Ngoại thành TPHCM đi lên từ chương trình xây dựng nông thôn mới

0 nhận xét
“Nông thôn mới” là chương trình mục tiêu quốc gia lớn và dài hơi của Chính phủ. Qua 03 năm thực hiện chương trình, nông thôn tại các xã ngoại thành của TPHCM đã có sự chuyển biến rõ nét, nguồn thu của người nông dân được cải thiện, diện mạo nông thôn mới đã hình thành và vững bước đi lên...



Nuôi bò sữa tại gia đình ở xã nông thôn mới Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Ảnh: SGGP

Tổng kết 3 năm xây dựng chương trình nông thôn mới tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi nói riêng và Tp.HCM nói chung, chúng tôi cảm nhận âm thanh cuộc sống và sắc màu tươi sáng từ những đổi thay nhanh chóng của diện mạo ngoại thành Tp HCM.

Tại huyện Củ Chi, với thế mạnh của mình, huyện đã phát triển hàng trăm trang trại chăn nuôi với hơn 30 ngàn con cá sấu, gần 60 ngàn con bò và hơn 130 ngàn con heo. Ngoài ra, huyện Củ Chi còn phát triển vùng chuyên canh rau an toàn ở xã Nhuận Đức và vùng chăn nuôi bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông. Bí thư huyện ủy Củ Chi Nguyễn Văn Bu cho biết: Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dần theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp với giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 2 ngàn tỷ đồng trong năm qua, một con số rất đáng khích lệ. Ông Nguyễn Văn Bu còn chia sẻ:

Nhờ vào mô hình nông thôn mới, đời sống của nông dân trong huyện ngày càng được cải thiện. Mỗi nhà đều đã sắm sửa được nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Ông Nguyễn Văn Khương, một nông dân chăn nuôi bò sữa của huyện Củ Chi nói: 

Để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân theo đúng tiêu chí của mô hình nông thôn mới, huyện Củ Chi đang gấp rút hoàn chỉnh các thủ tục cho các công trình xây dựng như công viên, Trung tâm văn hóa và Trung tâm thương mại, góp phần kéo khoảng cách gần hơn với thành phố.
Còn tại huyện Bình Chánh, mô hình nông thôn mới cũng đã góp phần thay da đổi thịt vùng ngoại thành phía tây nam này. Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, ông Đoàn Nhật cho biết: trong năm 2011, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đã tăng hơn 36% so với cùng kỳ. Doanh số thương mại - dịch vụ của huyện Bình Chánh cũng đã tăng cao, thực hiện hơn 2.300 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với năm 2010.

Với mô hình nông thôn mới, huyện Bình Chánh đã từng bước chuyển đổi cây và con giống cũng như phương thức sản xuất của nhà nông. Qua đó, nhà nông đã biết cách phát triển phong trào nuôi cá kiểng, đáp ứng thị trường trong và ngoài nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nói về công tác xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Bình Chánh, Phó Chủ tịch Đoàn Nhật cho biết:

Ông Đoàn Nhật còn cho biết thêm: xã Tân Nhựt là xã điểm của huyện thực hiện mô hình nông thôn mới, cơ bản đã hoàn thành các tiêu chí về đảm bảo các yếu tố quy hoạch, điện, bưu điện, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa và an ninh trật tự xã hội…. Ngoài xã Tân Nhựt, huyện cũng đã hoàn chỉnh đề án xây dựng nông thôn mới tại các xã Bình Lợi, Qui Đức, Đa Phước và xã Bình Chánh, tiến đến áp dụng cho toàn địa bàn huyện vào những năm tiếp theo. 

Nhờ áp dụng mô hình nông thôn mới, nhiều hộ dân đã được hỗ trợ trong việc chuyển đổi kinh tế và đã thành công. Nhất là mô hình khép kín vườn - ao - chuồng đang được nhân rộng. Ông Lê Thế Hùng, người thành công từ mô hình này phấn khởi chia sẻ:

Trong dịp tham quan mô hình nông thôn mới vào cuối năm, Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải đã ghi nhận thành công từ mô hình này và chỉ đạo đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành các tiêu chí của nông thôn mới ở khu vực ngoại thành. Như vậy, không bao lâu nữa, đời sống của nông dân sẽ ngày càng được nâng cao, và khoảng cách nông thôn - thành thị sẽ được kéo lại thật gần.
Thanh Hùng

Leave a Reply