Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Thu hút người tài ở TPHCM: Cần sự đột phá

0 nhận xét

* Trọng thị nhân tài

Chị N., trưởng phòng một sở tại TPHCM, tâm sự: “Quyết định “thay máu” nhân sự trẻ có năng lực ở bộ phận mình, tôi phải gồng mình chịu trận, thậm chí đối mặt với búa rìu dư luận khi điều chuyển những người không làm được việc sang bộ phận khác. Được sự chấp thuận của ban giám đốc, tôi đã tuyển thêm 4 thạc sĩ, tiến sĩ có trình độ, chuyên môn về quản lý kinh tế, quản trị mạng – được đào tạo bài bản ở nước ngoài theo chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của TP. Tuy mức lương trả theo quy định nhà nước không cao nhưng họ vui vẻ làm việc với trách nhiệm cao, hoàn thành nhanh công việc được giao…”.

Theo chị N., bí quyết giữ chân những người trẻ, giỏi chuyên môn này bắt nguồn từ sự trọng thị – tin tưởng giao việc và tạo cơ hội để họ phát huy tài năng, kiến thức. Kết quả cho thấy, khi tiếp xúc với những nhân tố trẻ năng động, giỏi chuyên môn và ngoại ngữ này, nhiều khách hàng, đơn vị đến liên hệ công việc đều cảm thấy một không khí làm việc thân thiện, dễ chịu. Như thế, chuyện lương bổng ở đây không quan trọng bằng môi trường làm việc tốt.

Có thể nói, chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của TP trong những năm qua đã góp phần tạo thêm nguồn lực chất xám, lao động chất lượng cao cho TPHCM trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Có rất nhiều lao động trẻ được đào tạo từ nước ngoài trở về có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao cộng với vốn ngoại ngữ đã phát huy năng lực, góp phần trám lỗ hổng thiếu hụt cán bộ quản lý, chuyên viên giỏi ở các sở, ngành, cơ quan.

Tuy nhiên, ở một góc khuất khác, đã có không ít người tài dù có nhiệt huyết, dù rất muốn đóng góp tài năng cho TP nhưng đã phải khăn gói ra đi, tìm môi trường ngoài quốc doanh để thi thố tài năng. Lỗi này một phần thuộc về cơ quan, đơn vị nơi họ làm việc đã không quan tâm tạo điều kiện cho nguồn lực trẻ, người tài có cơ hội phát huy năng lực, hành trang tri thức tích lũy từ nước ngoài. Điều này thật lãng phí!


Sinh viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM trong ngày nhận bằng tốt nghiệp năm 2010. Ảnh: MAI HẢI

Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn nhân lực, cuộc đua “săn đầu người” không dừng ở yếu tố tiền lương, thu nhập, mà lợi thế nghiêng về môi trường làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp, chuyên môn. Điều này lý giải vì sao có một số người được đào tạo ở nước ngoài theo chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của TPHCM đã vi phạm hợp đồng (phải làm việc đủ 5 năm trong khu vực nhà nước) và chấp nhận bồi thường chi phí đào tạo để ra bên ngoài làm việc.

Mới đây, một công ty dám bỏ ra số tiền tương đương 500 triệu đồng – hoàn trả chi phí đào tạo của TP – để chiêu dụ một chuyên viên giỏi về lĩnh vực công nghệ thông tin đang làm ở một cơ quan nhà nước về với họ. Đành rằng, làm việc ở đâu thì người lao động cũng cống hiến, đóng góp cho xã hội nhưng ở khu vực nhà nước đang rất cần đội ngũ nhân lực có trình độ cao, quản trị giỏi để hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế – xã hội đạt hiệu quả cao thì quả là một sự thiệt thòi.

Trong xu thế cạnh tranh, cái đầu có hàm lượng chất xám cao thật khó định giá và câu chuyện nêu trên đang gióng thêm hồi chuông báo động về xu hướng chảy máu chất xám từ khu vực nhà nước ra ngoài quốc doanh ngày một nhiều.

  • Chính sách linh hoạt thu hút nhân tài

Hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, TPHCM luôn coi trọng việc đầu tư đào tạo chuẩn bị nguồn và thu hút người tài vào các cơ quan nhà nước làm việc. Ngoài đầu tư cho chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, lao động chất lượng cao, TP còn có chính sách thu hút nhân lực có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) về quận, huyện, thị trấn, phường xã làm việc. Theo đó, người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được TP hỗ trợ thu nhập ở mức 500.000 – 1.000.000 đồng/tháng.

Song song đó, TP cũng thí điểm việc ký hợp đồng “thuê khoán” nhân lực từ nguồn Việt kiều. Theo Sở Nội vụ TPHCM, mặc dù đã linh hoạt trả mức lương khoán cao vượt khung so với công chức (30 triệu đồng/tháng), cho chức danh giáo sư – tiến sĩ và 15 – 20 triệu đồng/tháng cho chức danh tiến sĩ) nhưng hiện tại TP mới thu hút được có 4 Việt kiều gắn bó với quê hương. Rõ ràng, so với mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động thì mức lương này rất khó thu hút du học sinh từ nước ngoài trở về nói chi đến Việt kiều – những người có trình độ cao, học hàm, học vị.

Nhìn lại thực tế, TP đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là có trình độ quản trị giỏi, chuyên gia hàng đầu ở các lĩnh vực phát triển “nóng” như quy hoạch, kiến trúc, quản lý đô thị, hạ tầng giao thông, quản lý kinh tế, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường…

Điển hình là việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nếu có chuyên gia, kỹ sư giỏi tham gia hoạch định chính sách, dự án và giám sát kỹ từng công trình thì TP không để xảy ra tình trạng xuất hiện quá nhiều “hố tử thần” trên đường như hiện nay. Nếu từng quận, huyện có đủ đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn, có năng lực, trình độ về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng… thì bức tranh chung về quản lý đô thị đã bớt bát nháo, nhếch nhác như hiện tại.

Hệ quả nhãn tiền của lỗ hổng thiếu cán bộ quản lý có trình độ, thiếu chuyên viên giỏi ở các lĩnh vực kinh tế – xã hội đã phát sinh nhiều tồn tại, tạo ra sức ì trong thực thi các chính sách, dự án phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống của người dân TP.

Từ bất cập trên, TPHCM cần phải có chính sách phù hợp, linh hoạt trong việc giữ và thu hút người tài, người có năng lực vào khu vực công làm việc. Để làm được điều này, TPHCM phải có cách làm mới mang tính đột phá, trong đó chủ động đề nghị Trung ương cho phép tuyển công khai các chức danh quản lý cao cấp, chuyên gia hàng đầu ở một số lĩnh vực, ngành nghề mới và trả lương ngang bằng thị trường.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nhân lực chất lượng cao, nếu TPHCM không có giải pháp mang tính cạnh tranh thu hút và giữ chân người tài, người biết làm việc thì tình trạng chảy máu chất xám ở khu vực nhà nước sẽ gia tăng.

KHÁNH BÌNH


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

FPT Software HCM tạo môi trường làm việc nhiều tiện ích

0 nhận xét

Ngày 12-12, Công ty FPT Software HCM (thuộc Tập đoàn FPT) tổ chức Ngày phụ huynh tại trụ sở mới F-Town (nằm trong Khu công nghệ cao, quận 9, TPHCM), nhằm tri ân các bậc sinh thành của nhân viên công ty, đồng thời giới thiệu trụ sở làm việc mới của FPT Software HCM.

Trụ sở mới F-Town nằm trong Khu công nghệ cao, quận 9, TPHCM

Tại đây, ban lãnh đạo FPT Software HCM chia sẻ định hướng phát triển của công ty và đưa các bậc phụ huynh tham quan khu làm việc mới, khu đào tạo, khu vui chơi giải trí, khu ăn trưa, khu cư trú, căn hộ FPT…

Với mô hình trên, FPT Software HCM là doanh nghiệp phần mềm đầu tiên tại TPHCM xây dựng môi trường làm việc theo mô hình “campus” với nhiều tiện ích cho nhân viên.

B.TÂN


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Hướng mở tín dụng nông nghiệp nông thôn

0 nhận xét

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về tín dụng nông nghiệp nông thôn đến nay mới hơn 6 tháng nhưng đã mở ra cơ hội cho sản xuất nông nghiệp, giải được cơn khát vốn cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn không ít vướng mắc cần tháo gỡ.

Nguồn vốn dồi dào

Theo Nghị định 41, cơ chế cho vay thông thoáng, mức cho vay lớn, các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng; các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; các HTX, trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng…

Có thể thấy rõ, Nghị định 41 được xem là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nông dân ĐBSCL tìm mua máy móc sản xuất nông nghiệp nhờ chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn. Ảnh: T.M.T.

Triển khai vấn đề này, Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) đã chủ động phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền và triển khai tới hệ thống Agribank cơ sở nhằm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, đáp ứng vốn kịp thời cho các đối tượng vay vốn.

Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2010, Agribank tiếp tục bổ sung nguồn vốn 13.000 tỷ đồng cho vay trung, dài hạn để phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thời gian qua, Agribank đã đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Tính đến nay, tổng dư nợ của Agribank đạt trên 400.000 tỷ đồng, trong đó có tới 70% là nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Xác định được tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong chiến lược phát triển, Ngân hàng TMCP Liên Việt cũng đã triển khai đề án đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL năm 2010 và định hướng đến năm 2013. Đây cũng là chính sách tín dụng gắn doanh nghiệp với nông dân, cho vay khép kín, đảm bảo liên kết các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu với nông dân nhằm giúp cho người dân sản xuất có lãi.

Ông Nguyễn Minh Trí, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban đề án nông nghiệp nông thôn Ngân hàng TMCP Liên Việt, cho biết: “Đề án được thí điểm đầu tiên tại tỉnh Hậu Giang, đến nay ngân hàng triển khai thêm một số tỉnh khu vực ĐBSCL. Từ tháng 5 đến giữa tháng 10-2010, tổng dư nợ trên 1.091 tỷ đồng, đạt 54,56% kế hoạch năm 2010. Với đề án này, nông dân ở An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý, kịp thời đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

Theo Nghị định 41, nông dân được vay khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, giảm áp lực về trợ giá nông thủy sản nhưng thực tế rất ít dự án sản xuất.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Agribank Vĩnh Long, chi nhánh Vĩnh Long, được tăng cường nguồn vốn 400 tỷ đồng cho vay phục vụ mục tiêu này, nhưng đến nay chỉ giải ngân được khoảng 200 tỷ đồng; chủ yếu cho vay thu mua lương thực, chế biến, nuôi cá tra. Mức cho vay theo mục tiêu này khá cao, 50 – 500 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, ở khu vực nông nghiệp – nông thôn, người dân chưa có nhiều dự án tốt, khả thi để hưởng ưu đãi từ nguồn vốn trên.

Còn vướng mắc

Mặc dù chính sách mới đã tạo động lực mới trong việc khơi thông nguồn vốn tín dụng về nông thôn nhưng vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, Nghị định 41 là một bước tiến quan trọng trong chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn để mua nông cụ phục vụ sản xuất của nông dân vẫn còn khó khăn bởi các ngân hàng đưa ra yêu cầu người mua máy phải biết sử dụng máy, nhưng trên thực tế không phải ai cũng biết.

Hiện nay nông dân Đồng Tháp rất “chật vật” khi tiếp cận nguồn vốn vì họ khó đề ra một dự án khả quan thuyết phục đối với ngân hàng. Thêm vào đó, nghị định ghi rõ là nông dân có thể vay tín chấp nhưng phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – điều kiện này không khác gì so với vay thế chấp. Do đó, nếu không có chính sách cụ thể, những vấn đề này sẽ cản trở quá trình triển khai Nghị định 41.

Nông dân Trần Văn Mãnh (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) cho biết: “Trước đây, khi mua phân bón, người dân hay mua thiếu hoặc mua lẻ phải chịu giá cao. Nhưng từ khi được vay vốn ngân hàng, nông dân không còn chịu khoản chênh lệch giá nữa. Nhưng để vay được vốn của ngân hàng, thủ tục còn quá nhiều, nếu để nông dân được tiếp cận vốn nhiều hơn, ngân hàng cần nghiên cứu đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn”.

Chính bởi điều này, để giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn, các tổ chức tín dụng cần phải công khai hóa thủ tục và hướng dẫn người vay vốn cách sử dụng đồng vốn vay hiệu quả nhất để tránh rủi ro. Thực tế tại TP Cần Thơ đã có nhiều hộ vay vốn về nhưng lại không biết phải làm sao sử dụng nên họ cất đi, một số hộ khác dùng để mua ti vi, tủ lạnh…

Lý giải điều này, một giám đốc chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT cấp tỉnh cho biết: “Tâm lý e ngại là rào cản lớn của người nông dân. Ngại đến ngân hàng tìm hiểu thông tin để vay vốn cũng là vấn đề hạn chế nhất của người nông dân, làm giảm cơ hội làm ăn. Nông dân nên mạnh dạn đến trao đổi trực tiếp với ngân hàng những vấn đề mà người dân quan tâm, từ đó sẽ thuận lợi hơn nhiều trong việc đầu tư vốn.

Thời gian qua, việc đầu tư cho hộ cá thể và trang trại vay vốn phát triển được triển khai, nhưng riêng mô hình HTX, ngân hàng chưa đầu tư được. Vì cách thức làm ăn của các HTX hiện nay còn mang nặng tính cá thể, chưa đúng nghĩa của HTX, dù ngân hàng rất muốn đầu tư nhưng gặp nhiều khó khăn”.

Chính những vướng mắc đó khiến cho việc thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ, với nhiều ưu đãi, khó trở thành động lực giúp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, nếu không sớm được khơi thông.

TRẦN MINH TRƯỜNG


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Khai mạc hội thảo “Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn”

0 nhận xét

Sáng nay, 10-12, tại thành phố Cần Thơ, Hội thảo “Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn” do  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, UBND thành phố Cần Thơ và Báo SGGP phối hợp tổ chức đã khai mạc.

Các đồng chí: Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương; Nguyễn Phong Quang, Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ; Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn; Trần Thế Tuyển, Tổng Biên tập Báo SGGP, đồng chủ trì hội thảo.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Việt Dũng

Tham dự hội thảo có đại diện các bộ, ngành trung ương, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành, các ngân hàng Thương mại Cổ phần, các doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, các hiệp hội ngành nghề trong cả nước, chủ các trang trại và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lớn về nông sản, thực phẩm.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề lớn có tính quyết định đối với phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Thời gian qua, kết cấu hạ tầng nông thôn có bước phát triển nhưng còn nhỏ lẻ, manh mún, giá cả biến động, đời sống nông dân còn khó khăn, khoảng cách giàu nghèo tăng…Việc tổ chức hội thảo có ý nghĩa lớn, chủ đề hội thảo mang tính hành động, chủ yếu bàn luận và kiến nghị những giải pháp quan trọng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Việt Dũng

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thống đốc Ngân hành Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết: Từ khi triển khai Nghị quyết trung ương 7, khóa X đến nay, các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện và đưa chính sách vào cuộc sống vẫn còn khó khăn, hạn chế, kinh tế nông nghiệp – nông thôn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và định hướng của Đảng, Nhà nước. Do vậy, hội thảo sẽ là dịp để các đại biểu cùng nhau tham luận, bàn bạc và kiến nghị các giải pháp đưa nông nghiệp – nông thôn phát triển bền vững, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nông dân.

MINH TRƯỜNG








(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Ngày thứ 3 kỳ họp thứ 19 Hội đồng Nhân dân TPHCM khóa VII – Chất vấn thẳng thắn, trả lời loanh quanh

0 nhận xét

Ngày 9-12, nghị trường kỳ họp thứ 19 Hội đồng Nhân dân TPHCM khóa VII nóng ran bởi hàng loạt câu chất vấn hóc búa của đại biểu (ĐB) truy trách nhiệm về các vấn đề bức xúc đối với nhiều sở ngành: GT-VT, TN-MT, KH-ĐT, GD-ĐT, Công an TP, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước… Trong khi các ĐB chất vấn thẳng thắn, phần lớn lãnh đạo sở, ngành lại trả lời lòng vòng và đổ trách nhiệm cho… cơ chế!

Giám đốc Sở TN-MT Đào Anh Kiệt: “Khai thác nước ngầm không thể lún cục bộ những cái hố như vậy được”



Giám đốc Sở GT-VT Trần Quang Phượng: “Khai thác nước ngầm gây ra sụp lún”



Quẩn quanh trách nhiệm sụp lún!

Đăng đàn trả lời chất vấn, Giám đốc Sở GT-VT TPHCM Trần Quang Phượng thống kê: Trong 57 vụ xảy ra thì sụp lún không do thi công chiếm 36 vụ (63,2%), chỉ có 21 vụ (36,8%) do việc thi công. Nguyên nhân dẫn đến các vụ sụp lún này là do các công trình hạ tầng kỹ thuật xuống cấp (hiện TP có khoảng 1.000km đường ống nước đã xuống cấp nhưng chưa được thay mới); do khai thác nước ngầm tràn lan; do biến đổi khí hậu; do thi công ẩu, do tải trọng của nhiều phương tiện giao thông tăng… Tuy nhiên, ông Phượng vẫn khẳng định: “Tái lập mặt đường không phải là nguyên gây sụp lún mặt đường. Mà không chỉ có Sở GT-VT, còn 7 đơn vị khác cũng phải chịu trách nhiệm về 57 vụ sụp lún xuất hiện trong thời gian qua”.

Ngay lập tức, nhiều ĐB đề nghị được chất vấn ông Phượng. ĐB Võ Văn Sen nói thẳng: “Tôi khá bất ngờ và thất vọng trước câu trả lời của giám đốc Sở GT-VT. Giải trình của đồng chí dài, nhưng không giải thích được nguyên nhân chính cũng như trách nhiệm để xảy ra các vụ sụp lún nói trên”.

Ông Sen phân tích: “Ngay cả 21 vụ sở nhận là do thi công thì cũng không chỉ rõ được do thi công ẩu hay vì sao? Đơn vị thi công đã bị xử phạt chưa? Bảng đánh giá của này của sở chưa thuyết phục và chưa thỏa đáng. Tôi cho rằng cần một cơ quan khoa học nghiên cứu đánh giá độc lập, toàn diện về vấn đề này để tìm ra nguyên nhân cũng như trách nhiệm và biện pháp khắc phục. Việc này phải được làm nhanh để trả lời cho người dân biết” – ĐB Sen đề nghị.

Nhiều ĐB khác cũng có cùng nhận định là câu trả lời của Giám đốc Sở GT-VT về trách nhiệm để xảy ra lún sụp chưa thuyết phục. ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa phân tích thêm: “Chính Phó Giám đốc Sở Xây dựng đã cho biết, việc tái lập mặt đường thường diễn ra vào ban đêm. Mà ban đêm thì việc giám sát cộng đồng không có, việc tái lập có chất lượng hay không phó thác vào cái tâm của nhà thầu. Nếu đã như vậy thì đồng chí Phượng lấy cơ sở nào để khẳng định việc tái lập này không phải là nguyên nhân xảy ra sụp lún? Ngoài ra, để xác định được nguyên nhân, các nhà chuyên môn cần thời gian để đo đạc nghiên cứu, nhưng khi các hố vừa xuất hiện sở cho lấp ngay thì làm sao xác định được nguyên nhân?”.

ĐB Dương Văn Nhân truy tiếp: “Trong chương trình “Nói và làm” vừa rồi, khi giám đốc Phượng nói rằng, khai thác nước ngầm gây ra sụp lún, Giám đốc Sở TN-MT Đào Anh Kiệt lại không thừa nhận điều này. Vậy ai đúng? Đề nghị cho hai sở cùng giải trình để so sánh”.

Trước hàng loạt câu hỏi chất vấn, ông Phượng thanh minh: “Tất cả 57 vụ sụp lún đều được lập biên bản chi tiết, biên bản gồm nhiều bên như: đơn vị thi công, chính quyền đại phương, trung tâm điều hành chống ngập, công ty thoát nước đô thị… Sau khi lập biên bản, sở xác định trách nhiệm thuộc thuộc đơn vị nào, đơn vị đó phải bỏ tiền ra để khắc phục chứ không lấy tiền ngân sách!”.

Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo mời ngay Giám đốc Sở TN-MT Đào Anh Kiệt. Khá bất ngờ, ông Kiệt nói ngay: “Khai thác nước ngầm không thể lún cục bộ những cái hố như vậy được. Chúng tôi đã có nghiên cứu tại 5 vùng. Trong đó 2 vùng có nhiều hoạt động khai thác nước ngầm. Tại vùng này chúng tôi đã khoan và đưa ra kết luận chắc chắn không có quan hệ nhân – quả giữa khai thác nước ngầm và lún sụp!”. Riêng Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Văn Hiệp xác định: “Gần 60 lỗ lún sụp do vài nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do quy trình hoàn thiện mặt bằng có vấn đề về mặt kỹ thuật!”. Ông Hiệp cam kết sẽ phối hợp với các sở ngành chức năng trong vòng 6 tháng sẽ có câu trả lời dứt dạt về việc xác định nguyên nhân, trách nhiệm cũng như có tiếp tục xảy ra sụp lún nữa hay không.

“Chúng tôi thất vọng”

Báo cáo về chất lượng đầu tư tại TPHCM, GĐ Sở KH-ĐT Thái Văn Rê cho biết: “Qua 5 năm (2006 – 2010), 116 công trình, 134km đường; 151 công trình y tế, 121 công trình giáo dục được TP đưa vào sử dụng; nhiều công trình chống ngập lớn như Tân Hóa – Lò Gốm, Nhà máy nước BOO Thủ Đức cũng đã hoàn thành… Theo đánh giá, hệ số hiệu quả đầu tư các công trình của TPHCM cao hơn hiệu quả đầu tư của cả nước”.

Ông Rê nói thêm: “Đầu tư chung của TP không dàn trải, nhưng khi kinh phí đưa về quận, huyện có thể dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải”. Để chấn chỉnh, theo ông Rê, UBND TP sẽ kiểm tra lại năng lực triển khai đầu tư cũng như phải tăng cường năng lực ban quản lý dự án của quận, huyện. Hiệu quả đầu tư của TPHCM cao hơn của cả nước và góp phần phát triển kinh tế, xã hội TP, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đang ngày càng xuống cấp, nhất là công trình giao thông, chống ngập, giáo dục, y tế…

Đại biểu Đặng Văn Khoa tranh luận cùng Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Thái Văn Rê ngoài giờ họp. Ảnh: VIỆT DŨNG

Sau phần báo cáo của ông Rê, ĐB Khoa thể hiện ngay thái độ: “Tôi thất vọng với trả lời của đồng chí Rê với tư cách người đứng đầu Sở KH-ĐT. Hiệu quả đầu tư không thể liệt kê bằng các danh mục được đưa vào sử dụng, bởi như thế là không công bằng!”. Ông viện dẫn cụ thể: “Cầu Hoàng Hoa Thám 12 năm mới hoàn thành, cầu Nguyễn Văn Cừ “nổi tiếng” khắp nước vì trì trệ. Cả hai công trình này đội vốn lên gấp nhiều lần làm sao gọi là hiệu quả? Cầu Văn Thánh đã phải bỏ vốn 200 tỷ đồng để xây dựng, vừa xong tiền sửa chữa lại mất thêm 100 tỷ đồng. Bây giờ cây cầu này đang phải tính toán sẽ mất thêm mấy trăm tỷ đồng nữa để tiếp tục sửa chữa mà chưa biết tiền đó có lấy lại được hay không. Hay cầu vượt Gò Dưa, dây dưa mấy năm nay vẫn chưa có xe chạy, lãng phí vô cùng mà hiệu quả ở chỗ nào? Chưa kể, Trung tâm Văn hóa – Thể thao Bình Chánh, xây xong không thể sử dụng được sao có thể gọi là hiệu quả?”.

Đồng tình với ý kiến ông Khoa, đại biểu Phạm Minh Trí nói thẳng: “Tôi không thỏa mãn với câu trả lời của anh Rê về hiệu quả đầu tư các công trình. Theo báo cáo của Sở KH-ĐT mới đây, chính sở cũng thừa nhận việc đầu tư dàn trải đang được khắc phục. Đến hôm nay anh Rê lại nói đầu tư không dàn trải là sao?”. Các ĐB đề nghị, đo hiệu quả đầu tư của TP phải đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội, TP bỏ vốn ra bao nhiêu và thu lại được bao nhiêu chứ không chỉ liệt kê công trình.

Chậm xử lý nạn đua xe

Trước khi trả lời chất vấn, Phó Giám đốc Công an TPHCM Phan Anh Minh trình bày: “Bắt đầu từ năm 2010, tình hình đua xe trái phép có dấu hiệu gia tăng về số lượng, quy mô và thời gian kéo dài thậm chí đến 5 – 6 giờ sáng. Xử lý của Công an TP có chậm. Tình hình gia tăng do nhiều nguyên nhân: mức phạt không đủ răn đe, gia đình thờ ơ… trong khi việc xử lý tình trạng này phải đảm bảo an toàn người vi phạm, người thi hành công vụ, người tham gia giao thông… Thật sự thành tích bắt xe tại quận Bình Thạnh vừa qua chúng tôi không muốn lập lại vì vi phạm quy mô quá lớn. Năm 2010 xảy ra 40 vụ giết người do nguyên nhân xã hội, tăng 2 vụ so với năm 2009. Tính bạo lực, tàn bạo cao; chết, bị thương cùng lúc nhiều người. Tất cả giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao dân trí là để giải quyết nguyên nhân này”. Phần trình bày trên của ông Minh nhận được sự đồng tình của hầu hết đại biểu.

ĐB Đặng Văn Khoa hỏi: “Từ năm 1999, nạn đua xe đã “nóng” lên tại nghị trường HĐND TP, gây nhức nhối trong dư luận. Mười mấy năm qua ngành công an đã thực hiện giải pháp gì mà đến giờ vấn đề này vẫn nhức nhối?”. ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa chất vấn tiếp: “Có thực tế lực lượng CSGT buổi sáng đông đảo, thực hiện tốt nhiệm vụ nhưng buổi chiều giảm số lượng. Có những CSGT giờ cao điểm vẫn đứng nhắn tin, điện thoại nói chuyện riêng. Có hay không tệ nạn “mãi lộ” trên các quốc lộ ngoại thành? Biện pháp nào để hạn chế? Thái độ, hành vi ứng xử của công an đối với người phạm lỗi chưa có văn hóa, giải pháp nào để khắc phục, để không làm ảnh hưởng đến uy tín ngành công an?”. ĐB Phạm Minh Trí khẳng định: “Mãi lộ ngành giao thông nhắm mắt cũng thấy có không cần phải hỏi, nhất là tình trạng công an cưa đôi với người vi phạm để bỏ túi riêng, ngăn chặn tình trạng này như thế nào?”.

Trước hàng loạt câu hỏi đặt ra, Phó GĐ Công an TP Phan Anh Minh trả lời: Đua xe không chỉ phát sinh từ mười năm gần đây mà từ trước giải phóng. Khi giải quyết lớp trẻ này thì lớp trẻ khác nổi lên, vấn đề này không thể xử lý ngay lập tức. Để giải quyết vấn đề phải có sự vào cuộc của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể; trong đó phải tiếp cận, quan tâm, có chính sách chăm lo tốt hơn nữa cho người nhập cư. “Tất cả giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao dân trí là để giải quyết vấn đề này”, ông Minh nhấn mạnh. Ngoài ra, ông Minh thừa nhận: “Có mãi lộ, có tiêu cực, chúng tôi vẫn nghĩ rằng lực lượng CSGT không trong sạch hết nên chúng tôi phải kiểm tra, giáo dục, xử lý”. Theo ông Minh, quan điểm của lãnh đạo Công an TP là có thông tin cụ thể sẽ xử lý đến nơi đến chốn, chứ không thể xử lý qua công luận chung chung và cũng không thể “quơ đũa cả nắm” được”.

Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo: Lãnh đạo TP cần điều hành hiệu quả hơn

Nhìn lại những kỳ chất vấn qua, có những lần chúng ta chất vấn như một đợt sát hạch, có lần như một cuộc “khám tổng quát”, nhưng đến hôm nay chúng ta “cắt lớp” rất sâu từng vấn đề người dân TP quan tâm, gửi gắm. Với tất cả tâm huyết, năng lực, sâu sát và cố gắng, ĐB HĐND TP khi giám sát, nắm tình hình, thu thập chứng cứ, tham gia chương trình “Nói và làm”, chất vấn… với mong muốn góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn tồn tại, bức xúc để thúc đẩy sự phát triển của TP. Những bất cập đã được ĐB HĐND nêu ra, có cái do nguyên nhân khách quan, nhưng cũng có những nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do cơ chế, nhưng chủ quan là do chính sự điều hành của chúng ta thiếu tập trung. Bởi, có những vấn đề được tập trung, đã xoay chuyển được tình hình, điển hình như vụ quản lý trò chơi điện tử. Chỉ trong 4 tháng nhưng TP đã xử lý được 20 trò chơi mang tính bạo lực bằng nhiều biện pháp (thuyết phục những nhà cung cấp, hành chính xử phạt, biện pháp kỹ thuật…). Trả lời chất vấn, lãnh đạo các sở, ngành cũng có sự chuẩn bị, nắm vấn đề nhưng có nhiều trả lời chưa đi thẳng vào vấn đề, còn lúng túng, nhất là khi đề cập đến cơ chế và thậm chí có cả những câu trả lời chưa thỏa đáng.

Vấn đề đặt ra cho UBND TP chính là cần điều hành tập trung, hiệu quả, kiên quyết hơn nữa, nhất là trong các chính sách đất đai, đền bù giải tỏa. Nếu chính sách đền bù giải tỏa đã có thì không nên để công trình kéo dài quá lâu, làm giảm hiệu quả đầu tư. Cũng có những vấn đề đòi hỏi chính quyền cần xử lý nhanh hơn nữa. Bên cạnh đó, cần phải phối hợp tốt hơn nữa giữa các sở ngành, cùng cộng đồng trách nhiệm, trong đó vai trò của UBND TP rất quan trọng, cần có “nhạc trưởng” để phối hợp xử lý những vấn đề bức xúc của người dân. Đối với những kiến nghị với Trung ương, TP nên nhanh chóng thực hiện, nhất là những kiến nghị liên quan đến cơ chế chính sách cho một TP lớn như TPHCM. Cái gì đúng, nhận được sự ủng hộ của người dân TP, chính quyền phải quyết liệt làm, bởi hơn ai hết, người dân TP cũng có chung mong muốn là cùng nhau xây dựng, phát triển, bảo vệ TPHCM ngày càng văn minh, hiện đại hơn.

Vân Anh – Hồng Hiệp


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

TP.HCM đặt mục tiêu GDP 2011 tăng trưởng 12%

0 nhận xét

Khách hàng mua sắm tại siêu thị Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM.

Ngày 10/12, sau gần bốn ngày làm việc, kỳ họp lần thứ 19 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VII đã bế mạc và thông qua nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố năm 2011.

Hội đồng Nhân dân thành phố xác định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế GDP năm 2011 là 12%, GDP bình quân đầu người đạt 3.130 USD/người, xuất khẩu tăng 9%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 201.416 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 177.970 tỷ đồng, chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 7%.

Trong số 16 chỉ tiêu về xã hội, môi trường và đô thị, thành phố phấn đấu giải quyết việc làm cho 265.000 người, trong đó có 120.000 chỗ làm mới, 61% lao động đã qua đào tạo nghề, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới (12 triệu đồng/người/năm) còn 5,4%, số hộ dân ở đô thị được sử dụng nước sạch là 86% và 544 triệu lượt người sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Hội đồng Nhân dân thành phố cũng quyết định chọn năm 2011 là “Năm vì trẻ em” để tập trung, nâng cao nhận thức toàn xã hội trong việc quan tâm, đầu tư, chăm lo trẻ em, vì tương lai và sự phát triển của trẻ em thành phố.

Phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Lê Hoàng Quân nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được trong năm nay, tình hình kinh tế-xã hội thành phố vẫn còn bộc lộ một số hạn chế; những tồn tại, yếu kém trong những năm qua tuy được quan tâm khắc phục nhưng chưa thật sự chuyển biến rõ nét.

Ông Lê Hoàng Quân khẳng định với trách nhiệm, vai trò quản lý và điều hành, thay mặt Ủy ban Nhân dân thành phố, xin nhận trách nhiệm về những thiếu sót, tồn tại và nghiêm túc rút kinh nghiệm để có giải pháp khắc phục.

Về nhiệm vụ năm tới, Ủy ban Nhân dân thành phố xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, năm đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2011-2015.

Từ nay đến quý 1/2011, các Sở, Ban,ngành, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện phải tổ chức tốt việc theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình, đề ra các giải pháp, chính sách cụ thể sát với tình hình, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân.

Ông Lê Hoàng Quân cũng chỉ đạo ngay sau kỳ họp này, các ngành, các cấp phải tập trung chăm lo thật tốt đời sống vật chất, văn hóa cho người dân thành phố trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão sắp tới, chú trọng đến các gia đình chính sách, hộ nghèo, lực lượng vũ trang, công nhân lao động, sinh viên, học sinh xa nhà.

Tập trung tăng cường bình ổn thị trường, kiểm soát giá cả, cân đối cung cầu hàng hóa, không để xảy ra đột biến về giá, đảm bảo Tết đến với mọi người, mọi nhà. Tổ chức tổng kết năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011 phải đi vào thực chất, tiết kiệm, không tổ chức liên hoan, chiêu đãi và sử dụng công quỹ làm quà biếu./.

Hoàng Liên Sơn


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Tại Hội nghị Thành ủy TPHCM lần thứ 2, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Cần giải pháp mạnh giải tỏa những vấn đề bức xúc

0 nhận xét

Chống tăng giá, giảm ngập nước, giải quyết sự cố sụt lún mặt đường, bình ổn giá cả, huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) năm 2011 và giải tỏa các vấn đề bức xúc dân sinh là những nội dung được nêu ra trong phát biểu chỉ đạo của đồng chí LÊ THANH HẢI, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM tại phiên bế mạc Hội nghị Thành ủy TPHCM (khóa IX) lần thứ 2 diễn ra chiều 2-12.

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị.

Ảnh: Việt Dũng

Nâng cao năng suất lao động là thước đo chính



“Nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững” – Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nhấn mạnh khi phân tích tình hình KT-XH năm 2010 ở TPHCM. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp thì chất lượng lao động chưa đạt tiêu chuẩn, thiếu kỹ năng chuyên môn là rào cản lớn nhất. Năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập thấp và hệ quả khó lường là thị trường lao động biến động, độ dịch chuyển cao. Thêm vào đó, dòng tiền đầu tư còn dồn vào một số ngành, lĩnh vực ít tạo ra được giá trị gia tăng, ít có tính đột phá mang lại lợi ích lâu dài.

Chính vì thế, việc tập trung thực hiện 6 chương trình đột phá mà Đại hội Đảng bộ TPHCM khóa IX đề ra, trong đó tái cấu trúc lại nền kinh tế là nhằm đảm bảo cho nền kinh tế TP phát triển một cách bền vững và có hiệu quả. “Tăng tốc với mục tiêu gắn chất lượng tăng trưởng với tăng nhanh năng suất lao động, lấy tốc độ tăng năng suất lao động là thước đo chính. Năng suất càng cao thì thu nhập càng cao và khi đó quan hệ lao động cũng được cải thiện tốt hơn” – đồng chí Lê Thanh Hải nhận định.

Chia sẻ với bức xúc của người dân, nhất là bà con nghèo, gia đình chính sách trước giá cả leo thang, đồng chí cho biết, nhiều năm nay, TPHCM thực hiện chương trình bình ổn giá nhằm hạn chế hiện tượng thiếu hàng, giá cả tăng đột biến khi vào dịp mua sắm cao điểm, lễ tết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nhiều điểm bán hàng chỉ tập trung ở hệ thống siêu thị mà chưa đến được các chợ lẻ và khu dân cư. Chính điều này dẫn đến việc người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ngoại thành, ở các khu công nghiệp, khu chế xuất khó tiếp cận được với hàng hóa trong chương trình bình ổn.

Người dân tại TPHCM mua hàng trong chương trình bình ổn giá. Ảnh: Cao Thăng

Bí thư Thành ủy nhận định: “Việc giá cả tăng cao không chỉ làm cho đời sống của người dân thêm khó khăn mà đang làm giảm ý nghĩa của sự tăng trưởng. Do vậy, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hài hòa hàng hóa bình ổn giá đến nhiều địa bàn không chỉ giúp người dân tăng sức mua, giảm gánh nặng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn có ý nghĩa ổn định chính trị xã hội” – Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải khẳng định.

Khai thông nguồn vốn

“Đây là một trong những vấn đề mà hiện nay TP đang đối mặt và cần quyết liệt tập trung giải quyết. Trong đó, ngoài vốn ngân sách, nguồn vốn mà TP có được sẽ từ vốn viện trợ phát triển (ODA); vốn từ sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP và nguồn thứ ba là từ quản lý hiệu quả các công trình hạ tầng” – đồng chí Lê Thanh Hải nói.

Sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả là một những ưu thế của TP thời gian qua. Thể hiện cụ thể qua báo cáo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Thành Tài: “TP đang tiếp tục triển khai 24 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 58.900 tỷ đồng, trong đó vốn ODA gần 46.000 tỷ đồng. Đã có 3 dự án hoàn thành và đang được theo dõi trả nợ. Như vậy, ước cả năm 2010, giải ngân đạt 3.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 3.000 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch vốn được giao”.

Vốn để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông là “mối lo” thường trực của TP hiện nay bởi vốn ngân sách của TP chỉ đáp ứng khoảng 30%; 70% còn lại TP phải tìm nguồn từ bên ngoài. Các biện pháp trước mắt của TP là tập trung mọi nguồn lực, thực hiện nhiều phương thức như kêu gọi vốn đầu tư ODA, BOT, phát hành trái phiếu đô thị, đổi đất lấy hạ tầng, vận động người dân hiến đất làm đường… Đồng chí Bí thư đề nghị các đơn vị nhân rộng cách làm đồng bộ như đã áp dụng trong xây dựng cầu Phú Mỹ để thực hiện các công trình trọng điểm khác của TP, qua đó tiết kiệm ngân sách.

Đồng chí Bí thư Thành ủy đặc biệt quan tâm đến việc xử lý, sắp xếp nhà đất trên địa bàn TP để tạo vốn cho TP. Theo báo cáo của Sở Tài chính, hiện trên địa bàn TP đã xác định được 10.535 địa chỉ nhà đất thuộc sở hữu nhà nước với tổng diện tích trên 232 triệu m². Đến nay, Bộ Tài chính và UBND TP đã thu hồi được 207 địa chỉ nhà đất sử dụng không hiệu quả. Tổng số tiền TP thu được từ sắp xếp lại nhà đất là 16.469 tỷ đồng, được bổ sung vào nguồn ngân sách Nhà nước sử dụng cho đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn TP.

TUẤN SƠN – HỒNG HIỆP


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →