Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nêu cao vai trò người đứng đầu, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

0 nhận xét

Sáng 20/4/2011, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt khu vực phía Bắc triển khai học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị

Dự Hội nghị có đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các Ban Đảng Trung ương, Ban Chỉ đạo học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và gần 400 đại biểu là đại diện Thường trực tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo 27 tỉnh, thành ủy và 4 đảng ủy trực thuộc Trung ương.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Thành công của Đại hội XI của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta. Đại hội đã thông qua Nghị quyết và các văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).

Đại hội đã xây dựng các văn kiện; xác định các mục tiêu, chiến lược và những giải pháp cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên đất nước ta. Đại hội  xác định rõ 8 phương hướng cơ bản xây dựng XHCN và để thực hiện tốt các phương hướng đó, Đại hội cũng đã đề ra 3 khâu đột phá và giải quyết 8 mối quan hệ biện chứng trong quá trình xây dựng XHCN. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp ủy đảng, các cấp, các ngành cần chủ động quán triệt và triển khai đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Để triển khai việc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp uỷ cần chủ động xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Trên cơ sở nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết và các văn kiện Đại hội XI, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đảng đoàn đoàn thể chính trị – xã hội, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cấp, các ngành chủ động xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện một cách tích cực, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị và tạo ra phong trào thi đua trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đã đề ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý, trong xây dựng chương trình hành động, cần chú trọng đề ra các biện pháp thiết thực, có lộ trình hợp lý giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, cấp bách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo đời sống nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Các cấp ủy và Ban Tuyên giáo các cấp cần tổ chức tốt các đợt học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011. Trong quá trình quán triệt, cần tổ chức thảo luận, phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn, nhận thức rõ các quan điểm cơ bản, những điểm mới của các văn kiện, làm rõ nội dung các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, giải pháp, định hướng trong mỗi văn kiện. Việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI cần tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, không làm lướt. Làm tốt công tác chuẩn bị cho việc tổ chức học tập, quán triệt, kết hợp với thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị khác, đặc biệt là công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Cần có các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân ở trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Trên cơ sở học tập, thảo luận, nắm vững các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, cần đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn những nhận thức lệch lạc; tăng cường phê bình và tự phê bình, phê phán các biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ Đảng.

Đối với cán bộ chủ chốt các cấp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: cần nghiên cứu sâu các nội dung cơ bản, các điểm mới, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quan điểm, giải pháp; từ đó liên hệ thực tiễn và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế sau khi học tập. Cán bộ, đảng viên cơ sở cần được tổ chức học tập, quán triệt một cách thiết thực, gắn với thực tiễn địa phương, cơ sở để người học nắm vững các luận điểm cơ bản và có khả năng vận dụng vào thực tiễn đời sống, công tác. Quá trình quán triệt, triển khai Nghị quyết, các cấp ủy cần đề cao vai trò, trách nhiệm của đồng chí bí thư cấp uỷ và lựa chọn các báo cáo viên có quan điểm chính trị vững vàng để phổ biến, quán triệt Nghị quyết, các văn kiện Đại hội. Đội ngũ báo cáo viên cần được nghiên cứu, học tập và quán triệt trước.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu Ban Tuyên giáo Trung ương và các tỉnh chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và các hoạt động thông tin đối ngoại về các nội dung cơ bản của các văn kiện Đại hội XI.

Hội nghị được tổ chức từ ngày 20 đến 22/4. Các đại biểu sẽ được nghe các đồng chí lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành, các đồng chí trực tiếp tham gia các Tiểu ban chuẩn bị văn kiện Đại hội XI truyền đạt về những luận điểm cơ bản và những điểm mới trong các văn kiện; thảo luận về các văn kiện quan trọng của Đại hội XI là: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Các đại biểu cũng nghe Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn và thảo luận về việc triển khai tổ chức học tập, quán triệt tại địa phương, cơ sở./.

PV


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho HĐND TP.HCM

0 nhận xét

Hôm nay, Kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa VII đã họp phiên bế mạc, tổng kết nhiệm kỳ 2004 – 2011 của HĐND thành phố và UBND thành phố. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến dự và trao các phần thưởng cao quý. HĐND TP Hồ Chí Minh và bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; 1 tập thể và 4 cá nhân khác được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Chủ tịch HĐND TP HCM Phạm Phương Thảo được trao Huân chương Lao động hạng nhất. Ảnh: Tá Lâm.

Theo đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ, HĐND thành phố đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quyết định những vấn đề quan trọng của thành phố, có những chủ trương, chính sách hợp lòng dân, tính công khai, dân chủ được tăng cường, hoạt động giám sát, chất vấn được coi trọng, nhiều chủ trương đã có sự tham vấn ý kiến của người dân.

UBND thành phố đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, điều hành, quản lý xã hội, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và cuộc sống người dân. Tuy nhiên, theo Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Phương Thảo, HĐND thành phố vẫn còn những hạn chế nhất định trong hoạt động giám sát, nhất là việc đôn đốc xử lý những vấn đề bức xúc, những vụ việc, những công trình kéo dài, việc giải quyết đơn thư của người dân đạt tỷ lệ chưa cao… Công tác quy hoạch chưa đáp ứng, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhiều công trình chậm tiến độ; chất lượng nguồn nhân lực, công tác cải cách hành chính chưa tương xứng…

Phát biểu tại kỳ họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đánh giá cao HĐND thành phố khóa VII đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạt được những chuyển biến tích cực về đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động; qua đó tạo sự tin tưởng, đồng thuận của nhân dân, góp phần tích cực vào những thành tựu quan trọng và khá toàn diện của sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thành phố.

HĐND thành phố khóa VII đã làm được rất nhiều việc và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc tốt đẹp trong lòng người dân thành phố; xứng đáng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cũng lưu ý việc thành phố tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, nên nhiệm vụ của HĐND thành phố khóa VIII là rất nặng nề. Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng phù hợp với quy mô và đặc điểm là một đô thị loại đặc biệt; nâng cao chất lượng hoạt động hơn nữa.

Ghi nhận những thành tích của HĐND thành phố và của các tập thể, cá nhân trong HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa VII, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho HĐND thành phố và bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND thành phố; Huân chương Lao động hạng Ba cho 1 tập thể và 4 cá nhân. Thủ tướng Chính phủ cũng tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 20 cá nhân.

Liên Sơn


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hợp tác Singapore giữ hòa bình, tự do hàng hải ở biển Đông

0 nhận xét

Chiều 18/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Trung tướng Neo Kian Hong, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Singapore và đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam – Singapore

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam vui mừng thấy rằng quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Singapore trên các lĩnh vực đang phát triển rất tốt đẹp; hai nước đã có Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21, Hiệp định kết nối 2 nền kinh tế… các thỏa thuận này đang được triển khai tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực cho cả hai nước.

Đặc biệt, trong thời gian qua, quan hệ hợp tác về kinh tế giữa hai nước phát triển hết sức mạnh mẽ, hiện Singapore đang là bạn hàng lớn, nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, Singapore cũng là đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, du lịch…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Singapore Trung tướng Neo Kian Hong

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả làm việc giữa Trung tướng Neo Kian Hong và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam trong chuyến thăm lần này; cho rằng, quốc phòng cũng là một lĩnh vực được hai bên hợp tác khá chặt chẽ trong thời gian qua. Hai bên đã duy trì thường xuyên các cuộc thăm lẫn nhau, hợp tác hải quân, đào tạo ngoại ngữ; trao đổi kinh nghiệm quốc phòng…

Chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam lần này của Trung tướng Neo Kian Hong sẽ là một dấu mốc quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác về quân sự giữa hai nước Việt Nam và Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên biển Đông gắn liền với tự do hàng hải là mong muốn và cũng là lợi ích chung của các nước trong ASEAN và các nước trong khu vực.

Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các bên cần nghiêm túc thực hiện tốt Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Đây là giải pháp duy nhất cho hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở biển Đông. Các bên cần kiên trì đàm phán để tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam luôn mong muốn cùng với Singapore và các nước liên quan trong khu vực thực hiện tốt DOC cũng như việc duy trì ADMM+; giải quyết những vấn đề còn nhận thức khác biệt trên biển Đông trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau vì mục đích hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trung tướng Neo Kian Hong cho rằng, quốc phòng là một trụ cột quan trọng trong hợp tác chung giữa Việt Nam và Singapore, khẳng định sẽ nỗ lực hết mình cùng Việt Nam mở rộng các hoạt động hợp tác về quốc phòng nhất là hợp tác về đào tạo ngoại ngữ cho binh lính, quân y, hải quân, chống khủng bố, cướp biển…

Trung tướng Neo Kian Hong cũng khẳng định lập trường của Singapore là luôn ủng hộ quan điểm của Việt Nam về việc các nước liên quan trong khu vực thực hiện tốt DOC tiến tới COC; quan điểm duy trì ADMM+ cũng như xem xét, giải quyết những vấn đề còn nhận thức khác nhau trên biển Đông bằng con đường hòa bình.

PV

http://nguyentandung.org/hoat-dong-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung/thu-tuong-nguyen-tan-dung-cung-singapore-giu-hoa-binh-tu-do-hang-hai-o-bien-dong.html


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Đại biểu 54 dân tộc thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

0 nhận xét

Sáng 18/4, Đoàn đại biểu 54 dân tộc đi thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu cho chuyến thăm dự kiến trong chín ngày, từ 18-28/4. Đoàn có gần 150 thành viên, do Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Bá Trình làm trưởng đoàn, với sự tham gia của 64 đại biểu đại diện cho 54 dân tộc trong cả nước và một số đơn vị khác.

Quang cảnh lễ tiễn đoàn đại thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Quang cảnh lễ tiễn đoàn đại thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Trong hành trình, đoàn sẽ thăm, tặng quà và giao lưu với dân quân của tám đảo thuộc huyện đảo Trường Sa; thắp hương tượng đài liệt sỹ và Nhà tưởng niệm Bác Hồ, thăm viếng chùa trên đảo, tham gia lễ tưởng niệm trên biển…

Tại Nhà giàn DK1, đoàn sẽ khảo sát thực tế và thăm, tặng quà cán bộ, chiến sỹ nhà giàn; tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.

Chương trình do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải Quân lần đầu tiên tổ chức cho đoàn đại biểu 54 dân tộc đi thăm vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Quần đảo Trường Sa công viên xanh giữa biển cả

0 nhận xét

Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa giờ đây đã mang diện mạo mới. Đoàn công tác của Bộ Công an lên thăm các đảo nổi như Sơn Ca, Sinh Tồn Đông, Trường Sa, Trường Sa Đông đều cảm nhận không gian sạch đẹp, trong đó nhiều đảo được ví như công viên xanh giữa biển cả.

Tiếp tục chuyến thăm và kiểm tra công tác tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đoàn công tác của Bộ Công an đánh giá cao tinh thần, ý chí vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ, đồng thời khẳng định lực lượng CAND luôn sát cánh, phối hợp lực lượng Quân đội, trong đó có Hải quân thực hiện nhiệm vụ cao cả trên vùng biển đảo chủ quyền của Tổ quốc.

Những câu chuyện về tình đồng chí trên đảo

Thiếu úy Lê Văn Nam bồng súng hướng về phía biển. Biển đêm thẳm sâu. Trăng đầu tháng chếch hình lưỡi liềm, sóng sánh như cánh én đuôi vàng chao vào vùng biển lặng đảo Sơn Ca. Thiếu úy Nam thực hiện ca gác lúc 20h, khi văn công đang biểu diễn ở đảo. Điều đặc biệt, đó là ca gác thay cho đồng đội ít tuổi hơn, vốn đã lỡ hẹn đêm diễn trước đó. Hơn 30 tuổi, 12 năm trong Quân đội, anh có tới 7 năm tri kỷ với đảo nổi, đảo chìm: Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử, Đá Đông, Đá Thị, Len Đao…

“Nhà 5 anh chị em. Có lần về phép da đen nhẻm, mẹ bán ổ lợn nhét tiền vào ba lô, bảo tôi bồi dưỡng. Tôi khóc, bởi tôi hiểu nhà có hai sào ruộng mà nuôi bảy cái miệng ăn, đã bao giờ mẹ được bữa no. Nghèo khó thì mình càng phải phấn đấu, phải nỗ lực, xứng danh với lính đảo Trường Sa” – anh tâm sự.

Còn tại đảo Sinh Tồn Đông, đêm văn nghệ lại có ấn tượng rất riêng. Khi văn công đang sôi động với dàn âm nhạc mạnh, tôi bước về phía bờ cát, nơi cây phong ba rợp bóng. Thiếu úy Đặng Quang Huy, khẩu đội trưởng pháo binh làm nhiệm vụ trực đêm. Trang phục và tác phong nghiêm trang, anh vừa chứng tỏ sự chính quy, sức mạnh của lực lượng, vừa toát lên nét đẹp và lãng mạn của người lính giữa đảo khơi, giữa mây trời, trăng khuya, gió biển.

Ca sĩ Thanh Tâm “cháy” hết mình với lính đảo Trường Sa.

Ít thể ngờ rằng, chỉ hơn mười phút sau khi thay ca gác, anh đã là diễn viên biểu diễn ngay trong đêm văn nghệ và trong trang phục người lính còn đẫm mồ hôi. Đảo trưởng Nguyễn Văn Thọ thổ lộ, những người lính đảo rất đa năng, họ nghiêm túc trong chấp hành kỷ luật, sẵn sàng trong trực chiến, lại vừa làm anh nuôi, vừa say mê thể dục thể thao, âm nhạc…

Quyến luyến nghĩa tình đất liền – hải đảo

Quả thực, có đi tới những nơi đầu sóng ngọn gió, người ta mới thấu hiểu tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng, mới hiểu đúng nghĩa nhất của lòng tri kỷ. Đây là lần đầu tiên đoàn nghệ thuật CAND thực hiện cuộc hải trình đến với Trường Sa, tất thảy đều khao khát được cống hiến. Ca sĩ Thanh Tâm có nhiều năm đem lời ca tiếng hát về các bản làng miền núi vùng cao, vùng xa thì nay đến với đảo, chị lại nghẹn lòng trước những tình cảm rất riêng, rất lính, rất biển. Chị nói, không gian ấy, tình cảm ấy chẳng thể lẫn với bất cứ nơi nào khác, cũng như chẳng ở đâu có những thứ quà tặng độc đáo như hình ảnh anh lính mang áo sóng biển xanh chạy vội lên sân khấu tặng chị một đoá bàng vuông, nhưng lại ngập ngừng không thể bước xuống.

Biểu diễn ở đảo Sơn Ca, Sinh Tồn Đông, Trường Sa Đông, Trường Sa lớn, Thanh Tâm và tốp ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ múa CAND đã có những đêm cháy hết mình với niềm say mê khát khao tuổi trẻ giữa trùng khơi. Bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt và hải trình đầy sóng gió, những nữ diễn viên trẻ như Thu Hoài, Thu Huyền, Huyền Trang, Linh Tâm… vừa lả đi vì say sóng, lắc lư khi xuống xuồng thì chốc lát đã sống động trong bầu không khí sum vầy cùng anh em lính đảo ở đảo chìm Đá Thị, Đá Lớn. Những đêm văn nghệ ở đảo còn là sự đồng âm đồng nhạc của cán bộ, chiến sĩ Công an và Hải quân, hòa chung âm điệu “nối vòng tay lớn”. Hôm diễn ở đảo Trường Sa Đông, bất ngờ trời đổ mưa to, lính đảo ví đó là sự “làm nũng” của ông trời nên không có gì phải ngại, đêm diễn vẫn tiếp tục.

Đảo đổi mới đi lên cùng đất nước

Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa giờ đây đã mang diện mạo mới. Đoàn công tác của Bộ Công an lên thăm các đảo nổi như Sơn Ca, Sinh Tồn Đông, Trường Sa, Trường Sa Đông đều cảm nhận không gian sạch đẹp, trong đó nhiều đảo được ví như công viên xanh giữa biển cả. Trên đảo, các cơ sở hạ tầng phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã được nâng cấp khá hiện đại. Ngoài nhà cửa khang trang, đường đi lối lại đổ bê tông sạch đẹp, giờ đây các đảo đều đã có hệ thống điện mặt trời và điện gió, mạng Internet và sóng điện thoại di động.

Đại tá Đặng Văn Lân, Phó Tổng Biên tập trao quà của Báo CAND tặng cán bộ, chiến sĩ đảo Sơn Ca.

Ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu như mưa bão, khi hệ thống điện từ năng lượng mặt trời ngừng hoạt động thì năng lượng điện gió cũng đủ cung cấp ở mức nhất định cho đảo. Các bể chứa nước mưa nhiều đảo có thể dự trữ trong nhiều tháng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Với đảo chìm, tuy không có không gian như đảo nổi nhưng cơ sở, thiết bị phục vụ sinh hoạt cũng được nâng cấp cơ bản.

Với không gian xanh trên đảo thực sự tạo vẻ đẹp riêng có. Nổi bật trong số đó là đảo Sơn Ca, Trường Sa Đông với các loài cây xanh rợp bóng như bàng vuông, phong ba, bão táp, bạch dương… Loài muống biển chỉ nở hoa vào mỗi sáng còn dây và lá lại cuộn dưới những tán phong ba dẻo dai, trong khi bàng vuông chỉ nở về đêm. Lính đảo nói rằng, hương của bàng vuông diệu kỳ lắm, vừa dịu nhẹ cứ vương vấn trong gió, trong sương, đến độ người nỡ hái hoa khi rời đảo cứ dùng dằng, dùng dằng.

Đảo trưởng Nguyễn Thế Lự kể, sau giải phóng khi chúng ta xây dựng, tu bổ lại đảo, tại đây có rất nhiều chim sơn ca. Chúng làm tổ, chim mẹ, chim con sống thành đàn có tới hàng vạn con. Sơn ca nhiều đến mức, lớp phân và mùn của cây, rễ tại đó dày tới hơn gang tay. Theo thời gian, sơn ca thưa dần, nhưng vài năm lại đây, những đôi sơn ca dường như nhớ đảo cũ, chúng lại trở về. Với các đảo Sinh Tồn Đông, Trường Sa Đông, Trường Sa lớn…, mùa chim di cư, đảo vẫn là điểm hẹn của rất nhiều loài chim biển, trong đó có những chim di cư từ Ấn Độ Dương.

Niềm tin vững chắc

Kiểm tra công tác tại các đảo, các đồng chí trong Đoàn công tác: Thiếu tướng Trần Bá Thiều – Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND và đồng chí Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa – Phó Chính uỷ Quân chủng Hải quân bày tỏ sự tin tưởng trước ý chí, tinh thần rèn luyện và sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Các đồng chí khẳng định, cán bộ, chiến sĩ trên đảo đã chứng tỏ rằng, trước bất kỳ khó khăn, thách thức nào cũng đều phát huy truyền thống anh hùng, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cũng chính trong môi trường, điều kiện sống và làm việc tại hải đảo, cán bộ, chiến sĩ càng chứng tỏ tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, tinh thần đoàn kết và cộng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trò chuyện thân mật với cán bộ, chiến sĩ tại các đảo, Thiếu tướng Trần Bá Thiều cho rằng, rất nhiều việc làm, hành động cao cả được khẳng định trong môi trường sống và làm việc ở đảo xa, đó là điều đất liền cần học tập.

Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ, học viện, trường CAND. Thiếu tướng, GS, TS Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện Cảnh sát cho hay, Học viện đã hoàn tất các phần việc trong vai trò chủ trì hội thảo khoa học cấp Bộ về chủ đề đấu tranh giữ vững an ninh – trật tự trên biển. Vừa qua Học viện cũng tổ chức cho một số cán bộ và sinh viên tham gia đoàn công tác của Bộ Quốc phòng tới Trường Sa nhằm trang bị thêm những vấn đề thực tiễn và giáo dục lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền đất nước trong cán bộ, học viên.

Theo Thượng tá Tạ Quang Huy, Trưởng ban Công tác Thanh niên Bộ Công an, các đợt sinh hoạt chính trị, giáo dục lòng yêu nước, chủ quyền biển đảo trong thanh niên CAND đã được triển khai rộng khắp nhiều năm qua. Gần đây, các hoạt động hướng về Trường Sa luôn được thanh niên Công an chú trọng, nhiều hình thức phong phú được phát động như cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” do TW Đoàn phát động, sinh hoạt chính trị, nói chuyện về biển đảo, về Trường Sa.

Nhân dịp tham gia đoàn công tác của Bộ Công an tới thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa, Đại tá Đặng Văn Lân, Phó Tổng Biên tập và Thượng tá Nguyễn Thị Hiển, Trưởng ban Trị sự đã trực tiếp trao, tặng quà của Báo CAND cho cán bộ, chiến sĩ đang công tác trên các đảo thuộc Trường Sa. Cùng thăm và tặng quà (ngoài phần quà chính của Tổng cục XDLL CAND) còn có các phần quà của Tổng cục An ninh I, Ban Thanh niên Bộ Công an và một số đơn vị khác.

Đăng Trường (email từ Trường Sa)


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Vững niềm tin với Trường Sa và nhà giàn DK

0 nhận xét

“Qua chuyến công tác, mỗi chúng ta đều nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, càng thấy rõ hơn trách nhiệm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm biển đảo của Tổ quốc”, Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND khẳng định.

Lưu luyến phút chia tay. Ảnh: Đăng Trường.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Tổng cục XDLL CAND (18/6/1981 – 18/6/2011), được sự đồng ý của Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục XDLL CAND tổ chức đoàn đại biểu gồm 62 đồng chí đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa. Tham gia đoàn công tác của Tổng cục XDLL CAND có đại diện Tổng cục An ninh I; đại diện Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; đại diện Quân chủng Hải quân.

Đoàn do đồng chí Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND làm Trưởng đoàn; đồng chí Nguyễn Cộng Hòa, Chuẩn đô đốc, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân làm Phó trưởng đoàn. Tới ngày 17/4, tàu Hải quân HQ 936 cập cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, làm việc tại biển đảo Trường Sa và khu vực nhà giàn DK I.

Lưu luyến buổi chia tay

Con tàu Hải quân HQ 936 trở thành ngôi nhà chung với đoàn công tác suốt chặng hải trình tròn 10 ngày trên vùng biển đảo Trường Sa và nhà giàn DK I. Những ngày ở xa đất liền, môi trường sống, làm việc cùng mục tiêu, chí hướng “vì Trường Sa thân yêu” đã khiến tất cả thành viên của đoàn công tác và cán bộ, chiến sĩ Hải quân, thủy thủ đoàn vừa giữ nghiêm tác phong, kỷ luật điều lệnh khi làm nhiệm vụ, lại vừa thể hiện đậm nét tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc trong sinh hoạt, hỗ trợ công tác. Khoảng thời gian ấy giờ trở nên nhanh hơn thường lệ và buổi chia tay, kết thúc chuyến công tác tổ chức ngay trên boong tàu với tâm trạng  lưu luyến, xao xuyến nhớ.

Đó là những phát biểu kết luận súc tích, đúc rút kết quả đạt được của chuyến công tác, khẳng định niềm tin và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc của Trưởng đoàn công tác, Thiếu tướng Trần Bá Thiều; đó là những cảm xúc chân thực và lắng đọng, những suy nghĩ đầy tâm huyết của nguyên Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND, Thiếu tướng Trần Quang Trọng; đó là tình cảm mật thiết giữa lực lượng Hải quân với Công an nhân dân như khẳng định của Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa…

Kỷ niệm giường tầng, chiếu cói

10 ngày, chặng hải trình vượt hàng nghìn hải lý từ đất liền ra đảo, từ đảo nổi đến đảo chìm, rồi đến nhà giàn, nếu nói về điều kiện ăn nghỉ, mỗi người như sống lại thời học viên với giường tầng, chiếu cói. Do điều kiện khó khăn, mỗi phòng ngủ trên tàu có hai giường tầng với bốn chỗ nhưng ban tổ chức phải bố trí thành 7-8 người (bốn ngủ ở giường, còn lại ngủ sàn). Nhưng điều đó không khiến ai băn khoăn. Chất lính, sự giản dị và đồng cam cộng khổ, đó là cơ sở để ngay cả những cán bộ cấp cao sinh hoạt trong cảnh đó cũng thấy ấm lòng. Điều kiện sinh hoạt ấy hóa kỷ niệm thiêng liêng, thế nên có phòng 8 cán bộ đều cấp hàm đại tá mà chỉ có 2 giường tầng, còn phòng bên thì hai cán bộ cấp tướng ở cùng hai giường tầng với 5 cán bộ cấp tá, đó là điều bình dị, và những vần thơ ấm áp, lấp lánh sự lãng mạn ra đời trong bối cảnh ấy.

Buổi sáng, tiếng phát thanh “toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu” lúc 5h30 trở nên quen thuộc, tất thảy dậy làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng trên tàu và nhanh chóng xuống xuồng vào đảo. Để hiểu hơn cuộc sống, rèn luyện trên đảo của cán bộ, chiến sĩ, nhiều đêm đoàn công tác nghỉ tại đảo nổi, ngủ trên chính giường cá nhân mà người lính Hải quân vẫn sử dụng hằng ngày…

Vững niềm tin với đảo xa

Đây là chuyến thăm, làm việc chính thức đầu tiên của đoàn công tác Bộ Công an tới quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK I với sự tham gia của nhiều tướng lĩnh, cán bộ cao cấp trong CAND. Để thực hiện chuyến đi đặc biệt ý nghĩa này, đoàn công tác đã có sự chuẩn bị chu đáo về con người, phương tiện, kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Hải quân (Bộ Quốc phòng). Hưởng ứng hoạt động ý nghĩa hướng về Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ Tổng cục và nhiều đơn vị thuộc Bộ đã dành khoản tiền trích từ tiền lương và phụ cấp, quyên góp ủng hộ cán bộ, chiến sĩ công tác tại đảo. Nhiều phần quà có ý nghĩa cũng được cán bộ, chiến sĩ và học viên các trường CAND gửi tặng.

Đoàn CBCS Tổng cục XDLL CAND tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại Trường Sa.

Đoàn công tác nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Quân chủng Hải quân, trong đó có Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 4. Đích thân Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân, người có hàng chục năm lăn lộn với biển, đảo, trực tiếp đi cùng đoàn.

Trong thời gian nói trên, đoàn đã tới thăm, làm việc tại một số đảo nổi: Sơn Ca, Sinh Tồn Đông, Trường Sa Đông, Trường Sa; đảo chìm Đá Lớn, Đá Thị, Đá Tây; nhà giàn Huyền Trân, thuộc khu vực nhà giàn DK I. Với đảo chìm – nơi được xây bằng bê tông cốt thép trên nền san hô nên điều kiện sống khó khăn, khí hậu khắc nghiệt. Đảo Trường Sa, nơi được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”, đảo nổi lên như một pháo đài sừng sững giữa biển Đông, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) 254 hải lý.

Đảo Trường Sa hôm nay là trung tâm hành chính của huyện đảo Trường Sa, ngoài các đơn vị Quân đội còn có các hộ dân sinh sống, các công trình văn hóa, tâm linh như: Nhà tưởng niệm Bác Hồ, tượng đài liệt sĩ, chùa. Nơi đây có trạm khí tượng thủy văn nằm trong hệ thống thủy văn quốc gia và thế giới, thường xuyên cung cấp tình hình thời tiết ở khu vực biển Đông. Đảo cũng đã xây dựng nhà khách Thủ đô, phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho khách khi đến với đảo.

Qua chuyến công tác tại các đảo cho thấy đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ đã được cải thiện nhiều so với trước, đáng chú ý là việc đầu tư các thiết bị về thông tin liên lạc, nghe nhìn, điện năng lượng mặt trời, điện gió. Ở bất kỳ đảo nào, cán bộ, chiến sĩ Hải quân và lực lượng liên quan cũng đều thể hiện tinh thần, bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường. Họ cũng là những người rèn rũa trong môi trường rèn luyện nghiêm khắc, thể hiện tình cảm sâu đậm với đồng chí, đồng đội, với đoàn công tác.

Như khẳng định của Thiếu tướng Trần Bá Thiều, qua chuyến công tác, mỗi chúng ta đều nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, càng thấy rõ hơn trách nhiệm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm biển đảo của Tổ quốc. Đồng thời càng khâm phục tinh thần khắc phục khó khăn, đoàn kết gắn bó của cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng trên đảo. Mặc dù cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió vô cùng khó khăn, các chiến sĩ vẫn luôn kiên định vững vàng, tràn đầy niềm tin và luôn phát huy phẩm chất của anh Bộ đội Cụ Hồ. Chính tinh thần lạc quan, yêu đời và kỷ luật thép của những người lính đã nhân lên niềm tin trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Thiếu tướng Trần Bá ThiềuKhông thể quên những tình cảm nồng ấm

Tất cả những nơi đoàn đến đều được đón nhận những tình cảm nồng ấm và sâu sắc nhất của cán bộ, chiến sĩ và quân dân trên đảo. Chúng ta không thể nào quên hình ảnh những chiến sĩ trẻ chọn những bông hoa, những con ốc đảo, những cây bàng vuông đẹp nhất tặng các thành viên đoàn công tác. Đặc biệt, chúng ta dự lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa, lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc với tình cảm thiêng liêng và xúc động. Trong chuyến công tác này, Đoàn Ca múa nhạc CAND mặc dù sau chuyến hành trình dài trên biển, các diễn viên đều bị say sóng nhưng với tình cảm và tinh thần trách nhiệm cao trước đồng đội thân yêu, các đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phục vụ cán bộ và nhân dân huyện đảo Trường Sa 10 buổi biểu diễn văn nghệ…

Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quânNiềm tin chủ quyền biển đảo

Đây là đoàn công tác đầu tiên của Bộ Công an tới Trường Sa, tham gia đoàn có nhiều tướng lĩnh, cán bộ cấp cao trong CAND, điều đó thể hiện tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của lực lượng Công an. Đến với Trường Sa, tôi nghĩ rằng mỗi người đều trở về với niềm tin mãnh liệt, đó là niềm tin vào chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, tin vào cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở hải đảo, tin vào bản lĩnh, ý chí và sức lực của chúng ta. Qua chuyến công tác càng khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa Công an và Quân đội, trong đó có lực lượng Hải quân. Cũng phải nói rằng, chuyến đi này thời tiết thực sự ủng hộ. Từ đầu năm 2011 tới nay đã có 6 đoàn công tác từ đất liền ra thăm đảo nhưng cả 6 đoàn đều không thể lên nhà giàn DK I do sóng lớn, riêng đoàn của ta là thứ bảy đã thực hiện được nhiệm vụ thiêng liêng đó.

Thiếu tướng Trần Quang Trọng, nguyên Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CANDNơi gian khó nhất là nơi rèn luyện tốt nhất

Đây là lần đầu tiên tôi được đến với Trường Sa. Khi ra đảo, các đồng chí Hải quân nói với tôi rằng giờ điều kiện nước sinh hoạt khá phong phú, đoàn công tác tắm giặt theo nhu cầu. Nhưng tôi nghĩ, có thể vì chúng tôi là sĩ quan cấp tướng nên các anh muốn tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng tôi không ái ngại, không vất vả. Tôi hiểu điều đó nên đến đảo nào mình cũng có ý thức tiết kiệm từng âu nước. Hôm ở đảo Sinh Tồn Đông, 3h sáng thức dậy, tôi bước ra hành lang. Tôi thấy một chiến sĩ vừa đi gác về, anh dùng một chậu nhỏ và đổ ít nước vừa đủ để vắt khăn lau người. Hành động đó khiến tôi rưng rưng nước mắt. Cán bộ, chiến sĩ trên đảo rất vất vả, hết lòng vì Tổ quốc, trong khi cuộc sống hôm nay nhiều bạn trẻ ở đất liền đang theo đuổi lợi ích riêng mình. Bởi thế, sự cống hiến của họ rất đáng khâm phục. Họ cũng là những người rất giàu tình cảm. Quả thực, nơi gian khó nhất là nơi rèn luyện tốt nhất.

Đăng Trường

 


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình: TPHCM cần có tiêu chí đặc thù về cải cách tư pháp

0 nhận xét

Chiều 15-4, đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao dẫn đầu đoàn công tác Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương làm việc với lãnh đạo TPHCM và các cơ quan tư pháp trên địa bàn TP để cùng bàn bạc về một số nội dung liên quan đến công tác cải cách tư pháp trong chiến lược từ nay đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh đến trọng tâm là thành lập hệ thống tòa án khu vực. Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM cùng tham dự buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, các cơ quan tư pháp của TP đã báo cáo tóm tắt về dự thảo Đề án thành lập Tòa án khu vực, Viện kiểm sát khu vực trên địa bàn TP với những tiêu chí cụ thể về nhân sự, cơ sở vật chất, tính đồng bộ giữa các cơ quan…

 

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải (đứng) phát biểu tại buổi làm việc.

Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng TAND TPHCM về một số nội dung lớn của đề án thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực thì Tòa án sơ thẩm khu vực có chức năng, nhiệm vụ xét xử sơ thẩm các vụ án và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền chung của Tòa án sơ thẩm khu vực là xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, các vụ án và các việc về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng.

Nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc thực hiện đề án thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực, đại diện lãnh đạo TAND TPHCM cho biết: Hiện nay, tại TPHCM có 24 đơn vị toàn án cấp huyện đã được tăng thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, theo pháp luật về tố tụng thì vẫn còn một số vụ việc do TAND TP giải quyết theo trình tự sơ thẩm. Theo Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị thì tóa án cấp phúc thẩm vẫn có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm một số vụ án nên phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng hiện nay. Do đó, nếu thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực thì thẩm quyền giữ như thẩm quyền xét xử hiện nay sẽ có nhiều thuận lợi khi tiếp cận giải quyết. Sau một thời gian nhất định (khoảng 5 năm) thì thẩm quyền này có thể thay đổi theo hướng Tòa án sơ thẩm khu vực giải quyết tất cả các loại vụ án theo trình tự sơ thẩm để tòa cấp tỉnh chỉ giải quyết phúc thẩm, từ đó TAND tối cao chỉ giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, không còn chức năng xét xử phúc thẩm như hiện nay.

 

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương làm việc với lãnh đạo TPHCM và các cơ quan tư pháp trên địa bàn TP chiều 15-4.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng, với địa bàn đông dân cư, số lượng án rất lớn cũng như thường xuất hiện nhiều loại tội phạm mới nên cần để TPHCM có tiêu chí đặc thù so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Bí thư Thành ủy TP Lê Thanh Hải đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương cần sớm xây dựng lộ trình cụ thể để định hướng cho TPHCM nói riêng, các tỉnh thành khác trong cả nước nói chung có tiêu chí thực hiện. Riêng TPHCM sẽ chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đề án với sự góp ý, giám sát của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Ghi nhận các ý kiến của lãnh đạo TP và các cơ quan tư pháp TP, đồng chí Trương Hòa Bình khẳng định sau đợt khảo sát, TAND Tối cao sẽ sớm trình Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương xây dựng lộ trình, tiêu chí cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện. Với TP, đồng chí đề nghị lãnh đạo địa phương xem xét cụ thể lại hai dự thảo đề án của các cơ quan tư pháp để thống nhất trình Trung ương xem xét.

Thiên Linh


(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →