Lê Thanh Hải

Ðồng chí Lê Thanh Hải tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân với đồng bào Hà Giang

Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trung tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt NamĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: TP.HCM và Phnom Penh thúc đẩy hợp tác toàn diện

Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom PenhĐọc thêm..

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 06 của Thành ủy TPHCM về các giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bànĐọc thêm...

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương Đọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Showing posts with label Ban chỉ đạo. Show all posts
Showing posts with label Ban chỉ đạo. Show all posts

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

0 nhận xét

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016 họp phiên thứ nhất. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì hội nghị.

Cùng dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

Hội nghị đã nghe công bố quyết định số 39 của Bộ Chính trị về thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016. Theo quyết định 39 của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương gồm 15 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Thị Thu Ba, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Quyền làm Phó Trưởng ban. Trong đó, bà Lê Thị Thu Ba làm Phó Trưởng ban Thường trực.

Hội nghị cũng đã nghe công bố Quy định số 40 của Bộ Chính trị quy định về nhiệm vụ quyền hạn chế độ làm việc, quan hệ công tác, cơ quan tham mưu, giúp việc và chế độ, chính sách cán bộ của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Các đại biểu cũng đã nghe và cho ý kiến về dự thảo quyết định phân công trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo cùng quyết định kiện toàn Ban thư ký, thông qua chương trình làm việc năm 2011.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh các cơ quan tư pháp là bộ phận trong hệ thống pháp quyền Việt Nam, hoạt động của Ban Chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng.

Chủ tịch nước yêu cầu các thành viên phụ trách lĩnh vực liên quan sớm có chương trình hoạt động cụ thể, trên tinh thần khẩn trương, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 49, Kết luận 79 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 về cải cách tư pháp.

Căn dặn bộ phận thường trực và ban thư ký của Ban Chỉ đạo những nội dung cần lưu ý triển khai trong những tháng cuối năm, Chủ tịch nước lưu ý, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của công tác cải cách tư pháp là tích cực tham gia phối hợp để đẩy nhanh việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn nhiệm kỳ tới, chương trình hoạt động toàn khóa của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sẽ góp phần thiết thực đổi mới hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hội nhập.

Nguyễn Anh (Theo Chinhphu)


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

0 nhận xét

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016 họp phiên thứ nhất. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì hội nghị.

Cùng dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

Hội nghị đã nghe công bố quyết định số 39 của Bộ Chính trị về thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016. Theo quyết định 39 của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương gồm 15 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Thị Thu Ba, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Quyền làm Phó Trưởng ban. Trong đó, bà Lê Thị Thu Ba làm Phó Trưởng ban Thường trực.

Hội nghị cũng đã nghe công bố Quy định số 40 của Bộ Chính trị quy định về nhiệm vụ quyền hạn chế độ làm việc, quan hệ công tác, cơ quan tham mưu, giúp việc và chế độ, chính sách cán bộ của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Các đại biểu cũng đã nghe và cho ý kiến về dự thảo quyết định phân công trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo cùng quyết định kiện toàn Ban thư ký, thông qua chương trình làm việc năm 2011.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh các cơ quan tư pháp là bộ phận trong hệ thống pháp quyền Việt Nam, hoạt động của Ban Chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng.

Chủ tịch nước yêu cầu các thành viên phụ trách lĩnh vực liên quan sớm có chương trình hoạt động cụ thể, trên tinh thần khẩn trương, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 49, Kết luận 79 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 về cải cách tư pháp.

Căn dặn bộ phận thường trực và ban thư ký của Ban Chỉ đạo những nội dung cần lưu ý triển khai trong những tháng cuối năm, Chủ tịch nước lưu ý, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của công tác cải cách tư pháp là tích cực tham gia phối hợp để đẩy nhanh việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn nhiệm kỳ tới, chương trình hoạt động toàn khóa của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sẽ góp phần thiết thực đổi mới hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hội nhập.

Nguyễn Anh (Theo Chinhphu)


(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →

Trưởng BCĐ Trung ương về PCTN Nguyễn Tấn Dũng: Tham nhũng phải chống quyết liệt hơn!

0 nhận xét

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị – Ảnh: M.Đ

Chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) các tỉnh phía Nam, hôm qua 12.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về PCTN Nguyễn Tấn Dũng, nêu rõ: “Kết quả PCTN năm qua được nhân dân đồng tình, hoan nghênh và cũng đòi hỏi phải làm quyết liệt hơn”.

Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Phó trưởng BCĐ Trung ương về PCTN Trương Vĩnh Trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải; Thường trực BCĐ Trung ương về PCTN, đại diện các bộ, ngành cùng lãnh đạo 32 tỉnh thành phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).

Báo cáo của BCĐ Trung ương về PCTN cho thấy, trong năm 2007, các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật PCTN và Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN; xây dựng hoàn thiện thể chế về PCTN; cải cách hành chính; xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật… Qua rà soát, đã có hàng trăm văn bản hết hiệu lực, không còn phù hợp bị bãi bỏ.

Công tác phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng cũng thu được kết quả, tạo chuyển biến tốt và được dư luận đồng tình. Năm 2007, toàn ngành Thanh tra đã triển khai gần 15.000 cuộc thanh tra, qua đó phát hiện vi phạm về tài chính hơn 8.265 tỉ đồng và hơn 1,261 triệu USD, phát hiện sai phạm về đất đai gần 9.000 ha; kiến nghị thu hồi cho ngân sách gần 6.000 tỉ đồng, gần 700.000 USD và gần 7.000 ha đất; kiến nghị xử lý 234 tập thể với hơn 2.300 cá nhân sai phạm; chuyển cơ quan điều tra 153 vụ việc, trên 200 đối tượng.

Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc một cách thực sự, quyết liệt, khi phát hiện tham nhũng phải xử lý kiên quyết. Chúng ta không ai muốn xử lý, khởi tố đồng chí, cán bộ nào cả, nhưng đã tham nhũng rồi thì dứt khoát phải xử kiên quyết, không bao che”.

Các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng thuộc Bộ Công an và Viện KSND tối cao đã phát hiện 584 vụ, 1.299 đối tượng có hành vi tham nhũng, gây thiệt hại hơn 865 tỉ đồng và bước đầu đã thu giữ hơn 112 tỉ đồng. “Chỉ riêng số vụ khởi tố mới trong năm 2007 là 435 vụ với 978 bị can, tăng nhiều so với năm 2006; trong đó, tội lạm quyền trong thi hành công vụ tăng 66,67% số vụ và số bị can, tội nhận hối lộ tăng 23% về số vụ và 67,6% về số bị can. Toàn bộ 64 tỉnh, thành đều phát hiện và xử lý hình sự các vụ việc tham nhũng, địa phương ít nhất là 2 vụ và nhiều nhất từ 18 – 32 vụ” – Chánh văn phòng BCĐ Trung ương về PCTN Vũ Tiến Chiến nhấn mạnh.

Ai bảo vệ người tố cáo?

Dù đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, nhưng BCĐ Trung ương về PCTN cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong xã hội vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, tập trung ở các lĩnh vực như:

Thực tế hầu hết các vụ tham nhũng đều do cơ quan chức năng, báo chí, người dân phát hiện… và khi điều tra vào cuộc là khởi tố ngay vì đã quá nghiêm trọng rồi. Vậy thì vai trò của cơ sở Đảng ở đâu?” – Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh

sử dụng và quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, các dự án; quản lý và sử dụng ngân sách; quản lý tài chính, tài sản công; cổ phần hóa doanh nghiệp”. Các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng còn tồn tại nhiều cũng được “nhận diện” là do cơ chế, chính sách về PCTN đang ở bước hoàn thiện, còn thiếu sót, sơ hở, thiếu đồng bộ nhưng chậm được khắc phục, sửa đổi, bổ sung; người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quyết liệt, chủ động PCTN; các hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, diễn ra trên phạm vi rộng, xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực, đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn, vì vậy việc phát hiện xử lý gặp nhiều khó khăn…

 

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình, sau khi dẫn lại kết quả công tác thanh tra 2007 rất ấn tượng, đã đặt câu hỏi: “Vậy qua thanh tra đã phát hiện hết tham nhũng chưa?”, rồi tự trả lời: “Xin thưa là chưa”. Nguyên do, theo ông Bình, là công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý ở cấp cơ sở còn chưa tốt. “Như vụ Tổng giám đốc Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) bị bắt giam vì tham nhũng, đây là đơn vị mà Thanh tra Bộ cũng đã thanh tra nhưng không phát hiện, nhiều năm qua vẫn cho là đơn vị phát triển tốt” – ông Bình lấy ví dụ. Một nguyên nhân khác là không ít lãnh đạo các bộ, ngành địa phương chưa thực sự quyết liệt trong PCTN.

Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình cho rằng tội phạm tham nhũng không chỉ ngày càng tinh vi, mà còn là những người có quyền lực, sẵn sàng trù dập những người tố cáo tiêu cực. Vì vậy, cần có cơ chế bảo vệ người tố cáo tiêu cực một cách hiệu quả. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng đồng tình và kể câu chuyện khi tỉnh quyết liệt chống lâm tặc thì những người “đứng mũi chịu sào” liên tục bị đe dọa.

“Có đồng chí phó chủ tịch tỉnh một ngày nhận đến 700 tin nhắn, bọn chúng còn đe dọa bắt cóc con trai đồng chí này để làm áp lực…” – ông Dũng kể. Trước những đề nghị này, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho biết: “Cơ chế bảo vệ người tố cáo, chống tiêu cực chúng tôi đang bàn và sẽ sớm ban hành”.

Phải quyết liệt hơn!

Bàn sâu về giải pháp PCTN trong năm 2008, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh cho rằng cần chú ý nhiều hơn công tác phòng ngừa, để tránh thiệt hại về cán bộ cũng như kinh tế. “Nhiều vụ khi ta phát hiện, xử thì chẳng thu hồi được là bao vì tiền tham nhũng chúng đem xài hết rồi, lấy gì mà thu hồi” – Bộ trưởng nói.

Cũng là biện pháp phòng ngừa, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình đề nghị thực hiện gắt gao việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ: “Có chuyển đổi theo nhiệm kỳ, do chuyện này chuyện kia, để đào tạo làm cán bộ lãnh đạo… Và không chỉ chuyển đổi một người, mà cần thì chuyển đổi cả nhóm cán bộ. Còn nếu ta cứ để yên một vị trí thì khi anh ta có tiêu cực, nhiều người cũng sẽ không dám tố cáo vì sợ sẽ bị trù dập trước khi vụ việc được đưa ra ánh sáng”.

Còn Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Hồng Liêm cho rằng cần chủ động, công khai thông tin cho báo chí, nhằm để thông tin chính xác, kịp thời và tránh những dư luận xấu về vụ việc.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần nhấn mạnh: tham nhũng là thách thức lớn nhất cho sự tồn vong của chế độ, vì vậy công tác PCTN phải làm quyết liệt hơn, đồng bộ hơn, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này, đặc biệt trong 2008. “Kết quả PCTN năm qua được nhân dân đồng tình, hoan nghênh và cũng đòi hỏi phải làm quyết liệt hơn” – Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, năm nay là năm bản lề kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) và Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã quyết tâm cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, để sang năm 2009 hoàn thiện và vượt mức kế hoạch 5 năm trước 1 năm.

“Chính phủ sẽ tập trung điều hành các nhóm việc để nỗ lực phấn đấu tăng trưởng GDP từ 8,5-9%, kiềm chế lạm phát tăng thấp hơn mức tăng GDP; kinh tế phát triển theo hướng bền vững, cải thiện đời sống người lao động, nhất là người nghèo, công nhân… nhằm giảm hộ nghèo từ 14,7% xuống còn 11 – 12%; tạo bước chuyển biến về đầu tư xây dựng hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, hai vấn đề được xem là “nút thắt” của sự phát triển; tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ và cuối cùng là ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Nhấn mạnh các giải pháp trọng tâm về PCTN trong năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung 5 nhóm giải pháp: phát huy trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp; tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, thủ tục theo hướng kinh tế thị trường, phân cấp gắn liền trách nhiệm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, có sự phối hợp thật tốt giữa các cơ quan với nhau; tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác PCTN của mỗi người; phát huy vai trò của toàn xã hội, của nhân dân, báo chí… qua việc thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai minh bạch mọi việc, từ quy hoạch đến triển khai quy hoạch…

Đức Trung – Đức Liên

(Theo website Lê Thanh Hải)
Continue reading →