Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Quốc hội thảo luận chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

0 nhận xét

Chiều nay (4/8), Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, nghe và thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ  Quốc hội về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Kế thừa, phát huy những tiến bộ của Hiến pháp năm 1992

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; phải căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước; tiếp tục khẳng định bản chất, mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh 1991 và Hiến pháp 1992. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc sửa đổi, bổ sung phải tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; thực hiện dân chủ XHCN; tăng cường kỷ luật kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đưa ra một số định hướng lớn như về chế độ chính trị tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và nhân dân ta.

Khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Theo đó, phải làm rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.

Về thể chế kinh tế, cần sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm mục tiêu, định hướng chính sách lớn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

Về tổ chức bộ máy nhà nước, tiếp tục khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Về Chính phủ, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng nền hành chính thống nhất, thống suốt, hiệu lực, hiệu quả; quy định rõ hơn ở tầm hiến định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, với các cơ quan tư pháp.

Đối với chính quyền địa phương, Tờ trình cũng đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng nghiên cứu xác định rõ hơn địa vị pháp lý, mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phân cấp phân quyền giữa Trung ương và địa phương…

Theo dự kiến kế hoạch việc tổ chức thực hiện, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ủy ban sửa đổi Hiến pháp có nhiệm vụ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992, xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Phấn đấu trình Quốc hội dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ nhất vào Kỳ họp cuối năm 2012, sau đó  tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào khoảng tháng 3-4/2013. Tiếp đó, dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của nhân dân và ý kiến của đại biểu Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Hiến pháp phải mang tính ổn định, lâu dài

Thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số các đại biểu tán thành cao với các định hướng, nội dung lớn của Tờ trình về triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 là cần thiết. Đặc biệt, cần tập trung vào sửa đổi những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó làm rõ hơn mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong công tác lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nhất trí với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang), đại biểu Phùng Khắc Đăng (Sơn La) đề nghị cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò và mối quan hệ cơ bản giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội; vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong Hiến pháp.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) tán thành quan điểm sửa đổi Hiến pháp là phải mang tính ổn định, lâu dài, phải kế thừa và phát huy những thành tựu, ưu việt và tiến bộ của Hiến pháp 1992.

“Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này cần làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa kiến nghị.

Bên cạnh đó, cần bổ sung, hoàn thiện các quyền cơ bản của công dân. Thể hiện bản chất dân chủ, công bằng, văn minh của chế độ chính trị  nhà nước ta.

TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh trăn trở, điều lớn nhất cần sửa đổi lần này là tổ chức bộ máy nhà nước. Cụ thể, quy định tổ chức bộ máy Trung ương với cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ nhằm hạn chế lạm quyền. Bên cạnh đó, cũng phải cân nhắc đến việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương với loại hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn với đặc trưng riêng cho phù hợp với xu thế phát triển.

Một số đại biểu khác góp ý về việc tăng thêm số thành viên Ủy ban dự thảo sửa  đổi Hiến pháp, với đại diện của một số  ngành nghề và tổ chức xã hội nghề  nghiệp khác.

Phó Chủ  tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào cuối Kỳ họp này.

Lê Sơn – Quỳnh Hoa


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đồng chí Lê Thanh Hải cùng lãnh đạo dâng hương tưởng niệm anh hùng, liệt sỹ

0 nhận xét

le thanh hai

Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ, sáng 27/7, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dự lễ dâng hương tưởng niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; các Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí lão thành cách mạng cùng dự lễ viếng.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng, Liệt sỹ.”

Tiếp đó, Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.”

Cùng ngày, các oàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PV


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Điện mừng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ VN

0 nhận xét

Nhân dịp kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Sinh Hùnggiữ chức Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện chúc mừng đến lãnh đạo Việt Nam.

le thanh hai

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Ngô Bang Quốc đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Điện mừng nhấn mạnh: Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi. Nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị lâu đời. Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai,” quan hệ Trung-Việt đã đạt được những tiến triển mới.

Quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh, ổn định, phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Phía Trung Quốc nguyện chung sức cùng phía Việt Nam tăng cường tin cậy, mở rộng giao lưu, đi sâu hợp tác, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung- Việt luôn không ngừng phát triển theo quỹ đạo đúng đắn.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Choummaly Xayasone đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Pany Zathotu đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Các vị lãnh đạo Lào bày tỏ vui mừng và đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam anh em đã giành được trong xây dựng và phát triển đất nước và nhấn mạnh việc các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng được bầu giữ các trọng trách này thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đối với phẩm chất tốt đẹp, công lao to lớn, năng lực lãnh đạo và thành tích to lớn mà các đồng chí đã đóng góp trong suốt thời gian qua.

Các vị lãnh đạo Lào cũng bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nhân dân Việt Nam anh em sẽ giành được nhiều thành tựu quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015, gặt hái được nhiều thành công to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc xây dựng quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào anh em ngày càng phát triển bền chặt, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã gửi điện mừng tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Bức điện viết: “Nhân dân Nga biết đến Ngài là người kiên định chủ trương tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác chặt chẽ đã được thử thách qua thời gian giữa hai nước chúng ta. Phát triển quan hệ cùng có lợi với Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, nhân văn và các lĩnh vực khác là ưu tiên đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tôi hy vọng vào sự hợp tác xây dựng với Ngài Chủ tịch kính mến nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương. Nhân dịp này, tôi trân trọng mời Ngài thăm chính thức Liên bang Nga.”

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Bức điện có đoạn viết: “Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Ngài nhậm chức Thủ tướng năm 2006, tôi tin tưởng chắc chắn rằng, trên cương vị Thủ tướng nhiệm kỳ mới, Ngài sẽ tiếp tục cống hiến vì sự phát triển phồn vinh của đất nước Việt Nam.

Tôi vui mừng nhận thấy mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam hiện nay đang phát triển rất tốt đẹp và được củng cố trên nhiều lĩnh vực. Tôi luôn sẵn sàng hợp tác với Ngài để thúc đẩy cho mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước ngày càng bền chặt hơn nữa.”

Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng tới bà Nguyễn Thị Doan nhân dịp bà được bầu lại làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

PV


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tới thăm Liên đoàn Luật sư Việt Nam

0 nhận xét

Sáng 26-7, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã tới thăm Liên đoàn Luật sư  Việt Nam

Ông Lê Thanh Hải cho rằng liên đoàn cần có những định hướng cụ thể trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ luật sư trước xu thế hội nhập quốc tế.

le thanh hai

Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM (thứ ba từ phải qua), làm việc tại Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh cho biết đến nay, cả nước có hơn 6.700 luật sư được cấp thẻ hành nghề và còn tăng hơn nữa trong thời gian sắp tới khi Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 mới được Thủ tướng phê duyệt giao việc đào tạo luật sư cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Sau khi nghe Bí thư Thành ủy TPHCM đề cập vấn đề biển Đông, ông Lê Thúc Anh cho biết liên đoàn đã thành lập một ban nghiên cứu pháp lý về biển Đông và hải đảo Việt Nam để sẵn sàng tham gia khi Chính phủ yêu cầu.

T.Kha


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải đến thăm đền Hùng

0 nhận xét

Ngày 24-7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM do ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, dẫn đầu đã về thăm Khu di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).

Sau khi đặt vòng hoa, dâng hương tại khu mộ tổ, đoàn cũng đã tới dâng hương tại Đền thờ Lạc Long Quân và trồng cây tại đây

le thanh hai

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải viết vào sổ lưu niệm tại khu di tích.

Viết vào sổ lưu niệm Khu di tích lịch sử Đền Hùng, ông Hải khẳng định mỗi đại biểu Quốc hội TP.HCM nguyện không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, đồng thời sẽ phát huy trí tuệ, xứng đáng là đại diện của nhân dân, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhân dịp này, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng đã trao 300 triệu đồng cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ để xây dựng nhà tình nghĩa.

THÀNH VĂN


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải gặp gỡ doanh nghiệp

0 nhận xét

Chiều ngày 19-7-2011, tại hội trường thành ủy TP.HCM, Lãnh đạo thành phố gặp gỡ các doanh nghiệp để lắng nghe khó khăn và tháo gỡ vướng mắc. Tham dự cuộc họp có thường vụ Thành Ủy, UBND TP, Hội đồng Nhân dân TP cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, lãnh đạo Hiệp hội DNTP và các hội thành viên, hội doanh nghiệp các Quận, Huyện và hơn 300 đại biểu là CT.HĐQT, TGĐ, GĐ, các công ty trên địa bàn.

Qua 6 tháng đầu năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố tăng 9,9%, gấp 1,77 lần so với cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch đều có mức tăng trưởng khá. Thu ngân sách nhà nước vượt dự toán, TP thực hiện nghiêm túc các mục tiêu an sinh xã hội. Lĩnh vực văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ.

le thanh hai

ĐC Lê Thanh Hải gặp gỡ : Doanh nghiệp chụp hình lưu niệm với lãnh đạo TP

Trong 6 tháng cuối năm, Thành phố tập trung phối hợp với các bộ ngành Trung ương thực hiện nhất quán chủ chương điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, ưu tiên vốn cho vay đối với các dự án sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường gắn với cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…cùng cả nước thực hiện 3 nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội DNTP Huỳnh Văn Minh cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Lãnh đạo TP đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở tổng hợp từ thực tế, Hiệp hội DNTP đúc kết báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp đồng thời đóng góp nhiều giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ hoạt động cho doanh nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch nhấn mạnh: “Cộng đồng doanh nghiệp đã thể hiện rõ vai trò của mình đối với xã hội cộng đồng, đối với quyền lợi của quốc gia và uy tín đối với quốc tế. Sự phát triển năng động, sáng tạo của doanh nghiệp trong những năm gần đây đã từng bước tiếp cận và mở rộng thị phần, thị trường để đưa các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam sang các nước, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam, góp phần làm cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, giảm nhập siêu, ổn định tăng trưởng ngoại thương, góp phần ổn định cho toàn bộ nền kinh tế. Đa số doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm cao đối với xã hội và cộng đồng thông qua việc sản xuất sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tham gia bình ổn giá theo chủ trương của Thành phố, đi đầu thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng Hàng Việt Nam”, bảo vệ môi trường tốt, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, cấp học bổng cho hàng chục ngàn học sinh khó khăn, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, trường học, bệnh viện, thiên tai, bão lụt… với số tiền hàng ngàn tỷ đồng”.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường, cộng với thiên tai, địch họa trong nước và thế giới, đặc biệt là giá cả tăng cao dẫn đến lạm phát nặng nề nhất so với nhiều năm qua, tình hình đó làm cho cán cân thu nhập ngân sách quốc gia, tăng trường kinh tế, an sinh xã hội bị sụt giảm…, trong đó, doanh nghiệp là đối tượng bị tác động trực tiếp, mạnh mẽ và nặng nề nhất, đa số các doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn.. do hoạt động trong bối cảnh cầm chừng và phải đối phó với hàng loạt biến động về chính sách vĩ mô (chính sách tiền tệ, tăng giá xăng, điện, lương cho người lao động) nên các doanh nghiệp lúng túng với kế hoạch kinh doanh, không ít doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động.

le thanh hai

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Trung Tín và Chủ tịch Hiệp hội DNTP Huỳnh Văn Minh.

Trước tình hình trên, thay mặt cho cộng đồng doanh nghiệp Thành phố, Chủ tịch Huỳnh Văn Minh đóng góp ý kiến với Chính phủ, trực tiếp là Thành ủy, UBND những vấn đề trọng tâm nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động DN:

Trước tiên, để doanh nghiệp phát triển bền vững cần có 3 điều kiện tiên quyết về nguồn nhân lực, nguồn vốn  và cơ chế, chính sách, luật pháp. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thiếu và yếu nguồn nhân lực và vốn, cộng thêm những bất cập về cơ chế, chính sách. Việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo Nghị quyết Đại hội IX của Thành phố là rất đúng đắn nhưng cần triển khai theo lộ trình và hiệu quả hơn nữa.

Về vốn và tài chánh, để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, cần vận đúng đắn hơn nữa Nghị quyết 11/CP để tránh rủi ro phá sản cho doanh nghiệp. Đề nghị Chính phủ và trước tiên là Thành phố bằng nguồn lực của mình có giải pháp cấp thời để “cứu” doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, ngành nông nghiệp, doanh nghiệp tham gia bình ổn giá và doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng hóa tiêu dùng thiết yếu…

Về cơ chế, chính sách, khi ban hành các văn bản pháp quy nên lấy ý kiến trước đối với các đối tượng trực tiếp chịu tác động, tránh bất cập trong thực thi. Để cải cách hành chánh có hiệu quả, đề nghị trọng tâm là cải cách con người. Nếu đã xác định doanh nghiệp là lực lượng đi đầu để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm thì cán bộ – công chức phải là những người đủ tầm, có tâm, có đức, sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp.

Đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần xác định chuyển dịch và phát triển công nghiệp phụ trợ là trọng tâm của chương trình này. Công nghiệp phụ trợ vừa phù hợp với ngành công nghiệp và dịch vụ của Thành phố, vừa phù hợp với trình độ và năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa và cũng là ngành mà thị trường đầu ra còn tiềm năng rất lớn (gia công, xuất khẩu…). Để ngành này phát triển mạnh, nhanh và bền vững, đề nghị Lãnh đạo Thành phố cần có chính sách kích cầu mạnh mẽ, có giải pháp và lộ trình phù hợp.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, xây dựng phong trào thi đua yêu nước, tạo điều kiện để doanh nghiệp phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh thông qua việc duy trì tổ chức xét tặng danh hiệu “Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu” hằng năm.

Cuộc họp còn ghi nhận hơn 10 ý kiến từ các Hội ngành nghề, Hội DN Quận, Huyện và các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về nguồn vốn, khó tiếp cận nguồn vốn, lãi suất tăng cao, nguyên liệu tăng cao, lao động không ổn định, nguy cơ mất – giảm thị trường và gặp khó khăn trong việc cải tiến khoa học công nghệ, xây dựng và quảng bá thương hiệu. Các doanh nghiệp mong nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước về đất đai, hỗ trợ vốn và lãi suất, cơ chế chính sách thông thoáng. Song song đó tiếp tục chương trình bình ổn giá và đẩy mạnh chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Với những ý kiến trên của cộng đồng doanh nghiệp TP, Chủ tịch Huỳnh Văn Minh mong nhận được sự quan tâm xem xét, kịp thời của Lãnh đạo Thành phố nhằm tạo hành lang thông thoáng, an toàn cho doanh nghiệp hoạt động. Hiệp hội DNTP với bề dày trên 30 năm hình thành và phát triển đến nay đã có 45 tổ chức thành viên tập thể gồm các Hội ngành nghề, Hội Doanh nghiệp Quận Huyện và trên 6500 doanh nghiệp hội viên đại diện cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp trên địa bàn…xin hứa sẽ đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, hợp tác chân tình, phát triển bền vững, ra sức phấn đấu vì lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng, vì quyền lợi của quốc gia và vì uy tín đối với quốc tế, lực lượng doanh nghiệp TP nguyện luôn xứng đáng với Thành phố mang tên Bác, anh hùng và nghĩa tình.

Chủ tịch Lê Hoàng Quân biểu dương tinh thần vượt khó của doanh nghiệp, đồng tình với những ý kiến đóng góp của Hiệp hội DNTP và các doanh nghiệp, qua đó sẽ xem xét giải quyết triệt để  những khó khăn, vướng mắc theo từng việc cụ thể.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực của doanh nghiệp. Việc trao đổi giữa lãnh đạo  TP và doanh nghiệp là hết sức cần thiết, cần tăng cường để cùng nhau tháo gỡ khó khăn cùng phát triển. Lãnh đạo TP.HCM sẽ yêu cầu sở, ngành liên quan tập hợp các kiến nghị của doanh nghiệp cùng giải quyết những vấn đề cụ thể. Chú trọng giải quyết 2 vấn đề chính mà doanh nghiệp đang gặp khó khăn là vốn và thuế. Việc điều hành linh hoạt các chính sách tiền tệ để giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn và vốn thì các chính sách điều hành vĩ mô tiền tệ cần linh hoạt hơn linh hoạt và tạo điều kiện hơn nữa về chính sách thuế.

PV

 


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Quốc hội giới thiệu nhân sự Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội

0 nhận xét

Chiều 22/7, Quốc hội họp tại Hội trường nghe Tờ trình về danh sách dự kiến Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Họp Quốc Hội

Họp Quốc Hội

Trước đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đọc kết quả thảo luận và phiếu xin ý kiến ĐBQH về danh sách số lượng Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII.

Sau khi thảo luận, các ĐBQH đã nhất trí 100% thông qua danh số số lượng nhân sự chức danh Chủ tịch Quốc hội, các các Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII.

Theo đó, Quốc hội Khóa XIII sẽ có Chủ tịch Quốc hội; 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Như vậy, tổng số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII sẽ có 18 người.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đọc Tờ trình về dự kiến danh sách Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII để các vị đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và có những đề cử khác.

Nhân sự dự kiến như sau: Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng; các Phó Chủ tịch Quốc hội gồm bà Tòng Thị Phóng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Uông Chu Lưu và ông Huỳnh Ngọc Sơn.

Dự kiến danh sách các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc là Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bao gồm:

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước (tái cử); Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý (đương nhiệm Phó Chủ nhiệm); Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện (Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương); Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu (đương nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước); Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển (tái cử); Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa (đương nhiệm Phó Chủ nhiệm); Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên & Nhi đồng Đào Trọng Thi (tái cử); Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai (tái cử); Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường Phan Xuân Dũng (đương nhiệm Phó Chủ nhiệm); Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng (đương nhiệm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương); Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (đương nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình); Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương (Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương) và Trưởng Ban Dân nguyện Bùi Văn Cường (Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai).

Trong số danh sách dự kiến 13 Chủ nhiệm các Ủy ban, Trưởng các Ban, có 7 người đang hoạt động tại các cơ quan của Quốc hội.

Lê Sơn


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →