Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đã khai mạc Hội nghị BCH Đảng bộ TP khóa IX

0 nhận xét

Ngày 26-8, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa IX đã khai mạc.

Trong hội nghị lần này, các đại biểu đã nghe Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua báo cáo tờ trình về dự thảo Quy chế làm việc của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy khóa IX; chương trình làm việc toàn khóa của Thành ủy khóa IX. Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Nguyễn Hữu Nhân báo cáo tờ trình về dự thảo Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa IX. Sau đó, đại biểu đã tập trung thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết hội nghị về các nội dung trên.

le thanh hai

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải phát biểu tổng kết hội nghị.

Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy có trách nhiệm chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội tập trung triển khai thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và kế hoạch số 13-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh chỉnh đốn Đảng; chỉ đạo, vận động, tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong Đảng bộ, lực lượng vũ trang và đồng bào TP. Chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh quy chế làm việc cấp ủy, xác định chương trình trọng điểm, trọng tâm thích ứng với từng nhiệm kỳ của từng cấp ủy; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện và kiểm tra thực hiện Nghị quyết hội nghị Thành ủy từ đầu năm 2011 đến nay về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2011; về 6 chương trình đột phá của TP, về thực hiện những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội…

Ngoài dự thảo Quy chế làm việc của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và Thường trực Thành ủy, hội nghị cũng đã thảo luận và thống nhất các dự thảo Chương trình làm việc toàn khóa của Thành ủy và Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.

Tổng kết hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải lưu ý quy chế làm việc, chương trình làm việc cần được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa những mặt làm được và khắc phục những mặt hạn chế yếu kém của Ban Chấp hành Đảng bộ TP các khóa trước. Bí thư Lê Thanh Hải nhấn mạnh: Quy chế, chương trình làm việc cần đảm bảo thực hiện tốt tự phê bình và phê bình. Quan trọng hơn là phải thực hiện tốt cải cách hành chính trong Đảng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.

“Với tinh thần trách nhiệm cao của cả Ban Chấp hành, tôi mong muốn làm sao thông qua quy chế, chương trình làm việc, Ban Chấp hành có thể làm được nhiều việc hơn nữa để đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ IX nhanh chóng đi vào cuộc sống, tập trung chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào TP” – đồng chí Lê Thanh Hải kết luận.

Thiên Linh


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Đồng chí Lê Thanh Hải chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03

0 nhận xét

Ngày 25-8, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

le thanh hai

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải trao đổi cùng các đồng chí lãnh đạo quận, huyện về việc tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Không coi nhẹ những nội dung khác trong Chỉ thị số 03 nhưng Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đặc biệt nhấn mạnh đến nội dung về xác định rõ trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng chí cho rằng, thực hiện tốt nội dung này sẽ là khâu đột phá để thực hiện tốt các nội dung còn lại trong chỉ thị.

Vai trò nêu gương toàn diện của người đứng đầu được Bí thư Thành ủy chỉ rõ: Đó là phải gương mẫu trong chấp hành nghiêm điều lệ và các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị. Đó là nêu gương trong tinh thần trách nhiệm khi được Đảng phân công, giao việc. Đó là tinh thần phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Đó là tinh thần thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng học tập. Và cuối cùng, nêu gương trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và chống các tệ nạn tiêu cực khác…

Yêu cầu cụ thể, đồng chí Lê Thanh Hải cho rằng cần đưa nội dung học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Bác vào chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ IX và nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp; có kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng tổ chức Đảng, bám sát tình hình thực tiễn đơn vị, địa phương để cụ thể hóa nội dung, tránh hình thức.

Trước hết, cần xác định một số nội dung cụ thể: vấn đề tư tưởng, đạo đức gây bức xúc trong ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để tập trung chỉ đạo mang lại kết quả cụ thể, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bí thư Thành ủy chỉ đạo các cấp ủy phải rà soát lại, bổ sung nội dung về thực hiện Chỉ thị 03 vào quy chế làm việc của cấp ủy, làm cơ sở cho các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Trong chọn lựa nhân sự thực hiện, đồng chí Lê Thanh Hải yêu cầu các cấp ủy phải chọn những đồng chí vừa có tinh thần trách nhiệm vừa có phẩm chất đạo đức tốt. Bởi đây chính là người trực tiếp hàng ngày hàng giờ truyền đạt, phổ biến công việc, chủ trương liên quan đến việc học tập, làm theo gương Bác đến từng đảng viên, quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, cần xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các ngành, các cấp, cấp ủy, tổ chức Đảng.

“Các cấp ủy phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, hàng ngày của từng chi bộ, Đảng bộ; là trách nhiệm cụ thể, thiết thân của mọi cán bộ, đảng viên và là trách nhiệm, vinh dự lớn lao của TP mang tên Bác Hồ kính yêu” – đồng chí Lê Thanh Hải nhấn mạnh.

* Phó Giám đốc Công an TP Phan Anh Minh: Tập trung chấn chỉnh những tồn tại của ngành

Qua những vụ việc xảy ra thời gian gần đây, rõ ràng lực lượng cảnh sát giao thông còn tồn tại một số vấn đề cần chấn chỉnh, uốn nắn. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động, Công an TP sẽ tập trung chấn chỉnh những tồn tại này. Chẳng hạn, chấn chỉnh tình trạng không chào người vi phạm giao thông khi làm nhiệm vụ xử lý vi phạm, sử dụng gậy điều khiển chỉ vào mặt người vi phạm hoặc vừa nói vừa nhịp gậy vào xe người vi phạm…

Thường vụ Đảng ủy Công an TP sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát và phê bình, giúp đỡ, kiểm tra chéo giữa các đơn vị, chiến sĩ để cuộc vận động đi vào chiều sâu trong lực lượng. Trong thời gian tới, ngành sẽ tổ chức ra nhiều hội thảo, diễn đàn để thảo luận về những nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ ngành để kịp thời biểu dương điển hình, chấn chỉnh vi phạm; mở rộng việc lấy ý kiến đóng góp của người dân với cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở…

* Bí thư Quận ủy quận 7 Lê Trọng Hiếu: Làm việc thật sự, không nói suông

Chúng tôi quan tâm vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo. Sự nêu gương của người đứng đầu sẽ có ý nghĩa lớn bởi sẽ thuyết phục được đảng viên, quần chúng nhân dân hơn hàng ngàn lời nói suông. Ngoài ra, một trong những giải pháp chủ yếu quận đã vận dụng để thực hiện tốt cuộc vận động là luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân góp ý xây dựng chính quyền từ quận đến cơ sở. Quận sẽ làm tốt cơ chế đó để thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở; thu thập, lắng nghe ý kiến rộng rãi nhằm tăng cường sự đồng thuận trong nhân dân về những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân phát sinh trên địa bàn quận.

HỒNG HIỆP


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tham dự khánh thành tượng đài Bác Tôn

0 nhận xét

Sáng 20-8, ĐH Tôn Đức Thắng đã tổ chức lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng và trụ sở chính của trường tại Q.7, TP HCM nhân kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước và ông Lê Thanh Hải – Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành Ủy TP.HCM cùng lãnh đạo nhiều Bộ, Ban, Ngành và đại diện các tỉnh thành… đến dự lễ khánh thành.

le-thanh-hai

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (bìa phải) cùng các lãnh đạo thực hiện nghi thức khánh thành tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Ảnh: Minh Đức

Tượng đài chân dung chủ tịch Tôn Đức Thắng được đúc bằng đồng, cao 1,5m đặt trên nền trụ bằng đá hoa cương trắng của Đà Nẵng cao 2,0m. Tổng chiều cao của tượng là 3,5m, được xây dựng với tổng kinh phí là 1,5 tỷ đồng. Toàn bộ khu vực tượng đài đặt tại trước tiền sảnh của dãy nhà A, vị trí trang trọng nhất của trường, nhằm thể hiện sự tri ân đối với công lao to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; giúp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường tự hào, noi theo tấm gương cần, kiệm, liêm chính, hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân của bác Tôn.

Tin ảnh: Thanh Tàu

(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp xúc cử tri các quận của TPHCM

0 nhận xét

Ngày 9-9, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM gồm các ông bà: Lê Thanh Hải, Huỳnh Thành Đạt, Nguyễn Phước Lộc, Huỳnh Thành Lập, Trần Thanh Hải, Phạm Văn Gòn, Võ Thị Dung, Đỗ Văn Đương, Huỳnh Minh Thiện, Nguyễn Ngọc Hòa, Đinh Thị Bạch Mai, Đặng Thành Tâm, Nguyễn Thị Quyết tâm, Huỳnh Ngọc Ánh, Đoàn Nguyễn Thùy Trang đã tiếp xúc với cử tri các quận 2, 5, 10, Bình Tân, Tân Bình, Phú Nhuận để báo cáo lại kết quả kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII.

le-thanh-hai

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp xúc cử tri quận 10.

Tổ ĐBQH số 4 gồm các ĐB Lê Thanh Hải, Huỳnh Thành Đạt, Nguyễn Phước Lập đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 5 và quận 10. Cử tri bày tỏ sự tin tưởng cao vào kết quả bầu lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ mà QH vừa bầu chọn. Nhiều cử tri bày tỏ tin tưởng, với tuổi trung bình trẻ hơn, trình độ học vấn cao hơn, ĐBQH khóa XIII chắc chắn sẽ làm được nhiều việc ích nước, lợi dân.

Tuy nhiên, qua tiếp xúc, các cử tri cũng thể hiện rõ sự lo lắng trước tình hình tai nạn giao thông tăng đột biến. Cử tri Trần Duy Ái (phường 14, quận 5) cho rằng: Tai nạn giao thông đã không còn bình thường nữa mà đã trở thành vấn nạn nhức nhối. QH phải có chuyên đề, giám sát chặt chẽ về tai nạn giao thông, không thể chậm trễ hơn.

Cử tri Nguyễn Thị Mộng Duyên (phường 12, quận 5) đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần tổng rà soát lại toàn bộ việc cấp bằng lái xe trên cả nước. Đây chính là mấu chốt của tình trạng tai nạn giao thông như hiện nay. Cần tổng kiểm tra, lưu trữ lại bằng phần mềm để khi cần có thể theo dõi xử lý, chấn chỉnh ngay.

Nhiều cử tri bày tỏ băn khoăn trước giá cả tăng, ô nhiễm môi trường… Cử tri Trần Triệu Ái cho rằng chất lượng sống của người dân đang giảm do giá cả “nhảy múa”. Cử tri Nguyễn Hoàng đề nghị nên cân nhắc để tăng trưởng GDP phải đồng hành cùng chất lượng sống của người dân.

le-thanh-hai

Tổ ĐBQH số 4 tiếp xúc cử tri quận 5.

Thay mặt tổ ĐBQH đơn vị số 4, ĐB Lê Thanh Hải (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM) tiếp thu những ý kiến của cử tri và hứa sẽ tổng hợp chuyển cho đoàn ĐBQH TP kiến nghị Trung ương. Những ý kiến liên quan đến thẩm quyền của địa phương thì chuyển giao để địa phương xử lý, tổ ĐBQH sẽ giám sát tiến độ thực hiện.

Đánh giá về những bức xúc liên quan đến tình trạng tham nhũng lãng phí, ĐBQH Lê Thanh Hải nhìn nhận tình trạng trên vẫn còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân. ĐBQH Lê Thanh Hải cho rằng: “Đây là điều nhức nhối mà tôi nghĩ tất cả chúng ta, mỗi người một cương vị khác nhau nhưng phải ra sức góp phần chấn chỉnh để xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh”.

Xung quanh tình hình biển Đông, ĐBQH Lê Thanh Hải cho biết: Bộ Chính trị có chuẩn bị để báo cáo cho Ban Chấp hành Trung ương về tình hình biển Đông gần đây và chủ trương xử lý của chúng ta, sau đó có báo cáo cho QH. Ban Tuyên giáo Trung ương đã có tài liệu về việc này, Thành ủy TPHCM cũng đã phổ biến. Theo hướng dẫn thì từ nay đến cuối tháng, các quận huyện, sở ngành phổ biến cho tất cả đảng viên và sau đó phổ biến trong nhân dân TP.

PV


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Cần giải pháp khẩn hạn chế tai nạn giao thông

0 nhận xét

° Sẽ thông tin đến cử tri về tình hình biển Đông

- Ngày 9-8, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM: Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Quyết Tâm, Huỳnh Thành Đạt, Nguyễn Phước Lộc, Huỳnh Thành Lập, Trần Thanh Hải, Phạm Văn Gòn, Võ Thị Dung, Đỗ Văn Đương, Huỳnh Minh Thiện, Nguyễn Ngọc Hòa, Đinh Thị Bạch Mai, Đặng Thành Tâm đã tiếp xúc với cử tri các quận 2, 5, 9, 10, Bình Tân, Tân Bình, Phú Nhuận để báo cáo kết quả kỳ họp thứ I Quốc hội khóa XIII.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải lắng nghe ý kiến của cử tri quận 10

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải lắng nghe ý kiến của cử tri quận 10

Tại các buổi tiếp xúc, cử tri thể hiện rõ sự lo lắng trước tình hình tai nạn giao thông (TNGT) tăng đột biến. Cử tri Trần Duy Ái (phường 14, quận 5) cho rằng TNGT đã trở thành vấn nạn nhức nhối. QH phải có chuyên đề, giám sát chặt chẽ TNGT, không thể chậm trễ hơn. Cử tri Nguyễn Thị Mộng Duyên (phường 12, quận 5) đề nghị: “Bộ GTVT cần tổng rà soát toàn bộ việc cấp bằng lái xe trên cả nước. Đây chính là mấu chốt của tình trạng TNGT như hiện nay. Cần xử phạt nghiêm minh tình trạng vi phạm giao thông mới mong kéo giảm TNGT”. Cử tri quận Tân Bình đề nghị QH giám sát tình trạng lấy đất sân bay làm sân golf bởi ảnh hưởng lớn đến an toàn hàng không. Cử tri cũng bức xúc trước tình trạng giá cả tăng cao, khiến đời sống người dân vùng ven rất khó khăn và mong muốn nhanh chóng có các giải pháp căn cơ…

Thay mặt tổ ĐBQH đơn vị số 4, đại biểu Lê Thanh Hải (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM) tiếp thu những ý kiến của cử tri và hứa sẽ tổng hợp chuyển cho tổ ĐBQH TP kiến nghị Trung ương. Những ý kiến liên quan đến thẩm quyền của địa phương thì giao địa phương xử lý, tổ ĐBQH TP sẽ giám sát tiến độ thực hiện.

Đánh giá về những bức xúc liên quan đến tình trạng tham nhũng lãng phí, ĐBQH Lê Thanh Hải cho rằng: “Đây là điều nhức nhối mà tôi nghĩ tất cả chúng ta, mỗi người một cương vị khác nhau nhưng phải ra sức góp phần chấn chỉnh để xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh”.

Xung quanh tình hình biển Đông, ĐBQH Lê Thanh Hải cho biết Bộ Chính trị có chuẩn bị để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương về tình hình biển Đông gần đây và chủ trương xử lý của chúng ta, sau đó báo cáo QH. Ban Tuyên giáo Trung ương đã có tài liệu về việc này, Thành ủy TPHCM cũng đã phổ biến.

PV


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải thăm hỏi nạn nhân chất độc da cam

0 nhận xét

Hình ảnh chiếc máy bay của không lực Hoa Kỳ đang phun chất độc da cam xuống những cánh rừng bạt ngàn; những em bé dị dạng, không vẹn nguyên hình hài; bàn tay co quắp, đôi mắt lồi vô hồn một nỗi đau… Tất cả đã được tái hiện tại cầu truyền hình “Chất độc da cam/dioxin – Tội ác và công lý” được tổ chức ở điểm cầu TPHCM và huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – nơi hứng chịu chất độc da cam đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 10-8-1961. Khán giả, qua truyền hình đã được sống cùng nỗi đau của hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin, thắp lên ngọn lửa hy vọng của chặng đường tìm công lý cho các nạn nhân Việt Nam.

le thanh hai

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải thăm hỏi nạn nhân chất độc da cam tại chương trình cầu truyền hình.

Những câu hỏi không lời đáp

Mỗi ngày cuối tuần, đôi chân nặng trĩu của ông Mai Giảng Vũ lại rảo bước tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Điểm đến của ông là 3 ngôi mộ nhỏ – con của ông. Họ đều bỏ ông ra đi khi vừa 20, 21 tuổi bởi cùng một nguyên nhân: Nhiễm chất độc da cam. Nỗi đau của một người cha phải tiễn những người con của mình ra đi khi còn son trẻ không thể kể xiết. Nhưng với ông Vũ, nỗi đau ấy không chỉ có vậy…

50 năm trước, trung sĩ không quân Việt Nam Cộng hòa Mai Giảng Vũ được phân công lái máy bay phun thuốc diệt cỏ tại khu vực Tây Ninh và Bình Phước. Ông không thể ngờ, chính trong cơ thể của mình, chất độc ấy cũng đang bắt đầu hủy hoại.

Sau năm 1975, lần lượt những đứa con ông ra đời đều khỏe mạnh. Nhưng chỉ được 2, 3 năm, chúng lần lượt bị teo cơ và phát triển không bình thường. Đến tuổi 20, 21, lần lượt 3 đứa con ra đi, để lại cho ông sự trống vắng và đau xót. Nước mắt cạn khô theo năm tháng và ông Vũ tham gia một cuộc chiến mới – tìm công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ông tới Paris, nói chuyện về những nạn nhân, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế. Nhiều người ủng hộ ông, bởi hơn ai hết, tiếng nói của ông, vừa là nạn nhân, vừa là người trực tiếp gây nên những nỗi đau chiến tranh ấy.

Chắc hẳn, khán giả qua truyền hình không thể quên được ánh mắt khát khao được sống bình thường, được có những đứa con khỏe mạnh của anh Trần Quang Thái; những giọt nước mắt của chị Phạm Thị Loan (vợ anh Thái) khi nói những mong ước dung dị về một ngôi nhà và những đứa trẻ. Anh Thái là thế hệ thứ hai trong gia đình có 3 thế hệ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam ở tỉnh Kon Tum. Chị gái và em gái anh là Hường và Thúy cũng bị ảnh hưởng và cô con gái bé nhỏ của chị Hường cũng không bình thường như bao đứa trẻ khác.

Mẹ anh Thái, bà Thanh Thống, xúc động: “Với người bình thường, sinh được một đứa con là niềm vui, có một đứa cháu niềm vui nhân đôi. Còn với vợ chồng tôi, mỗi khi có một đứa con ra đời là thêm một nỗi lo, khi cháu sinh ra lại là nỗi đau vô cùng tận”. Hai người con lành lặn khác của bà Thống lại sống trong sự lạnh nhạt của người đời. Họ không hề muốn có con dâu hay con rể sinh ra từ gia đình có đến 3 thế hệ bị nhiễm chất độc da cam…

Chung lòng trong cuộc chiến giành công lý

Ngay từ khi mới chào đời, chị Trần Thị Hoan (quê tỉnh Bình Thuận) đã mang hình hài khiếm khuyết – không có 2 chân và bàn tay trái – do mẹ bị nhiễm chất độc da cam. Có lúc chị đã muốn buông xuôi, không đến trường bởi sự mặc cảm khi biết được giữa mình và bạn bè đồng trang lứa có nhiều khác biệt.

Các đại biểu tham dự cầu truyền hình thăm hỏi nạn nhân chất độc da cam

Các đại biểu tham dự cầu truyền hình thăm hỏi nạn nhân chất độc da cam. Ảnh:

Qua thời gian, được lớn lên trong sự yêu thương ở Làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ TPHCM), chị đã lấy lại lòng tự tin, vươn lên bằng nghị lực để trở thành sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM và đi làm trong một công ty. Tự thấy mình may mắn hơn rất nhiều so với những người cùng cảnh ngộ khác, chị không ngừng theo đuổi cuộc chiến pháp lý đòi các công ty sản xuất hóa chất của Mỹ phải bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Những lời kể của cô gái khuyết tật bé nhỏ khi gặp gỡ nhiều người dân Hoa Kỳ, cũng như tại phiên điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ, đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về hậu quả khủng khiếp do chất độc da cam đem đến cho đất nước và con người Việt Nam.

Là bác sĩ sản khoa, chứng kiến hàng ngàn trường hợp trẻ sinh ra bị khuyết tật cũng như xót xa trước sự vật vã, đau khổ của những người mẹ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam) quyết tâm đấu tranh đòi những người gây ra thảm cảnh đau lòng phải chịu trách nhiệm.

Hai lần điều trần trước Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ (lần đầu thay mặt cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam, lần thứ hai thay mặt các nạn nhân chất độc da cam – đi cùng chị Trần Thị Hoan), bà đã góp phần làm cho các nhà lập pháp, các nghị sĩ của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ thấy rõ thảm họa xảy ra tại Việt Nam, từ đó phải nhìn nhận trách nhiệm một cách thỏa đáng.

Bà bức xúc nêu vấn đề: “Thời gian qua, vài chục ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam đã được bồi thường hơn 13 tỷ USD. Vậy Việt Nam còn 3 triệu nạn nhân, còn 28 “điểm nóng” tồn tại thì sao? Mục đích cuối cùng của chúng ta là đòi được công lý, để giúp các nạn nhân được đền bù thỏa đáng và có cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1989, tận mắt nhìn thấy nỗi đau mà các nạn nhân chất độc da cam đang phải chịu đựng, ông Len Aldis (Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh – Việt) chuyển những cảm xúc của mình thành hành động. Trở về Anh, ông đến mọi nơi có thể kể về những gì đã chứng kiến, kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ các nạn nhân.

Ông vận động một triệu chữ ký gởi Tổng thống Mỹ Bush và Tổng Thư ký Liên hiệp quốc yêu cầu bồi thường cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ông khẳng định: “Con số các nạn nhân chất độc da cam vẫn tăng lên cùng với sự gia tăng dân số Việt Nam. Không quốc gia nào có quyền gây ra nỗi đau này đối với những người vô tội. Chúng ta phải làm tất cả để đòi công lý cho các nạn nhân”.

Đồng chí NGUYỄN THỊ THU HÀ (Ủy viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM): Công lý phải được tôn trọng

Chất độc da cam vẫn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế – xã hội tại nước ta. Hàng vạn gia đình đã chịu khổ đau, đã chịu ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam/dioxin. Tội ác phải được vạch trần! Công lý phải được tôn trọng! Đó chính là lương tri của loài người nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng.

Vừa qua, Đảng bộ và chính quyền TPHCM đã chung tay giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng của nạn nhân chất độc da cam. Nhiều nạn nhân đã vượt lên số phận và ý chí khắc phục khó khăn rất đáng trân trọng. Chất độc da cam/dioxin là thảm họa và những người gây ra phải chịu trách nhiệm. Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc da cam phải chịu trách nhiệm với nạn nhân Việt Nam như đã thực hiện với cựu chiến binh và gia đình của họ tại Mỹ. Tôi tin rằng nhân dân tiến bộ Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ, đồng hành với chúng ta trong việc đấu tranh đòi công lý.

Thiếu tướng TRẦN NGỌC THỔ (Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TPHCM): Sẽ kiện cho đến khi thắng lợi hoàn toàn

Đã 3 lần Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam gửi đơn kiện đến Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm, Tòa án liên bang của Hoa Kỳ đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Nhưng cả 3 lần đều bị từ chối vì Hoa Kỳ cho rằng đơn kiện của ta không đủ chứng cứ.

Hiện nay, chúng tôi đã đủ chứng cứ do các nhà khoa học của Hoa Kỳ cung cấp và chính Đô đốc, Tư lệnh Hải quân Mỹ (người chỉ huy trực tiếp rải chất độc hóa học các vùng núi, bưng biền của miền Nam Việt Nam) đã khẳng định rải phát quang, chất độc hóa học trong đó có chất dioxin. Trách nhiệm bồi thường không thể chỉ riêng các công ty sản xuất hóa chất, mà là trách nhiệm của các đời tổng thống Hoa Kỳ, những người đã ra lệnh tổ chức chiến tranh tại Việt Nam. Chúng ta sẽ kiên trì đi kiện từ thế hệ này đến thế hệ khác cho đến khi thắng lợi hoàn toàn!

ĐOÀN HIỆP – ÁI CHÂN – THẠCH THẢO


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Quốc hội thảo luận chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

0 nhận xét

Chiều nay (4/8), Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, nghe và thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ  Quốc hội về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Kế thừa, phát huy những tiến bộ của Hiến pháp năm 1992

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; phải căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước; tiếp tục khẳng định bản chất, mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh 1991 và Hiến pháp 1992. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc sửa đổi, bổ sung phải tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; thực hiện dân chủ XHCN; tăng cường kỷ luật kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đưa ra một số định hướng lớn như về chế độ chính trị tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và nhân dân ta.

Khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Theo đó, phải làm rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.

Về thể chế kinh tế, cần sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm mục tiêu, định hướng chính sách lớn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

Về tổ chức bộ máy nhà nước, tiếp tục khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Về Chính phủ, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng nền hành chính thống nhất, thống suốt, hiệu lực, hiệu quả; quy định rõ hơn ở tầm hiến định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, với các cơ quan tư pháp.

Đối với chính quyền địa phương, Tờ trình cũng đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng nghiên cứu xác định rõ hơn địa vị pháp lý, mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phân cấp phân quyền giữa Trung ương và địa phương…

Theo dự kiến kế hoạch việc tổ chức thực hiện, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ủy ban sửa đổi Hiến pháp có nhiệm vụ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992, xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Phấn đấu trình Quốc hội dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ nhất vào Kỳ họp cuối năm 2012, sau đó  tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào khoảng tháng 3-4/2013. Tiếp đó, dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của nhân dân và ý kiến của đại biểu Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Hiến pháp phải mang tính ổn định, lâu dài

Thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số các đại biểu tán thành cao với các định hướng, nội dung lớn của Tờ trình về triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 là cần thiết. Đặc biệt, cần tập trung vào sửa đổi những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó làm rõ hơn mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong công tác lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nhất trí với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang), đại biểu Phùng Khắc Đăng (Sơn La) đề nghị cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò và mối quan hệ cơ bản giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội; vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong Hiến pháp.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) tán thành quan điểm sửa đổi Hiến pháp là phải mang tính ổn định, lâu dài, phải kế thừa và phát huy những thành tựu, ưu việt và tiến bộ của Hiến pháp 1992.

“Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này cần làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa kiến nghị.

Bên cạnh đó, cần bổ sung, hoàn thiện các quyền cơ bản của công dân. Thể hiện bản chất dân chủ, công bằng, văn minh của chế độ chính trị  nhà nước ta.

TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh trăn trở, điều lớn nhất cần sửa đổi lần này là tổ chức bộ máy nhà nước. Cụ thể, quy định tổ chức bộ máy Trung ương với cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ nhằm hạn chế lạm quyền. Bên cạnh đó, cũng phải cân nhắc đến việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương với loại hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn với đặc trưng riêng cho phù hợp với xu thế phát triển.

Một số đại biểu khác góp ý về việc tăng thêm số thành viên Ủy ban dự thảo sửa  đổi Hiến pháp, với đại diện của một số  ngành nghề và tổ chức xã hội nghề  nghiệp khác.

Phó Chủ  tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào cuối Kỳ họp này.

Lê Sơn – Quỳnh Hoa


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →