàng cũng có thể vay được vốn thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ DN vừa và nhỏ TPHCM.


Song song đó, TP sẽ ưu tiên ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất kinh doanh và phát triển các sản phẩm ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến có hàm lượng công nghệ cao để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa; xây dựng các “Cụm liên kết sản xuất” để tạo điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ; tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cơ chế, giải pháp khuyến khích các DN đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị trong các lĩnh vực TP ưu tiên phát triển, tạo cơ chế, chính sách để khuyến khích DN nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển…




THÚY HẢI – UYỂN NHƯ





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thực trạng đào tạo mỹ thuật ứng dụng: Lượng nhiều – chất ít

0 nhận xét



Không kể số lượng các trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng (MTƯD) được thành lập phục vụ nhu cầu học tập của giới trẻ, hiện nay có khoảng 15 trường CĐ, ĐH mở khoa mỹ thuật công nghiệp (MTCN). Hoạt động MTƯD, MTCN khá sôi động, có mặt trên từng cây số, từng khoảnh khắc của con người trên hành tinh, nó gần như hòa tan vào cuộc sống…







  • Rộng cửa đào tạo




Chỉ cần dạo quanh một vòng trên các đường phố, biết bao hình ảnh xuất hiện qua các băng rôn, poster quảng cáo, hình ảnh quảng cáo kịch, ca nhạc, phim ở các tụ điểm, sân khấu, rạp chiếu phim, hàng hóa, kiểu dáng tủ, ghế, giường ngủ ở các cửa hàng trang trí nội thất, các loại xe, điện thoại di động… có thể giúp người ta hình dung ý nghĩa: khi đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu thưởng thức tiện nghi tương ứng và sự cạnh tranh cũng xuất hiện… Nhiều ngành nghề lúc này được ra đời theo quy luật cung – cầu của xã hội. Một số trường như ĐH Kiến trúc, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Dân lập Văn Lang, ĐH Quốc tế Hồng Bàng… đã mở khoa MTCN. Phần lớn các trường quan tâm đào tạo 4 lĩnh vực: thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, tạo dáng công nghiệp, trang trí nội thất.


Bà Hồ Thị Kim Quỳ, Phó khoa MTCN (ĐH Quốc tế Hồng Bàng) nhận xét: “…Ở nhà trường, hoạt động thực hành của sinh viên luôn được chú trọng. Thuận lợi cơ bản nhất khi nhà trường có xưởng may cho bộ môn thiết kế thời trang. Đồng thời các nghệ nhân, chủ các lò gốm ở Lái Thiêu, chủ xưởng đúc đồng ở Tân Tạo… sẵn sàng nhận sinh viên vào “thử tay nghề”…”.







Chiếc đèn trang trí được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng được người thiết kế lấy ý tưởng vào tạo dáng từ hình tượng bông sen. Ảnh:

AN DUNG






ĐH Tôn Đức Thắng cũng có xu hướng mở rộng hoạt động thực nghiệm, giúp sinh viên cọ xát công việc nghề nghiệp với đời sống. Về hoạt động đào tạo các lĩnh vực thiết kế, ông Vũ Hiền, Trưởng khoa MTCN, nhận định: “Vào những năm 90 của thế kỷ trước, đồ họa vi tính phát triển, nhiều người đổ xô tìm học bộ môn này. Thế nhưng, cho đến nay, chiều hướng đã thay đổi và môn thiết kế nội thất lại “lên ngôi”. Điều này cũng dễ hiểu: khi đời sống người dân được nâng cao, nhiều công trình nhà cửa xây mới và hiệu ứng nảy sinh, môn thiết kế nội thất đã thu hút nhiều sinh viên theo học. Còn ngành thiết kế tạo dáng công nghiệp, tuy là lĩnh vực chủ chốt nhưng chưa phải là thế mạnh khi nền công nghiệp Việt Nam của chúng ta chưa phát triển cao”.


Phạm Hải Quỳnh Dương (sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng) từng cho biết quá trình thực hiện khá công phu đồ án tốt nghiệp làm poster cho bộ phim

Bỗng dưng muốn khóc

. Công việc ban đầu tuy nhiều thách thức, khó khăn, nhưng khi tiếp cận đoàn phim, cô cũng nhanh chóng thích nghi với cách làm việc chuyên nghiệp của họ. Quỳnh Dương nhập cuộc khá tốt: đọc, nghiền ngẫm kịch bản, suy nghĩ về hình tượng nhân vật, tìm ý tưởng, tiếp xúc diễn viên… Ý tưởng chủ đạo cho đồ án được cô nắm bắt ngay chi tiết khá thú vị trong phim: một cô gái xinh đẹp, tốt bụng, có tính cách mạnh mẽ, thương người, tâm hồn rất trong sáng… nhưng tất cả những ưu điểm ấy lại đối lập với một điều khá nghịch lý, là cô gái bán sách lại không biết… đọc một chữ nào!





Ứng dụng mỹ thuật trong thiết kế thời trang trên chiếc áo dài của nhà tạo mẫu Sỹ Hoàng. Ảnh:

AN DUNG







  • Lượng át chất




Là người đi tiên phong mở đường, xây dựng và phát triển khoa MTCN ở các trường ĐH phía Nam, họa sĩ Vũ Hiền có rất nhiều kinh nghiệm khi phân tích tình hình các trường đang đua nhau mở khoa MTCN. Theo ông, thực trạng khá ngổn ngang, do mạnh ai nấy làm! Có trường còn “sáng tạo” ra những môn học chiều theo thị hiếu người tiêu dùng như chép tranh; học nhái Manga; hoạt hình Nhật Bản… Về chương trình học, có nơi tự lược bỏ những môn học cơ bản, cơ sở tạo hình, biến đào tạo thành chiến lược kinh tế bất chấp mọi kiến thức đầu vào, đầu ra, trình độ người dạy, bất chấp môi trường của người học… Có nhà trường coi ngành MTCN chỉ là hình thức. Họ cho rằng đào tạo MTCN tốn kém và không có lãi như các ngành khác, nên không quan tâm đầu tư cơ sở vật chất. Lớp học nhồi nhét sinh viên nhằm giảm chi phí cho đội ngũ giáo viên. Sinh viên tăng nhưng lượng lấn át chất!


Trong một ý khác, họa sĩ Vũ Hiền phân tích về chuyên môn hiện tại cũng lâm vào tình trạng thiếu giáo trình mới. Việc gắn bó với thực tiễn xã hội còn nhiều bất cập. Một số nơi chưa là cầu nối  cho sinh viên đến được các cơ sở sản xuất để tham quan, thực tập, thực hành. Điều này khiến khi ra trường, sinh viên thiếu thực tế, ngơ ngác trước các phương tiện kỹ thuật có liên quan tới ngành nghề. Có khi, họ phải mất 1 – 2 năm để tiếp cận sản xuất…





  • Giải pháp




Đề xuất một trong số các giải pháp về phát triển hoạt động MTƯD, đào tạo ngành MTCN, họa sĩ Vũ Hiền nhấn mạnh: một xã hội có nền kinh tế mạnh, có bộ mặt đất nước đẹp thì phải có nhiều hàng hóa sản phẩm mới, chất lượng cao, mẫu mã mới. Vậy thì phải có những nhà thiết kế tâm huyết, có trình độ mỹ thuật, kỹ thuật cao. Và, họ là người rất xứng đáng để tôn vinh. Sinh viên cũng được học trực tiếp với công nhân, nghệ nhân này.


“Nên có Hiệp hội Thiết kế để góp phần là người tư vấn cho xã hội, cho nhà trường. Hiệp hội Thiết kế cũng là cầu nối, đối thoại, góp ý kiến giữa những người hoạt động nghề nghiệp với các nhà lãnh đạo, nhằm đề ra những chính sách, kế hoạch sát thực, những chế tài phối hợp chặt chẽ giữa nhà thiết kế với người tiêu dùng… nhằm cải thiện đất nước tiến tới giàu mạnh, xã hội văn minh”, họa sĩ Vũ Hiền tâm huyết bày tỏ suy nghĩ




YÊN NGỌC









(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước thăm Tòa Tổng Giám mục TPHCM

0 nhận xét



* MTTQ Việt Nam chúc mừng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội







Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải trao Huân chương Đại đoàn kết dân tộc tặng ông Nguyễn Đình Đầu. Ảnh: VIỆT DŨNG


(SGGP).-

Nhân dịp đón lễ Giáng sinh năm 2010, ngày 24-12, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, UBMTTQVN do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, dẫn đầu đã đi thăm Tòa Tổng Giám mục TPHCM và Giáo hội Cơ đốc phục Lâm Việt Nam (Tin lành).


Thay mặt Đảng và Nhà nước, đồng chí Lê Thanh Hải bày tỏ vui mừng, chúc sức khỏe Hồng y Phạm Minh Mẫn và Mục sư Trần Công Tấn cũng như toàn thể giáo dân Thiên chúa giáo và tín hữu đạo Tin lành một mùa Giáng sinh vui tươi, hạnh phúc, an lành.


Sau khi biểu dương những đóng góp xứng đáng của các tổ chức tôn giáo trong xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng chí Lê Thanh Hải khẳng định, Trung ương và TPHCM luôn quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào theo đạo phát huy khả năng, cống hiến cho đất nước, cho TPHCM và phụng sự tôn giáo. Đồng chí vui mừng nhận thấy, ở nhiều địa phương có đồng bào theo đạo, phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội, từ thiện, ích nước lợi nhà được phát động rộng rãi, tạo sức lan tỏa trong các giới đồng bào, vì một mục tiêu xây dựng cộng đồng và đất nước ngày càng phồn vinh, phát triển. Đồng chí bày tỏ mong muốn đồng bào theo đạo tiếp tục phát huy đoàn kết lương-giáo, sống phúc âm giữa lòng dân tộc và gắn kết với nhau tham gia xây dựng quê hương, nâng cao đời sống.


Nhân dịp này, đoàn đại biểu Trung ương đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các gia đình bà Nguyễn Thị Ca – em của liệt sĩ Linh mục Nguyễn Bá Luật (Cố vấn BCH Hội đồng Công giáo kháng chiến Nam bộ) ở phường 14 quận Tân Bình; gia đình ông Vũ Quang Thành, hộ giáo dân tiêu biểu, từng hiến đất mở rộng hẻm ở phường 12 quận 3. Đến thăm nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (nhân sĩ tiêu biểu, ủy viên UBMTTQ TPHCM) ở quận 1, đồng chí Lê Thanh Hải thay mặt Đảng và Nhà nước gắn “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” của Chủ tịch nước trao tặng cho ông Nguyễn Đình Đầu vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.


Cùng ngày, đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do Chủ tịch Huỳnh Đảm dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng các chức sắc công giáo cùng bà con giáo dân Giáo phận Hà Nội. Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Phero Nguyễn Văn Nhơn đã tiếp đoàn.


Chủ tịch Huỳnh Đảm chúc mừng Tổng Giám mục Phero Nguyễn Văn Nhơn và bà con giáo dân Giáo phận Hà Nội đón lễ Noel an lành, hạnh phúc đồng thời nhấn mạnh: Trong năm qua đồng bào công giáo luôn gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động. Đặc biệt, hai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo” được bà con cả nước, trong đó có bà con giáo dân hưởng ứng tích cực, đạt được nhiều kết quả to lớn. Chủ tịch Huỳnh Đảm mong rằng, trong thời gian tới, Tổng Giám mục Phero Nguyễn Văn Nhơn và các chức sắc, giáo dân công giáo sẽ tiếp tục có những đóng góp cho giáo hội và cho đất nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Tổng Giám mục Phero Nguyễn Văn Nhơn khẳng định sẽ tiếp tục vận động các chức sắc công giáo, bà con giáo dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của MTTQ Việt Nam, sống “tốt đời, đẹp đạo” và thực hiện đường hướng của giáo hội “mỗi giáo dân tốt là một công dân tốt”.




T.SƠN – T.HÀ





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →