Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Giữ hồn đô thị Sài Gòn – TPHCM

0 nhận xét

TPHCM là một đô thị lớn, một trung tâm kinh tế văn hóa, chính trị quan trọng của cả nước. Người ta thường nói Sài Gòn – TPHCM là một thành phố trẻ, năng động mới qua tuổi 300. Song thực tế lịch sử của TP không dừng ở con số đó, bởi biết bao giá trị di sản văn hóa đã được kết tinh và thăng hoa từ hàng ngàn năm trước với những tầng văn hóa còn ẩn chứa và hiện diện trên mảnh đất Sài Gòn – TPHCM. Làm thế nào để việc phát triển đô thị mà không mâu thuẫn với việc bảo tồn những giá trị di sản văn hóa là vấn đề đặt ra tại cuộc gặp gỡ giữa các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học.

Lúng túng bảo tồn và phát triển đô thị

Hơn lúc nào hết, Sài Gòn – TPHCM cần được biết đến với một bề dày văn hóa trên 3.000 năm từ thời đại đồ đá, đồ đồng, với nền văn hóa Óc Eo rực rỡ cho đến những thành quả trong tiến trình khai hoang lập ấp của cư dân Việt trên vùng đất phương Nam.

Tòa nhà cổ 292 Hải Thượng Lãn Ông cần được tôn tạo và bảo tồn. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Kế thừa và tiếp nối, lịch sử Sài Gòn-TPHCM đã cho thấy nơi đây là một điểm hội tụ các dòng chảy văn hóa đa dạng, phong phú. Do vậy, những di sản của thành phố cũng được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau, có thể ở đâu đó dưới tầng đất đang bê tông hóa là cả một di chỉ khảo cổ học phong phú, di tích kiến trúc, di tích tôn giáo hoặc nghệ thuật, hoặc là một địa chỉ đã từng in dấu chân của các nhà cách mạng Việt Nam… Hết thảy đã tạo nên một Sài Gòn – TPHCM với bản sắc riêng biệt.

Hơn 3 thập kỷ qua, ngành khảo cổ TPHCM – một nhân tố không thể thiếu trong công tác bảo tồn di sản – đã có nhiều đóng góp quan trọng. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có trên 10 di tích khảo cổ học tiền sử- sơ sử được khai quật (phần lớn tập trung ở huyện Cần Giờ và hầu hết là do phát hiện tình cờ) là con số còn quá ít ỏi.

GS. Lê Xuân Diệm đặt vấn đề ngành khảo cổ cần có quy hoạch tổng thể, phải tổ chức điều tra cơ bản toàn TP, có như thế mới gắn khảo cổ với quy hoạch đô thị. Nhiều nhà khảo cổ cũng bày tỏ sự lo ngại về hai di chỉ khảo cổ rất quan trọng của TPHCM là Giồng Cá Vồ (huyện Cần Giờ) và lò gốm Hưng Lợi (quận 8) đến nay vẫn chưa có kế hoạch bảo quản và có nguy cơ biến mất.

Trong quá trình đô thị hóa, ở nước ta đã xảy ra không ít những cuộc tranh luận quanh việc bảo tồn và phát triển. Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái (Hội Kiến trúc sư TPHCM) chia sẻ: “Các nhà quản lý và kinh tế mắng mấy ông văn hóa, nghiên cứu, kiến trúc nhìn đâu cũng thấy di sản cần bảo tồn, còn đâu chỗ để xây dựng công trình phục vụ phát triển kinh tế. Trong khi đó ở hội thảo, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa cũng phê phán mấy ông quản lý kinh tế cứ chuộng đập đi xây mới”.

Theo ông, đi tìm cái hồn cho đô thị là biết gắn kết đô thị giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. “Người ta đang nói nhiều đến việc xây dựng bản sắc cho các đô thị Việt Nam nhưng có một nghịch lý là những gì đã từng đem lại bản sắc cho Hà Nội, Huế, Sài Gòn ngày xưa còn tồn tại đến nay, thì đang dần bị phá hỏng”, ông Thái nói.

Duy trì bản sắc đô thị trong cơn lốc đô thị hóa

KTS Nguyễn Hữu Thái cho rằng: “Mỗi TP dù hiện đại cách mấy cũng phải giữ cho được bản sắc của mình, và hồn đô thị chính là quá khứ được lưu giữ một cách có chọn lọc. Lãnh đạo TPHCM cần giữ lại cái lõi của Sài Gòn, đó là khu trung tâm lịch sử của TP”.

Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP, TS Nguyễn Thị Hậu, nêu một vấn đề khác khiến không ít người giật mình: từ khi Luật Di sản văn hóa ra đời và thực thi, tại TPHCM chưa có một công trình xây dựng nào trong khu vực đô thị cổ Sài Gòn- Chợ Lớn mà ngành khảo cổ học được thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong việc khai quật khảo sát trước khi xây dựng.

“Trong cơn lốc hiện đại hóa đô thị, còn biết bao công trình sẽ xây dựng, biết bao di tích, di vật sẽ biến mất, không còn cơ hội cất lên tiếng nói của lịch sử với thế hệ mai sau”, bà Hậu bức xúc.

MINH AN


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Hạ ngầm – vấn đề cần thiết với ‘siêu đô thị’ Tp.HCM

0 nhận xét

Sự phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM đã làm quỹ đất đã gần như cạn kiệt, các không gian xanh, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp, đòi hỏi phải hướng tới phát triển không gian ngầm đô thị.



Quy hoạch không gian ngầm – nhu cầu bức thiết



Trong những năm qua, đô thị Việt Nam phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng, đang tạo ra áp lực về hạ tầng đô thị, nhà ở, văn phòng, giao thông đô thị và không gian công cộng. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. HCM quỹ đất đã gần như cạn kiệt, các không gian xanh, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp, đòi hỏi việc phát triển phải hướng tới khả năng tận dụng, phát triển song song cả chiều cao lẫn chiều sâu của đô thị.

GS.TS. Nguyễn Mạnh Kiểm, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong một bài phân tích cho rằng: “Để xây dựng một thành phố văn minh hiện đại, xây dựng đô thị cần quan tâm tới những vấn đề có liên quan đến cơ sở hạ tầng đô thị, để phát triển cải tạo cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại hoá cần nghiên cứu giải quyết những vấn đề có liên quan đến không gian ngầm đô thị. Khai thác không gian ngầm sẽ tạo điều kiện phát triển xây dựng các công trình trên mặt đất và phát triển diện tích cây xanh đô thị, giảm ô nhiễm cho đô thị. Đây cũng là hướng phát triển tất yếu đối với mọi đô thị lớn theo hướng hiện đại hoá…”

Tp. HCM trong thời gian qua có rất nhiều các công trình lớn được khởi công như: tuyến metro số 2, bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám. Các công trình hạ ngầm các đường dây đi nổi trên các tuyến phố: Lê Thánh Tôn, Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa,… cho thấy nhu cầu khai thác và sử dụng không gian ngầm là rất lớn. Thế nhưng cho đến nay, thành phố vẫn chưa có quy hoạch cụ thể về việc sử dụng không gian ngầm.

Nỗ lực từng bước thực hiện ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật

Nguyễn Đình Hưng – Phó giám đốc Sở quy hoạch – Kiến trúc khẳng định: “Tầm quan trọng của việc quy hoạch không gian ngầm đã được cụ thể hóa bằng các chủ trương, quyết định của chính phủ như trong: Luật xây dựng, Nghị định 39 của Chính phủ về quy hoạch không gian ngầm đô thị,… Hiện Tp. HCM đang tiến hành lập đề cương xây dựng quy hoạch chung về không gian ngầm cho thành phố. Theo đó ba tiền đề làm cơ sở xây dựng không gian ngầm ở thành phố là việc quy hoạch 6 tuyến metro được thủ tướng phê duyệt; các tuyến đường ống nước trọng yếu cấp 1, 2 và đường dây điện cao thế, trung thế của thành phố. Đây là những tiền đề quan trọng làm cơ sở trong quá trình lập đề án.”

Về phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã có những hành động tích cực đã và đang nhanh chóng chỉnh sửa, hoàn thiện và bổ sung các khung văn bản pháp lý cũng như xây dựng quy hoạch không gian ngầm. “Nhưng không thể đợi đến khi có sẵn tất cả chúng ta mới tiến hành thực hiện các công việc ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật Nhiệm vụ trước mắt của thành phố là hạ ngầm những đường dây kỹ thuật như điện, điện thoại, viễn thông, ,… Mục tiêu là đảm bảo an toàn cho công trình, người dân mỹ quan đô thị. Nếu quy hoạch thực hiện xong thì đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc trong quá trình ngầm hóa” – ông Hưng nói.

Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa sau khi hạ ngầm

Hà Nội đã thực hiện được gần 40 dự án, Tp. HCM cũng đã xây dựng lộ trình hạ ngầm chi tiết cho mình. Trong năm 2010 sẽ tiến hành ngầm hóa cáp điện, cáp viễn thông 15 tuyến đường. Từ năm 2011 – 2015, tất cả tuyến đường và các hẻm đã được xây dựng ổn định theo quy hoạch ở quận 1, quận 3 sẽ được ngầm hóa toàn bộ lưới điện trung, hạ thế và dây thông tin. Các quận, huyện khác sẽ thực hiện từ 3-5 công trình trọng điểm. Giai đoạn 2016 – 2020, Điện lực Tp. HCM sẽ cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế và dây thông tin ở các quận trung tâm và các quận lân cận. Còn giai đoạn 2021 – 2025, cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới điện, dây thông tin tại các quận, các trung tâm hành chính huyện, các khu đô thị mới, khu công nghiệp trên địa bàn TP. Riêng lưới điện truyền tải 110 kV, một số tuyến dây trong nội thị cũng sẽ được ngầm hóa kết hợp với việc xử lý các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

Hà Nội thực hiện hạ ngầm chào đón đại lễ 1.000 năm Thăng Long, Tp.HCM cũng nỗ lực ngầm hóa để thực hiện mục tiêu xây dựng “thành phố không dây” đã làm cho bộ mặt hai đô thị lớn trở nên đẹp hơn trong con mắt của người dân và du khách bốn phương. Chúng ta có quyền hy vọng với sự nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng, một tương lai không xa sẽ chỉ còn nhìn thấy về “rác trời”, “mạng nhện” trong những bức ảnh thuộc về quá khứ, của một thời đã xa.

Thu Trang


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:TP Hải Phòng, Đẩy nhanh phát triển công nghiệp chế tạo, dịch vụ cảng biển

0 nhận xét

Sáng 29-11, Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã khai mạc. 350 đại biểu đại diện cho gần 100.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ đã về dự. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và chỉ đạo đại hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hải Phòng.

Phát biểu chỉ đạo đại hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những kết quả đã đạt được của Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang thành phố Hải Phòng trong 5 năm qua.

Bên cạnh đó, đồng chí cũng chỉ rõ một số mặt hạn chế, yếu kém trong thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ vừa qua: Những kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Thành phố chưa phát huy tốt vai trò là cực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; vẫn còn 9 chỉ tiêu không đạt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt khá, nhưng quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp, phát triển chưa bền vững; công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao chiếm tỷ trọng còn thấp; các sản phẩm chủ lực còn ít; tiềm năng phát triển kinh tế biển, đảo, du lịch chưa được khai thác tốt; tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thực hiện còn chậm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Hải Phòng là một thành phố lớn, có vị trí rất đặc biệt về kinh tế – xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc bộ và cả nước. Thành phố cần tập trung đẩy nhanh phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo như đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất thiết bị và linh kiện điện tử, xi măng, thép, chế biến thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng cao…; phát triển hệ thống cảng biển nước sâu và cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi, dịch vụ cảng, dịch vụ vận tải biển, nâng cao hiệu quả của cảng để Hải Phòng phát huy tốt vai trò thành phố cảng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, thực hiện tốt chiến lược phát triển “hai hành lang, một vành đai kinh tế”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hải Phòng phải làm tốt công tác quốc phòng, an ninh, kết hợp với Quân khu III xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bảo vệ toàn vẹn vùng biển và hải đảo; giữ vững ổn định chính trị, phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đại hội lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010 – 2015 của Đảng bộ thành phố Cảng Hải Phòng diễn ra trong 3 ngày từ 28-11 đến 1-12.




(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Kinh tế Việt Nam – Hiện tượng thần kỳ

0 nhận xét

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong 20 năm qua.

Kinh tế Việt Nam là một “hiện tượng phát triển thần kỳ ở châu Á” sau nhiều năm khốn khó bởi chiến tranh, trang tin Eurasia Review dẫn đánh giá của các chuyên gia Pháp cho hay.

Các chuyên gia nhận định, từ đầu thập niên 1990, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã được giảm bớt. Số người dân sống dưới mức nghèo đói giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,5% trong năm 2008.

Năm 2008, tại các khu vực thành thị, chỉ có 3,5% số dân thuộc diện nghèo đói dù giá sinh hoạt tăng. Tỷ lệ người giàu tăng mạnh nhờ mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của đất nước đạt được trong 20 năm qua.

Sở dĩ có sự thành công này là nhờ Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986, khu vực tư nhân năng động, xác định động lực phát triển nương tựa xuất khẩu và tích cực tham gia kinh tế quốc tế.



Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu dẫn đầu thế giới về cà phê, hạt tiêu và đứng thứ hai về xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam còn đóng vai trò tích cực trong các tổ chức quốc tế.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang phấn đấu đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đúng thời hạn, vào năm 2015.

Tuy nhiên, các chuyên gia Pháp cho rằng, Việt Nam vẫn đang đứng trước một số thách thức cần giải quyết, như giảm khu vực kinh tế không chính thức gồm những người bán hàng rong, các cửa hàng tư nhân trên đường phố, các dịch vụ trong nước…

Việt Nam hiện có trên 10 triệu người kinh doanh buôn bán nhỏ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm mất một số lượng lớn việc làm và đã thúc đẩy khu vực kinh tế không chính thức tại Việt Nam.

Khu vực này giải quyết 50% thị trường lao động và chiếm khoảng 20% GDP. Để thu hẹp, Nhà nước nên tăng cường cấp các khoản vay, đào tạo việc làm cho người nghèo, thành lập hệ thống an sinh xã hội cho người lao động thuộc khu vực này.

Liên quan đến vấn đề toàn cầu quá, Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi cảnh báo, các nước chậm phát triển nhất thế giới (LDC) không được hưởng lợi ích công bằng từ quá trình này.

Ông Panitchpakdi nhấn mạnh, mặc dù trong thời kỳ bùng nổ giá hàng hóa từ năm 2002 đến năm 2007, các nước LDC đạt mức tăng trưởng trung bình 7%/năm, nhưng mô hình tăng trưởng này không bền vững và không toàn diện.

Giá hàng hóa tăng cao, chủ yếu là giá dầu và khí đốt, không giải quyết được vấn đề biến động giá cả hàng hóa xuất khẩu với biên độ lớn và sự phụ thuộc của LDC vào xuất khẩu hàng hóa không những không giảm mà còn tăng lên.

Tổng thư ký UNCTAD lưu ý, một trong những thảm họa kinh tế của các nước LDC là mở cửa thị trường quá nhanh, trong khi để được hưởng đầy đủ lợi ích của toàn cầu hóa, chính phủ các nước này phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, áp dụng một chiến lược phát triển “một mô hình cho tất cả các nước” vừa không hiệu quả vừa làm tăng trung bình 3 triệu người cùng khổ mỗi năm trong thời kỳ bùng nổ giá hàng hóa.

Đề xuất của Thủ tướng Nga về việc thành lập Khu vực Thương mại Tự do (FTA) Nga – châu Âu xem ra khó khả thi. Giới phân tích cho rằng có 3 lý do khiến Thủ tướng Putin đưa ra đề xuất trên.

Một là, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Nga cần mở rộng hợp tác với các nền kinh tế châu Âu có khả năng hỗ trợ cho Nga, để Moscow có thêm nguồn tài chính, công nghệ và tích lũy thêm kinh nghiệm quản lý.

Thứ hai, Nga đang cân nhắc mối quan hệ hợp tác đa phương trong khuôn khổ WTO cũng như các mô hình và cơ cấu mới để hợp tác với các nền kinh tế châu Âu, nhằm khai thác triệt để vai trò thành viên WTO để phát triển kinh tế.

Thứ ba, là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho EU, việc tăng cường hợp tác năng lượng rõ ràng sẽ giúp hai phía xóa đi sự hiểu lầm và thúc đẩy quan hệ. Đây là một nhân tố thuận lợi giúp Nga thiết lập quan hệ mật thiết hơn với EU.

Chỉ có điều, kế hoạch nói trên không được phía Đức chào đón nồng nhiệt và Thủ tướng nước này vẫn tỏ ra khá do dự. Thủ tướng Đức cho biết, Đức đánh giá cao ý tưởng của Nga về một FTA, nhưng chính sách thuế quan của Nga sẽ là một trở ngại.

Một quan chức người Đức cho rằng thương mại tự do cần sự bảo vệ của luật pháp và nên được xây dựng dựa trên nền tảng an ninh đầu tư và các giá trị chung. Đối với FTA Nga-EU, những tiêu chuẩn này vẫn chưa được đáp ứng.

Liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ công, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về mộtcơ chế cứu trợ dài hạn, có hiệu lực từ giữa năm 2013, để đối phó với các cuộc khủng hoảng nợ có thể xảy ra ở các nước thành viên trong khu vực đồng Euro.

Theo đó, các tổ chức ngân hàng và quỹ đầu cơ phải tham gia cứu trợ, nếu một nước thành viên vỡ nợ. Cơ chế này chỉ được áp dụng khi các nước khác trong khu vực nhất trí và nước cần được cứu trợ thực sự đã vỡ nợ.

Bất kỳ khoản cứu trợ nào được áp dụng phải kèm theo những điều kiện nghiêm ngặt về cắt giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế, tương tự như đã áp dụng với Ireland và Hy Lạp. Dự kiến số tiền các nước phải đóng góp lên tới 440 tỷ Euro (582 tỷ USD).

Nhật Bản vừa công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 của nước này đã tăng từ mức 5% trong tháng 9 lên 5,1% trong tháng 10, trái với dự báo đi ngang của giới phân tích. Số người tuyển dụng mới cũng tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, sản lượng công nghiệp tháng 10 của Nhật Bản giảm 1,8% so với tháng 9. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp, sản lượng công nghiệp Nhật suy giảm. Dự báo, con số này có thể tăng 1,4% trong tháng 11 và 1,5% trong tháng tiếp theo.

DIỆP ANH


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

10 tỷ USD xây dựng sân bay Long Thành, Đồng Nai

0 nhận xét

dự án sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay có 4 đường cất, hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế dài 4.000 m, rộng 60 m. Tổng mức đầu tư ước hơn 10 tỉ USD. Diện tích đất xây dựng 5.000 ha.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ GTVT khẩn trương thành lập hội đồng thẩm định quy hoạch cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai), đồng thời chuẩn bị đề cương tham chiếu để lựa chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trình Thủ tướng xem xét trong tháng 10-2010 để chuẩn bị khởi động dự án sân bay quốc tế Long Thành.

Gấp 4 lần sân bay Tân Sơn Nhất

Theo phương án của Tổng Công ty Cảng hàng không miền Nam (SAC) trình UBND tỉnh Đồng Nai, cảng hàng không quốc tế Long Thành là sân bay cấp 4F, được xây dựng trên diện tích 5.000 ha, có năng lực vận chuyển tối đa 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, tiếp nhận máy bay loại lớn A380-800 và tương đương. Tổng mức đầu tư ước hơn 10 tỉ USD.

Do đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các bên liên quan cần bổ sung cập nhật về quy hoạch các loại hình giao thông khác như đường bộ, đường sắt, đường thủy để đáp ứng việc kết nối với cảng hàng không trung chuyển. Như vậy, sân bay quốc tế Long Thành có quy mô lớn gấp 4 lần sân bay Tân Sơn Nhất và là một trung tâm kinh tế lớn.

Trong đó, khu vực lõi trung tâm có các hành lang tổ hợp dịch vụ hàng không, là cửa ngõ thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, cũng là đầu mối giao thông liên kết tất cả các hoạt động liên quan đến sân bay.

Khi hình thành và đi vào hoạt động, cảng hàng không quốc tế Long Thành là điển hình của một hình thái đô thị mới với nhiều chức năng hoạt động.

Theo tư vấn thiết kế của Công ty Hansen Partnership (Uc), cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng gồm 8 khu chức năng: văn phòng, bãi đỗ xe (cửa ngõ Tây Nam sân bay), kho tàng, trung tâm trung chuyển và kho hàng bảo quản đông lạnh (hướng Tây Bắc sân bay), khu chế biến và luân chuyển hàng hóa trong thời gian ngắn (hướng Tây Nam), khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, khu phi thuế quan, sân golf…

Giải tỏa 5.000 hộ dân

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, UBND tỉnh Đồng Nai vừa đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để Tổng Công ty Cảng hàng không miền Nam khảo sát địa chất, thu thập số liệu vùng về hạ tầng, dân cư để đến tháng 10-2010 phải hoàn tất báo cáo trình Bộ GTVT và Chính phủ phê duyệt, lập dự án. Để thực hiện dự án này, có khoảng 5.000 hộ bị giải tỏa, trong đó có trên 3.000 hộ bị giải tỏa trắng.

Trước đó, từ tháng 5-2009, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị các ngành chức năng chuẩn bị các bước bàn giao 282 ha đất cao su, đồng thời sắp xếp tài chính để cung ứng vốn cho tỉnh thực hiện khu tái định cư dành cho những hộ dân bị giải tỏa.

Trước những yêu cầu cấp bách đặt ra cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã giao cho UBND huyện Long Thành sớm lập dự án và hoàn tất các thủ tục pháp lý để triển khai xây dựng khu tái định cư.

Kim Cương


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Cây chiếu sáng đường phố trong tương lai

0 nhận xét

Diện mạo các thành phố sẽ thay đổi ngoạn mục khi những cây phát sáng thay thế cột đèn trên các đường phố.

Cây phát sáng có thể chiếu sáng đường phố. Ảnh: Theo Sanderson.

Vô số loài sinh vật có khả năng phát sáng trong tự nhiên, như đom đóm hay vi khuẩn Vibrio fischeri. Chúng có khả năng tạo ánh sáng nhờ một số gene đặc biệt trong cơ thể. Những gene này ra lệnh cho cơ thể sản xuất các enzyme tạo ánh sáng. Tuy nhiên, đa số sinh vật chỉ tạo ra loại ánh sáng yếu ớt nên con người không thể thấy.

Để tăng độ sáng của chúng, một nhóm sinh viên ngành di truyền của Đại học Cambridge tại Anh biến đổi gene tham gia vào quá trình tạo ánh sáng của đom đóm và vi khuẩn Vibrio fischeri. Sau quá trình biến đổi gene, lượng enzyme mà cơ thể sản xuất và khả năng tạo ánh sáng của enzyme đều tăng mạnh,Newscientist cho biết.

Nhóm sinh viên cấy những gene đã biến đổi vào Escherichia coli – vi khuẩn sống ký sinh trong ruột của con người và động vật máu nóng – để tạo ra nhiều loại ánh sáng có màu sắc khác nhau. Họ phát hiện ra rằng khi số lượng vi khuẩn tăng tới mức tương đương một chai rượu, ánh sáng mà chúng phát ra đủ mạnh để mắt người có thể cảm nhận.

Nếu các gene đột biến nói trên được cấy vào bộ gene của cây, chúng cũng sẽ phát ra ánh sáng.

Theo Sanderson, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói rằng họ chưa tạo ra cây phát sáng, song thành quả của họ sẽ giúp ích cho nỗ lực tạo cây phát sáng trong tương lai.

Một trong những trở ngại của quá trình tận dụng vi khuẩn phát sáng là quá trình tạo ra ánh sáng phụ thuộc vào một nhóm hợp chất có tên luciferin. Những hợp chất này phát ra ánh sáng rồi biến thành oxyluciferin, loại chất không tạo ra ánh sáng. Để khắc phục trở ngại, nhóm nghiên cứu của Đại học Cambridge đã tìm ra một cách để giúp vi khuẩn tạo ra các enzyme có khả năng tái chế oxyluciferin thành luciferin.

Sanderson và các cộng sự dự đoán cây phát sáng sẽ mở ra nhiều ứng dụng to lớn trong tương lai. Chẳng hạn, chúng có thể thay thế những cột đèn đường trong đô thị. Khi cây thay thế cột đèn đường, lượng điện mà con người sản xuất sẽ giảm khiến mức độ ô nhiễm môi trường giảm theo. Để tăng lượng ánh sáng trên đường, người ta chỉ cần trồng thêm cây. Nếu cấy những gene phát sáng vào tảo, con người có thể dùng chúng để “tích trữ” ánh sáng mặt trời và sử dụng vào ban đêm. Các nhà khoa học còn tính tới việc dùng rác thải để kích thích quá trình tạo ánh sáng trong cây, nhờ đó rác sẽ trở thành nguyên liệu có ích.

Minh Long


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Giao lưu kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-Cuba

0 nhận xét

Nguồn: Internet

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Cuba (2/12/1960 – 2/12/2010), Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị và Hội hữu nghị Việt Nam-Cuba Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giao lưu, triển lãm “Cuba – Đất nước thân thương,” tại Nhà văn hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại lễ khai mạc, sáng 28/11, Phó chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Minh Thiện và Tổng Lãnh sự Cuba tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Gabriel Francisco Perez Tarrau cùng bày tỏ vui mừng, phấn khởi về sự phát triển không ngừng của mối quan hệ truyền thống hữu nghị và tình anh em giữa Việt Nam và Cuba trong nửa thế kỷ qua, đó thực sự là mối quan hệ mẫu mực thủy chung giữa hai dân tộc có chung lý tưởng cách mạng mà các thế hệ hôm nay và mai sau có trách nhiệm tiếp tục củng cố, vun đắp và phát huy.

Dịp kỷ niệm với các hoạt động đang và sẽ diễn ra này là một cơ hội quý báu cho nhân dân hai nước có dịp ôn lại mối quan hệ hữu nghị thủy chung giữa hai dân tộc anh em Việt Nam-Cuba, đồng thời cũng là dịp mở rộng sự hiểu biết về Cuba trong nhân dân, đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi giao lưu diễn ra trong không khí ấm áp của tình anh em, đồng chí, với những kỷ niệm về Cuba được chia sẻ bởi các cựu cán bộ, sinh viên-học sinh Việt Nam từng công tác, du học tại Cuba. Cũng trong buổi giao lưu những bài hát Việt Nam và Cuba quen thuộc, rộn ràng lại có dịp vang lên.

Trong khuôn khổ chương trình, cuộc triển lãm ảnh với hơn 30 ảnh màu khổ lớn do các phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thực hiện, với các nội dung về quan hệ ngoại giao Việt Nam-Cuba, về đất nước và con người Cuba, cũng được giới thiệu tới công chúng từ 28/11-5/12./.

Hoàng Liên Sơn


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →