Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label Chính trị. Show all posts
Showing posts with label Chính trị. Show all posts

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm trại giam Phú Sơn 4

0 nhận xét

Ngày 2/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đi thăm và kiểm tra tình hình công tác, quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4, (thuộc Tổng Cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an).

Chủ tịch nước cùng lãnh đạo Bộ Công an và cán bộ trại giam Phú Sơn

Chủ tịch nước cùng lãnh đạo Bộ Công an và cán bộ trại giam Phú Sơn

Trại giam Phú Sơn 4 đóng tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Hiện trại đang quản lý, giáo dục và cải tạo hơn 4.000 phạm nhân là đối tượng hình sự có mức án từ 6 tháng đến chung thân.

Tiền thân là trại giam Sơn Cẩm, Việt Bắc thành lập từ năm 1947, Trại giam Phú Sơn 4 hôm nay đã từng bước được xây dựng, củng cố và phát triển. Với sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn của tập thể cán bộ, chiến sĩ của đơn vị qua các thời kỳ, Trại đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đã được giao phó; đã thực hiện tốt việc giáo dục, cảm hóa, trả về cho gia đình và xã hội hàng vạn những người con lầm lỡ, biết sống và làm việc tuân thủ theo pháp luật, biết vượt lên trên số phận để lại cuộc đời, hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích…

Với những thành tích đã đạt được trong công tác quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân qua các thời kỳ, Trại Phú Sơn 4 đã trở thành một minh chứng sinh động về chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Trại đã được Đảng, Nhà nước và các bộ ngành tặng nhiều phần thưởng cao quí với 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1985, 1996); Đảng bộ cơ sở Trại giam Phú Sơn 4 liên tục nhiều năm được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; đơn vị nhiều năm đạt danh hiệu đơn vị thi đua quyết thắng của Bộ Công an; nhiều lần được nhận được nhận Bằng khen và cờ Thi đua xuất sắc của Bộ Công an,Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…

Kiểm tra tình hình công tác, quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân tại đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã xuống nơi sinh hoạt, bệnh xá, khu học nghề… của các phạm nhân đang chấp hành án phạt. Chủ tịch nước đã thân mật chuyện trò và động viên phạm nhân cố gắng cải tạo tốt để được hưởng chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, sớm tái hòa nhập cộng đồng, trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội…

Phát biểu với các cán bộ, chiến sĩ của Trại giam Phú Sơn 4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương những thành tích của đơn vị đã đạt được trong thời gian qua; nhất là cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã có nhiều quyết tâm, nỗ lực và cố gắng vượt qua mọi khó khăn với nhiều cách làm năng động, sáng tạo, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ trại giam Phú Sơn 4 có nhiều sáng kiến làm tốt công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân, giúp họ bớt căng thẳng về tâm lý, xóa mặc cảm về quá khứ tội lỗi, tin vào chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước mà yên tâm cải tạo tiến bộ để sớm hoàn lương.

Qua phân loại 9 tháng năm 2011, số phạm nhân cải tạo khá và tốt đạt từ 80-85%. Số phạm nhân được xét tha, xét giảm ngày càng nhiều. Đặc biệt năm 2011, đã có 279 phạm nhân trại Phú Sơn 4 đã được Chủ tịch nước Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn và hàng nghìn lượt phạm nhân được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã chia sẻ với những khó khăn, vất vả của cán bộ, chiến sĩ quản lý trại giam và đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm giải quyết, nhất là về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trại giam, thực hiện chính sách đãi ngộ với cán bộ, chiến sĩ…

Chủ tịch nước yêu cầu, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, lực lượng Công an nhân dân, trong đó có cán bộ, chiến sĩ trại giam Phú Sơn 4 cần đóng góp tích cực, hiệu quả nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn cán bộ, chiến sĩ trại giam Phú Sơn 4 phát huy truyền thống đơn vị 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nỗ lực, cố gắng hơn nữa, lập nhiều thành tích trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Bộ Công an giao phó.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng quà cho những cán bộ, chiến sĩ của Trại giam Phú Sơn có nhiều thành tích trong công tác. Chủ tịch nước cũng đã trồng cây lưu niệm tại Trại.

Trọng Hậu (Theo ĐCS)


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 2

0 nhận xét

Hôm nay 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu họp phiên thứ 2, kéo dài trong 6 ngày. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết một trong những nội dung chính của phiên họp là thảo luận các chương trình hoạt động của Quốc hội khóa XIII.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến 7 dự án Luật (trong đó có 6 dự án lần đầu được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến) gồm Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo, Luật Quản lý giá, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giám định Tư pháp, Luật Giáo dục Đại học, Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá.

Quốc hội

Quốc hội

Trong khuôn khổ phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020; các báo cáo của Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011 – 2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011- 2015; Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương nãm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Ban dân nguyện báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII.

Trong hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án Luật là Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo và Luật Quản lý giá.

Thành Chung (Theo Chinhphu)


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Việt-Pháp tăng hợp tác giữa hai đảng Cộng sản

0 nhận xét

Chiều 14/9, tại trụ sở của Đảng Cộng sản Pháp, ông Pierre Laurent, Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp, cố vấn vùng Ile-de-France đã tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Một số đại biểu tại buổi làm việc giữa hai Đảng Cộng sản.

Một số đại biểu tại buổi làm việc giữa hai Đảng Cộng sản.

Đoàn Việt Nam do ông Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân làm trưởng đoàn sang thăm và tham dự Hội báo Nhân đạo (L’Humanité) năm 2011, diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18/9 tại Công viên La Courneuve, ngoại ô phía Bắc thủ đô Paris.

Ông Pierre Laurent đánh giá cao sự tham dự của Việt Nam vào không gian kinh tế của Hội báo, coi đây là sự đóng góp quan trọng và cần thiết vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác chất lượng giữa hai Đảng và hai nước trong thời gian tới – điều mà cả hai nước đều mong muốn.

Ông cho rằng sáng kiến mời Việt Nam tham gia không gian kinh tế nằm trong khuôn khổ Hội báo Nhân đạo trong năm nay có ý nghĩa rất quan trọng. Đây cũng là sự chuẩn bị cho hoạt động của năm tới – năm giao lưu chéo văn hóa Pháp-Việt nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Hội báo Nhân đạo cũng là dịp để tăng cường hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp nhằm nâng cao hơn nữa vị trí và vai trò của mình, chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2012. Theo ông, Hội báo năm nay có thể đón tiếp khoảng 500.000 khách tham quan.

Ông Thuận Hữu cảm ơn Đảng Cộng sản Pháp đã dành thời gian tiếp đoàn và dành cho Việt Nam không gian kinh tế tại Hội báo Nhân đạo năm nay, đồng thời nhấn mạnh hai bên đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt.

Ông vui mừng nhận thấy mối quan hệ hợp tác giữa hai Đảng đã có bước phát triển vượt bậc những năm gần đây và được đánh dấu bằng chuyến thăm Việt Nam vào tháng 4/2011 của Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent.

Theo ông, đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia Hội báo là biểu hiện sinh động của sự hợp tác giữa hai Đảng. Ông bày tỏ mong muốn phát triển mối quan hệ mật thiết hơn và hiệu quả hơn nữa giữa hai Đảng, thường xuyên trao đổi các các đoàn đại biểu cấp cao giữa hai Đảng và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp và báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào thanh niên cộng sản của Đảng Cộng sản Pháp.

Ông cũng mong muốn hai Đảng Cộng sản sẽ có nhiều tiếng nói chung trên các diễn đàn quốc tế và diễn đàn của các đảng Cộng sản, đồng thời với vai trò và uy tín của mình, Đảng Cộng sản Pháp sẽ góp phần đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp lên tầm cao mới trong thời gian tới.

Ông cũng mong muốn Đảng Cộng sản Pháp sẽ có những tác động tích cực thúc đẩy hiểu biết giữa các nhà đầu tư hai nước nhằm đẩy mạnh đầu tư của Pháp trên nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.

Hai bên cũng đề cập đến các biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh sự hợp tác hai bên như tăng cường hợp tác về năng lượng, hợp tác phân vùng, tổ chức các cuộc hội thảo với những nội dung về lý luận và thực tiễn khác nhau… phù hợp với yêu cầu của mỗi bên.

Lê Hà-Phương Nam/Paris

(Theo Vietnam+)


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

0 nhận xét

“Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.”

    Phật tử dâng hương tại Tượng Phật nhập Niết bàn - Kỷ lục Guines Việt Nam.

Phật tử dâng hương tại Tượng Phật nhập Niết bàn - Kỷ lục Guines Việt Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến phản ứng của Việt Nam đối với các nhận xét của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo ở Việt Nam, được nêu trong “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010.”

Cũng trong phát ngôn ngày 14/9, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010, mặc dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này, vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”.

PV

(Theo TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao nước ta thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

0 nhận xét

Nhận lời mời của đồng chí Thượng tướng Lý Kế Nại, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Đồng chí Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn, ngày 14-9 rời sân bay Quốc tế Nội Bài sang thăm hữu nghị chính thức nước CHND Trung Hoa. Dự kiến chuyến thăm đến ngày 19-9-2011.

Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

Cùng đi có các đồng chí: Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu 4; Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Thăng, Chính ủy Quân khu 1; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Liên, Chính ủy Quân khu 2; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Thược, Chính ủy Quân khu 3; Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7; Trung tướng Nguyễn Văn Động, Cục trưởng Cục Cán bộ; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Nghi, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân; Đại tá Lê Văn Cầu, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại; Đại tá Chu Ngọc Nho, Tùy viên Quốc phòng tại Trung Quốc.

Đây là chuyến thăm trong kế hoạch hoạt động đối ngoại quốc phòng năm 2011 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) nhằm tiếp tục phát triển quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước, theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã thỏa thuận; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó có quan hệ giữa Tổng cục Chính trị của quân đội hai nước đi vào thực chất, có hiệu quả hơn trong thời gian tới…

Huy Thiêm (Theo Quân Đội Nhân Dân)


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thủ tướng Vương quốc Campuchia tiếp Bộ trưởng Trần Đại Quang

0 nhận xét

Chiều 8/9, tại Thủ đô Phômpênh, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen đã tiếp đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam sang thăm chính thức Vương quốc Campuchia.

Tham gia đoàn có các đồng chí Trung tướng Trần Việt Tân, Tổng cục trưởng Tổng cục V; Thiếu tướng Nguyễn Chí Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I; Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục III; Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục VI; Thiếu tướng Trần Gia Cường, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế; Đại tá Đoàn Duy Khương, Cục trưởng, Thư ký Bộ trưởng…

Cùng dự buổi tiếp, có Ngài Thống tướng Em Sam An, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ và Ngài Thống tướng Neth Savoen, Tổng cục trưởng Tổng cục Công an quốc gia Campuchia.

Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen cùng Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam.

Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen cùng Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam.

Thủ tướng Hun Sen đã nhiệt liệt chào mừng Bộ trưởng Trần Đại Quang và Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam sang thăm chính thức Vương quốc Campuchia. Thủ tướng Hun Sen tỏ ý vui mừng trước sự hợp tác ngày càng chặt chẽ, hiệu quả giữa lực lượng Công an hai nước; điều đó thể hiện mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Campuchia – Việt Nam. Thủ tướng Hun Sen đã nhờ Bộ trưởng Trần Đại Quang chuyển lời thăm hỏi và lời chúc sức khỏe tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chúc nhân dân Việt Nam tiếp tục giành nhiều thành tựu, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

Thay mặt Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã báo cáo với Thủ tướng Hun Sen về kết quả cuộc hội đàm với Bộ Nội vụ Campuchia, cũng như kết quả hợp tác, phối hợp bảo vệ an ninh trật tự giữa hai nước. Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ truyền thống và tình đoàn kết gắn bó với nhân dân Campuchia. Bộ Công an Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ Campuchia trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của hai nước… Nhân dịp này, Bộ trưởng Trần Đại Quang chúc Samdech Hun Sen và gia đình luôn mạnh khoẻ; chúc nhân dân Campuchia giành được nhiều thành tựu trong xây dựng, phát triển đất nước.

Trước đó, sáng 8/9, tại trụ sở Bộ Nội vụ Campuchia, đã diễn ra lễ đón trọng thể Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam. Sau lễ đón, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Bộ trưởng Trần Đại Quang dẫn đầu đã hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Nội vụ Campuchia do Ngài Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Sar Kheng dẫn đầu. Tại cuộc hội đàm, Ngài Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Sar Kheng đã thông báo tình hình an ninh quốc gia, kinh tế xã hội của Campuchia. Ngài Sar Kheng khẳng định: Thời gian qua, lực lượng Công an Campuchia đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ yêu cầu xây dựng, phát triển của Vương quốc Campuchia. Trong kết quả ấy, có sự phối hợp, giúp đỡ quý giá, hiệu quả của Bộ Công an Việt Nam trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước láng giềng anh em.

 Bộ trưởng Trần Đại Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Sar Kheng duyệt đội danh dự Bộ Nội vụ Campuchia.

Bộ trưởng Trần Đại Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Sar Kheng duyệt đội danh dự Bộ Nội vụ Campuchia.

Thay mặt Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam, Bộ trưởng Trần Đại Quang cảm ơn Ngài Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sar Kheng đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam sự đón tiếp trọng thị; cảm ơn Bộ Nội vụ Campuchia đã phối hợp, giúp đỡ Bộ Công an Việt Nam trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Bộ trưởng Trần Đại Quang đã bày tỏ sự nhất trí cao với những đánh giá tình hình mà ngài Sar Kheng vừa trao đổi.

Bộ trưởng Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn mà Chính phủ và nhân dân Campuchia đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và sự nghiệp bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Bộ trưởng Trần Đại Quang đã thông báo một số tình hình quốc tế, khu vực và của Việt Nam thời gian qua; kết quả, phương hướng hợp tác của hai Bộ Công an – Bộ Nội vụ hai nước. Bộ trưởng Trần Đại Quang nêu rõ: Trên cơ sở Hiệp định hợp tác giai đoạn 2011 – 2015 và Kế hoạch hợp tác năm 2011, chúng tôi vui mừng nhận thấy, quan hệ hợp tác giữa hai Bộ tiếp tục được củng cố và phát triển cả chiều rộng, chiều sâu, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Chính phủ, nhân dân hai nước Campuchia và Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước và an ninh chung trong khu vực.

Trên lĩnh vực hợp tác đảm bảo an ninh, trật tự, lực lượng Công an các đơn vị, địa phương của hai bên đã duy trì tốt mối quan hệ hữu nghị, thường xuyên và kịp thời trao đổi thông tin liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội… Với tinh thần san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, năm 2010 – 2011, Bộ Công an Việt Nam đã giúp trang bị hệ thống điện đài cho Bộ Nội vụ Campuchia và theo Kế hoạch hợp tác năm 2011, Bộ Công an đã và đang giúp triển khai trang bị hệ thống camera kiểm soát an ninh tại một số mục tiêu quan trọng ở thủ đô Phnômpênh và trang phục, phương tiện chiến đấu cho Cảnh sát đặc nhiệm Campuchia.

Nhân chuyến thăm lần này, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã tặng 100 máy tính cho Bộ Nội vụ Campuchia để phục vụ công tác. Đồng thời, trước nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Bộ Nội vụ Campuchia, Bộ Công an Việt Nam nhất trí với đề nghị của Bộ Nội vụ Campuchia sẽ phối hợp đầu tư xây dựng Trường Công an hữu nghị Campuchia – Việt Nam tại Campuchia; trong đó Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 1 triệu USD). Ngoài ra, một số doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Campuchia cũng bày tỏ sự ủng hộ lực lượng Công an hai nước, trong đó Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam tự nguyện ủng hộ số tiền 200.000 USD để góp phần xây dựng Trường Công an hữu nghị Campuchia – Việt Nam

Duy Hiển

(Theo Cand)


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Việt Nam-Trung Quốc nhất trí tăng đàm phán vấn đề trên biển

0 nhận xét

Ngày 6/9, Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội.

Chủ tịch Ủy ban phía Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Ủy ban phía Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc cùng chủ trì phiên họp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cuộc họp

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cuộc họp

Trong không khí chân thành, thẳng thắn, hữu nghị, hai bên đã trao đổi ý kiến sâu sắc và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc phát triển toàn diện hơn nữa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Trong thời gian diễn ra phiên họp, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã lần lượt tiếp và nói chuyện thân mật với Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc. Ông Đới Bỉnh Quốc đã chuyển tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông điệp miệng của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào về phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước.

Nhân dịp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc được thành lập tròn 5 năm, hai bên đã đánh giá tích cực sự vận hành tốt đẹp của Ủy ban trong 5 năm qua, cho rằng Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung đã phát huy vai trò quan trọng trong việc điều phối và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn, phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước.

Hai bên cho rằng, trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp và thay đổi sâu sắc như hiện nay, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định đáp ứng lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Cùng nhấn mạnh sẽ duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao, phát huy đầy đủ vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam, quy hoạch tổng thể hợp tác trên các lĩnh vực, đi sâu chia sẻ kinh nghiệm về điều hành đất nước, đại dện hai bên cũng nhất trí tiếp tục tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa các ngành vận hành có hiệu quả, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực: kinh tế thương mại, quân sự, thực thi pháp luật, an ninh, khoa học, giáo dục, y tế…, mở rộng giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đảm bảo quan hệ Việt-Trung luôn luôn phát triển theo hướng tích cực, lành mạnh, ổn định.

Hai bên cho rằng, giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển hết sức quan trọng trong việc duy trì đại cục quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, khẳng định sẽ căn cứ theo những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, luật pháp quốc tế và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), kiên trì thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển, áp dụng những biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và bảo vệ hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Cũng trong các cuộc tiếp xúc, hai bên nhất trí sẽ đẩy nhanh tiến độ đàm phán, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được. Hai bên nhất trí tăng cường việc đàm phán vấn đề trên biển, sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc.”

Hai bên sẽ thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.

Theo TTXVN


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Ông Nguyễn Xuân Phúc không để tham nhũng trong xây dựng nông thôn mới

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để xảy ra lãng phí, tham nhũng, thất thoát đối với các công trình được đầu tư xây dựng theo mô hình nông thôn mới, làm giảm lòng tin của bà con các dân tộc đối với chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc thi công đường bê tông thôn bản xã Thanh Chăn.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc thi công đường bê tông thôn bản xã Thanh Chăn.

Ngày 6/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc và Đoàn công tác đã tới kiểm tra việc thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Đây là một trong 11 xã của tỉnh Điện Biên được chọn làm thí điểm và bước đầu thu được những kết quả tích cực về kinh tế – xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh.

Đến nay, toàn xã không có hộ gia đình nào ở nhà tạm bợ, dột nát. Tỷ lệ hộ nghèo còn 17,7%, đặc biệt 100% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và điện lưới quốc gia. Thanh Chăn cũng đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 ở ba cấp học (mầm non, tiểu học và THCS), đạt chuẩn quốc gia về y tế cấp xã, tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 90%.

Qua gần 3 năm triển khai thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, toàn xã đã đạt được 9/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đã có 17 công trình hạ tầng được hoàn thành, đang triển khai 10 công trình và đầu tư mới 17 công trình.

Người dân đã đóng góp hơn 2,5 tỷ đồng xây dựng các công trình dân sinh như đường giao thông, trường học, trạm y tế.

Một số mô hình sản xuất được triển khai có hiệu quả như nuôi cá rô phi đơn tính, nuôi vịt an toàn, sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, sản xuất lúa giống, trồng cỏ chăn nuôi.

Mục tiêu được xã đề ra là phấn đấu đến hết năm 2011 đạt 13/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hoàn thành 19/19 tiêu chí vào năm 2013.

Biểu dương và đánh giá cao những kết quả xã Thanh Chăn đã đạt được trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ghi nhận những kiến nghị về điều chỉnh bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng miền và sớm bố trí đủ nguồn lực thực hiện các công trình, dự án do ngân sách nhà nước đầu tư.

Phó Thủ tướng lưu ý xã Thanh Chăn cùng các cấp huyện, tỉnh tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, gần dân, sát dân và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Không để xảy ra lãng phí, tham nhũng, thất thoát đối với các công trình được đầu tư xây dựng theo mô hình nông thôn mới, làm giảm lòng tin của bà con các dân tộc đối với chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, các cấp các ngành cần sớm có giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém về an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hiện đây vẫn  là địa bàn “nóng” về buôn bán và sử dụng ma túy, số người nghiện và tử vong liên quan đến ma túy, HIV/AIDS còn cao.

Lê Sơn


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Huế cần phát huy lợi thế để phát triển bền vững

0 nhận xét

Ngày 2/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Thừa Thiên Huế về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 của tỉnh và thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó thu nhập bình quân đầu người cao so với bình quân cả nước và công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Khái quát một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị tỉnh tập trung rà soát lại quy hoạch để triển khai có hiệu quả Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, đó là “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.”

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo tỉnh tập trung tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho sản xuất nông nghiêp, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, ổn định giá cả thị trường…Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 của Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012.

Thủ tướng gợi ý, Thừa Thiên Huế cần phát huy lợi thế về du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học để phát triển bền vững. Thủ tướng chỉ đạo Thừa Thiên Huế xây dựng cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống giao thông, đồng thời quan tâm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã cho ý kiến liên quan đến các kiến nghị của Thừa Thiên Huế về bố trí vốn 4 dự án đang thi công dở dang (hồ Tả Trạch, cầu Bạch Hổ, hồ Thủy Yên-Thủy Cam, đường La Sơn-Nam Đông), cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đầu tư phát triển đô thị Huế và di tích Cố đô Huế theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị, hỗ trợ trường đại học Huế phát triển đại học quốc tế…Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ cùng với Thừa Thiên Huế triển khai có hiệu quả Kết luận 48 của Bộ Chính trị.

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Cao cho biết, ngay từ đầu năm 2011, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo rất quyết liệt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhất là chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội thu được nhiều kết quả tích cực.

Tám tháng đầu năm 2011, kinh tế của tỉnh tiếp tục được tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vẫn tăng 22,2% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng 19.8%, xuất khẩu tăng 53,8% giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,45%, khách du lịch quốc tế đế Huế tăng 6,2% …Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Thừa Thiên Huế đã cắt, giãn tiến độ 40 công trình với tổng vốn đầu tư 44 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Cao, trên cơ sở kết quả 8 tháng đầu năm 2011, phân tích khả năng thực hiện các tháng cuối năm 2011, ước năm 2011 tỉnh có 13/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đã đề ra, trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 1.300 USD, giá trị xuất khẩu đạt 330 triệu USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 9,16%, tạo việc làm mới cho 16.500 người, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 44%…

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã tới dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây, thành phố Huế). Khu Chín Hầm do thực dân Pháp xây dựng năm 1941 để cất giấu vũ khí. Năm 1954, Ngô Đình Cẩn đã cho cải tạo thành hầm ngục giam giữ, tra tấn các chiến sỹ cách mạng và những người yêu nước. Đây là một kiểu nhà tù đặc biệt, điển hình của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm ở miền Trung.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới kiểm tra Dự án cầu đường bộ Bạch Hổ bắc qua sông Hương thuộc thành phố Huế.

Thiện Thuật


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Cần cụ thể hóa việc học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh

0 nhận xét

Hôm qua, 1-9, nhân kỷ niệm lần thứ 66 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham dự lễ viếng có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm; các đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội và các lão thành cách mạng. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau đó, đoàn đại biểu do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. Cùng ngày, các đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội… đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương các cán bộ nhân viên phục vụ nơi Bác Hồ ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch đã có công lớn, góp phần vào nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Mỗi người, thông qua công việc hàng ngày, cần cụ thể hóa việc học tập thành làm theo Bác.

Sáng 1-9, tại Hội trường TPHCM, Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ VN TPHCM long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 – 19-8-2011) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2-9-1945 – 2-9-2011). Tham dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Phan Văn Khải, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM; Dương Quan Hà, Chủ tịch UBMTTQ VN TPHCM.

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cùng các đồng chí lãnh đạo TPHCM dâng hương tại Bảo tàng Hồ Chí Min

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cùng các đồng chí lãnh đạo TPHCM dâng hương tại Bảo tàng Hồ Chí Min

Trước buổi lễ, trong sáng 1-9, các đồng chí lãnh đạo TP đã đến dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TPHCM.

Sau đó, đoàn đại biểu do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. Cùng ngày, các đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội… đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương các cán bộ nhân viên phục vụ nơi Bác Hồ ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch đã có công lớn, góp phần vào nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Mỗi người, thông qua công việc hàng ngày, cần cụ thể hóa việc học tập thành làm theo Bác.

Tại buổi lễ kỷ niệm, Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình thuộc Sở Lao động Thương binh – Xã hội TP Vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động.

Cùng ngày, Ban Tổ chức các ngày lễ lớn TPHCM đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Tự hào Việt Nam – 66 năm độc lập, tự chủ và phát triển” tại Công viên Lam Sơn và Công viên Chi Lăng, quận 1. Triển lãm trưng bày gần 230 ảnh giới thiệu những dấu son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân ta qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Hôm qua 1-9, tỉnh Hậu Giang đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Dịp này tỉnh Hậu Giang đã khánh thành và đưa 2 công trình trọng điểm của tỉnh vào hoạt động: Khu hành chính tỉnh Hậu Giang và Cầu Xà No, tổng giá trị hơn 938 tỷ đồng. Các công trình này ngoài việc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, còn tạo động lực để thành phố Vị Thanh – trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang phát triển thành đô thị tiểu vùng Tây sông Hậu.

Nhóm phóng viên


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Quốc hội thảo luận chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

0 nhận xét

Chiều nay (4/8), Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, nghe và thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ  Quốc hội về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Kế thừa, phát huy những tiến bộ của Hiến pháp năm 1992

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; phải căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước; tiếp tục khẳng định bản chất, mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh 1991 và Hiến pháp 1992. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc sửa đổi, bổ sung phải tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; thực hiện dân chủ XHCN; tăng cường kỷ luật kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đưa ra một số định hướng lớn như về chế độ chính trị tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và nhân dân ta.

Khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Theo đó, phải làm rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.

Về thể chế kinh tế, cần sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm mục tiêu, định hướng chính sách lớn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

Về tổ chức bộ máy nhà nước, tiếp tục khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Về Chính phủ, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng nền hành chính thống nhất, thống suốt, hiệu lực, hiệu quả; quy định rõ hơn ở tầm hiến định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, với các cơ quan tư pháp.

Đối với chính quyền địa phương, Tờ trình cũng đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng nghiên cứu xác định rõ hơn địa vị pháp lý, mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phân cấp phân quyền giữa Trung ương và địa phương…

Theo dự kiến kế hoạch việc tổ chức thực hiện, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ủy ban sửa đổi Hiến pháp có nhiệm vụ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992, xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Phấn đấu trình Quốc hội dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ nhất vào Kỳ họp cuối năm 2012, sau đó  tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào khoảng tháng 3-4/2013. Tiếp đó, dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của nhân dân và ý kiến của đại biểu Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Hiến pháp phải mang tính ổn định, lâu dài

Thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số các đại biểu tán thành cao với các định hướng, nội dung lớn của Tờ trình về triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 là cần thiết. Đặc biệt, cần tập trung vào sửa đổi những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó làm rõ hơn mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong công tác lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nhất trí với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang), đại biểu Phùng Khắc Đăng (Sơn La) đề nghị cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò và mối quan hệ cơ bản giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội; vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong Hiến pháp.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) tán thành quan điểm sửa đổi Hiến pháp là phải mang tính ổn định, lâu dài, phải kế thừa và phát huy những thành tựu, ưu việt và tiến bộ của Hiến pháp 1992.

“Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này cần làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa kiến nghị.

Bên cạnh đó, cần bổ sung, hoàn thiện các quyền cơ bản của công dân. Thể hiện bản chất dân chủ, công bằng, văn minh của chế độ chính trị  nhà nước ta.

TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh trăn trở, điều lớn nhất cần sửa đổi lần này là tổ chức bộ máy nhà nước. Cụ thể, quy định tổ chức bộ máy Trung ương với cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ nhằm hạn chế lạm quyền. Bên cạnh đó, cũng phải cân nhắc đến việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương với loại hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn với đặc trưng riêng cho phù hợp với xu thế phát triển.

Một số đại biểu khác góp ý về việc tăng thêm số thành viên Ủy ban dự thảo sửa  đổi Hiến pháp, với đại diện của một số  ngành nghề và tổ chức xã hội nghề  nghiệp khác.

Phó Chủ  tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào cuối Kỳ họp này.

Lê Sơn – Quỳnh Hoa


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →