Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label Biển Đông. Show all posts
Showing posts with label Biển Đông. Show all posts

Hồi ức kinh hoàng của thủy thủ tàu Vân Đồn 02

0 nhận xét

Trong 23 thủy thủ trên chuyến tàu định mệnh Vân Đồn 02 bị đắm ở khu vực Nam biển Đông tới nay, mới chỉ có 12 người được cứu sống. Hôm qua 2-1, chúng tôi đã tìm gặp họ. Cầm tay chúng tôi mà những ánh mắt vẫn còn chưa nguôi nỗi kinh hoàng, hoảng sợ.

Thủy thủ đầu tiên mà chúng tôi gặp là anh Nguyễn Tiến Đạt, nhà ở phường Bạch Đằng (TP Hạ Long). Lúc chúng tôi bước vào nhà, anh Đạt đang ôm đứa con 1 tuổi trong lòng, ngồi giữa cả một đoàn người toàn là anh em, bà con họ hàng, rồi cả láng giềng cũng kéo tới để mừng cho anh còn sống trở về.

Vẻ mặt vẫn chưa khỏi bần thần, anh Đạt nhớ lại, khoảng hơn 1 giờ sáng 28-12-2010, khi đó biển vẫn còn là bóng đêm, anh em thủy thủ trên tàu vẫn còn đang ngủ. Bất ngờ con tàu quen thuộc của họ có biểu hiện lạ thường, lắc lư mạnh dần lên. Trong khi bên ngoài, gió mưa vẫn đang ầm ào gào thét, quật vào mạn tàu răng rắc. Anh em chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì bỗng nghe tiếng gào như vỡ giọng từ buồng thuyền trưởng Nguyễn Danh Hải: “Tàu sắp bị chìm, tất cả anh em lập tức lên buồng lái, nhanh lên”.



Hiện tại, công tác tìm kiếm 11 nạn nhân còn lại vẫn đang được triển khai ở khu vực Nam biển Đông. Tuy nhiên, nhiều khả năng các thủy thủ xấu số đều đã bị chìm theo tàu khi sự cố xảy ra quá nhanh và bất ngờ.



Như một phản xạ không điều kiện, tất cả anh em lao về khu vực buồng lái, cuống cuồng cùng nhau hạ thuyền cứu hộ, tìm phao cứu sinh. Thuyền trưởng Hải nói như lạc cả giọng, thúc giục anh em thủy thủ thực hiện mọi phương án cứu tàu và sẵn sàng mặc áo cứu sinh vào người để thoát hiểm. Thế nhưng, không ngờ con tàu lại chìm quá nhanh, nên các anh em chỉ kịp mặc áo cứu sinh, có một vài người còn chưa kịp cài dây áo. Thoạt đầu, một vài anh em đã triển khai hạ thuyền cứu hộ, nhưng lại không kịp vì tàu bị chìm nhanh quá. Do đó, một số thuyền viên chỉ còn kịp nhảy ra biển để thoát thân, số còn lại ở buồng lái đã bị nước biển kéo chìm xuống cùng con tàu… Chỉ trong nháy mắt, con tàu đã biến mất hẳn khỏi mặt biển đêm. Chỉ còn lại những thủy thủ thoát được ra ngoài, nổi trên làn nước lạnh, vùng vẫy tự tìm cách để cứu nhau.

Tàu bị chìm hẳn, những cơn sóng gió rất lớn trên biển đã thi nhau đánh vào thân thể các thuyền viên tơi tả, đầy thương tích. Người bám phao, người mặc áo phao, người vớ tạm khúc gỗ… Tất cả đành phó mặc cho số phận khi cơ thể không còn tí sức lực nào sau sự cố kinh hoàng, khi sóng gió, rét cùng cơ thể bầm giập thương tích giữa màn đêm bao la… Hầu như họ còn không dám hy vọng mình sẽ được cứu vớt.

Tuy nhiên, sóng nước đã đưa đẩy các thuyền viên nổi lênh đênh trên mặt biển khoảng gần 2 giờ thì một vài thuyền viên được một chủ tàu đánh cá KG-91371 của tỉnh Kiên Giang phát hiện, cứu sống. Sau đó, thêm một tàu cá số hiệu KG-91907 cũng đã phát hiện và cứu nốt những anh em còn lại. Đến 4 giờ sáng, 2 tàu cá đã cứu sống được 11 thuyền viên. Các thuyền viên được cứu lên tàu gần như không còn sức lực. Thở không ra hơi. Họ được chủ 2 tàu cá khẩn trương sơ cứu. Cho tới 11 giờ đêm 28-12, tàu cứu hộ của hải quân mới tiếp cận khu vực tàu Vân Đồn 02 bị nạn để tổ chức lực lượng tìm kiếm các thuyền viên khác và đã cứu hộ thêm 1 thuyền viên, đồng thời tiếp nhận 11 thuyền viên được cứu sống trước đó để đưa vào Côn Đảo.

Cách nhà anh Đạt không xa là căn nhà của tàu phó Vân Đồn 02 Nguyễn Mạnh Hà, phường Cao Xanh, TP Hạ Long. Khuôn mặt hốc hác rạm đen, một cánh tay được bó chặt, trên bả vai bị thương rất nặng, một chân không thể bước đi được nữa, anh ngồi giữa hàng chục bà con họ hàng, các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ. Bằng giọng nghẹn ngào cảm động, anh kể lại: “Tôi không còn tin vào mắt mình nữa, mọi việc xảy ra quá nhanh giữa sóng to gió lớn trên biển Đông. Bây giờ, tôi vừa vui lại vừa buồn. Vui vì mình đã may mắn sống sót trở về. Nhưng lại buồn vì không biết các anh em bạn bè tôi cùng ở chuyến tàu bây giờ thế nào, có thêm ai còn thoát chết như tôi”.

Văn Phúc – Quốc Cường


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Vụ tàu Vân Đồn 02 bị đắm: Khắc khoải đợi tin người thân

0 nhận xét




  • Còn 11 nạn nhân mất tích






Theo ông Đỗ Triệu Quang, Giám đốc Công ty Vận tải biển và Xuất nhập khẩu tỉnh Quảng Ninh, đơn vị chủ quản của tàu Vân Đồn 02 bị đắm vào lúc 8 giờ sáng 29-12, đã có thêm thuyền viên thứ 12 được cứu sống bởi tàu cá 95690 BĐ. Người vừa được cứu là anh Đỗ Thành Tú (sinh năm 1984, trú tại 14/283 phố Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, Hải Phòng, là tàu phó 2 của tàu Vân Đồn 02). Hiện sức khỏe của anh khá yếu.




Trước đó, vào đêm 28-12, tàu Hải quân HQ 608 đã tiếp cận và đưa được 11 thuyền viên của tàu Vân Đồn 02 từ tàu cá KG 91907 TS và KG 91371 TS lên tàu của lực lượng hải quân. Rạng sáng qua, 11 thuyền viên trên tiếp tục được chuyển sang tàu cứu hộ SAR 413 để đưa vào bờ. Như vậy, hiện vẫn còn 11 nạn nhân mất tích.


Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ nằm lưng chừng đồi tại phường Cao Xanh, TP Hạ Long (Quảng Ninh), bà Lê Thị Hải Yến, mẹ của Nguyễn Mạnh Hà, Đại phó (thuyền phó 1) của tàu Vân Đồn 02 vẫn chưa hết bàng hoàng. Đôi mắt hoe đỏ, ngân ngấn nước, bà nghẹn ngào: “Khoảng 14 giờ ngày 28-12, nhận được điện thoại của một người họ hàng thông báo tàu của cháu Hà gặp nạn, cả hai vợ chồng tôi đều hết sức hoảng loạn. Còn ông nhà tôi thì đứng thừ ra không nói được một lời nào. Phải một lúc sau chúng tôi mới gượng dậy được để chạy xuống công ty của cháu hỏi xem tình hình thế nào.


Hai vợ chồng vừa đến sân Công ty cổ phần Vận tải biển và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh, thì có một bác chạy ra ôm chầm lấy và nói: “Gia đình yên tâm đi, cháu Hà đã được một tàu cá gần đó cứu kịp thời. Cháu chỉ bị thương nhẹ thôi”. Lúc đó cả mấy gia đình chỉ biết ngồi an ủi nhau và hy vọng vào sự may mắn của số phận”.


Bà Yến cho biết thêm: Ở nhà Hà rất ngoan, mỗi khi không phải đi tàu, Hà đều dành nhiều thời gian chăm sóc bố mẹ và vợ con. Hà vào Công ty cổ phần Vận tải biển và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh vừa học vừa làm đã được 5 năm.


Cùng tâm trạng với bà Yến là Nguyễn Thu Trang, vợ của thuyền viên Nguyễn Tiến Đạt, trú tại phường Bạch Đằng, TP Hạ Long. Cũng có thể do nhận được thông tin từ tàu cá đánh điện về thông báo rằng anh Đạt nằm trong số thuyền viên được cứu sống nên chị Trang bình tĩnh hơn khi tiếp chúng tôi.


Vừa bế con trai 16 tháng tuổi, chị Trang vừa kể: “Sau khi người của công ty điện thoại thông báo tàu của anh Đạt gặp nạn trên đường từ Malaysia về Việt Nam, bố mẹ em tức tốc ra cơ quan chồng em để nghe ngóng, hỏi thăm tin tức… Mặc dù phía công ty báo rằng anh Đạt nằm trong số thuyền viên được tàu cá cứu sống nhưng cả ngày hôm nay mọi người trong gia đình vẫn cứ lo lắng, bần thần. Trước khi ra tàu để kịp khởi hành đi Kemanman (Malaysia), em vẫn còn nhớ dặn anh Đạt mang theo nhiều áo ấm vì nghe tin dự báo thời tiết rất lạnh”.


Khác với bà Yến và chị Trang, gia đình của thuyền viên Vũ Cao Đăng lặng chìm trong không khí buồn thương, lo lắng. Em Vũ Hồng Hạnh (con gái của thuyền viên Vũ Cao Đăng) nghẹn ngào: “Bố em đi từ tháng 7-2010 và đã được nhận sổ hưu từ tháng 9-2010 nhưng do quy định nên ông vẫn phải đi nốt chuyến này mới được nghỉ hẳn. Tháng trước, khi tàu đang làm hàng ở TPHCM, bố vẫn gọi điện và bảo đến tết này bố sẽ về hẳn. Nào ngờ đến 12 giờ trưa 28-12, cả nhà nhận được tin dữ. Và đến giờ này vẫn chưa có tin tức gì, không biết bố em sống chết ra sao?”.


Ông Phạm Xuân Thủy, Phó Giám đốc Công ty Vận tải biển và Xuất nhập khẩu tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin về tàu Vân Đồn 02 gặp nạn, chúng tôi đã triệu tập hầu hết cán bộ chủ chốt để bàn các biện pháp và xây dựng kế hoạch cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra”.


Ông Thủy cho biết thêm, tàu Vân Đồn 02 là tàu chở thép nhập khẩu, có chiều dài 110,08m, rộng 16,40m và trọng tải 6.900 DWT. Tàu khởi hành lúc 15 giờ ngày 26-12 tại TP Hạ Long – Quảng Ninh đi Malaysia.


Ngay sau sự cố, Công ty Vận tải biển và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh về sự việc trên để có giải pháp hỗ trợ. Hiện nay, công ty đã cử 2 cán bộ vào TPHCM để giải quyết vụ việc.


Ông Quang đưa ra nhận định, có thể nguyên nhân làm tàu chở hàng của họ gặp nạn ở khu vực Nam biển Đông là do đang trên đường về Việt Nam thì gặp lốc xoáy do áp thấp ở khu vực này gây ra. Hiện hệ thống vẫn tiếp tục phát thông báo khẩn cấp yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực trên tăng cường quan sát, trợ giúp tìm kiếm các thuyền viên mất tích, đồng thời giữ liên lạc với tàu cá KG 91371 TS trên tần số 7903 kHz để cập nhật thông tin về các thuyền viên được cứu.


Hiện tại, công ty cũng đã xác định được danh tính các thuyền viên trên tàu. Họ chủ yếu là những người quê ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam và Hà Nội.




P.Văn – G.Bảo











Thông tin liên quan







- Biển động dữ dội, cứu nạn tàu Vân Đồn 02 gặp khó khăn




-





Tàu Vân Đồn 02 bị chìm, 12 thuyền viên mất tích





(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

ASEAN và Trung Quốc họp về vấn đề ứng xử tại Biển Đông

0 nhận xét

Theo TTXVN, trong 2 ngày 22 và 23-12, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc sẽ đàm phán với nhau tại TP Côn Minh, miền Nam Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Biển Đông

Mục tiêu của cuộc họp là nhằm tháo gỡ thế bế tắc cản trở việc tiến tới một bộ quy tắc ứng xử tại khu vực Biển Đông. Đây là một cuộc họp tập hợp quan chức cao cấp của 2 bên thuộc Nhóm phụ trách vấn đề thực thi Bản tuyên bố về các quy tắc ứng xử giữa các bên tại Biển Đông (DOC).

Bản tuyên bố này đã được 2 bên ký kết vào năm 2002 để làm tiền đề cho một bộ quy tắc mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, đến nay DOC vẫn chưa thể áp dụng trên thực tế.

V.CAO


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Học giả quốc tế phê phán đường lưỡi bò của TQ

0 nhận xét

Tác giả: PHƯƠNG LOAN

Trong khi quan điểm của các học giả Trung Quốc đưa ra tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông được xem là “không có gì mới”, “vẫn là luận điệu cũ đòi ôm trọn Biển Đông”, thì các học giả quốc tế đều lên tiếng phê phán tuyên bố chủ quyền cũng như cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông.

VietNamNet ghi nhận ý kiến của các học giả quốc tế bên lề Hội thảo quốc tế về Biển Đông diễn ra tại Hà Nội tuần qua. Đáng tiếc, các học giả Trung Quốc tham gia hội thảo viện nhiều lí do đã từ chối trả lời phỏng vấn của báo giới Việt Nam.

Mập mờ, thiếu nghiêm túc

GS Valencia. Ảnh PL

GS Mark J. Valencia (Mỹ):

Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền với Biển Đông rất mập mờ. Trung Quốc không làm rõ thực ra đường chữ U đó là gì. Khi được đề nghị giải thích về ý nghĩa của đường ranh giới này, là đường biên giới hay là gì khác, họ rất mập mờ: có thể thế, có thể không. Nó cũng giống như cách Mỹ trả lời việc có hay không chuyện Mỹ giúp Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc đại lục tấn công. Họ cứ để mập mờ, với cách giải thích mềm như vậy, để người khác phải đoán, còn họ thì cố gắng đạt lợi ích tối đa.

GS Ramses Amer. Ảnh: PL

GS Ramses Amer (Thụy Điển):

Trong khi Việt Nam có tuyên bố rõ ràng về từng khu vực chủ quyền và quyền chủ quyền, cơ sở cho từng tuyên bố đó, có định nghĩa pháp lý rõ ràng cho từng khái niệm trong tuyên bố của mình thì tuyên bố của Trung Quốc lại không rõ ràng: từ khu vực tuyên bố chủ quyền tới cơ sở cho tuyên bố của họ.

Có ý kiến nói rằng về mặt hồ sơ, tư liệu, Trung Quốc có sự chuẩn bị tốt hơn. Thực ra, chỉ có tuyên bố chủ quyền mang tính lịch sử mới có thể chuẩn bị tài liệu giấy tờ. Thềm lục địa thì không thể chỉ trên văn bản, mà là thực địa. Dù anh có tuyên bố bao nhiêu vùng biển thuộc chủ quyền của mình thì đó cũng chỉ là tuyên bố mà thôi.

Thế nhưng, thực tế, cũng giống như vấn đề biên giới trên bộ, cuối cùng, các bên phải có cách tiếp cận chung. Cuối cùng, đó là vấn đề của đàm phán, thảo luận.

Sẽ là bất khả thi để đi đến đàm phán nếu như Trung Quốc vẫn không làm rõ tuyên bố của mình.

Đường lưỡi bò không giá trị

GS Mikhailovich. Ảnh: PL

GS Lokshin G. Mikhailovich (Nga)

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với tất cả các đảo trên Biển Đông. Họ muốn biến Biển Đông thành hồ của Trung Quốc. Điều đó là không thể chấp nhận được với bất kì nước nào.

Khi còn trẻ, là một phiên dịch, có dịp dịch cho đoàn quan chức Việt Nam tới thăm Liên Xô và có đề cập tới vấn đề Hoàng Sa. Chính sách của Trung Quốc lúc đó rất cứng rắn. Họ lấy lí do là qua nghiên cứu khảo cổ, họ đã phát hiện xương người Trung Quốc ở các đảo thuộc quần đảo này, và do đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với quần đảo. Lãnh đạo Việt Nam khi đó đã đáp lời Trung Quốc, hãy tới khảo cổ ở gò Đống Đa và các khu vực xung quanh Hà Nội, họ sẽ tìm thấy nhiều xương của người Trung Quốc hơn nữa.

Rõ ràng, quan điểm của Trung Quốc là hết sức thiếu nghiêm túc, chỉ mang tính tuyên truyền hơn là dựa trên lôgic, và tính pháp lý.

Các nước đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, thế nhưng tiến trình đã bị ngưng trệ, bởi Trung Quốc áp dụng chính sách 3 không: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nói không với đối thoại đa phương, nói không với bất kì cơ quan thứ 3 nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách đối ngoại 3 không này khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết.

Điều này gây quan ngại cho nước Nga, bởi nhiều người nghĩ nước Nga xa Biển Đông, nằm ngoài khu vực tranh chấp này. Thực tế không phải như vậy. Nga có lợi ích và mối quan tâm ở Biển Đông, có sự kết nối với khu vực này và là thành viên của một khu vực lớn hơn: khu vực châu Á – TBD. Chúng tôi muốn một khu vực ổn định và hòa bình, đảm bảo tự do thông thương, vận tải và an ninh khu vực…

GS Ian Townsend-Gault. Ảnh: PL

GS Ian Townsend-Gault (Canada):

Các nước không cần phải lo ngại về đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra gần như bao trọn Biển Đông, vì khi Trung Quốc phê chuẩn Công ước Luật Biển của LHQ (UNCLOS), đường lưỡi bò đó trở nên không có giá trị vì theo Công ước, chủ quyền quốc gia được tính từ đường cơ sở ven biển vươn ra bao nhiêu hải lý đã được qui định rõ.

Hơn nữa đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ không được giới luật gia công nhận. UNCLOS là một văn bản luật quốc tế hiện đại. Một khi phê chuẩn có nghĩa là Trung Quốc phải từ bỏ việc đòi chủ quyền trong đường lưỡi bò.

Nazery Khalid (Malaysia):

Theo đánh giá của giới quan sát, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có cơ sở pháp lý và lịch sử yếu nhất trong số các nước đưa ra tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Từ góc độ pháp lý, yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với bất kì quy định nào của UNCLOS.

“Nên từ bỏ tuyên bố đường ranh giới 9 đoạn”

Tướng Daniel Schaeffer. Ảnh PL

Tướng Daniel Schaeffer (Pháp):

Năm 1947, cùng với việc chiếm đóng đảo Itu Aba (đảo Ba Bình), lần đầu tiên đ]ường ranh giới trên biển đã xuất hiện trong bản đồ tư nhân, không phải là bản đồ chính thức của Trung Quốc. Bản đồ đó đã vẽ một đường gần như bao trọn Biển Đông. Lúc này đường không vẽ đứt khúc 9 đoạn mà vẽ liền.

Sau đó, vào những năm 1950, đường ranh giới này lại được chia tách thành 11 đoạn và thành đường ranh giới 9 đoạn từ thời Thủ tướng Chu Ân Lai nắm quyền, sau khi xóa bỏ 2 đoạn ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Điều quan trọng là, thậm chí ngay cả khi đường 9 đoạn này tiếp tục được in trong các bản đồ của Trung Quốc, và khi Trung Quốc luôn bảo vệ những gì mà nước này đã yêu sách chủ quyền với Biển Đông trong khu vực bao quanh bởi 9 đoạn này, cho đến nay, Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra bất kì một văn bản pháp lý chính thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực được khoanh bởi 9 đoạn này.

Chưa bao giờ được giải thích bởi bất kì một cơ quan, tổ chức nào một cách rõ ràng, chắc chắn, vì thế, bản đồ này hoàn toàn không hợp lệ.

Đường 9 đoạn của Trung Quốc là yếu tố then chốt đầu độc liên tục mối quan hệ liên khu vực xung quanh vùng biển này.

Cùng với việc đưa ra bản đồ này, Trung Quốc đã gây ra sự mơ hồ và lạc lối cho những nhà quan sát trong việc giải thích đúng đắn sự tồn tại của đường ranh giới này.

Để biện hộ cho sự đúng đắn của việc duy trì sự tồn tại của đường ranh giới 9 đoạn, Trung Quốc nói rằng đường này có khoảng cách đều giữa bờ biển của các nước liền kề và các đảo mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền.

Bằng cách này, Trung Quốc đang đi ngược lại UNCLOS, khi Công ước quy định cơ chế xác định đường cơ sở này chỉ áp dụng với các quốc gia biển đảo, không phải với các đảo.

GS Stein Tonnesson trao đổi cùng GS Leszek Buszynski, ĐH quốc tế Nhật Bản. Ảnh: PL

Cách thức Trung Quốc định nghĩa vùng lãnh thổ bên ngoài đại lục, ở đại dương không phải cách ứng xử vì hòa bình và ổn định.

Có các luồng quan điểm khác nhau ở Trung Quốc giải thích cho đường ranh giới 9 đoạn này. Có quan điểm của cho rằng Biển Đông là vùng lãnh hải. Thực tế là đường 9 đoạn này đã được vẽ trước khi UNCLOS ra đời. Đó là một thực tế lịch sử. Lại có một số ý kiến cho rằng Biển Đông là vùng nước lịch sử của Trung Quốc.

Cả hai quan điểm này đều không chấp nhận được bởi vì theo như UNCLOS n của LHQ, không có cái được gọi là vùng nước lịch sử. Các vịnh lịch sử thì có, nhưng vùng nước lịch sử thì không.

Coi Biển Đông là vùng lãnh hải cũng không có ý nghĩa bởi lẽ khoảng cách từ bờ biển đến đường ranh giới Trung Quốc tuyên bố gấp nhiều lần khoảng cách cho phép được quy định bởi UNCLOS liên quan đến vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thậm chí là thềm lục địa.

Hơn nữa, tuyên bố này theo cách nào đó cũng đối lập với tuyên bố của Trung Quốc cho rằng tất cả các đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc và xem đường cơ sở mà nước này định nghĩa hoặc tưởng tượng xung quanh những đảo như là của một quốc gia biển đảo.

Đường 9 đoạn của Trung Quốc không tương thích với bất kỳ điểm nào của UNCLOS và do đó, không thể áp dụng theo Luật biển.

Hơn nữa, bằng việc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, Trung Quốc đã không đưa ra một bức tranh về sự nghiêm túc với toàn thế giới. Muốn nhận được sự tôn trọng và được lắng nghe từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tốt nhất nên từ bỏ đường ranh giới 9 đoạn của mình.

Quan điểm cũng đã được đưa ra bởi GS Zhao Lihai, ĐH Bắc Kinh, người mà sau thời gian bảo vệ cho đường ranh giới 9 đoạn đã nhận ra rằng việc bảo vệ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông gây tác động ngược với điều mà Trung Quốc đang tìm kiếm: được lắng nghe để thu lợi lớn nhất.

Đơn phương

GS Stein Tonnesson (NaUy):

Quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc xuất phát từ mục đích tốt: bảo tồn nguồn cá, đảm bảo nguồn cung cấp cá to lớn, lâu dài cho hàng triệu cư dân sống ở khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, vấn đề là Trung Quốc lại thực hiện đơn phương.

Đáng ra, Trung Quốc nên cùng với các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia… thảo luận và thiết lập một cơ chế cấm đánh bắt cá chung. Khi đó, quy định sẽ có hiệu quả thực tế hơn và cũng không làm căng thẳng tình hình Biển Đông.


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tấm bản đồ bất chính

0 nhận xét

Bản đồ do Trung Quốc tự vẽ và trưng ra như vậy không có giá trị pháp lý và đã vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia có các vùng biển, đảo bị cái “lưỡi bò” tham lam này “liếm” mất.

LTS: Chuyên đề An ninh Thế giới tuần số 1009 đăng tải bài viết “Tấm bản đồ bất chính” của tác giả Lưu Nguyễn liên quan đến việc Trung Quốc chính thức đưa lên bản đồ trực tuyến đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông. Tuần Việt Nam giới thiệu như một góc nhìn tham khảo.

Việc Trung Quốc chính thức đưa lên bản đồ trực tuyến đường yêu sách 9 đoạn đã bộc lộ dã tâm và tiếp tục ngang nhiên công khai hóa tham vọng bành trướng của Trung Quốc muốn thâu tóm quyền kiểm soát đối với phần lớn Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước khác, kể cả những nước từng bày tỏ lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải ở đây.

Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc mới đây đã khai trương dịch vụ bản đồ trực tuyến mang tên Map World tại địa chỉ http://www.tianditu.cn/ và http://www.chinaonmap.cn/ , mà trên đó họ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn bao trùm lên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam.

Việc làm ngang ngược này của Trung Quốc tất nhiên đã bị Việt Nam phản đối.

Ngày 5/11/2010, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta nêu rõ rằng việc làm này “đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vi phạm Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc”, đồng thời nhấn mạnh rằng “Việt Nam phản đối việc làm này của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc nhanh chóng gỡ bỏ các dữ liệu tại bản đồ nêu trên có nội dung vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam, tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định, không làm phức tạp hoặc mở rộng tranh chấp ở Biển Đông”.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra đường yêu sách 9 đoạn, thể hiện tham vọng bành trướng của họ trên Biển Đông.

Đường yêu sách lưỡi bò đầy tham vọng của Trung Quốc

Ngày 7/5/2009, Trung Quốc cũng đã trưng ra một bản đồ với 9 đường kẻ ngắt quãng (đường gián đoạn), thể hiện đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông kèm theo lời phản đối của họ đối với các hồ sơ đăng ký riêng của Việt Nam và chung của Việt Nam và Malaysia  về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý được trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hiệp quốc (UNCLCS) một ngày trước đó.

9 đường kẻ ngắt quãng trên bản đồ do Trung Quốc đưa ra tạo thành một vùng có hình chữ U, còn gọi là đường lưỡi bò, bao phủ tới 80% diện tích Biển Đông.

Tất nhiên, cái bản đồ do Trung Quốc tự vẽ và trưng ra như vậy không có giá trị pháp lý và đã vấp phải sự phản đối của  nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia có các vùng biển, đảo bị cái “lưỡi bò” tham lam này “liếm” mất, trong đó có những vùng biển cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Nay Trung Quốc lại chính thức đưa lên bản đồ trực tuyến của Cục Đo đạc bản đồ quốc gia nước họ đường yêu sách 9 đoạn này, với các địa chỉ truy cập rất rõ ràng.

Việc làm này không chỉ “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc  về Luật Biển 1982, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc”, như tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta, mà còn bộc lộ dã tâm và tiếp tục ngang nhiên công khai hóa tham vọng bành trướng của Trung Quốc muốn thâu tóm quyền kiểm soát đối với phần lớn Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước khác, kể cả những nước từng bày tỏ lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải ở đây.

Với lắm mưu, nhiều kế, Trung Quốc đã tìm mọi cách và đã làm nhiều việc để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ trên Biển Đông. Chỉ riêng đối với Việt Nam, đã có thể thống kê hàng loạt hành động ngang ngược của họ. Họ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hàng năm họ ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong một thời gian dài trên Biển Đông mà “vùng cấm” bao gồm cả những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, rồi bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hành nghề trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động mưu sinh của ngư dân Việt Nam.

Họ cũng đã quyết định thành lập cái gọi là ủy ban thôn trên hai đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật, tức đảo Phú Lâm và Đảo Cây, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam  mà họ đang chiếm giữ trái phép.

Họ còn thông qua cái gọi là “Luật bảo vệ hải đảo” liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông; thông qua “Cương yếu quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020″, trong đó xác định khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng thời vạch ra kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển tới quần đảo Hoàng Sa, khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở trên Biển Đông; và thiết lập mạng điện thoại di động ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ chiếm giữ trái phép.

Ngoài ra, họ thường xuyên cử các tàu ngư chính đến các vùng mà họ gọi là “Tây Sa” và “Nam Sa” (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), rồi gia tăng sức mạnh quân sự trên biển v.v. . Trong khi đó, trên mặt trận dư luận, các trang mạng mà Bắc Kinh khoác cho cái áo “không chính thức” cũng tung ra nhiều loại thông tin, kể cả những thông tin không có lợi cho quan hệ hữu nghị Việt – Trung, thậm chí là thông tin hù dọa, phục vụ cho mưu đồ bành trướng trên biển của họ…

Như vậy, việc Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc khai trương dịch vụ bản đồ trực tuyến thể hiện đường yêu sách 9 đoạn bao trùm lên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam, cũng giống như các hành động được liệt kê trên đây của họ, tiếp tục làm phức tạp thêm tình hình vốn đã rất phức tạp trên Biển Đông, hoàn toàn  bất lợi đối với tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc và càng không có lợi cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Tìm mọi mánh khóe, công khai hoặc ngấm ngầm, để vơ lấy những gì không phải là của mình, nói theo kiểu dân dã, là nhận vơ, là ăn gian.

Vì tham nên mới gian.

Tác giả: LƯU NGUYỄN


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →