Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label Kinh tế. Show all posts
Showing posts with label Kinh tế. Show all posts

Quảng Nam: Khánh thành nhà máy ethanol lớn nhất Việt Nam

0 nhận xét

Nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu lớn nhất Việt Nam, cũng là 1 trong 3 nhà máy lớn nhất khu vực Đông Nam Á vừa được chính thức khánh thành sáng 2/4 tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam.

Nhà máy sản xuất ethanol Đại Tân

Nhà máy sản xuất ethanol do công ty Cổ phần Đồng Xanh làm chủ đầu tư đã hoạt động thử nghiệm được 7 tháng, với sản phẩm chính là cồn nhiên liệu hay còn gọi là cồn tuyệt đối (99,5%) dùng để pha với xăng tạo thành xăng sạch (xăng E5).

Nhà máy được đầu tư xây dựng trên diện tích 18 ha, có công suất 100 ngàn tấn/năm, tương đương 125 triệu lít/năm. Sản phẩm phụ là CO2 hóa lỏng (20 nghìn tấn/năm) được tái sử dụng làm đốt lò hơi thay thế than đá, phân vi sinh (40 nghìn tấn/năm) bán cho nông dân theo giá ưu đãi.

Được biết, tổng đầu tư ban đầu của Nhà máy là 600 tỷ đồng, trong đó hơn 100 tỷ đồng dành cho công nghệ xử lý nước thải hiện đại.

Việc khánh thành Nhà máy sẽ góp phần thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007.

Ngoài vấn đề triển khai phát triển nguyên liệu xanh vì môi trường, Nhà máy ra đời đã góp phần vào tạo việc làm ổn định cho hơn 300 công nhân, đồng thời mức tiêu thụ 1 triệu tấn nguyên liệu/năm của Nhà máy đã bảo đảm đầu ra cho sản phẩm sắn của hơn 1 vạn nông dân.

Theo ông Lưu Quang Thái, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Đồng Xanh, 30% sản lượng sẽ được sử dụng trong nước, còn lại sẽ xuất khẩu sang các thị trường như Philippines, Nhật Bản, Australia…

Hiện nay, toàn quốc đã có 40 trạm cung cấp xăng E5. Dự kiến, đến năm 2012, sẽ có hơn 4.000 điểm bán xăng E5 trên cả nước, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân muốn sử dụng xăng sinh học để bảo vệ môi trường. Dài hơi hơn, số trạm cung cấp xăng sẽ tăng tùy theo tình hình sản xuất ethanol trong nước đáp ứng nhu cầu đến mức nào.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://nguyentandung.org


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Có một Đà Nẵng hiện đại vươn lên mạnh mẽ

0 nhận xét

Sau 36 năm kể từ ngày giải phóng và 14 năm thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã vươn lên mạnh mẽ và có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đà Nẵng đã xứng tầm đô thị loại 1 cấp quốc gia và đang hướng tầm nhìn về đô thị lớn của khu vực và châu Á.

Nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị mới được giới thiệu đến người dân.
Với 3 năm liền dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã cho thấy sức phấn đấu mãnh liệt của thành phố. Thành quả này là sự nỗ lực vươn lên mạnh mẽ và vững chắc mà trong đó, kết quả của sự đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đóng góp một vai trò, vị trí then chốt. Có được một diện mạo mới cho thành phố bên bờ sông Hàn chính là nhờ sự đoàn kết, đồng thuận và nỗ lực phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng để phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội…
Hôm nay, nhìn sang bờ Tây sông Hàn, không gian đô thị cũng trải dài về phía núi Hải Vân, Bà Nà và bao trùm cả vùng rộng lớn dọc theo quốc lộ Bắc – Nam. Sức phát triển không gian đô thị lan tỏa, công trình nhà ở cao tầng vươn cao xóa đi những “xóm tre”, “xóm chuối”, các khu phố nghèo sập sệ trong lòng thành phố. Không dừng lại, năm 2011, Đảng bộ và chính quyền thành phố xác định là năm thực hiện “giải tỏa đền bù, tái định cư và an sinh xã hội”. Trong chương trình 3 có, chương trình “Có nhà ở” tiếp tục được đẩy mạnh với dự án 7.000 căn nhà ở xã hội và trong nửa đầu năm 2011 sẽ có 5.000 căn nhà được hoàn thành. Thành phố đang xây dựng 127 khối nhà chung cư, với 11.332 căn hộ để bố trí chỗ ở ổn định cho người thu nhập thấp. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành còn lo xây dựng nhà ở cho hộ nghèo có đất ở ổn định, chọn 2.000 hộ đặc biệt khó khăn về nhà ở để bố trí nhà ở xã hội… Trong giải tỏa đền bù, tái định cư, thành phố đang triển khai hàng trăm dự án, trong đó có 88 dự án tái định cư, 20 dự án – công trình xây dựng trọng điểm.

Cầu Thuận Phước. (Ảnh tư liệu)

Trong những năm qua, với định hướng phát triển thành một thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại, công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây  dựng, phát triển cơ sở hạ tầng đã được UBND thành phố thực hiện một cách tương đối đồng bộ. Từ những thành  tựu đó đã tạo cho thành phố Đà Nẵng một  tầm vóc mới về không gian đô thị, chất lượng đô thị và đang trở thành một môi  trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thành phố của sông-biển-rừng ngày càng trở thành  niềm tự hào của người dân Đà Nẵng, đồng thời là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.

Tại diễn đàn hội thảo định hướng xây dựng và phát triển đô thị Đà Nẵng trong tháng 3 này, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu xây dựng thành phố ngang tầm với các thành phố trong khu vực và châu Á. Đồng chí Trần Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, cho biết: Định hướng phát triển của Đà Nẵng đến năm 2020 sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng, văn hóa, thể dục-thể thao, giáo dục-đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ của miền Trung. Đồng thời Đà Nẵng sẽ là một thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng của vùng, quốc gia và quốc tế.

Trung tâm Phụ sản-Nhi (Bệnh viện Đà Nẵng). Ảnh: QUỐC TÍN

Với định hướng đó, Đà Nẵng đã phát triển nhanh các đô thị mới quy mô lớn, sớm hình thành các khu công nghiệp theo hướng thân thiện môi trường và gấp rút xây dựng mạng lưới cầu đường. Sức lan tỏa của đô thị đang diễn ra từng ngày. Giám đốc Sở Xây dựng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, hạ tầng đô thị Đà Nẵng đã tương đối đồng bộ nhưng để phát triển không gian đô thị Đà Nẵng theo chiều cao, đa trung tâm thì cần phải đầu tư thiết lập hệ thống giao thông công cộng, giao thông ngầm, giao thông khác mức với cầu vượt và giao thông tĩnh. Vì vậy, thành phố Đà Nẵng sẽ đẩy mạnh tiến độ thi công xây dựng một số công trình mang tính động lực như cảng Liên Chiểu, sân bay quốc tế, ga đường sắt mới… “Nhiệm vụ quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị còn nhiều việc phải làm, mà cụ thể quy hoạch không gian đô thị hướng ra sông, ra biển để tạo không gian tốt cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn nói.

Cung thể thao Tiên Sơn. Ảnh: NHÂN MÙI

Đêm sông Hàn. Ảnh: Ông Văn Sinh

Phối cảnh cầu Rồng qua sông Hàn

Bài và ảnh: TRIỆU TÙNG

(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Không để đầu cơ, tăng giá

0 nhận xét

Chống đầu cơ, tăng giá

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về tình hình thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP (NQ 11).

Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã nêu tại Nghị quyết 11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết này cũng như kết luận của Bộ Chính trị về tình hình Kinh tế – Xã hội năm 2011, trong đó tập trung vào một số nội dung.

Thứ nhất, về chính sách tiền tệ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện các giải pháp đã nêu tại NQ 11 để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%- 16%; nâng cao chất lượng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng tập trung và ưu tiên vốn tín dụng cho phát triển sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, bao gồm các loại lãi suất (kể các lãi suất huy động và cho vay) và lượng tiền cung ứng để đảm bảo kiềm chế lạm phát. Tập trung quản lý tốt thị trường ngoại tệ, thị trường vàng; khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành quy định xử phạt đối với các trường hợp kinh doanh, mua bán ngoại tệ trái quy định pháp luật, đồng thời có biện pháp bảo đảm lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Thứ hai, về chính sách tài khóa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính xác định và công bố số tiết kiệm khi thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, nhất là mức tiết kiệm trong mua sắm, tổ chức hội nghị tổng kết, sơ kết và đi công tác nước ngoài.  Có biện pháp để phấn đấu giảm bội chi ngân  sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5%. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo quản lý tốt giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu, không để đầu cơ, tăng giá.

Ngoài ra, để thực hiện tiết kiệm theo NQ 11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu tất cả các Bộ, cơ quan không tổ chức họp tập trung mà tổ chức họp trực tuyến. Bộ Kế hoạch – Đầu tư khẩn trương tổng hợp kết quả kiểm tra tình hình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2011; dự kiến kết quả cắt giảm, điều chuyển vốn, tập trung cho các công trình, dự án hoàn thành năm 2011 (có danh mục cụ thể); đề xuất các giải pháp xử lý với những trường hợp phát sinh theo hướng thực hiện nghiêm NQ11 về cắt giảm đầu tư công; báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 4 tới. Bộ Công Thương chỉ đạo để bảo đảm đủ nguồn xăng dầu cung cấp cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước.

Thứ ba, về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các Bộ: Công thương, tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp ưu tiên (cả về điện và vốn) nhằm tháo gỡ khó khăn cho phát triển nông nghiệp, cho các sản phẩm đang có thị trường tiêu thụ (cả trong và ngoài nước). Bộ Công thương kiểm soát chặt chẽ kế hoạch cung ứng điện năm 2011 để giảm bớt khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Khẩn trương hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện Chương trình tiết kiệm điện, phấn đấu tiết kiệm sử dụng điện 10%. Tiếp tục thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp với cam kết quốc tế, bảo đảm nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách thuế đối với bất động sản để hạn chế tình trạng đầu cơ, bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh.

Thứ tư, về bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, bảo đảm an sinh xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính làm tốt việc hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo, bảo đảm kịp thời và đúng đối tượng.

PHAN THẢO

Nguồn http://nguyentandung.org


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Thực hiện Nghị quyết 11, TP.HCM đạt nhiều kết quả hỗ trợ doanh nghiệp

0 nhận xét

Thực hiện Nghị quyết 11-NQ/CP của Chính phủ, TPHCM cắt giảm chi 410 tỷ đồng ngân sách, đảm bảo tốt an sinh xã hội với những con số cụ thể, kiểm soát chặt chẽ thị trường tiền tệ song song với nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

 

TPHCM đẩy mạnh hỗ trợ lãi vay thông qua chương trình kích cầu cho doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị hiện đại. – Ảnh minh họa

Ngày 23/3, UBND TPHCM sơ kết 1 tháng thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Đặc biệt quan tâm an sinh xã hội

Chủ tịch UBND TP nhận định các cấp các ngành đã quán triệt triệt để Nghị quyết 11 với tinh thần trách nhiệm cao, các phong trào tiết kiệm, tương trợ nhau trong lúc khó khăn đã quy tụ được sự đồng lòng, đoàn kết của toàn thể nhân dân.

Bằng nhiều biện pháp khẩn trương, quyết liệt, UBND TP đã giao nhiệm vụ, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện, đến nay đã thu được một số thành quả.

Bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính TPHCM, cho biết, theo tính toán, từ tháng 4 đến cuối tháng 12/2011, TPHCM sẽ tiết kiệm được khoảng 410 tỷ đồng từ công tác chi thường xuyên và mua sắm thiết bị, xe hơi (đã ghi trong dự toán mua sắm năm 2011).

Công tác đảm bảo an sinh xã hội được TP thực hiện tốt và phong trào này đã lan rộng khắp TP. Tính đến ngày 23/3, các quận – huyện trên địa bàn TP đã vận động được 18.808 chủ nhà trọ không tăng giá thuê phòng, điều chỉnh giá điện, nước theo tỷ lệ của nhà nước với hơn 130.074 phòng trọ, góp phần giúp 399.821 người lao động nghèo, công nhân, sinh viên.

Ngoài ra, TP đã có kế hoạch trợ cấp cho 6.901 nhân khẩu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền 100.000 đồng/nhân khẩu/tháng. Song song đó, theo ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, tất cả 36.789 hộ nghèo của TP thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/năm được cấp bù giá điện với mức 30.000 đồng/hộ/tháng. Hiện nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP đang phối hợp với Tổng Công ty Điện lực TP triển khai vấn đề này.

Trợ cấp khó khăn đột xuất cho diện chính sách, có công, cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hệ số lương từ 3.00 trở xuống cho 80.659 người. Tổng kinh phí trợ cấp khoảng 176,25 tỷ đồng cho các nội dung trên.

Kiểm soát chặt thị trường tiền tệ, tháo khó khăn cho doanh nghiệp

Ông Võ Văn Luận, Chánh Văn phòng UBND TPHCM, cho biết, sau hơn 3 tuần triển khai Nghị quyết 11, thị trường tiền tệ được kiểm soát chặt chẽ. Tính từ đầu năm 2011 đến thời điểm này, các đơn vị chức năng đã kiểm tra 37 đơn vị, xử phạt 12 tổ chức cá nhân. Chỉ riêng từ đầu tháng 3 đến nay các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử phạt 3 vụ vi phạm về mua bán ngoại tệ trái phép với tổng số tiền phạt hơn 172 triệu đồng.

Về thị trường tiền tệ, giá USD tự do đã lắng dịu, không còn hoạt động công khai, rút ngắn khoảng cách chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do với hệ thống ngân hàng từ 1.000 đồng/USD xuống còn 300-500 đồng/USD.

Tình hình kinh doanh vàng miếng của các doanh nghiệp lớn đã giảm 30%-50%.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng  đề nghị các ngân hàng phải nắm lại cơ cấu tín dụng để điều chỉnh, “lái” nguồn vốn cho đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, phục vụ cho chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP.

Bên cạnh đó, TP có một số giải pháp là đẩy mạnh hỗ trợ lãi vay thông qua chương trình kích cầu cho doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, sản xuất hàng nội chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn vay, kịp thời đề xuất tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về vốn, lãi suất, ngoại tệ thanh toán nhập khẩu vật tư cần thiết cho DN…

Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân nêu rõ việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là “không thể chờ được nữa” và cho biết sẽ họp với Ngân hàng Nhà nước ngay trong tuần sau để giải quyết ngay vấn đề về vốn cho doanh nghiệp.

Thu Hà


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Cần nhân rộng mô hình Công viên phần mềm Quang Trung

0 nhận xét

Mô hình Công viên phần mềm Quang Trung ra đời cách đây tròn 10 năm là một chủ trương đúng đắn của UBND TP Hồ Chí Minh, là tiền đề quan trọng cho những bước đi thần tốc của ngành công nghiệp CNTT cả nước trong 10 năm qua.

Cần nhân rộng mô hình Công viên phần mềm Quang Trung

Ngày 16/3, tại TP Hồ Chí Minh, Công viên phần mềm Quang Trung (CVPM) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập (16/3/2001 -16/3/2011).

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp tham dự.

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Phát triển CVPM Quang Trung cho biết, với quyết tâm của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, từ một khu đất để tổ chức hội chợ (thuộc quận 12) 10 năm trước, với rất nhiều nỗ lực, đến nay, CVPM Quang Trung đã trở thành khu công nghiệp phần mềm có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, với các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư hấp dẫn, một địa chỉ quan trọng thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam và dần trở thành nơi làm việc hoàn hảo của giới CNTT trong và ngoài nước.

Sự thành công nhanh chóng của CVPM Quang Trung đã tạo hiệu ứng lan tỏa đến các địa phương khác, góp phần hình thành nhiều khu CNTT tập trung, khu công nghiệp phần mềm và công nghệ cao ở TP.HCM và các địa phương trên toàn quốc.

Tại đây, hiện có 58 DN trong nước, 43 DN nước ngoài (trong đó có các tập đoàn hàng đầu thế giới như HP, IBM…) hoạt động.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các chuyên gia của Tập đoàn HP.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá đây là một trong những điển hình tiêu biểu của khu công nghiệp phần mềm tập trung với chất lượng dịch vụ tốt, trình độ quản lý cao cần được nhân rộng trên toàn quốc. Theo Phó Thủ tướng, với 1 đồng vốn của nhà nước bỏ ra thu hút được 7,3 đồng vốn từ các nguồn đầu tư khác, đây là một hệ số kinh tế rất tốt.

CVPM Quang Trung đã trở thành trung tâm đào tạo phần mềm lớn nhất Việt Nam với 19.000 sinh viên; có đội ngũ cán bộ, quản lý chuyên nghiệp với  trình độ cao không thua kém các khu phần mềm khác trên thế giới và được các nhà đầu tư tin tưởng. Đó chính là vốn quý cần được phát huy, nhân rộng.

Là người tham gia chỉ đạo xây dựng CVPM Quang Trung, Phó Thủ tướng đã nêu một số bài học kinh nghiệm quý. Đó là sự kiên trì và quyết tâm của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cùng với sự hỗ trợ rất kịp thời của Chính phủ. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự phối hợp hiệu quả, đồng bộ trong hợp tác công – tư giữa nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác quốc tế.

Phó Thủ tướng lưu ý, các kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động của CVPM Quang Trung cần sớm đúc rút, tổng hợp thành tài liệu để sử dụng trong đào tạo hoặc chuyển giao cho địa phương khác nhằm nhân rộng mô hình này tại những nơi có điều kiện.

Nhân kỷ niệm 10 năm xây dựng và phát triển, CVPM Quang Trung đã được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Cũng trong dịp này, Tập đoàn Hewlett – Packard (HP), doanh nghiệp thứ 102 nhận giấy phép đầu tư và có mặt tại địa chỉ hấp dẫn này.

Từ Lương


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM quán triệt Nghị quyết 11 của Chính phủ

0 nhận xét

“Trong tình hình đất nước đang gặp nhiều khó khăn, việc TPHCM cùng các tỉnh, thành phố trong cả nước tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách. Đây chính là lúc TPHCM càng phải thể hiện rõ hơn vai trò “đầu tàu kinh tế” của cả nước và thực hiện nhiệm vụ cao cả “vì cả nước, cùng cả nước” – đồng chí LÊ THANH HẢI, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, khẳng định như vậy tại Hội nghị cán bộ chủ chốt TPHCM quán triệt Nghị quyết 11 của Chính phủ diễn ra vào sáng 9-3.

Chia sẻ khó khăn với người dân

“Sau một tuần vận động, thuyết phục đã có hơn 50% trong tổng số 6.351 hộ kinh doanh phòng trọ trên địa bàn quận đồng ý ký cam kết không tăng giá nhà trọ năm 2011 nhằm chia sẻ khó khăn với người lao động, sinh viên trên địa bàn” – Bí thư Quận ủy quận Thủ Đức Trần Trung Dũng cho biết tại hội nghị. Ông Dũng khẳng định: “Bài học “đảng viên đi trước” đã phát huy tối đa hiệu quả. Sở dĩ quận làm được như vậy là nhờ đông đảo các đồng chí đảng viên, cán bộ hưu trí rất nhiệt tình đến từng nhà vận động, thuyết phục. Quan trọng hơn, chính những hộ dân kinh doanh phòng trọ cũng thấy chủ trương hợp lý và đồng thuận cùng quận chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo”.Trong lúc đó, hội phụ nữ các cấp đã chia sẻ nỗi lo của TP hiện nay: thiếu điện. Bà Trần Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TPHCM, cho biết điện năng tiêu thụ của các hộ gia đình trên địa bàn TP chiếm khoảng 36% tổng lượng điện (khoảng 5.200 tỷ đồng/năm), nếu tiết kiệm được khoảng 10% thì số tiền sẽ rất lớn. Do đó, Hội LHPN TP đã phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP kêu gọi các hộ gia đình tiết kiệm điện. Từ sự tích cực, đeo bám của hội phụ nữ các cấp, đến nay đã có hơn 113.000 hộ (hơn 10% hộ dân toàn TP) đăng ký tiết kiệm điện.Phân tích về các điểm mới trong chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2011, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng cho biết: Trước diễn biến phức tạp, giá cả thường xuyên tăng cao, không hợp lý của các mặt hàng thuốc thiết yếu trên thị trường gây khó khăn cho người dân, UBND TP đã bổ sung mặt hàng thuốc sản xuất trong nước đối với các loại bệnh thông thường vào nhóm các mặt hàng bình ổn nhằm chăm lo thiết thực cho người dân, nhất là những người thu nhập thấp. Mặt hàng này sẽ được triển khai bình ổn giá vào ngày 1-4, tăng số mặt hàng sẽ bình ổn trong năm 2011 lên 10 mặt hàng. Đồng thời, TP tiếp tục thực hiện chương trình bình ổn mùa tựu trường (2011 – 2012) để giúp học sinh có điều kiện mua sắm vào năm học mới. UBND TP sẽ tiếp tục hỗ trợ lãi vay cho các doanh nghiệp thông qua chương trình kích cầu doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị; hỗ trợ quảng bá giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường; hướng dẫn các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vốn vay…

Tạo sự đồng thuận, nâng cao trách nhiệm

Liên quan đến trách nhiệm của các đơn vị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua nhấn mạnh những điểm chính trong chương trình hành động thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn TP. Để thực hiện chương trình hành động này, trách nhiệm của UBND TP là “khá nặng nề”: kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng trên địa bàn TP (về tín dụng, tỷ giá, lãi suất, huy động vốn, hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối); giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Cùng với các biện pháp tăng thu cho ngân sách, TP phải thực hiện nghiêm chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại, giảm tối đa chi phí hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài.TP và các sở ban ngành, quận huyện phải tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ người nghèo, nhất là diện chính sách, người nghỉ hưu, hộ nghèo, người khuyết tật neo đơn, công nhân, nông dân, sinh viên và lực lượng vũ trang gặp khó khăn do việc tăng giá điện, nước, xăng, dầu. “Các đơn vị phải nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, có biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc tại từng địa bàn dân cư, doanh nghiệp, không để lây lan, bị động, thành “điểm nóng” ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn” – đồng chí Nguyễn Văn Đua chỉ đạo.

Ngắm nhìn Thành Phố Hồ Chí Minh Từ Trên cao

 

* Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TPHCM đã chỉ đạo tại hội nghị: “Cả hệ thống chính trị mà trước hết là cấp ủy, bí thư và người đứng đầu phải nâng cao nhận thức, từ đó tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Sau đó, từng địa phương, đơn vị phải cụ thể hóa bằng những chương trình hành động, vừa bảo đảm mục tiêu trước mắt vừa bảo đảm mục tiêu chính trị lâu dài. Những năm qua, TPHCM đóng góp nhiều kinh nghiệm tốt cho Trung ương trong các lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, chăm lo các đối tượng chính sách và vào việc hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế thị trường định hướng XHCN và sự phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước. Bây giờ, thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, TPHCM tiếp tục phát huy truyền thống đó để đóng góp kinh nghiệm  thực tế của mình giúp Trung ương có thêm cơ sở thực tiễn trong xây dựng cơ chế chính sách và trong công tác điều hành, chỉ đạo”.

 

Đồng chí Lê Thanh Hải nhấn mạnh: Đã trở thành truyền thống, chính những lúc gặp khó khăn, TPHCM càng thể hiện sự năng động, sáng tạo, phát huy tối đa nội lực và coi nội lực là yếu tố quyết định. Kinh nghiệm vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 2 năm của TPHCM là trong thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân luôn có vai trò quyết định. Do vậy, chính quyền phải luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tập trung giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh, gia tăng xuất khẩu kết hợp với thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội, lồng ghép với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ lâu, Đảng bộ TPHCM có chủ trương đúng đắn khi coi nâng cao chất lượng sống của người dân là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Thành Phố. Trong hoàn cảnh hiện nay, Tp. HCM càng phải bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, nhất là đồng bào nghèo, gia đình chính sách và người lao động.

 

Bà Thân Thị Thư, Trưởng ban Dân vận Thành ủy TPHCM: Mọi người cùng làm công tác dân vận:

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đòi hỏi đội ngũ những người làm công tác dân vận phải thực sự thấm nhuần phương châm “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”; thực sự “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Có như thế, chúng ta mới hiểu thấu những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến và những bức thiết đang đặt ra hàng ngày của nhân dân để từ đó kiến nghị với các cơ quan chức năng xem xét giải quyết. Không chỉ cán bộ, đảng viên mà mỗi người dân cũng phải làm công tác dân vận, tích cực tham gia vận động mọi người trong gia đình thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật, nhắc nhở bà con làng xóm làm theo từ những việc nhỏ như tiết kiệm điện, bảo vệ an ninh khu phố đến những việc lớn khác như thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Ông Phạm Văn Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM: Thiết thực chăm lo hộ nghèo, gia đình chính sách

Trên cơ sở chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, MTTQ TP sẽ đề ra các kế hoạch cụ thể để phối hợp với từng tổ chức thành viên (LĐLĐ TP, Đoàn Thanh niên, Hội LHPN, Hội Nông dân…) và mặt trận các quận huyện quán triệt thực hiện, vận động các hội viên, tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận và niềm tin để cùng lãnh đạo TP kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn TP. Trên cơ sở đó, mặt trận sẽ tiếp tục tổ chức chăm lo thiết thực hơn cho người dân nghèo và các gia đình chính sách trên địa bàn TP một cách thiết thực hơn nữa. Bên cạnh đó, mặt trận các cấp cũng sẽ tham gia giám sát các cơ quan chức năng triển khai thực hiện chương trình hành động của Thành ủy và các chỉ thị của UBND TP trong thời gian tới

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Bí thư Quận ủy quận 9: Giải quyết đơn thư mới phát sinh

Kinh nghiệm cho thấy, để làm tốt công tác giải quyết đơn thư công dân phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục của cấp ủy. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cần nhạy bén phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách, những vấn đề nhạy cảm liên quan một số lĩnh vực, nhất là đất đai, đền bù giải tỏa; tăng cường công tác chỉ đạo các sở, ngành và UBND các cấp tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (KNTC) tại cơ sở ngay từ khi mới phát sinh, hạn chế tối đa tình trạng đơn thư vượt cấp. Những vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền của ngành nào, cấp nào thì thủ trưởng đơn vị tập trung giải quyết. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực cán bộ làm công tác tiếp dân. Ngoài nghiệp vụ chuyên môn, cán bộ tiếp dân còn phải có bản lĩnh, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời biết kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của dân, giải thích cho dân rõ về pháp luật và hướng dẫn nhân dân chuyển khiếu nại đúng địa chỉ. Nếu cán bộ tiếp dân có năng lực, tâm huyết với nhiệm vụ thì đơn thư của công dân sẽ được giải quyết ngay từ khâu này. Làm tốt công tác giải quyết KNTC sẽ góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

Ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP: Công khai, minh bạch hệ thống hành chính

Công khai, minh bạch hệ thống hành chính là một trong những nhiệm vụ cần thiết hiện nay. Để minh bạch thì các thủ tục hành chính, phí, lệ phí, thời gian giải quyết thủ tục… phải được hoàn thiện và thống nhất. Chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết 11 có yêu cầu cụ thể phải đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, nhà đất, cấp phép đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để thu hút đầu tư phát triển. Đó là một nhiệm vụ quan trọng, song các đơn vị trên địa bàn TP cũng phải tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính bởi việc đó sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho TP. Lấy ví dụ cụ thể: 286 thủ tục hành chính liên quan đến những bức xúc của người dân, doanh nghiệp được trung ương cắt giảm, đã tiết kiệm được 5.000 tỷ đồng thì nếu 2.504 thủ tục hành chính mà TPHCM kiến nghị đơn giản, được thông qua, sẽ tiết kiệm được bao nhiêu? Theo tôi là rất nhiều và được người dân, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ.

 


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TPHCM thể hiện vai trò đầu tàu kiềm chế lạm phát

0 nhận xét

Trong bối cảnh các địa phương cùng tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, TP. Hồ Chí Minh càng phải thể hiện rõ hơn vai trò đầu tàu kinh tế và thực hiện nhiệm vụ cao cả “vì cả nước, cùng cả nước”, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM cho biết.

Tại Hội nghị cán bộ chủ chốt TP.HCM quán triệt Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ diễn ra vào ngày 9/3, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải nhấn mạnh, cả hệ thống chính trị mà trước hết là cấp ủy, bí thư và người đứng đầu đơn vị phải nâng cao nhận thức, từ đó tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

TP.HCM nỗ lực triển khai các biện pháp kiềm chế lạm phát

Theo ông Lê Thanh Hải, những năm qua, TPHCM đóng góp nhiều kinh nghiệm tốt cho Trung ương trong các lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, chăm lo các đối tượng chính sách và vào việc hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế thị trường định hướng XHCN và sự phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước.

Bây giờ, thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, TPHCM tiếp tục phát huy truyền thống đó để đóng góp kinh nghiệm của mình giúp Trung ương có thêm cơ sở thực tiễn trong xây dựng cơ chế chính sách và trong công tác điều hành, chỉ đạo.

Đã trở thành truyền thống, chính những lúc gặp khó khăn, TPHCM càng thể hiện sự năng động, sáng tạo, phát huy tối đa nội lực và coi nội lực là yếu tố quyết định, ông Lê Thanh Hải nêu rõ.

Ông Phạm Văn Hải – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM, cho biết, trên cơ sở chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết 11, MTTQ TP sẽ đề ra các kế hoạch cụ thể để phối hợp với từng tổ chức thành viên (LĐLĐ TP, Đoàn Thanh niên, Hội LHPN, Hội Nông dân…) và mặt trận các quận huyện quán triệt thực hiện, vận động các hội viên, tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận và niềm tin để cùng lãnh đạo TP kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn TP.

Trên cơ sở đó, mặt trận sẽ tiếp tục tổ chức chăm lo thiết thực hơn cho người dân nghèo và các gia đình chính sách trên địa bàn TP một cách thiết thực hơn nữa.

“Sau một tuần vận động, thuyết phục đã có hơn 50% trong tổng số 6.351 hộ kinh doanh phòng trọ trên địa bàn quận đồng ý ký cam kết không tăng giá nhà trọ năm 2011 nhằm chia sẻ khó khăn với người lao động, sinh viên trên địa bàn”, Bí thư Quận ủy quận Thủ Đức Trần Trung Dũng cho biết tại hội nghị.

Ông Dũng khẳng định, sở dĩ quận làm được như vậy là nhờ đông đảo đảng viên, cán bộ hưu trí nhiệt tình đến từng nhà vận động, thuyết phục. Quan trọng hơn, chính những hộ dân kinh doanh phòng trọ cũng thấy chủ trương hợp lý và đồng thuận cùng quận chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo.

Trong lúc đó, hội phụ nữ các cấp đã chia sẻ nỗi lo của TP hiện nay: thiếu điện. Bà Trần Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TPHCM, cho biết điện năng tiêu thụ của các hộ gia đình trên địa bàn TP chiếm khoảng 36% tổng lượng điện (khoảng 5.200 tỷ đồng/năm), nếu tiết kiệm được khoảng 10% thì số tiền sẽ rất lớn.

Do đó, Hội LHPN TP đã phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP kêu gọi các hộ gia đình tiết kiệm điện. Từ sự tích cực, đeo bám của hội phụ nữ các cấp, đến nay đã có hơn 113.000 hộ (hơn 10% hộ dân toàn TP) đăng ký tiết kiệm điện.

Phân tích về các điểm mới trong chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2011, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước diễn biến phức tạp, giá cả tăng không hợp lý của các mặt hàng thuốc thiết yếu trên thị trường gây khó khăn cho người dân, UBND TP đã bổ sung mặt hàng thuốc sản xuất trong nước đối với các loại bệnh thông thường vào nhóm các mặt hàng bình ổn nhằm chăm lo thiết thực cho người dân, nhất là những người thu nhập thấp.

Mặt hàng này sẽ được triển khai bình ổn giá vào ngày 1/4, tăng số mặt hàng sẽ bình ổn trong năm 2011 lên 10 mặt hàng. Đồng thời, TP tiếp tục thực hiện chương trình bình ổn mùa tựu trường (2011 – 2012) để giúp học sinh có điều kiện mua sắm vào năm học mới.

Hồng Hiệp


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Xây dựng cầu Cổ Chiên nối Bến Tre và Trà Vinh giúp phát triển kinh tế ĐBSCL

0 nhận xét

Cầu Cổ Chiên trên Quốc lộ 60 nối Bến Tre với Trà Vinh sẽ tạo động lực mới phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, xoá đói giảm nghèo cho 2 tỉnh và các địa phương lân cận.

Khởi công xây dựng cầu Cổ Chiên nối Bến Tre và Trà Vinh

Sáng 7/3, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre tổ chức khởi công xây dựng cầu Cổ Chiên. Đây là một trong 4 cây cầu quan trọng trên Quốc lộ 60, cùng với cầu Rạch Miễu, Hàm Luông, và Đại Ngãi.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng và Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tới dự.

Cầu Cổ Chiên sau khi hoàn thành sẽ nối thông tuyến Quốc lộ 60 từ Tiền Giang đến Trà Vinh, rút ngắn cự ly từ TP Hồ Chí Minh đến Trà Vinh khoảng 70km, giảm áp lực giao thông lớn trên Quốc lộ 1A và đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao khi khu kinh tế Định An (tỉnh Trà Vinh) đi vào hoạt động.

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cầu Cổ Chiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, cây cầu sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư và thương mại, giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ người dân, giao lưu văn hoá, tạo động lực mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Công trình giao thông quan trọng của miền Tây Nam Bộ này sẽ tạo sự kết nối về an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá giữa Bến Tre, Trà Vinh với các tỉnh lân cận và TP Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng cũng ghi nhận quyết tâm của ngành Giao thông Vận tải và 2 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh trong việc xây dựng công trình để cầu Cổ Chiên là một trong 10 cây cầu lớn, hiện đại nhất của Việt Nam, trở thành một “chứng chỉ” cho sự phát triển, tiến bộ của ngành Giao thông Vận tải trong lĩnh vực này.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, nhà đầu tư, nhà thầu, các đơn vị tư vấn, các bộ ngành, lãnh đạo hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre nỗ lực đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ của công trình.

Ghi nhận tấm lòng của nhân dân địa phương đã, đang và sẽ hết lòng ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng, Phó Thủ tướng yêu cầu Trà Vinh và Bến Tre cần tiếp tục ưu tiên công tác tái định cư cho nhân dân. Hiện tại, công tác giải phóng mặt bằng đã được hoàn thành.

Phối cảnh cầu Cổ Chiên khi hoàn thành.

Cầu Cổ Chiên được xây dựng cách phà Cổ Chiên hiện tại 3,6km về phía hạ lưu, tổng chiều dài khoảng 15,7km.

Dự án này bao gồm 2 dự án thành phần, trong đó thành phần 1 gồm phần cầu Cổ Chiên với tổng chiều dài 1,59km, là cầu chính dạng dây văng, mặt cắt ngang 4 làn xe, bề rộng 16m.

Thành phần 2 gồm đường dẫn phía Bến Tre, Trà Vinh và các cầu trên đường dẫn với tổng chiều dài 14,1km. Phần này gồm cầu Tân Điền và đoạn tuyến nằm giữa cầu Tân Điền và cầu Cổ Chiên, quy mô cấp III đồng bằng, 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h, bề rộng mặt cắt ngang cầu 16m, bề rộng nền đường 20,5m.

Dự án có tổng mức đầu tư 3.798 tỉ đồng, trong đó, dự án thành phần 1 có vốn đầu tư là 2.210 tỉ đồng theo hình thức BOT và dự án thành phần 2 có vốn đầu tư là 1.588 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước.

Thu Cúc – Nguyễn Hoàng


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

TPHCM: Dự án đầu tư tuyến xe buýt nhanh trên đại lộ Võ Văn Kiệt

0 nhận xét

Đại lộ Võ Văn Kiệt sẽ được đầu tư tuyến xe buýt nhanh

UBND TPHCM vừa chỉ đạo Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP và các sở-ngành tổ chức chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn TP (monorail và tramway) với yêu cầu cần đảm bảo về hồ sơ, thủ tục và quy trình theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thủ trưởng các sở-ngành cần ưu tiên bố trí kế hoạch và tổ chức nghiên cứu các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm có quy mô lớn theo quy hoạch được duyệt để quy hoạch chi tiết, cắm mốc và quản lý quỹ đất cho các dự án này.

Theo Sở GTVT, việc đầu tư tuyến tramway số 1 sẽ mất khá nhiều thời gian nên việc triển khai tuyến xe buýt nhanh dọc đại lộ Võ Văn Kiệt là hợp lý, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân đang tăng cao trên tuyến đường này.

Trong thời gian chờ nghiên cứu dự án tuyến tramway số 1 dọc Đại lộ Đông – Tây TP, trước mắt Sở Giao thông vận tải sẽ triển khai đầu tư tuyến xe buýt nhanh tại đây.

Chiều 28-2, trao đổi với báo chí, ông Lê Khắc Huỳnh, Chánh Văn phòng Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP, cho biết hiện tại đang tích cực kêu gọi đầu tư tuyến tramway số 1 sau khi đã dừng đàm phán với liên danh TTI (liên danh Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thanh Danh với Công ty Titanium Management) do những đề xuất thiếu tính khả thi và bất hợp lý của đơn vị này khi nghiên cứu tuyến tramway số 1 theo hình thức BOT.

X.Đ

(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →