Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label bình ổn giá. Show all posts
Showing posts with label bình ổn giá. Show all posts

Bí thư Lê Thanh Hải: Bình ổn giá TPHCM để tạo sức lan tỏa trên cả nước

0 nhận xét

Ngày 6-4, UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết 9 năm thực hiện chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2002 – 2010. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP; Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Nguyễn Hữu Chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trương Thị Ánh, Phó Chủ tịch HĐND TP; Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP cùng lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương…

Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân trao tặng bằng khen cho các doanh nghiệp

Công cụ điều tiết giá cả thiết thực

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng cho biết sau 9 năm tổ chức, chương trình bình ổn giá của TP ngày càng thu hút đông đảo DN tham gia, trở thành công cụ điều tiết giá cả thiết thực; khẳng định được vai trò định hướng “dẫn dắt” giá cả các mặt hàng thiết yếu với giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần hạn chế và kiểm soát được hiện tượng đầu cơ, tăng giá đột biến, góp phần bình ổn thị trường. Bên cạnh đó, chương trình đã giúp thúc đẩy sự hợp tác liên kết giữa TPHCM với các tỉnh thông qua việc hợp tác để tạo nguồn hàng cung ứng cho TP. Đặc biệt, chương trình đã góp phần thực hiện thành Công cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại TPHCM.

Từ số lượng 2 doanh nghiệp tham gia chương trình trong những năm đầu, đến nay thành phố đã có 22 doanh nghiệp của các thành phần kinh tế tham gia chương trình bình ổn giá với 2.188 điểm bán hàng. Trong đó có 3 doanh nghiệp không nhận vốn hỗ trợ, 8 doanh nghiệp chỉ nhận một phần. Doanh số bán hàng và lượng hàng bình ổn tăng bình quân 25%/mỗi năm. Số lượng người được phục vụ qua mỗi năm cũng tăng từ 10-15%.

Đặc biệt là từ khi thực hiện chương trình bình ổn giá, chỉ số giá tiêu dùng CPI của TPHCM luôn thấp hơn chỉ số CPI của cả nước. Năm 2010, chỉ số CPI của TPHCM là 9,58% trong khi cả nước là 11,75%; tháng 3-2011, CPI của TP là 4,89% còn của cả nước là 6,12%. Cũng từ việc triển khai thành công chương trình này, đến nay đã có hơn 40, tỉnh, thành phố trong cả nước học tập mô hình, kinh nghiệm của TPHCM để xây dựng chương trình bình ổn giá và bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, nhà phân phối và người tiêu dùng.

Uy tín của chương trình và thương hiệu được nâng lên

Đánh giá về tính hiệu quả từ chương trình bình ổn giá của TPHCM, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, TP đã chọn đúng nhóm hàng cần thiết, lựa chọn đúng doanh nghiệp tham gia, góp phần cho thành công của chương trình. TPHCM đi đầu và thực hiện có hiệu quả chương trình bình ổn giá, tạo sức lan tỏa lớn trên phạm vi cả nước. Hiện đã có hơn 40 trong tổng số 63 tỉnh, thành học tập TPHCM thực hiện bình ổn giá.

“Qua tham gia chương trình, có những doanh nghiệp không nhận vốn bình ổn cũng tham gia vì thấy được uy tín của chương trình và thương hiệu được nâng lên” – Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh.

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan cho rằng, không chỉ người dân được hưởng lợi từ chương trình bình ổn giá mà chính DN cũng mở rộng được thị phần từ chương trình này. Uy tín của DN tăng lên, người tiêu dùng tin tưởng, hàng bán được nhiều, giúp giảm chi phí và qua đó lại giảm giá thành, hỗ trợ ngược lại cho người tiêu dùng. Vì vậy, tham gia chương trình này, các DN cũng làm tốt vai trò vừa thúc đẩy sản xuất chăn nuôi, vừa thúc đẩy tiêu dùng. Năm 2011, Vissan sẽ đi theo mô hình mới là mở những điểm bán hàng hiện đại ngay trong chợ truyền thống, tạo giá trị tăng thêm để người dân TP được hưởng lợi, qua đó làm phong phú thêm kênh bán hàng cho DN.

Còn Tổng Giám đốc SaiGon Co.op Nguyễn Thị Hạnh cho biết, kinh nghiệm rút ra sau 9 năm thực hiện chương trình là làm thế nào mở rộng điểm bán hàng càng sâu rộng trong các khu dân cư càng tốt”. Chính điều này sẽ quyết định sự phát triển của DN vì nó giúp DN phục vụ người tiêu dùng và mở rộng thị phần.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tặng hoa chúc mừng đại diện các doanh nghiệp thực hiện tốt chương trình tại TPHCM

Mở rộng và hoàn thiện chương trình

Tiếp nối thành công đã đạt được từ chương trình bình ổn giá giai đoạn 2002-2010, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Hồng cho biết trong thời gian tới, TPHCM tiếp tục triển khai thực hiện chương trình bình ổn giá xuyên suốt cả năm với mục tiêu ngày càng mở rộng về quy mô, mặt hàng. Đặc biệt, thành phố sẽ tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế chính sách để tác động của chương trình ngày càng cao hơn, sâu hơn, góp phần đưa các mặt hàng bình ổn đến tay người tiêu dùng đặc biệt là những công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, người dân ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn thành phố.

Tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao TPHCM luôn dẫn đầu đổi mới từ cách nghĩ, cách làm.

Những sáng kiến và nỗ lực của TPHCM trong việc thực hiện nghiêm túc, kiên trì, hiệu quả chương trình bình ổn giá trong 9 năm qua đã có sức lan tỏa lớn trong cả nước, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Để chương trình bình ổn giá của TPHCM phù hợp với tình hình và yêu cầu hiện nay, TPHCM nên tiếp tục hoàn thiện cơ chế bình ổn giá để đảm bảo đưa được hàng hóa đến tận tay người lao động có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, cần tăng quỹ bình ổn giá; theo dõi tín hiệu thị trường và kiểm soát giá cả sát sao hơn để đảm bảo giá hàng hóa bình ổn thấp hơn giá thị trường 10%…

Hội nghị cũng đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho chương trình bình ổn giá của thành phố trong 9 năm qua. Trong đó, tập thể Đảng bộ, chính quyền nhân dân TP HCM vinh dự nhận Huân chương Lao Động hạng Nhất của Chủ tịch nước và cá nhân Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Hồng vinh dự nhận Huân chương Lao Động hạng Nhì. Cũng tại hội nghị, 9 tập thể và 8 cá nhân đã đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho; 48 tập thể và 21 cá nhân đã nhận bằng khen của UBND TP trao tặng. Trang tin Điện tử (Website) Đảng bộ TPHCM cũng đã vinh dự đón nhận bằng khen của UBND TP vì có thành tích trong công tác tuyên truyền về chương trình bình ổn.

T. M

(Theo www.lethanhhai.net)
Continue reading →

Chương trình bình ổn giá tại TPHCM: Thêm mặt hàng, tăng điểm bán

0 nhận xét

Chương trình bình ổn giá tại TPHCM đã trở thành một trong những biện pháp quan trọng điều tiết giá hiệu quả. Tuy nhiên, để thực sự thành công các sở, ngành chức năng và cả các DN còn nhiều vấn đề phải làm.

Một cửa hàng của Công ty Vissan bán hàng bình ổn giá ở quận 12, TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Đối mặt với áp lực tăng giá

Báo cáo của 14 doanh nghiệp (DN) tham gia chương trình bình ổn giá tại TPHCM cho thấy, đến ngày 30-11, công tác chuẩn bị hàng hóa đã và đang diễn ra đúng kế hoạch.

Tại nhiều DN sản xuất và kinh doanh có lượng hàng chi phối thị trường khoảng từ 15% – 30% như Vissan, Saigon Co.op, Ba Huân, Sargi… nguồn hàng bình ổn đã được chuẩn bị tăng gấp 3 – 4 lần so với kế hoạch được giao. Cả nguồn vốn lẫn nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới sẽ không thiếu. Giá bán 8 nhóm hàng bình ổn (gồm gạo – nếp, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả) sẽ ổn định đến hết tháng 3-2011.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, để đa dạng hóa nguồn hàng, phục vụ tối đa nhu cầu mua sắm của người dân TP trong dịp tết, sở đã khảo sát năng lực và quy mô chăn nuôi, sản xuất của một số DN để cùng tham gia chương trình. Theo đó, các DN này sẽ không nhận tiền hỗ trợ của TP nhưng vẫn thực hiện đầy đủ các cam kết về khả năng cung ứng nguồn hàng theo số lượng và chất lượng, giá bán ổn định đến hết tháng 3-2011.

Trước mắt, TP chọn 2 DN Công ty Phạm Tôn và Tập đoàn Phú Cường cung cấp thêm mặt hàng thịt gia cầm và thủy hải sản các loại. Dự kiến, ngày 4-12, Phú Cường sẽ ký hợp đồng cung ứng hàng hóa cho 4 hệ thống siêu thị, cửa hàng của TP (gồm Co.opMart, Maximart, Satramart và Sargi) với sản lượng 125 tấn thủy hải sản/tháng. Với hợp đồng này, thủy hải sản là nhóm hàng thứ 9 được TPHCM đưa vào bình ổn giá.

Không thể phủ nhận việc thực hiện chương trình bình ổn giá tại TPHCM đã đạt được những kết quả khả quan. Mặc dù mật độ dân số và sức mua cao nhất nước nhưng liên tục những tháng vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại TPHCM luôn có mức tăng thấp hơn mức tăng bình quân so cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng. Điều này cho thấy, chương trình bình ổn giá thực sự trở thành một trong những công cụ điều tiết giá hữu hiệu

Thủy sản, mặt hàng thứ 9 được đưa vào diện bình ổn giá tại TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Tuy nhiên, do lượng hàng bình ổn theo tính toán của các cơ quan chức năng hiện mới chỉ chiếm khoảng 25% – 30% vào tháng thường, tháng tết tăng lên 30% – 40% so với mức tiêu dùng bình quân tại TPHCM.

Mặt khác, nguồn vốn dành cho chương trình bình ổn giá mới chỉ dừng ở mức xấp xỉ 400 tỷ đồng (cho cả chương trình bình ổn năm 2010 và Tết Tân Mão 2011), do vậy dù muốn hay không chương trình vẫn còn nhiều hạn chế.

Nói như Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng, với nguồn vốn còn hạn hẹp nhưng nếu các DN sử dụng đồng vốn hiệu quả, quay vòng vốn nhanh thì nguồn hàng bình ổn sẽ đủ sức tạo sự lan tỏa, khống chế thị trường.

Bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho rằng, nguồn hàng dự trữ phục vụ tết đã lên tới 1.200 tỷ đồng, trong đó riêng nhóm hàng bình ổn được Saigon Co.op chuẩn bị tương ứng với gần 400 tỷ đồng (tăng gần gấp 4 lần so với số tiền nhận từ chương trình bình ổn chỉ hơn 100 tỷ đồng). Tuy nhiên, do giá thị trường và giá bình ổn cùng một mặt hàng có mức chênh lệch khá cao nên gây rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng nguồn hàng.

Dư luận đặt ra, có hay không việc mua gom hàng bình ổn để bán lại để kiếm lời? Về vấn đề này cần được TP và các cơ quan chức năng xem xét kỹ dưới nhiều góc độ.

Tăng điểm bán để ổn định giá

Nhiều ý kiến cho rằng, hàng bình ổn chỉ mới tập trung nhiều ở hệ thống siêu thị và tại các cửa hàng DN tham gia. Trong khi đó, tại các chợ bán lẻ và khu dân cư hàng bình ổn vẫn chưa tới được. Do chưa phát triển được hệ thống phân phối rộng khắp nên người tiêu dùng, nhất là những người lao động có mức thu nhập trung bình hoặc thấp khó tiếp cận với hàng bình ổn.

Bà Lê Ngọc Đào nhìn nhận, sở dĩ hàng bình ổn mới chỉ xuất hiện nhiều tại khu vực nội thành là vì hệ thống các siêu thị và cửa hàng đã có sẵn. Đối với khu vực ngoại thành, các KCN, KCX, do phí thuê mặt bằng cao (70 USD/m2/tháng), hơn nữa mức chiết khấu của các mặt hàng này rất thấp (chỉ từ 1% – 2%), nếu các DN mở cửa hàng để bán cầm chắc bị lỗ.

Để đưa hàng bình ổn đến tay người dân và công nhân, sở đã yêu cầu Ban quản lý các KCN, KCX (HEPZA) đăng ký thời gian, điểm bán cụ thể để các DN đưa hàng bán lưu động. Về lâu dài, Sở Công thương đã đề nghị UBND các quận huyện rà soát thật kỹ các chợ bán lẻ sử dụng chưa hết công năng, các mặt bằng còn bỏ trống trên địa bàn, từ đó tổ chức các cửa hàng chuyên bán hàng bình ổn.

Trước tình hình trên, UBND TPHCM đã giao Sở Công thương lập kế hoạch chi tiết xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hàng bình ổn, trong đó đặc biệt chú trọng đến các KCN, KCX và các khu dân cư ngoại thành. Cùng với 1.980 điểm bán hàng bình ổn sẵn có, từ nay đến hết tháng 1-2011 các DN phải phát triển ít nhất 100 điểm bán mới chuyên kinh doanh các mặt hàng bình ổn.

Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Hồng, cùng với phát triển tạo nguồn hàng thì khả năng phát triển hệ thống phân phối của các DN sẽ được xem là một trong những tiêu chí chính để xem xét năng lực thực sự của các DN tham gia trong chương trình bình ổn 2011.

Thúy Hải


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →