Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp xúc cử tri các quận của TPHCM

0 nhận xét

Ngày 9-9, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM gồm các ông bà: Lê Thanh Hải, Huỳnh Thành Đạt, Nguyễn Phước Lộc, Huỳnh Thành Lập, Trần Thanh Hải, Phạm Văn Gòn, Võ Thị Dung, Đỗ Văn Đương, Huỳnh Minh Thiện, Nguyễn Ngọc Hòa, Đinh Thị Bạch Mai, Đặng Thành Tâm, Nguyễn Thị Quyết tâm, Huỳnh Ngọc Ánh, Đoàn Nguyễn Thùy Trang đã tiếp xúc với cử tri các quận 2, 5, 10, Bình Tân, Tân Bình, Phú Nhuận để báo cáo lại kết quả kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII.

le-thanh-hai

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp xúc cử tri quận 10.

Tổ ĐBQH số 4 gồm các ĐB Lê Thanh Hải, Huỳnh Thành Đạt, Nguyễn Phước Lập đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 5 và quận 10. Cử tri bày tỏ sự tin tưởng cao vào kết quả bầu lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ mà QH vừa bầu chọn. Nhiều cử tri bày tỏ tin tưởng, với tuổi trung bình trẻ hơn, trình độ học vấn cao hơn, ĐBQH khóa XIII chắc chắn sẽ làm được nhiều việc ích nước, lợi dân.

Tuy nhiên, qua tiếp xúc, các cử tri cũng thể hiện rõ sự lo lắng trước tình hình tai nạn giao thông tăng đột biến. Cử tri Trần Duy Ái (phường 14, quận 5) cho rằng: Tai nạn giao thông đã không còn bình thường nữa mà đã trở thành vấn nạn nhức nhối. QH phải có chuyên đề, giám sát chặt chẽ về tai nạn giao thông, không thể chậm trễ hơn.

Cử tri Nguyễn Thị Mộng Duyên (phường 12, quận 5) đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần tổng rà soát lại toàn bộ việc cấp bằng lái xe trên cả nước. Đây chính là mấu chốt của tình trạng tai nạn giao thông như hiện nay. Cần tổng kiểm tra, lưu trữ lại bằng phần mềm để khi cần có thể theo dõi xử lý, chấn chỉnh ngay.

Nhiều cử tri bày tỏ băn khoăn trước giá cả tăng, ô nhiễm môi trường… Cử tri Trần Triệu Ái cho rằng chất lượng sống của người dân đang giảm do giá cả “nhảy múa”. Cử tri Nguyễn Hoàng đề nghị nên cân nhắc để tăng trưởng GDP phải đồng hành cùng chất lượng sống của người dân.

le-thanh-hai

Tổ ĐBQH số 4 tiếp xúc cử tri quận 5.

Thay mặt tổ ĐBQH đơn vị số 4, ĐB Lê Thanh Hải (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM) tiếp thu những ý kiến của cử tri và hứa sẽ tổng hợp chuyển cho đoàn ĐBQH TP kiến nghị Trung ương. Những ý kiến liên quan đến thẩm quyền của địa phương thì chuyển giao để địa phương xử lý, tổ ĐBQH sẽ giám sát tiến độ thực hiện.

Đánh giá về những bức xúc liên quan đến tình trạng tham nhũng lãng phí, ĐBQH Lê Thanh Hải nhìn nhận tình trạng trên vẫn còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân. ĐBQH Lê Thanh Hải cho rằng: “Đây là điều nhức nhối mà tôi nghĩ tất cả chúng ta, mỗi người một cương vị khác nhau nhưng phải ra sức góp phần chấn chỉnh để xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh”.

Xung quanh tình hình biển Đông, ĐBQH Lê Thanh Hải cho biết: Bộ Chính trị có chuẩn bị để báo cáo cho Ban Chấp hành Trung ương về tình hình biển Đông gần đây và chủ trương xử lý của chúng ta, sau đó có báo cáo cho QH. Ban Tuyên giáo Trung ương đã có tài liệu về việc này, Thành ủy TPHCM cũng đã phổ biến. Theo hướng dẫn thì từ nay đến cuối tháng, các quận huyện, sở ngành phổ biến cho tất cả đảng viên và sau đó phổ biến trong nhân dân TP.

PV


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Cần giải pháp khẩn hạn chế tai nạn giao thông

0 nhận xét

° Sẽ thông tin đến cử tri về tình hình biển Đông

- Ngày 9-8, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM: Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Quyết Tâm, Huỳnh Thành Đạt, Nguyễn Phước Lộc, Huỳnh Thành Lập, Trần Thanh Hải, Phạm Văn Gòn, Võ Thị Dung, Đỗ Văn Đương, Huỳnh Minh Thiện, Nguyễn Ngọc Hòa, Đinh Thị Bạch Mai, Đặng Thành Tâm đã tiếp xúc với cử tri các quận 2, 5, 9, 10, Bình Tân, Tân Bình, Phú Nhuận để báo cáo kết quả kỳ họp thứ I Quốc hội khóa XIII.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải lắng nghe ý kiến của cử tri quận 10

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải lắng nghe ý kiến của cử tri quận 10

Tại các buổi tiếp xúc, cử tri thể hiện rõ sự lo lắng trước tình hình tai nạn giao thông (TNGT) tăng đột biến. Cử tri Trần Duy Ái (phường 14, quận 5) cho rằng TNGT đã trở thành vấn nạn nhức nhối. QH phải có chuyên đề, giám sát chặt chẽ TNGT, không thể chậm trễ hơn. Cử tri Nguyễn Thị Mộng Duyên (phường 12, quận 5) đề nghị: “Bộ GTVT cần tổng rà soát toàn bộ việc cấp bằng lái xe trên cả nước. Đây chính là mấu chốt của tình trạng TNGT như hiện nay. Cần xử phạt nghiêm minh tình trạng vi phạm giao thông mới mong kéo giảm TNGT”. Cử tri quận Tân Bình đề nghị QH giám sát tình trạng lấy đất sân bay làm sân golf bởi ảnh hưởng lớn đến an toàn hàng không. Cử tri cũng bức xúc trước tình trạng giá cả tăng cao, khiến đời sống người dân vùng ven rất khó khăn và mong muốn nhanh chóng có các giải pháp căn cơ…

Thay mặt tổ ĐBQH đơn vị số 4, đại biểu Lê Thanh Hải (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM) tiếp thu những ý kiến của cử tri và hứa sẽ tổng hợp chuyển cho tổ ĐBQH TP kiến nghị Trung ương. Những ý kiến liên quan đến thẩm quyền của địa phương thì giao địa phương xử lý, tổ ĐBQH TP sẽ giám sát tiến độ thực hiện.

Đánh giá về những bức xúc liên quan đến tình trạng tham nhũng lãng phí, ĐBQH Lê Thanh Hải cho rằng: “Đây là điều nhức nhối mà tôi nghĩ tất cả chúng ta, mỗi người một cương vị khác nhau nhưng phải ra sức góp phần chấn chỉnh để xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh”.

Xung quanh tình hình biển Đông, ĐBQH Lê Thanh Hải cho biết Bộ Chính trị có chuẩn bị để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương về tình hình biển Đông gần đây và chủ trương xử lý của chúng ta, sau đó báo cáo QH. Ban Tuyên giáo Trung ương đã có tài liệu về việc này, Thành ủy TPHCM cũng đã phổ biến.

PV


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải thăm hỏi nạn nhân chất độc da cam

0 nhận xét

Hình ảnh chiếc máy bay của không lực Hoa Kỳ đang phun chất độc da cam xuống những cánh rừng bạt ngàn; những em bé dị dạng, không vẹn nguyên hình hài; bàn tay co quắp, đôi mắt lồi vô hồn một nỗi đau… Tất cả đã được tái hiện tại cầu truyền hình “Chất độc da cam/dioxin – Tội ác và công lý” được tổ chức ở điểm cầu TPHCM và huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – nơi hứng chịu chất độc da cam đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 10-8-1961. Khán giả, qua truyền hình đã được sống cùng nỗi đau của hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin, thắp lên ngọn lửa hy vọng của chặng đường tìm công lý cho các nạn nhân Việt Nam.

le thanh hai

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải thăm hỏi nạn nhân chất độc da cam tại chương trình cầu truyền hình.

Những câu hỏi không lời đáp

Mỗi ngày cuối tuần, đôi chân nặng trĩu của ông Mai Giảng Vũ lại rảo bước tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Điểm đến của ông là 3 ngôi mộ nhỏ – con của ông. Họ đều bỏ ông ra đi khi vừa 20, 21 tuổi bởi cùng một nguyên nhân: Nhiễm chất độc da cam. Nỗi đau của một người cha phải tiễn những người con của mình ra đi khi còn son trẻ không thể kể xiết. Nhưng với ông Vũ, nỗi đau ấy không chỉ có vậy…

50 năm trước, trung sĩ không quân Việt Nam Cộng hòa Mai Giảng Vũ được phân công lái máy bay phun thuốc diệt cỏ tại khu vực Tây Ninh và Bình Phước. Ông không thể ngờ, chính trong cơ thể của mình, chất độc ấy cũng đang bắt đầu hủy hoại.

Sau năm 1975, lần lượt những đứa con ông ra đời đều khỏe mạnh. Nhưng chỉ được 2, 3 năm, chúng lần lượt bị teo cơ và phát triển không bình thường. Đến tuổi 20, 21, lần lượt 3 đứa con ra đi, để lại cho ông sự trống vắng và đau xót. Nước mắt cạn khô theo năm tháng và ông Vũ tham gia một cuộc chiến mới – tìm công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ông tới Paris, nói chuyện về những nạn nhân, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế. Nhiều người ủng hộ ông, bởi hơn ai hết, tiếng nói của ông, vừa là nạn nhân, vừa là người trực tiếp gây nên những nỗi đau chiến tranh ấy.

Chắc hẳn, khán giả qua truyền hình không thể quên được ánh mắt khát khao được sống bình thường, được có những đứa con khỏe mạnh của anh Trần Quang Thái; những giọt nước mắt của chị Phạm Thị Loan (vợ anh Thái) khi nói những mong ước dung dị về một ngôi nhà và những đứa trẻ. Anh Thái là thế hệ thứ hai trong gia đình có 3 thế hệ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam ở tỉnh Kon Tum. Chị gái và em gái anh là Hường và Thúy cũng bị ảnh hưởng và cô con gái bé nhỏ của chị Hường cũng không bình thường như bao đứa trẻ khác.

Mẹ anh Thái, bà Thanh Thống, xúc động: “Với người bình thường, sinh được một đứa con là niềm vui, có một đứa cháu niềm vui nhân đôi. Còn với vợ chồng tôi, mỗi khi có một đứa con ra đời là thêm một nỗi lo, khi cháu sinh ra lại là nỗi đau vô cùng tận”. Hai người con lành lặn khác của bà Thống lại sống trong sự lạnh nhạt của người đời. Họ không hề muốn có con dâu hay con rể sinh ra từ gia đình có đến 3 thế hệ bị nhiễm chất độc da cam…

Chung lòng trong cuộc chiến giành công lý

Ngay từ khi mới chào đời, chị Trần Thị Hoan (quê tỉnh Bình Thuận) đã mang hình hài khiếm khuyết – không có 2 chân và bàn tay trái – do mẹ bị nhiễm chất độc da cam. Có lúc chị đã muốn buông xuôi, không đến trường bởi sự mặc cảm khi biết được giữa mình và bạn bè đồng trang lứa có nhiều khác biệt.

Các đại biểu tham dự cầu truyền hình thăm hỏi nạn nhân chất độc da cam

Các đại biểu tham dự cầu truyền hình thăm hỏi nạn nhân chất độc da cam. Ảnh:

Qua thời gian, được lớn lên trong sự yêu thương ở Làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ TPHCM), chị đã lấy lại lòng tự tin, vươn lên bằng nghị lực để trở thành sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM và đi làm trong một công ty. Tự thấy mình may mắn hơn rất nhiều so với những người cùng cảnh ngộ khác, chị không ngừng theo đuổi cuộc chiến pháp lý đòi các công ty sản xuất hóa chất của Mỹ phải bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Những lời kể của cô gái khuyết tật bé nhỏ khi gặp gỡ nhiều người dân Hoa Kỳ, cũng như tại phiên điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ, đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về hậu quả khủng khiếp do chất độc da cam đem đến cho đất nước và con người Việt Nam.

Là bác sĩ sản khoa, chứng kiến hàng ngàn trường hợp trẻ sinh ra bị khuyết tật cũng như xót xa trước sự vật vã, đau khổ của những người mẹ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam) quyết tâm đấu tranh đòi những người gây ra thảm cảnh đau lòng phải chịu trách nhiệm.

Hai lần điều trần trước Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ (lần đầu thay mặt cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam, lần thứ hai thay mặt các nạn nhân chất độc da cam – đi cùng chị Trần Thị Hoan), bà đã góp phần làm cho các nhà lập pháp, các nghị sĩ của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ thấy rõ thảm họa xảy ra tại Việt Nam, từ đó phải nhìn nhận trách nhiệm một cách thỏa đáng.

Bà bức xúc nêu vấn đề: “Thời gian qua, vài chục ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam đã được bồi thường hơn 13 tỷ USD. Vậy Việt Nam còn 3 triệu nạn nhân, còn 28 “điểm nóng” tồn tại thì sao? Mục đích cuối cùng của chúng ta là đòi được công lý, để giúp các nạn nhân được đền bù thỏa đáng và có cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1989, tận mắt nhìn thấy nỗi đau mà các nạn nhân chất độc da cam đang phải chịu đựng, ông Len Aldis (Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh – Việt) chuyển những cảm xúc của mình thành hành động. Trở về Anh, ông đến mọi nơi có thể kể về những gì đã chứng kiến, kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ các nạn nhân.

Ông vận động một triệu chữ ký gởi Tổng thống Mỹ Bush và Tổng Thư ký Liên hiệp quốc yêu cầu bồi thường cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ông khẳng định: “Con số các nạn nhân chất độc da cam vẫn tăng lên cùng với sự gia tăng dân số Việt Nam. Không quốc gia nào có quyền gây ra nỗi đau này đối với những người vô tội. Chúng ta phải làm tất cả để đòi công lý cho các nạn nhân”.

Đồng chí NGUYỄN THỊ THU HÀ (Ủy viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM): Công lý phải được tôn trọng

Chất độc da cam vẫn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế – xã hội tại nước ta. Hàng vạn gia đình đã chịu khổ đau, đã chịu ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam/dioxin. Tội ác phải được vạch trần! Công lý phải được tôn trọng! Đó chính là lương tri của loài người nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng.

Vừa qua, Đảng bộ và chính quyền TPHCM đã chung tay giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng của nạn nhân chất độc da cam. Nhiều nạn nhân đã vượt lên số phận và ý chí khắc phục khó khăn rất đáng trân trọng. Chất độc da cam/dioxin là thảm họa và những người gây ra phải chịu trách nhiệm. Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc da cam phải chịu trách nhiệm với nạn nhân Việt Nam như đã thực hiện với cựu chiến binh và gia đình của họ tại Mỹ. Tôi tin rằng nhân dân tiến bộ Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ, đồng hành với chúng ta trong việc đấu tranh đòi công lý.

Thiếu tướng TRẦN NGỌC THỔ (Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TPHCM): Sẽ kiện cho đến khi thắng lợi hoàn toàn

Đã 3 lần Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam gửi đơn kiện đến Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm, Tòa án liên bang của Hoa Kỳ đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Nhưng cả 3 lần đều bị từ chối vì Hoa Kỳ cho rằng đơn kiện của ta không đủ chứng cứ.

Hiện nay, chúng tôi đã đủ chứng cứ do các nhà khoa học của Hoa Kỳ cung cấp và chính Đô đốc, Tư lệnh Hải quân Mỹ (người chỉ huy trực tiếp rải chất độc hóa học các vùng núi, bưng biền của miền Nam Việt Nam) đã khẳng định rải phát quang, chất độc hóa học trong đó có chất dioxin. Trách nhiệm bồi thường không thể chỉ riêng các công ty sản xuất hóa chất, mà là trách nhiệm của các đời tổng thống Hoa Kỳ, những người đã ra lệnh tổ chức chiến tranh tại Việt Nam. Chúng ta sẽ kiên trì đi kiện từ thế hệ này đến thế hệ khác cho đến khi thắng lợi hoàn toàn!

ĐOÀN HIỆP – ÁI CHÂN – THẠCH THẢO


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Quốc hội thảo luận chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

0 nhận xét

Chiều nay (4/8), Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, nghe và thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ  Quốc hội về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Kế thừa, phát huy những tiến bộ của Hiến pháp năm 1992

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; phải căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước; tiếp tục khẳng định bản chất, mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh 1991 và Hiến pháp 1992. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc sửa đổi, bổ sung phải tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; thực hiện dân chủ XHCN; tăng cường kỷ luật kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đưa ra một số định hướng lớn như về chế độ chính trị tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và nhân dân ta.

Khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Theo đó, phải làm rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.

Về thể chế kinh tế, cần sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm mục tiêu, định hướng chính sách lớn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

Về tổ chức bộ máy nhà nước, tiếp tục khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Về Chính phủ, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng nền hành chính thống nhất, thống suốt, hiệu lực, hiệu quả; quy định rõ hơn ở tầm hiến định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, với các cơ quan tư pháp.

Đối với chính quyền địa phương, Tờ trình cũng đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng nghiên cứu xác định rõ hơn địa vị pháp lý, mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phân cấp phân quyền giữa Trung ương và địa phương…

Theo dự kiến kế hoạch việc tổ chức thực hiện, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ủy ban sửa đổi Hiến pháp có nhiệm vụ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992, xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Phấn đấu trình Quốc hội dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ nhất vào Kỳ họp cuối năm 2012, sau đó  tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào khoảng tháng 3-4/2013. Tiếp đó, dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của nhân dân và ý kiến của đại biểu Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Hiến pháp phải mang tính ổn định, lâu dài

Thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số các đại biểu tán thành cao với các định hướng, nội dung lớn của Tờ trình về triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 là cần thiết. Đặc biệt, cần tập trung vào sửa đổi những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó làm rõ hơn mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong công tác lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nhất trí với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang), đại biểu Phùng Khắc Đăng (Sơn La) đề nghị cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò và mối quan hệ cơ bản giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội; vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong Hiến pháp.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) tán thành quan điểm sửa đổi Hiến pháp là phải mang tính ổn định, lâu dài, phải kế thừa và phát huy những thành tựu, ưu việt và tiến bộ của Hiến pháp 1992.

“Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này cần làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa kiến nghị.

Bên cạnh đó, cần bổ sung, hoàn thiện các quyền cơ bản của công dân. Thể hiện bản chất dân chủ, công bằng, văn minh của chế độ chính trị  nhà nước ta.

TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh trăn trở, điều lớn nhất cần sửa đổi lần này là tổ chức bộ máy nhà nước. Cụ thể, quy định tổ chức bộ máy Trung ương với cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ nhằm hạn chế lạm quyền. Bên cạnh đó, cũng phải cân nhắc đến việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương với loại hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn với đặc trưng riêng cho phù hợp với xu thế phát triển.

Một số đại biểu khác góp ý về việc tăng thêm số thành viên Ủy ban dự thảo sửa  đổi Hiến pháp, với đại diện của một số  ngành nghề và tổ chức xã hội nghề  nghiệp khác.

Phó Chủ  tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào cuối Kỳ họp này.

Lê Sơn – Quỳnh Hoa


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đồng chí Lê Thanh Hải cùng lãnh đạo dâng hương tưởng niệm anh hùng, liệt sỹ

0 nhận xét

le thanh hai

Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ, sáng 27/7, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dự lễ dâng hương tưởng niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; các Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí lão thành cách mạng cùng dự lễ viếng.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng, Liệt sỹ.”

Tiếp đó, Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.”

Cùng ngày, các oàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PV


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Điện mừng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ VN

0 nhận xét

Nhân dịp kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Sinh Hùnggiữ chức Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện chúc mừng đến lãnh đạo Việt Nam.

le thanh hai

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Ngô Bang Quốc đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Điện mừng nhấn mạnh: Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi. Nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị lâu đời. Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai,” quan hệ Trung-Việt đã đạt được những tiến triển mới.

Quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh, ổn định, phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Phía Trung Quốc nguyện chung sức cùng phía Việt Nam tăng cường tin cậy, mở rộng giao lưu, đi sâu hợp tác, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung- Việt luôn không ngừng phát triển theo quỹ đạo đúng đắn.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Choummaly Xayasone đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Pany Zathotu đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Các vị lãnh đạo Lào bày tỏ vui mừng và đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam anh em đã giành được trong xây dựng và phát triển đất nước và nhấn mạnh việc các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng được bầu giữ các trọng trách này thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đối với phẩm chất tốt đẹp, công lao to lớn, năng lực lãnh đạo và thành tích to lớn mà các đồng chí đã đóng góp trong suốt thời gian qua.

Các vị lãnh đạo Lào cũng bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nhân dân Việt Nam anh em sẽ giành được nhiều thành tựu quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015, gặt hái được nhiều thành công to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc xây dựng quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào anh em ngày càng phát triển bền chặt, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã gửi điện mừng tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Bức điện viết: “Nhân dân Nga biết đến Ngài là người kiên định chủ trương tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác chặt chẽ đã được thử thách qua thời gian giữa hai nước chúng ta. Phát triển quan hệ cùng có lợi với Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, nhân văn và các lĩnh vực khác là ưu tiên đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tôi hy vọng vào sự hợp tác xây dựng với Ngài Chủ tịch kính mến nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương. Nhân dịp này, tôi trân trọng mời Ngài thăm chính thức Liên bang Nga.”

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Bức điện có đoạn viết: “Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Ngài nhậm chức Thủ tướng năm 2006, tôi tin tưởng chắc chắn rằng, trên cương vị Thủ tướng nhiệm kỳ mới, Ngài sẽ tiếp tục cống hiến vì sự phát triển phồn vinh của đất nước Việt Nam.

Tôi vui mừng nhận thấy mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam hiện nay đang phát triển rất tốt đẹp và được củng cố trên nhiều lĩnh vực. Tôi luôn sẵn sàng hợp tác với Ngài để thúc đẩy cho mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước ngày càng bền chặt hơn nữa.”

Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng tới bà Nguyễn Thị Doan nhân dịp bà được bầu lại làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

PV


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tới thăm Liên đoàn Luật sư Việt Nam

0 nhận xét

Sáng 26-7, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã tới thăm Liên đoàn Luật sư  Việt Nam

Ông Lê Thanh Hải cho rằng liên đoàn cần có những định hướng cụ thể trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ luật sư trước xu thế hội nhập quốc tế.

le thanh hai

Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM (thứ ba từ phải qua), làm việc tại Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh cho biết đến nay, cả nước có hơn 6.700 luật sư được cấp thẻ hành nghề và còn tăng hơn nữa trong thời gian sắp tới khi Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 mới được Thủ tướng phê duyệt giao việc đào tạo luật sư cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Sau khi nghe Bí thư Thành ủy TPHCM đề cập vấn đề biển Đông, ông Lê Thúc Anh cho biết liên đoàn đã thành lập một ban nghiên cứu pháp lý về biển Đông và hải đảo Việt Nam để sẵn sàng tham gia khi Chính phủ yêu cầu.

T.Kha


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →