Tổ chức tang lễ giáo sư Trần Văn Giàu cấp nhà nước

0 nhận xét

Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải thăm Giáo sư Trần Văn Giàu tháng 11/2009.

Hồi 17 giờ 20 phút, ngày 16/12/2010 (tức ngày 11 tháng 11 năm Canh Dần), Nhà cách mạng lão thành, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu đã từ trần, hưởng thọ 100 tuổi. Để tưởng nhớ giáo sư, Đảng và Nhà nước đã quyết định tổ chức tang lễ ông theo nghi thức Lễ tang cấp nhà nước.

Ban Lễ tang giáo sư Trần Văn Giàu, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng ban.

Linh cữu giáo sư Trần Văn Giàu được quàn tại Hội trường Thành phố Hồ Chí Minh (số 111, Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

Lễ viếng được tổ chức từ 10 giờ ngày 23/12/2010 và lễ truy điệu diễn ra lúc 7 giờ 30 phút ngày 25/12/2010 tại Hội trường Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ an táng giáo sư được tổ chức tại quê nhà xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động, Trần Văn Giàu, sinh ngày 11/9/1911, tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An); thường trú tại số nhà 245/3 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh; vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8/1930; nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ.

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được tập thể các giáo sư, bác sỹ Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh và gia đình tận tình cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu,

Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, giáo sư Trần Văn Giàu đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Giáo sư đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Anh hùng Lao động, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

Trong quá trình công tác và nghiên cứu, giáo sư đã viết các tác phẩm: Triết học phổ thông; Biện chứng pháp; Vũ trụ quan; Duy vật lịch sử; Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX đến Cách mạng Việt Nam; Giá trị truyền thống của Dân tộc Việt Nam; Sự khủng hoảng của chế độ nhà Nguyễn trước 1958; Lịch sử chống xâm lăng; Giai cấp công nhân Việt Nam; Lịch sử cận đại Việt Nam; Miền Nam giữ vững thành đồng; Địa chỉ văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh…/.


(Theo website Lê Thanh Hải)

Leave a Reply